quốc tế (144,9%). Nếu so với tỉnh Bình Thuận thì tốc độ tăng số lượt khách nội địa của Hàm Thuận Nam là thấp hơn 4,74%, còn tốc độ tăng số lượt khách quốc tế là cao hơn đến 128,8%.
Nhóm khách nội địa đến địa bàng huyện thường với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng và thời gian thường tập trung vào các ngày lễ, cuối tuần hoặc mùa hè, nhóm khách này mức độ chi tiêu có phần hạn chế. Để tăng doanh thu cho ngành du lịch huyện cần có giải pháp để thu hút đối tượng khách quốc tế vì đây là thị trường khách có khả năng chi trả rất cao. Bên cạnh đó, khách quốc tế thường là những đối tượng khách ủng hộ hoạt động DLST, họ thân thiện, gần gũi với thiên nhiên và rất có hứng thú với những phong tục lạ của văn hóa địa phương…đây chính là nguồn khách DLST rất phù hợp cho mục tiêu phát triển DLST theo hướng bền vững mà Hàm Thuận Nam cần có biện pháp quan tâm đầu tư đúng mức.
2.3.5. Doanh thu từ du lịch
Doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản do du khách chi trả từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển du lịch, bán hàng và các dịch vụ khác.
Du lịch huyện Hàm Thuận Nam mặc dù phát triển muộn hơn so với tỉnh Bình Thuận nhưng đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của huyện (4,1% GDP toàn huyện năm 2004) và cho ngành du lịch tỉnh thể hiện qua số doanh thu tăng liên tục từ năm 2004 đến năm 2010. Con số 3,47% doanh thu du lịch toàn tỉnh năm 2004 đã phần nào nói lên vị trí quan trọng của du lịch huyện Hàm Thuận Nam trong tổng thể du lịch của tỉnh (tỉnh Bình Thuận có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện).
Bảng 2.4: Tỷ trọng doanh thu du lịch của Hàm Thuận Nam so với doanh thu du lịch tỉnh Bình Thuận và GDP của Hàm Thuận Nam.
(Doanh thu: Tỉ đồng)
Doanh thu du lịch Bình Thuận | GDP Hàm Thuận Nam | Doanh thu du lịch Hàm Thuận Nam | |||
Doanh thu | % so với tỉnh | % so với GDP huyện | |||
2004 | 461,0 | 390,720 | 16,0 | 3,47 | 4,10 |
2005 | 611,3 | 490,100 | 16,6 | 2,72 | 3,39 |
2006 | 803,4 | 603,966 | 18,0 | 2,24 | 2,98 |
2007 | 1.060,8 | 777,070 | 23,8 | 2,24 | 3,06 |
2008 | 1.424,1 | 1.029,076 | 31,7 | 2,23 | 3,08 |
2009 | 1.891,0 | 1.247,151 | 46,1 | 2,44 | 3,70 |
2010 | 2.500,0 | 1.519,592 | 52,0 | 2,08 | 3,42 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiềm Năng Và Hiện Trạng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Huyện Hàm Thuận Nam- Tỉnh Bình Thuận
- Đánh Giá Chung Về Tiềm Năng Phát Triển Dlst Của Hàm Thuận Nam
- Số Lượt Khách Du Lịch Của Tỉnh Bình Thuận Và Hàm Thuận Nam Từ Năm 2004 - 2010
- Các Dự Án Du Lịch Đang Hoạt Động Kinh Doanh Trên Địa Bàn Huyện Hàm Thuận Nam
- Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế Và Du Lịch Của Tỉnh, Huyện
- Phát Triển Cơ Sở Hạ Tầng- Vật Chất Kỹ Thuật
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục thống kê Bình Thuận, năm 2011
Trong vòng 7 năm (từ 2004 đến 2010), doanh thu du lịch của Hàm Thuận Nam tăng nhanh (36 tỷ đồng), tốc độ tăng bình quân đạt 21,71%. Trong đó, giai đoạn 2004 đến 2006 tăng chậm (2 tỷ đồng), với tốc độ bình quân là 6,1%; giai đoạn từ 2006 đến 2010 tăng rất nhanh (34 tỷ đồng), với tốc độ bình quân tới 30,4%.
Trong số các điểm điểm du lịch thì khu DLST cáp treo núi Tà Cú luôn có vị trí đóng góp dẫn đầu về doanh thu so với các điểm du lịch khác trong huyện. Qua các năm khu DLST cáp treo núi Tà Cú luôn chiếm trên dưới 50% tỷ trọng doanh thu du lịch của Hàm Thuận Nam.
Bảng 2.5: Doanh thu từ hoạt động du lịch của huyện Hàm Thuận Nam và Khu DLST cáp treo núi Tà Cú giai đoạn 2004 – 2010
(Đơn vị: Tỷ đồng)
2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | Tốc độ tăng bình quân (%) | |
Huyện Hàm Thuận Nam | 16,0 | 16,6 | 18,0 | 23,8 | 31,7 | 46,1 | 52,0 | 21,71 |
Khu DLST núi Tà Cú | 7,1 | 9,3 | 10,2 | 12,1 | 16,3 | 19,9 | 22,6 | 21,29 |
Nguồn: Phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch huyện Hàm Thuận Nam, năm 2011
Tuy nhiên, nếu so với tỉnh Bình Thuận thì tốc độ tăng trưởng bình quân về doanh thu du lịch của Hàm Thuận Nam còn chậm hơn tới 10,84% (tỉnh Bình Thuận là 32,55%). Con số này cũng phần nào nói lên các loại hình, sản phẩm du lịch của huyện chưa hấp dẫn, chưa đủ sức cạnh tranh, lôi cuốn du khách nhằm mang lại nhiều doanh thu cho ngành du lịch của huyện. Đối với Hàm Thuận Nam, phần lớn chi tiêu của du khách là từ lưu trú và ăn uống, các dịch vụ vận chuyển, bán hàng, quà lưu niệm…
còn rất ít, chưa có những sản phẩm đặc trưng thu hút chi tiêu của du khách. Đây cũng chính là một trong những khâu yếu của ngành du lịch huyện.
Biểu đồ 2.4. Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lich của tỉnh Bình Thuận và Hàm Thuận Nam từ năm 2004 – 2010
Bình Thuận Hàm Thuận Nam
160 % 140 120 100
80
60
40
20
0
131.5
132.6
131.4
132
132.2
134.2
133.2
145.4
132.2 132.9
112.8
101.3
103.8
108.4
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
2.3.6. Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Cơ sở hạ tầng:
P P
P P
- Giao thông đường bộ và đường sắt: Hàm Thuận Nam có mạng lưới giao thông đường bộ với tổng chiều dài 361,8 km, bao gồm 37,5 km đường Quốc Lộ 1A, 71,45 km đường tỉnh lộ; 72,4 km đường huyện và 181,45 km đường giao thông nông thôn. Mật độ đường giao thông đạt khoảng 0,34 km/km2 (bình quân của tỉnh là 0,41 km/km2), thuộc loại thấp so với các vùng lân cận, do còn một số xã miền núi, vùng cao, mật độ đường giao thông rất thấp. Trên địa bàn huyện có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua với một ga chính là ga Mương Mán. Ngoài ra còn có tuyến đường sắt Mương Mán - Phan Thiết, chủ yếu phục vụ các tàu địa phương chuyên chở hàng hoá. Hiệu quả hoạt động của nhà ga còn hạn chế, khối lượng xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa và hành khách chưa nhiều.
Những năm gần đây, kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch từng bước đầu tư: đã nâng cấp tuyến đường ven biển Tân Thành -Thuận Quý và thông tuyến với xã Tiến Thành đi thành phố Phan Thiết; Nâng cấp và mở rộng tuyến đường Hàm Minh - Thuận Quý, đường Quốc lộ 1A -Tà Cú; làm mới đường Tà Cú - ĐT712. Ngoài ra, việc đầu tư của Nhà nước về tuyến đường sắt Tp Hồ Chí Minh – Phan
Thiết, tuyến đường Dầu Giây – Phan Thiết cũng sẽ mở ra cơ hội rút ngắn khoảng cách từ Tp Hồ Chí Minh đi Hàm Thuận Nam (giảm được hơn 30% chiều dài), hoạt động giao thông thuận tiện hơn, góp phần gia tăng lượng khách du lịch đến với huyện.
Nhìn chung, hệ thống giao thông của huyện chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, giao lưu hàng hoá cũng như phát triển du lịch của địa phương. Các xã vùng sâu, vùng cao mạng lưới giao thông đường bộ còn rất thưa thớt. Trong thời gian tới, rất cần thiết phải sớm đầu tư cải tạo mạng lưới đường giao thông hiện có, đồng thời có kế hoạch xây dựng các tuyến giao thông mới, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân cũng như cho phát triển du lịch.
- Lưới điện: Trong những năm qua, chương trình mục tiêu điện khí hóa được đẩy mạnh thực hiện, mạng lưới điện được đầu tư phát triển rộng khắp từ trung tâm huyện đến các xã và các khu dân cư tập trung. Hệ thống điện chiếu sáng công cộng đã được đầu tư cho một số tuyến, bao gồm: tuyến dọc theo Quốc lộ 1A từ km 23 (xã Hàm Minh) đến km 32 (thị trấn Thuận Nam), tuyến dọc theo đường tỉnh 709 Thuận Quý - Tân Thành (giai đọan I), hệ thống điện chiếu sáng công viên và một số tuyến đường chính trong khu trung tâm Huyện; tuyến đường điện Tân Thành -Thuận Quý, đường điện trung thế Hòn Lan - Kê Gà; điện chiếu sáng công lộ tuyến đường QL1A - Tà Cú; nâng cấp công suất trạm 110 Kv Hàm Thuận Nam từ 40 MVA lên 65 MVA.
P P
- Cấp, thoát nước: Trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam có 5 hệ thống cấp nước sạch, được xây dựng tại thị trấn Thuận Nam và các xã Hàm Kiệm, Hàm Mỹ, Hàm Thạnh, Tân Thành, với tổng công suất là 1.630 m3/ ngày.đêm. Ngoài các hệ thống cấp nước nói trên, các khu du lịch còn chủ động đầu tư nhiều giếng đào, giếng khoan và xử lý nước trước khi đi vào sử dụng. Gần đây, huyện đang triển khai, đầu tư xây mới và nâng cấp công trình cung cấp nước sạch khu du lịch Thuận Quý - Khe Gà - Hòn Lan
- Tân Thành nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của hoạt động du lịch. Tuy nhiên, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt, du lịch và sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam có nhu cầu rất lớn và bức xúc cho cả giai đoạn trước mắt và lâu dài. Cần có sự quan tâm của các ngành cấp trên trong việc điều tra, nghiên cứu, đầu tư công nghệ hiện đại trong khai thác và xử lý.
Hệ thống thoát nước khu vực thị trấn Thuận Nam mới được đầu tư ở mức rất hạn chế. Tuy đã được xây dựng một số đoạn đường cống và mương thoát nước, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thoát nước thải sinh hoạt cho các khu du lịch cũng như khu dân cư tập trung. Do đó, rất cần thiết đầu tư xây dựng đồng bô hệ thống thoát nước thải với các công trình kết cấu hạ tầng khác cho khu trung tâm huyện, khu công nghiệp, khu du lịch và các khu trung tâm xã. Khắc phục tình trạng đưa nước thải trực
tiếp ra môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm các khu dân cư và các nguồn nước mặt, ảnh hưởng đến môi trường du lịch.
- Thông tin liên lạc: Chấp thuận đầu tư xây dựng 79 trạm thu phát sóng thông tin di động, hoàn thành phủ sóng di động các khu du lịch Thuận Quý, Tân Thành. Tuy nhiên, dịch vụ wifi ở các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn huyện còn rất thiếu, trừ các khu resort hạng sang.
Cơ sở lưu trú: Do được phát hiện và đầu tư muộn nên hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàng huyện còn khá khiêm tốn. Trong vài năm trở lại đây, cùng với những chính sách thu hút đầu tư vào du lịch của tỉnh Bình Thuận, hệ thống cơ sở lưu trú, các resort cũng tăng nhanh ở huyện Hàm Thuận Nam, nhất là khu vực ven biển. Các khu du lịch ở huyện phần lớn đạt tiêu chuẩn 2 sao (KDL Ánh Dương, Đồi Sứ, Vườn Đá Rock Water Bay, Huyền Trang, Hana Beach Resort & Spa); đạt tiêu chuẩn 4 sao có KDL Việt – Pháp, Sài Gòn – Suối Nhum và Eco Villa Resort; nhiều khu du lịch, khách sạn có quy mô khá lớn chưa được xếp hạng như:, KDL Bàu Mai, Làng Spa…
Các cơ sở lưu trú có nhiều tiêu chuẩn phù hợp nhằm đáp ứng cho nhu cầu từ khách nội địa đến quốc tế hạng sang. Ngoài ra, còn có các resort chuyên biệt hướng tới mục tiêu chính là phục vụ khách Nga (KDL nghỉ mát Việt - Nga), khách Nhật (KDL Yasaka Phan Thiết), khách Pháp và Tây Âu (KDL Việt - Pháp)…
Bảng 2.6: Số khách sạn trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam giai đoạn 2004 - 2010
2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
Số khách sạn | 305 | 341 | 315 | 477 | 443 | 609 | 630 |
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hàm Thuận Nam, năm 2011
Sự gia tăng liên tục và tăng với tốc độ khá nhanh (tăng bình quân 12,9%) của các khách sạn là cơ sở quan trọng để tăng lượt khách và doanh thu du lịch. Trong tất cả các khách sạn này đều có kèm theo dịch vụ nhà hàng nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách.
Các cơ sở vui chơi giải trí và các dịch vụ ăn uống giải khát
Hầu hết các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ đều có qui mô nhỏ, chất lượng phục vụ còn thấp. Thiếu hẳn các phương tiện ra khơi, du ngoạn trên biển an toàn cho du khách. Hệ thống cửa hàng lưu niệm, vật phẩm tiêu dùng, quán bar, vũ trường, rạp hát, câu lạc bộ vui chơi giải trí, hội chợ triển lãm, các dịch vụ massage, spa, thể dục thẩm mỹ, dịch vụ tài chính… chưa phát triển. Các hệ thống dịch
vụ này, chủ yếu tồn tại, hoạt động trong các khu nhà nghỉ, khách sạn, resort. Đây là một trong những tồn tại quan trọng trong phát triển du lịch của huyện.
2.3.7. Sử dụng lao động du lịch
Lao động trong du lịch là những người trực tiếp, gián tiếp phục vụ trong ngành du lịch, kể cả những người làm việc không ổn định trong ngành du lịch. Đây là một trong ba yếu tố cấu thành để tạo nên sản phẩm và dịch vụ du lịch thỏa mãn nhu cầu du khách.
Trong những năm qua, ngành du lịch của huyện Hàm Thuận Nam đã thu hút nhiều lao động trong và ngoài tỉnh. Các dự án du lịch trước khi đi vào hoạt động rất quan tâm tới tuyển dụng, đào tạo trước đội ngũ lao động. Các khu du lịch hạng sang còn thu hút về huyện các quản lý nước ngoài có trình độ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh du lịch ở tầm cỡ quốc tế, lao động chuyên môn tay nghề cao, làm việc chuyên nghiệp.
Bảng 2.7: Số lao động du lịch Bình Thuận, tổng số lao động Hàm Thuận Nam và số lao động du lịch của Hàm Thuận Nam từ năm 2004 – 2010
(Đơn vị: người)
2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | Nhịp độ tăng bình quân (%) | |
Lao động DL Bình Thuận | 24.135 | 25.540 | 27.139 | 28.839 | 30.645 | 32.564 | 33.817 | 5,78 |
Tổng số lao động Hàm Thuận Nam | 47.261 | 48.175 | 49.559 | 50.979 | 52.435 | 53.930 | 55.462 | 2,70 |
Lao động DL Hàm Thuận Nam | 668 | 760 | 836 | 1.149 | 1.070 | 1.731 | 1.830 | 18,29 |
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận, huyện Hàm Thuận Nam, năm 2011
So với số lao động du lịch toàn tỉnh Bình Thuận thì số lao động du lịch trên địa bàng huyện tăng nhanh hơn 12,51% trong giai đọan từ 2004 đến 2010, với tốc độ tăng bình quân đạt 18,29%; so với tổng số lao động trên tòan huyện thì lao động du lịch tăng nhanh hơn đến 15,59%. Nếu như năm 2004 lao động du lịch của huyện chỉ chiếm tỷ lệ rất ít ỏi so với tổng số lao động huyện (1,41%) thì đến năm 2010 con số này đã tăng lên 3,3%. Và với sự tăng trưởng khá nhanh chóng về nhiều mặt của ngành du lịch huyện, cùng với sự quan đầu tư đào tạo các ngành nghề du lịch cho dân địa phương, hứa hẹn số lượng lao động du lịch sẽ tiếp tục tăng lên trong các năm tới.
Để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch tỉnh, năm 2010 Bình Thuận đã phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010 đến 2015, định hướng đến 2020. Với Đề án này, hiện tại các cơ sở đào tạo du lịch chính quy lên tới 4 cơ sở và các cơ sở này đều có tổ chức khoa du lịch đang hoạt động khá mạnh (Trường Đại học Phan Thiết, Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận, Trường Trung cấp nghề Bình Thuận và Liên đoàn Lao động). Bên cạnh, còn có các hình thức liên kết đào tạo không chính quy, các khóa huấn luyện ngắn hạn do cơ sở du lịch tổ chức. Đội ngũ giáo viên du lịch, giáo trình du lịch, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo du lịch cũng đã được chú ý đầu tư. Ngoài ra, thông qua các khóa đào tạo do Dự án phát triển nguồn nhân lực Việt Nam (Liên minh châu Âu tài trợ) tổ chức, huyện Hàm Thuận Nam cũng đã cử học viên tham dự lớp tập huấn nhận thức về du lịch cộng đồng, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa trong hoạt động du lịch.
Số lượng lao động phục vụ du lịch của huyện ngày càng tăng góp phần tích cực giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, tăng thu nhập, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế- xã hội của huyện.
Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động du lịch chưa cao, trình độ ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, những năm gần đây, thị trường khách Nga đến huyện tăng nhanh, nhưng thiếu trầm trọng cán bộ quản lý và nhân viên thành thạo tiếng Nga trong hoạt động phục vụ khách. Bên cạnh đó, số lao động có trình độ đại học và trên đại học rất thấp; lực lượng lao động đã qua đào tạo tuy có tăng từ năm 2004 đến 2010 (tăng 11%) nhưng nhìn chung số lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ trọng cao (thể hiện ở biểu đồ 2.4); chất lượng, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ, nhân viên chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch, nhất là những khách DLST thực thụ, làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của ngành du lịch nói chung mà nhất là loại hình DLST.
Biểu đồ 2.5. Số lao động du lịch đã qua đào tạo và
chưa qua đào tạo ở huyện Hàm Thuận Nam năm 2004 và 2010
Năm 2004
Lao động đã qua đào tạo
Lao động chưa qua đào tạo
Hướng dẫn viên hoạt động chuyên trách về lĩnh vực du lịch sinh thái được đào tạo bài bản hầu như là không có. Một số cán bộ lâm nghiệp được sử dụng để thuyết minh về sự đa dạng sinh học hoặc hệ sinh thái tự nhiên thì lại thiếu các nghiệp vụ cần thiết của một hướng dẫn viên du lịch; còn các hướng dẫn viên du lịch bình thường lại không có kiến thức về sinh thái. Hiện nay, hầu như các điểm du lịch đều sử dụng cùng hướng dẫn viên chung cho cả loại hình du lịch sinh thái và du lịch khác. Đây là một trong những tồn tại của ngành du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam, trong thời gian tới để đẩy mạnh hoạt động du lịch sinh thái thì nhất thiết phải chú trọng tới tuyển dụng và đào tạo đội ngũ này.
2.3.8. Đầu tư cho phát triển du lịch
Qua 7 năm triển khai thực hiện, tình hình du lịch trên địa bàn huyện có bước phát triển. Việc thu hút, kêu gọi các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân đầu tư du lịch trên địa bàn huyện thực hiện khá tích cực, thể hiện ở số lượng dự án cũng như vốn đăng kí không ngừng gia tăng.
Tính đến 01/04/2011, tổng số dự án du lịch được UBND tỉnh Bình Thuận chấp thuận đầu tư còn hiệu lực trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam là 86 dự án (xã Thuận Quý có 28 dự án; xã Tân Thành có 55 dự án; xã Tân Thuận có 01 dự án; thị trấn Thuận Nam có 02 dự án), với diện tích đất sử dụng khoảng 1.017 ha, tổng số vốn đăng kí đầu tư đạt khoảng 29.428 tỷ đồng. Trong đó: