Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - 20


Trường đào tạo thuộc Tập đoàn còn hạn chế về năng lực đào tạo và bồi dưỡng NNL có chất lượng cao.


Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015

3.1 CĂN CỨ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

3.1.1 Mục tiêu phát triển hệ thống điện Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025

Với vai trò động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, ngành Công nghiệp Điện luôn được xác định ưu tiên phát triển, đảm bảo an ninh và an toàn điện năng nhằm xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội theo hướng hiện đại, tạo nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quan điểm cơ bản trong định hướng cho phát triển ngành Điện là “phát triển nhanh nguồn điện với cơ cấu hợp lý, hoàn chỉnh hệ thống truyền tải, bảo đảm sự vận hành an toàn, hiệu quả, đáp ứng đủ điện cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” [8, tr.6].

Thực tế phát triển vừa qua cho thấy điều kiện phát triển của nền kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn có tác động tới tầm nhìn, chiến lược phát triển ngành điện, vì vậy ảnh hưởng tới phát triển NNL của EVN thông qua việc hoạch định phát triển NNL. Thời kỳ 2011-2015 với dự kiến GDP tăng trưởng từ 7-7,5%/năm và đạt mức 2.000 USD bình quân đầu người, tăng đầu tư, nền kinh tế - xã hội có những bước phát triển mạnh sẽ có tác động tích cực tới phát triển NNL ở EVN. Điều này được phản ánh ở kết quả dự báo phương hướng về quy mô, cơ cấu cũng yêu cầu về năng lực NNL của EVN tới năm 2015 trong Luận án căn cứ vào kế hoạch phát triển SXKD điện của EVN theo QHĐ VI với dự báo tăng trưởng điện năng từ 16-19%/năm để phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội.

Để đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội và đạt tỷ lệ dự phòng an toàn về năng lượng quốc gia, ngành Điện tiếp tục có sự phát triển về quy mô, năng lực sản xuất như đã được dự báo trong Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025 (QHĐ VI). Theo đó, mục tiêu phát triển HTĐ Việt Nam trong giai đoạn tới năm 2015 được xác định như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.


- Về nguồn điện: đảm bảo lượng điện sản xuất đạt mức 190 tỷ kWh, đáp ứng nhu cầu phụ tải khoảng 32.000 MW và đảm bảo tỷ lệ dự phòng 21,3% [44]. Cơ cấu nguồn điện dự kiến như sau: tổng công suất các NMĐ của cả nước là 42.017 MW, trong đó thủy điện chiếm 36,4%, nhiệt điện khí 32,4%, nhiệt điện than 22,1%, nhập khẩu 6,4% và từ các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo khác chiếm 2,7%. Như vậy, trong giai đoạn này, sẽ ưu tiên phát triển thuỷ điện, nhất là các công trình có lợi ích tổng hợp (cấp nước, chống lũ, chống hạn...); phát triển các nhà máy nhiệt điện với tỷ lệ thích hợp, phù hợp với khả năng cung cấp và phân bố của các nguồn nhiên liệu; nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Việt Nam giai đoạn sau năm 2015;

Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - 20

- Về lưới truyền tải và phân phối điện: phát triển lưới điện truyền tải và phân phối phù hợp với phát triển nguồn điện, theo đó phát triển hệ thống truyền tải 220kV, 500 kV nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng bảo đảm khai thác kinh tế các nguồn điện; phát triển lưới 110 kV thành lưới điện phân phối cung cấp trực tiếp cho phụ tải; nhanh chóng mở rộng lưới điện phân phối đến vùng sâu, vùng xa và đầu tư cải tạo để giảm tổn thất điện năng và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.

- Hoạt động PP&KD: đảm bảo vận hành lưới phân phối và đáp ứng nhu cầu điện của khách hàng với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 17%/năm; tiếp tục đẩy mạnh điện khí hoá nông thôn, đa dạng hoá trong đầu tư và quản lý lưới điện và tăng cường kiểm soát giá điện ở nông thôn.

- Về chiến lược phát triển thị trường điện, từng bước hình thành thị trường điện, trong đó Nhà nước giữ độc quyền TTĐ, chi phối trong khâu PĐ và phân phối điện. Lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện ở Việt Nam gồm 3 cấp độ theo thứ tự sau [29]. Giai đoạn I, từ 2009-2015: thị trường phát điện cạnh tranh, trong đó bước 1- thực hiện thử nghiệm trong các nhà máy điện thuộc EVN (2009- 2010), bước 2 - phát triển thị trường PĐ cạnh tranh hoàn chỉnh từ 2011-2015; Giai


đoạn II, 2016-2025 xây dựng thị trường bán buôn điện cạnh tranh với 2 bước: thử nghiệm từ 2016-2021 và hoàn chỉnh từ năm 2022-2025; Giai đoạn III, sau 2025: thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thử nghiệm từ 2022 đến 2025, dự kiến hoàn thiện sau năm 2025.

- Phát triển khoa học công nghệ: Tập trung nghiên cứu KHCN tiên tiến, đầu tư chiều sâu, cải tạo nâng cấp và hiện đại hoá trong sản xuất và TTĐ theo hướng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tác động đến môi trường với những bước đi hợp lý, cải tiến công tác quản lý, kinh doanh và dịch vụ khách hàng.

- Về phát triển NNL: với mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành Điện, các nội dung được đề cập trong chiến lược phát triển ngành Điện là: tiến hành lập quy hoạch cán bộ, tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong diện quy hoạch; phát triển khối các trường chuyên ngành điện lực, phấn đấu để xây dựng một số trường đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng chương trình chuẩn thống nhất trong ngành về đào tạo các lĩnh vực chuyên sâu [42].

3.1.2 Chiến lược phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn đến năm 2015

Trong chiến lược phát triển ngành Điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho phát triển kinh tế - xã hội, nắm giữ các khâu SXKD điện chủ yếu gồm vận hành HTĐ, quản lý lưới TTĐ, chi phối tổng công suất PĐ và khâu phân phối điện [62] trong toàn quốc. Nhiệm vụ chủ yếu của EVN là: đầu tư phát triển các công trình lưới điện và các dự án nguồn điện được giao; thực hiện trao đổi điện với các nước trong khu vực; thực hiện điều chỉnh giá điện theo lộ trình của Chính phủ quy định, hỗ trợ đầu tư lưới điện phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa và điện khí hoá nông thôn [42].

Như vậy, kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh của EVN từ nay đến năm 2015 ưu tiên cho mục tiêu đáp ứng nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế - xã hội.


Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở một nền kinh tế đang phát triển thì tốc độ tăng trưởng về điện năng luôn ở mức gần 2 lần mức tăng GDP. Ở Việt Nam, do cường độ tiêu thụ năng lượng lớn, hiệu suất chưa cao, mặt khác HTĐ lại chưa có dự phòng về công suất, do đó tốc độ tăng trưởng điện giai đoạn 2011-2015 phải đạt từ 2,2-2,5 lần tỷ lệ tăng trưởng GDP. Bên cạnh đầu tư phát triển HTĐ, EVN còn thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận lưới điện phân phối nông thôn từ các địa phương để quản lý. Với kế hoạch mở rộng như vậy, tốc độ tăng số lượng khách hàng bình quân được dự kiến khoảng 10%/năm trong giai đoạn này.

Mục tiêu thí điểm thành lập Tập đoàn Điện lực Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi từ mô hình “Tổng công ty 91” là hướng đến một tập đoàn kinh tế mạnh, có tần cỡ khu vực thực hiện hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế [2]. Với chiến lược kinh doanh đa ngành, nhưng SXKD điện là lĩnh vực chủ yếu, Công ty mẹ - Tập đoàn giữ vai trò chi phối về chiến lược, công nghệ và phát triển NNL để đảm bảo lộ trình phát triển ngành công nghiệp Điện hiện đại ở Việt Nam.

Trên cơ sở chiến lược phát triển ngành điện, quy hoạch phát triển HTĐ quốc gia giai đoạn 2006-2015 có tính đến 2025 (QHĐ VI) và nhiệm vụ được giao, chiến lược phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn tới 2025 có các nội dung chính sau đây:

a.) Về phát triển nguồn điện

- Hoàn thành xây dựng các cụm NMĐ khí ở Phú Mỹ và thuỷ điện Sơn La; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy thủy điện, khai thác hết nguồn thủy điện trên các dòng sông thuộc hệ thống sông Đà, sông Lô - sông Gâm, sông Mã, sông Cả, sông Chu ở phía Bắc, Sông Sê San, sông Vu Gia - sông Thu Bồn ở miền Trung và hệ thống sông Đồng Nai ở miền Nam; tập trung xây dựng các dự án nhiệt điện than, đặc biệt là ở khu vực phía Nam và đồng bộ tại các cảng nước sâu để sử dụng nguồn than nhập khẩu và gần các trung tâm phụ tải; nghiên cứu


phương án, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng và dự kiến đưa NMĐ hạt nhân đầu tiên vào vận hành từ năm 2020 [32];

- Duy trì nhập khẩu điện từ Trung Quốc ở cấp điện áp 220kV; triển khai hợp tác đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện ở Lào, Camphuchia và Myanma theo hình thức công ty cổ phần, đặc biệt là các dự án ở hạ lưu các dòng sông: Sê San, Sê Rê Pok và Sê Kông để đưa điện về Việt Nam;

b.) Về truyền tải điện

- Phát triển mạng lưới truyền tải 220-500kV bảo đảm huy động thuận lợi các nguồn điện năng, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện và bảo đảm chất lượng điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

- Phát triển lưới 110kV thành mạng lưới điện khu vực và cung cấp trực tiếp cho phụ tải; có chương trình cải tạo các đường dây hiện có đặc biệt là các khu vực có nhiều mạch đơn;

- Nghiên cứu vành đai lưới điện với các cấp điện áp 500kV và 220kV đảm bảo an toàn cấp điện cho Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các vùng kinh tế trọng điểm. Nghiên cứu xem xét cấp điện áp phân phối thích hợp để bảo đảm an toàn cung cấp điện và mỹ quan đô thị.

c.) Về lĩnh vực phân phối và kinh doanh điện

- Tập trung đầu tư cải tạo lưới điện phân phối, thực hiện các biện pháp giảm tổn thất điện năng, giảm sự cố và tăng độ tin cậy cung cấp điện, đảm bảo mức tăng trưởng về số khách hàng mua điện bình quân trên 10%/năm.

- Đẩy mạnh kế hoạch khảo sát và chiếm lĩnh thị trường cung cấp điện đối với các khu công nghiệp, cạnh tranh với các nhà đầu tư nhà máy phát điện để cung cấp cho các khu công nghiệp; xem xét việc mua điện của các nhà đầu tư trên nguyên tắc giá mua điện không cao hơn giá thành của các NMĐ có thể huy động của Tập đoàn;

- Áp dụng thiết bị hiện đại trong công tác kinh doanh điện nhằm tăng


NSLĐ, giảm chi phí. Tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ khách hàng sử dụng các thiết bị hiệu suất cao, đẩy mạnh chương trình quản lý phía nhu cầu nhằm tiết kiệm điện giờ cao điểm và giảm điện năng tiêu thụ trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chiếu sáng và sinh hoạt;

- Xây dựng lộ trình chuyển đổi tổ chức và hoạt động của các Công ty Điện lực phù hợp với lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, khi thị trường bán lẻ điện thí điểm được thực hiện (dự kiến vào năm 2022) chức năng kinh doanh bán lẻ điện sẽ dần tách khỏi chức năng quản lý vận hành lưới điện phân phối và hình thành các đơn vị bán lẻ điện thuần túy.

d.) Chuẩn bị cho thị trường điện lực

- Tiếp tục thực hiện cạnh tranh bán điện thí điểm ở khâu phát điện trong Tập đoàn, từng bước tổ chức hạch toán riêng giữa các khâu PĐ, TTĐ và PP&KD để chuẩn bị cho thị trường cạnh tranh PĐ chính thức;

- Thực hiện các bước chuẩn bị về cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, quản lý và NNL phù hợp với lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện đã được Chính phủ quy định, theo đó thị trường PĐ cạnh tranh thực hiện từ năm 2011 và hoàn thiện vào năm 2015;

- Bổ sung chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ để Công ty Mua bán điện thực hiện vai trò của cơ quan mua điện duy nhất trên thị trường PĐ;

e.) Định hướng phát triển khoa học công nghệ điện lực

- Về công nghệ nhiệt điện: nghiên cứu sử dụng các thiết bị công nghệ đốt than hỗn hợp giữa than anthracite với than có hàm lượng chất bốc cao để sử dụng than nhập khẩu; nghiên cứu sử dụng công nghệ hợp lý đốt than xấu nội địa; khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sạch, đặc biệt là lò tầng sôi tuần hoàn; sử dụng các tổ máy có công suất lớn: tối thiểu là 600MW đối với đốt than và chu trình hỗn hợp; trên 300MW với các NMĐ chạy khí để tăng hiệu suất PĐ;


- Tập trung nghiên cứu KHCN sản xuất và truyền tải điện năng, đặc biệt chú trọng nghiên cứu ứng dụng nhằm tiếp cận với công nghệ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Áp dụng công nghệ phù hợp với trình độ quản lý của Việt Nam và đồng bộ trong HTĐ; hoàn thành áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn tin cậy cung cấp điện; nghiên cứu áp dụng các công nghệ cột, sứ và dây dẫn đảm bảo điều kiện kỹ thuật với chi phí hợp lý và giảm diện tích chiếm đất.

- Đầu tư chiều sâu, cải tạo nâng cấp và hiện đại hoá đối với nguồn và lưới điện hiện có, đồng thời phát triển nguồn và lưới điện mới, đảm bảo lựa chọn công nghệ tiên tiến phù hợp để nâng cao chất lượng và an toàn cung cấp điện và đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường;

f.) Mục tiêu phát triển các lĩnh vực liên quan

- Về viễn thông, phát triển hệ thống viễn thông điện lực đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ công tác điều độ, vận hành, quản lý HTĐ và kinh doanh điện năng bao gồm: các kênh điện thoại trực thông và quay số tự động, các kênh truyền tín hiệu rơle bảo vệ hệ thống điện cao và siêu cao áp, các kênh truyền số liệu SCADA/EMS/DMS, các kênh và đường truyền số liệu tốc độ cao. Tận dụng hạ tầng để khai thác dịch vụ viễn thông công cộng.

- Về phát triển công nghệ thông tin: xây dựng hệ thống CNTT phục vụ quản lý, điều hành, tạo ra một hệ thống thông tin xuyên suốt và tích hợp các hoạt động tài chính, sản xuất, kinh doanh của các đơn vị và của công ty mẹ; xây dựng hệ thống cập nhật và cung cấp thông tin hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định của cấp quản lý của các công ty con, đồng thời cung cấp các thông tin cốt lõi cho cấp quản lý tập đoàn; Tập đoàn quản lý toàn bộ thông tin về hoạt động SXKD của Công ty mẹ, các đơn vị hạch toán phụ thuộc và các công ty con. Đẩy mạnh cung cấp sản phẩm và dịch vụ CNTT, phấn đấu đến giai đoạn sau năm 2010, EVN trở thành một trong những nhà cung cấp giải pháp CNTT hàng đầu trên thị trường Việt Nam, chiếm 10% thị phần về công nghệ phần mềm và phát triển dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông.

Xem tất cả 273 trang.

Ngày đăng: 23/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí