Pháp luật Việt Nam về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động – những vấn đề lý luận và thực tiễn - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


ĐỖ THÙY DUNG


PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC

Hệ đào tạo: Chính qui Khóa học: QH-2012_L


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GV. ThS TRẦN CÔNG THỊNH


HÀ NỘI, 2016.


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận này là kết quả của quá trình nghiên cứu và học tập của em cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình từ thầy Trần Công Thịnh. Mọi tham khảo, trích dẫn đều có nguồn rõ ràng.

Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về bài khóa luận của mình.


Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2016.


Sinh viên thực hiện Đỗ Thùy Dung

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN 3

MỤC LỤC 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7

PHẦN MỞ ĐẦU 8

Chương I: Những vấn đề lý luận về HĐLĐ và đơn phương chấm dứt HĐLĐ 16

1.1. Khái niệm và đặc điểm của HĐLĐ 16

1.1.1. Khái niệm 16

1.1.2. Đặc điểm 18

1.2. Khái niệm và đặc điểm của đơn phương chấm dứt HĐLĐ 22

1.2.1. Khái niệm 22

1.2.2. Đặc điểm 24

1.3. Phân loại các trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ 26

1.3.1. Căn cứ vào ý chí của chủ thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ 26

1.3.2. Căn cứ vào tính chất pháp lý của hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ 27

1.4. Tác động của đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với các bên trong quan hệ lao động 29

1.4.1. Tác động của đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật 29

1.4.2. Tác động của đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật 30

1.5. Điều chỉnh pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ 32

1.5.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ bằng pháp luật 32

1.5.2. Nội dung điều chỉnh bằng pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ 32

Chương II: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về đơn phương chấm dứt HĐLĐ 36

2.1. Qui định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người lao động và thực tiễn thực hiện 36

2.1.1. Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật 36

2.1.2. Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật 43

2.2. Qui định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người sử dụng lao động và thực tiễn thực hiện 44

2.2.1. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật 44

2.2.2. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật 51

2.3. Qui định về giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong đơn phương chấm dứt HĐLĐ và thực tiễn thực hiện 58

2.3.1. Giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật 58

2.3.2. Giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật 64

2.4. Qui định giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ và thực tiễn thực hiện 70

2.4.1. Giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo thủ tục khiếu nại

....................................................................................................................... 70

2.4.2. Giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo thủ tục tố tụng...

....................................................................................................................... 73

2.5. Nguyên nhân của những bất cập 77


Chương III: Hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ ở Việt Nam .. 80

3.1. Sự cần thiết khách quan của việc hoàn thiện các qui định pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ 80

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các qui định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ 83

3.2.1. Hoàn thiện các qui định của pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ 83

3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật lao động về đơn phương chấm dứt HĐLĐ 88

KẾT LUẬN 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


TÊN VIẾT TẮT

TÊN TÀI LIỆU

BLLĐ

Bộ luật Lao động

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Pháp luật Việt Nam về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động – những vấn đề lý luận và thực tiễn - 1


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


HĐLĐ là hình thức pháp lý chủ yếu để thiết lập quan hệ lao động giữa NLĐ và NSDLĐ, là cơ sở ràng buộc các bên thực hiện đúng các cam kết đã thỏa thuận. Do đó, HĐLĐ được xem là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ và NSDLĐ. Pháp luật hiện hành đã đưa ra những qui định yêu cầu các bên phải giao kết HĐLĐ khi tham gia quan hệ lao động, đồng thời cũng cho phép các bên được quyền chấm dứt HĐLĐ nhằm hạn chế tới mức tối đa những thiệt hại có thể xảy ra đối với các bên.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi một bên không muốn tiếp tục thực hiện HĐLĐ đòi hỏi pháp luật cần phải có những qui định chặt chẽ, cụ thể về việc này. Hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ được coi là biện pháp hữu hiệu bảo vệ các bên của quan hệ lao động khi có sự vi phạm cam kết trong hợp đồng, vi phạm pháp luật lao động từ phía bên kia hay các trường hợp khác pháp luật qui định. Hành vi này giải phóng các chủ thể khỏi những quyền và nghĩa vụ đã ràng buộc họ trước đó. Việc bảo vệ NLĐ chống lại tình trạng bị chấm dứt HĐLĐ một cách tùy tiện và đảm bảo lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong các chuẩn mực, hành lang pháp lý do nhà nước ban hành là mối quan tâm hàng đầu của pháp luật lao động các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đảm bảo quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ còn là yếu tố quan trọng góp phần cân bằng mức độ linh hoạt, năng động của thị trường lao động.

Nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển, số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng lên, kéo theo đó nhu cầu sử dụng lao động ngày càng nhiều và đòi hỏi chất lượng lao động ngày một cao hơn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng NLĐ/NSDLĐ vì chạy theo lợi ích hay vì một lý do khách quan, chủ quan nào đó mà họ phải đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NSDLĐ/NLĐ là rất phổ biến. Thực tiễn cho thấy, từ trước tới nay, các vụ án lao động ở nước ta hầu hết thuộc về loại việc đơn phương

chấm dứt HĐLĐ. Thông qua hoạt động áp dụng pháp luật cho thấy sự hiểu biết pháp luật của các chủ thể liên quan về đơn phương chấm dứt HĐLĐ còn rất nhiều hạn chế, bản thân các qui định pháp luật cũng còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng, hợp lý,… gây khó khăn, lúng túng cho các bên khi áp dụng.

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ của các chủ thể trong quan hệ lao động là quyền được pháp luật nước ta ghi nhận từ Sắc lệnh 29/SL năm 1947 và được đưa vào BLDS 1994, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2002, 2006, 2007 và các văn bản liên quan. Trong quá trình thực hiện, các văn bản này đã bộc lộ những bất cập, thiếu hiệu quả thực tế. BLLĐ 2012 được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012 đã có những sửa đổi, bổ sung với nội dung này. Tuy nhiên, sau khi được ban hành, BLLĐ mới vẫn bộc lộ không ít các vấn đề cần nghiên cứu, tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện qui định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động – những vấn đề lý luận và thực tiễn” để làm khóa luận tốt nghiệp với mục đích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đơn phương chấm dứt HĐLĐ ở Việt Nam hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu


Chấm dứt HĐLĐ nói chung và đơn phương chấm dứt HĐLĐ không phải là vấn đề mới. Đã có khá nhiều khóa luận, luận văn, luận án, tài liệu, sách chuyên khảo, bài viết nghiên cứu ở những góc độ khác nhau về vấn đề này. Tiêu biểu như:

Các tài liệu là giáo trình, bài giảng Luật Lao động của các trường Đại học có viết về vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong nội dung “chấm dứt HĐLĐ” của phần HĐLĐ. Đó là các giáo trình như: “Giáo trình Luật Lao động Việt Nam” của trường Đại học Luật Hà Nội, , Nxb Công an nhân dân 2013; “Giáo trình Luật Lao động” của trường Đại học Luật TP.HCM, Nxb Đại học quốc gia TP. HCM xuất bản năm 2011; “Giáo trình Luật Lao động” của trường Đại học Lao động – Xã hội do Nxb Lao động – Xã hội ấn hành năm 2009; “Giáo trình Luật Lao động Việt Nam” của trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn (1999), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Các tài liệu này đã cung cấp các khái niệm về HĐLĐ, một số đặc điểm cơ bản của HĐLĐ và các qui định hiện hành về việc chấm dứt HĐLĐ trong chế định HĐLĐ. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ chỉ là một hành vi pháp lý của một bên trong quan hệ HĐLĐ nhằm kết thúc quan hệ lao động nên các tài liệu trên không đi sâu và phân tích cụ thể về lý luận, việc điều chỉnh bằng pháp luật của các qui định này trong thực tiễn….

Tại các trường đào tạo ngành luật học có nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh chọn chủ đề về đơn phương chấm dứt HĐLĐ để làm khóa luận, luận văn, luận án của mình, có thể kể đến để tài nghiên cứu khoa học “Hợp đồng lao động những vấn đề lý luận và thực tiễn”(1988) và “Pháp luật về quan hệ lao động Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” (2012) của PGS.TS Lê Thị Hoài Thu; Khóa luận cử nhân về “Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ – Những vấn đề trong thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện” tác giả Võ Ngọc Phương Chi (2009) Đại học Luật TP. HCM; Luận văn Thạc sĩ “Chấm dứt HĐLĐ trong BLLĐ 2012 và thực tiễn tại các doanh nghiệp Việt Nam” (2015) của tác giả Nguyễn Thanh Hương; Luận án Tiến sĩ “HĐLĐ trong cơ chế thị trường ở Việt Nam” (2002) của tác giả nguyễn Hữu Chí; Luật án Tiến sĩ Luật học về “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động – những vấn đề lí luận và thực tiễn” (2013) của tác giả Nguyễn Thị Hoa Tâm. Sách chuyên khảo “Pháp luật về Hợp đồng lao động Việt Nam thực trạng và phát triển” (2002) của tác giả Nguyễn Hữu Chí, Nxb Lao động – Xã hội; Chuyên khảo “Pháp luật an sinh xã hội – Kinh nghiệm của một số nước với Việt Nam” của tác giả Trần Hoàng Hải và Lê Thị Thúy Hương, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2011); Chuyên khảo “Pháp luật về quan hệ lao động Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện” của tác giả Lê Thị Hoài Thu (2012); Bài “Một số ý kiến về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi bị quấy rối tình dục và tuổi nghỉ hưu của NLĐ theo BLLĐ” của tác giả Bùi Thị Kim Ngân, tạp chí Tòa án nhân dân, số 16/2013; Bài “Một số kiến nghị về quyền được cung cấp thông tin của các bên khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong BLLĐ 2012”, Tạp chí Lao động và xã hội, số 463, 9/2013,….

