Viết tắt | Viết đầy đủ | |
1 | CSVC | Cơ sở vật chất |
2 | GD – ĐT | Giáo dục và Đào tạo |
3 | GDCD | Giáo dục công dân |
4 | HĐGDNGLL | Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp |
5 | HS | |
6 | KN | Kỹ năng |
7 | KNGT | |
8 | PTDT | Phổ thông dân tộc |
9 | SL | Số lượng |
10 | STT | Số thứ tự |
11 | UBND | Ủy ban nhân dân |
12 | TB | Thứ bậc |
13 | TBC | Trung bình chung |
14 | THPT | Trung học phổ thông |
15 | TS | Tiến sĩ |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang - 1
- Vai Trò Của Giao Tiếp Trong Sự Hình Thành Và Phát Triển Nhân
- Biện Pháp Phát Triển Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Học Sinh Ptdt Nội Trú
- Vai Trò Của Giao Tiếp Và Kỹ Năng Giao Tiếp Trong Sự Phát Triển Nhân Cách Của Học Sinh Ptdt Nội Trú
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Tên bảng | Trang | |
Bảng 2.1 | Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của các KNGT đối với học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang | 36 |
Bảng 2.2 | Nhận thức của học sinh về mức độ cần thiết của các KNGT | 37 |
Bảng 2.3 | Nhu cầu phát triển và rèn luyện KNGT của học sinh | 39 |
Bảng 2.4 | Nhận thức của giáo viên và học sinh về biện pháp, phương pháp phát triển KNGT cho học sinh | 41 |
Bảng 2.5 | Quan điểm của giáo viên về mục đích phát triển KNGT cho học sinh | 43 |
Bảng 2.6 | Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển KNGT của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang | 44 |
Bảng 2.7 | KNGT của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang xét theo khối | 48 |
Bảng 2.8 | KNGT của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang xét theo giới | 50 |
Bảng 2.9 | Hành vi, cử chỉ không phù hợp trong giao tiếp của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang | 51 |
Bảng 2.10 | Đối tượng giao tiếp của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang | 53 |
Bảng 2.11 | Nội dung giao tiếp của học sinh trường PTDT Nội trú | 56 |
Bảng 2.12 | Mức độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và tiếng việt của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang | 59 |
Bảng 2.13 | Các hình thức hoạt động giúp học sinh trường PTDT nội trú tỉnh Hà Giang phát triển KNGT | 61 |
Bảng 2.14 | Vai trò của các môn học trong việc phát triển KNGT cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh | 62 |
Bảng 2.15 | Thời điểm lồng ghép việc phát triển KNGT cho học sinh thông qua các môn học chính khóa | 63 |
Bảng 2.16 | Biện pháp, phương pháp phát triển KNGT cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang | 64 |
Bảng 2.17 | Nhận xét của giáo viên về mức độ và tính hiệu quả của các chủ thể tham gia phát triển KNGT cho học sinh trường PTDT Nội trú | 67 |
Bảng 3.1 | Kết quả khảo nghiệm các biện pháp được đề xuất | 103 |
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đã biết, đầu thế kỷ XXI, nền giáo dục của nhân loại có những bước tiến lớn với nhiều thành tựu về mọi mặt. Hầu hết các quốc gia đều nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải đầu tư cho giáo dục. Đầu tư cho giáo dục được coi là đầu tư có lãi nhất cho tương lai của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng, mỗi gia đình, dòng tộc và mỗi cá nhân. Muốn hoạch định được chính sách đầu tư sâu rộng có hiệu quả cho giáo dục phải có tầm nhìn xa trông rộng. Vấn đề chiến lược con người, xây dựng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh phải là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.
Ở mọi thời đại, trong mọi xã hội, giao tiếp, ứng xử giữa con người với con người diễn ra liên tục, trên mọi lĩnh vực của đời sống từ sinh hoạt đời thường đến công việc. Giao tiếp vừa biểu hiện văn hóa của mỗi con người, vừa biểu hiện mức độ văn minh của xã hội. Chính vì vậy, giao tiếp, ứng xử là một mặt cơ bản của công tác giáo dục và đào tạo. Cùng với sự phát triển của xã hội, của nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường, việc lĩnh hội và phát triển kỹ năng giao tiếp trở thành đòi hỏi cấp thiết của nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực, là điều kiện để con người, đặc biệt là giới trẻ thành đạt trong cuộc sống.
Thực tế thời gian qua, việc tổ chức giáo dục, phát triển kỹ năng giao tiếp (KNGT) cho học sinh bậc THPT vẫn còn nhiều bất cập, nhất là đối tượng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú. Các trường học, các cơ sở giáo dục đa phần đều chưa chú trọng đến việc phát triển KNGT cho học sinh, các kỹ năng này chủ yếu được hình thành tự phát thông qua việc tự rèn luyện của học sinh và qua những hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Tỉnh Hà Giang là một tỉnh miền núi, địa đầu của tổ quốc, nền kinh tế còn nghèo, đời sống nhân dân lạc hậu. Trong dân cư còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, tỉ lệ mù chữ, tái mù cao so với cả nước. Nhiều địa phương, làng bản còn xu hướng sống co cụm ít giao lưu, trao đổi văn hóa, kinh tế giữa các vùng miền, còn tự canh, tự cung, tự cấp. Điều đó dẫn tới tình trạng người dân, kể cả các em học sinh ở vùng cao, vùng sâu ngại giao tiếp hoặc không biết cách giao tiếp. Nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số, con cái vẫn xưng hô với cha mẹ, ông bà là “ tao, mày”, “ cái mày, cái tao”, hoặc dùng từ “nó” để chỉ những người lớn tuổi….v.v.
Trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang là nơi giáo dục, đào tạo những học sinh người dân tộc thiểu số của tỉnh. Đây là lực lượng kế cận đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội ở miền núi sau này. Đối với những học sinh người dân tộc thiểu số, chúng tôi nhận thấy, do sự khác biệt bởi nhiều yếu tố như: tính cách dân tộc, văn hóa, lối sống, trình độ nhận thức… nên KNGT của các em còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Do đó, việc nghiên cứu về KNGT là một việc làm cần thiết góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy ở bậc THPT hiện nay.
Từ những phân tích trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài:“Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang; từ đó đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang.
4. Giả thuyết khoa học
Việc phát triển và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang chưa hệ thống và còn một số hạn chế nhất định. Nếu xây dựng được các biện pháp và hình thức tổ chức phát triển kỹ năng giao tiếp phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh THPT, phù hợp với điều kiện địa phương, điều kiện nhà trường, phát huy được ưu thế của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang .
5.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang .
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung
- Thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang, các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này.
- Đề tài tập chung nghiên cứu 10 kỹ năng giao tiếp cơ bản là: 1.Kỹ năng tiếp xúc, thiết lập các mối quan hệ; 2.Kỹ năng cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng trong khi tiếp xúc; 3.Kỹ năng lắng nghe đối tượng giao tiếp; 4.Kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi; 5.Kỹ năng tự kiềm chế, kiểm tra người khác; 6.Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu; 7.Kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong
giao tiếp; 8.Kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp; 9.Kỹ năng tự chủ, điều chỉnh quá trình giao tiếp; 10.Sự nhạy cảm trong giao tiếp.
- Xây dựng các biện pháp phát triển một số kỹ năng giao tiếp cơ bản cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang .
6.2. Về địa bàn và khách thể khảo sát
Quá trình nghiên cứu được thực hiện tại trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang. Khách thể khảo sát gồm: 209 học sinh và 40 cán bộ giáo viên của nhà trường.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu
Vận dụng quan điểm giáo dục học Macxít, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp trong sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh bậc THPT trên quan điểm hệ thống, quan điểm phát triển, quan điểm tâm lý học hoạt động, quan điểm thực tiễn.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, gồm: Phương pháp tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích tài liệu, phương pháp lịch sử.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm: Phương pháp điều tra bằng ankét, phương pháp quan sát, phương pháp trò chuyện, phương pháp chuyên gia, phương pháp khảo nghiệm sư phạm, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm, phương pháp phân tích chân dung tâm lý.
7.2.3. Các phương pháp khác: phương pháp thống kê; một số phần mềm tin học chuyên dùng cho công tác nghiên cứu khoa học để xử lý số liệu thực tiễn làm
cơ sở cho những phân tích và bình luận, đánh giá; phương pháp kiểm định giả thuyết.
8. Đóng góp mới của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa lý luận về phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú
- Kết quả nghiên cứu đạt được có thể vận dụng vào thực tiễn phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trường PTDT Nội trú
9. Cấu trúc luận văn
Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú.
Chương 2. Thực trạng phát triển kĩ năng giao tiếp của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang.
Chương 3. Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang.
Ngoài ra, luận văn còn có phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các tài liệu tham khảo và Phụ lục.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH PTDT NỘI TRÚ
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Mục tiêu của giáo dục xét đến cùng là nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh, nhân cách người được giáo dục. Sự phát triển toàn diện nhân cách bao gồm phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, năng lực thực tiễn...v.v. Học sinh vừa là khách thể vừa là chủ thể của quá trình giáo dục, việc giáo dục không chỉ diễn ra trên lớp, trong trường học mà còn được thực hiện ngoài trường học theo phương thức kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội thông qua nhiều hình thức học tập, lao động, ngoại khóa….v.v.
Trong lịch sử, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về giao tiếp, vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành, phát triển nhân cách con người nói chung và nhân cách học sinh nói riêng. Trên cơ sở đó các nhà giáo dục đề xuất những biện pháp thiết thực giúp người học hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp làm công cụ để học tập, chiếm lĩnh tri thức, chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội – lịch sử nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách.
Đầu thế kỷ XX, dựa trên tư tưởng triết học Macxít, các nhà Tâm lý học nổi tiếng của Liên Xô (cũ) như L.X.Vưgôtxki, X.L.Rubinxtêin, A.N.Lêônchiev…, đã đề cập đến vấn đề giao tiếp của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau. Tác giả A.V.Muđơrikơ trong tác phẩm “Giao tiếp như là một nhân tố giáo dục học sinh” đã đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của giao tiếp đối với sự hình thành nhân cách học sinh, đồng thời xác định những đặc điểm tâm lý trong giao tiếp của các em. Tác giả E.V.Sukanôva với công trình “Những trở