Bên cạnh các khóa luận, luận văn, luận án, giáo trình, còn có một số bài viết mang tính nghiên cứu, trao đổi dưới nhiều khía cạnh khác nhau về vấn đề mà đề tài lựa chọn, như: Bài “Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” của tác giả Đào Thị Hằng đăng ở Tạp chí Luật học, số 4/2001; Bài “Một số kiến nghị sửa đổi những qui định về kỉ luật lao động” của tác giả Đỗ Ngân Bình, tạp chí Lao động và Xã hội (10/2001); Bài “Quá trình duy trì và chấm dứt HĐLĐ” của tác giả Lưu Bình Nhưỡng, tạp chí Nhà nước và Pháp luật (11/2002 số 175); Bài “Đặc trưng của HĐLĐ”, tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (10/2002) và bài “Chấm dứt HĐLĐ” đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật (9/2002) của tác giả Nguyễn Hữu Chí; Bài “Về phương hướng hoàn thiện chế độ HĐLĐ ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Hoài Thu, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (4/2003 – số 180); Bài “Một số vấn đề về chế độ HĐLĐ theo qui định của BLLĐ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ” của tác giả Nguyễn Hữu Chí, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (4/2003); Bài “HĐLĐ và các tranh chấp phát sinh từ HĐLĐ” của tác giả Nguyễn Việt Cường, tạp chí Nhà nước và Pháp luật (4/2003); Bài “Bàn về chế độ trợ cấp thôi việc” của tác giả Nguyễn Thị Kim Phụng, Tạp chí Luật học (2003) tr.37; Bài “Pháp luật về chấm dứt HĐLĐ và thưc trạng áp dụng ở Việt Nam” của tác giả Diệp Thành Nguyên, đăng trên Tạp chí nghiên cứu Khoa học 2004; Bài “Vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ, lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật” của tác giả Phạm Công Bảy, Tạp chí Tòa án nhân dân số 03/2007; Bài “Những vấn đề cần sửa đổi về HĐLĐ trong BLLĐ” của tác giả Trần Thị Thúy Lâm, Tạp chí Luật học (9/2009); Bài báo “Hoàn thiện qui định về trách nhiệm của NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật” của tác giả Trần Hoàng Hải, Đỗ Hải Hà đăng trong tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8 (193) 2011….

Các hội thảo về “Hợp đồng và giải quyết tranh chấp về hợp đồng” (2011), Khoa Luật Dân sự, trường Đại học Luật TP. HCM; Hội thảo “Góp ý sửa đổi, bổ sung BLLĐ” của trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức tháng 5/2012 có một số tham luận trình bày với nội dung liên quan đến khóa luận, như: “Một số đề xuất hoàn thiện các qui định về HĐLĐ trong Dự thảo BLLĐ” của Nguyễn Thị Bích; “Chấm dứt HĐLĐ và hậu quả của chấm dứt HĐLĐ – Một số kiến nghị” của tác giả Bùi Thị Kim Ngân….

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích


Khóa luận làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập của nước ta hiện nay. Qua đó, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật lao động Việt Nam về đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận như khái niệm, đặc điểm của HĐLĐ, đơn phương chấm dứt HĐLĐ, ý nghĩa và hệ quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với các bên trong quan hệ lao động;

2. Nghiên cứu sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật và nội dung điều chỉnh bằng pháp luật đối với việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ để làm cơ sở đánh giá tính hợp lý của pháp luật hiện hành về đơn phương chấm dứt HĐLĐ;

3. Nghiên cứu thực trạng pháp luật nước ta về đơn phương chấm dứt HĐLĐ và thực tiễn thực hiện các qui định này nhằm tìm ra những điểm bất cập, chưa hợp lý của các qui định hiện hành về đơn phương chấm dứt HĐLĐ, tạo tiền đề cho việc đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ;

4. Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ ở Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu


Khóa luận nghiên cứu các qui định pháp luật về HĐLĐ nói chung, chấm dứt HĐLĐ và đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói riêng; Từ đó tái hiện bức tranh về thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

4.2. Phạm vi nghiên cứu


Khóa luận tập trung nghiên cứu các khía cạnh pháp lý của vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ với tư cách là một bộ phận của chế định HĐLĐ trong pháp luật lao động, nhằm tìm hiểu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Bên cạnh đó, khóa luận đánh giá thực trạng pháp luật đơn phương chấm dứt HĐLĐ ở Việt Nam, từ đó nêu những kiến nghị hoàn thiện pháp luật đối với đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong điều kiện của nước ta hiện nay.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận


Khi nghiên cứu về đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo qui định của pháp luật Việt Nam, tác giả sử dụng một số cơ sở lý luận, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, đảm bảo công bằng, an toàn về pháp lý khi các chủ thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Bên cạnh đó, khóa luận vận dụng quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, khách quan, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân và đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.

5.2. Phương pháp nghiên cứu


Khóa luận vận dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể khác nhau, như: phương pháp phân tích; phương pháp thống kê; phương pháp tổng hợp, sưu tầm và phân tích tài liệu như sách, bài viết tham khảo; sử dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các qui định pháp luật, giữa lý luận và thực tiễn; phương pháp đánh giá thực trạng pháp luật.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khóa luận

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí