Cơ Cấu Lãnh Thổ Của Vùng Ven Biển Tỉnh Thanh Hóa


Việc hình thành hệ thống đô thị ở vùng ven biển còn bộc lộ một số vấn đề bất cập. Tuy Sầm Sơn được nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh từ năm 2017 nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều thay đổi đáng kể, chưa có những công trình kiến trúc tiêu biểu mang dấu ấn của thành phố du lịch biển; không gian đô thị cũng chưa có nhiều điểm mới. Ngoài việc hình thành bốn phường mới với diện tích khoảng 23 km2 và dân số khoảng 39 nghìn người (Quảng Cư, Quảng Châu, Quảng Thọ và Quảng Vinh) thì phần còn lại vẫn chưa được cải tạo, nâng cấp. Cảng Nghi Sơn và Khu kinh tế Nghi Sơn được xây dựng nhưng việc phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng và nhà ở cho công nhân cũng như cho toàn khu vực chưa được triển khai đồng bộ. Mặc dù tại đây đã hình thành cảng biển với công suất thông quan đạt 40 triệu tấn, một khu kinh tế với quy mô diện tích tới 108 nghìn ha và quy tụ nhiều công trình công nghiệp lớn về lọc hóa dầu, sản xuất xi măng, sản xuất điện, thép,... nhưng vẫn chưa hình thành được một đô thị cỡ trung bình trong khu vực. Các đô thị khác tại các thị trấn huyện lỵ của Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Nga Sơn phát triển chậm, chưa có gì thay đổi đáng kể ngoài sự xây dựng của một số dự án nhỏ, các công sở, công trình đầu tư công.

Bảng 3.16: Cơ cấu lãnh thổ của vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa


Chỉ tiêu

Đơn vị

2010

2015

2019

GRDP, giá 2010

tỷ. đ

13.345

21.605

37.376

- Riêng lãnh thổ đầu tàu

tỷ đ

5.191

11.796

25.976

% so tổng số vùng ven biển

%

38,9

54,6

69,5

+ Sầm Sơn

tỷ đ

1.735

3.716

7.288

% so tổng số

%

13,0

17,2

19,5

+ Khu kinh tế Nghi Sơn

tỷ đ

2.429

6.157

15.137

% so tổng số

%

18,2

28,5

40,5

+ Hải Tiến và Hải Hòa

tỷ đ

1.027

1.923

3.551

% so tổng số

%

7,7

8,9

9,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa theo hướng hiện đại - 14

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa và Báo cáo tình hình KT-XH hàng năm của UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển.

Trên địa bàn vùng ven biển cũng đã hình thành các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, nhưng nhìn chung đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng. Đối với lĩnh vực nông nghiệp thủy sản, ngoài khu nuôi tôm nước lợ tập trung chủ yếu của các hộ gia đình, cá nhân thì chưa phát triển được các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của các doanh nghiệp lớn, các mô hình liên kết phát triển các chuỗi sản phẩm trong nông nghiệp chưa được nhân rộng, tổ chức chưa chặt chẽ.


3.3. Đánh giá phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa theo hướng hiện đại

3.3.1. Kết quả và hạn chế chủ yếu

Theo các công thức tính toán các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế theo hướng hiện đại đã trình bày ở chương 2 và với số liệu thu thập, tính toán được, tác giả tiến hành phân tích hiệu quả phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa theo yêu cầu hiện đại hóa. Kết quả tính toán cho thấy, nhìn chung, trong thời kỳ 2010 - 2019, vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa đã và đang phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, tuy nhiên, tốc độ phát triển cũng như hiệu quả phát triển theo hướng hiện đại còn chưa thật sự xứng đáng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có của vùng, cụ thể như sau:

Bảng 3.17: Tổng hợp các chỉ tiêu về đánh giá phát triển vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa theo hướng hiện đại

Chỉ tiêu

Đơn vị

2010

2015

2019

1. Tỷ trọng lĩnh vực sử dụng công nghệ

cao trong tổng GRDP (H1)

%

7,9

15,8

21,5

2. Tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực sử dụng công nghệ cao cho tăng trưởng

GRDP (H2) (giai đoạn 5 năm và 4 năm)

%

-

28,6

29,3

3. Năng suất lao động xã hội (H3 )

Tr đ

19,9

31,9

52,3

4. GRDP bình quân đầu người (H4)

USD

620

1.330

2.350

5. Độ mở kinh tế (H5)

%

15,7

36,2

39,3

6. Tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng

giá trị sản xuất (H6)

%

40,2

42,9

44,5

7. Hệ số tập trung hóa sản xuất công

nghiệp (H7)

lần

1,28

1,17

1,15

Nguồn: Tính toán theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo tình hình KT-XH hàng năm của UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển.

(1). Tỷ trọng lĩnh vực sử dụng công nghệ cao trong tổng sản phẩm trên địa bàn vùng ven biển: Mức độ đóng góp của lĩnh vực sử dụng công nghệ cao đã tăng đáng kể trong 10 năm, từ 7,9% lên 21,5% nhờ sự xuất hiện của các dự án lớn trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nuôi trồng trong nhà màng, nhà kính, các dự án du lịch, khách sạn 4 - 5 sao trong thời gian những năm gần đây, các dự án nhiệt điện, và đặc biệt là dự án lọc hóa dầu đã tạo ra sự gia tăng đáng kể trong GRDP của


lĩnh vực công nghệ cao trong tổng GRDP của vùng ven biển. Tuy nhiên, nhìn chung sự phát triển của các ngành, sản phẩm sử dụng công nghệ cao còn chưa đáp ứng như cầu, chưa đồng đều và phụ thuộc lớn vào một số dự án trọng điểm, quy mô lớn. Nếu tách riêng công nghiệp lọc hóa dầu thì các lĩnh vực công nghệ cao khác trong GRDP của vùng ven biển chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 13 - 14%.

(2). Tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực sử dụng công nghệ cao cho tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng ven biển: Chiếm tỷ trọng khá, khoảng 28 - 30%, cho thấy việc gia tăng giá trị của các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao là một trong những nhân tố chính cho sự tăng trưởng kinh tế của vùng ven biển giai đoạn 2010 - 2019. Tuy nhiên, tỷ lệ này trong giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2019 chỉ tăng nhẹ (dưới 1%), cho thấy đóng góp của các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao cho sự gia tăng của nên kinh tế đã có xu hướng chững lại, cần có những giải pháp đột phá để nâng cao tỷ lệ này, để các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao thực sự trở thành trụ cột của nền kinh tế trong quá trình phát triển theo hướng hiện đại.

(3). Năng suất lao động xã hội: Nhìn chung, năng suất lao động xã hội tăng đều qua các năm; năm 2015 gấp 1,6 lần so với năm 2010 (tốc độ tăng bình quân khoảng 9,9%/năm); năm 2019 đạt 52,3 triệu đồng (giá 2010), gấp 1,64 lần so với năm 2015 (tốc độ tăng bình quân khoảng 13,2%/năm). Tốc độ tăng năng suất lao động những năm gần đây tăng khá so với giai đoạn trước, nhưng giá trị năng suất lao động của vùng ven biển Thanh Hóa chưa cao. Đóng góp của năng suất lao động cho tăng trưởng GRDP của vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa đang ở mức hạn chế (đạt khoảng 71,5% vào năm 2010, 76,4% vào năm 2015 và khoảng 78,5% vào năm 2019. Tuy mức đóng góp có xu hướng tăng lên nhưng vẫn thấp so mức nền kinh tế bước vào ngưỡng phát triển (trên 85%).

(4). GRDP/người: Từ năm 2010 đến năm 2019, GRDP/người tăng khá, từ 620

USD năm 2010 lên 1.330 USD năm 2015 và 2.350 USD năm 2019; năm 2019 gấp khoảng 3,8 lần năm 2010, tương đương mức trung bình của tỉnh Thanh Hóa, tuy nhiên thấp hơn mức trung bình cả nước (năm 2019, GDP/người cả nước đạt khoảng 2.715 USD). Năng suất lao động chưa cao như đã trình bày ở trên nên dẫn đến GRDP/người cũng ở mức chưa cao. Mức sống của người dân còn hạn chế, và một bộ phận dân cư có mức sống còn tương đối thấp. Tỷ lệ hộ nghèo vào năm 2020 vẫn


còn tương đối nhiều (7,9%; trong khi của tỉnh Thanh Hóa vào khoảng 8,8%) và cao hơn mức trung bình của cả nước (theo niên giám thống kê 2019 của Tổng cục Thống kê vào khoảng 6,8%).

(5). Độ mở kinh tế: có tăng nhưng nhìn chung độ mở kinh tế vẫn còn ở mức thấp. Giá trị xuất khẩu tăng khá, từ khoảng 100 triệu USD năm 2010 lên hơn 1 tỷ USD vào năm 2019; nghĩa là năm 2019 gấp khoảng 10 lần năm 2010. Độ mở kinh tế tính theo giá trị xuất khẩu của năm 2010: 15,7%, Năm 2015: 36,2%, Năm 2019: 39,3%. Như đã nói ở trên, năng suất lao động đang còn tương đối thấp và khả năng cạnh tranh cũng còn hạn chế nên độ mở kinh tế của vùng ven biển Thanh Hóa chỉ mới đạt khoảng 39% (trong khi mức trung bình của cả nước đạt khoảng 73%), do đó việc đầu tư và vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa chưa thực sự trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư chiến lược.

(6). Tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất: Tuy có xu hướng tăng nhưng chậm; năm 2010: 40,2%, năm 2015: 42,9%, năm 2019: 44,5%. Cũng như đã trình bày ở trên năng suất lao động còn tương đối thấp, tỷ trọng lĩnh vực sử dụng công nghệ cao cũng còn thấp nên giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng chưa lớn trong GTSX. Do đó, để có nhiều giá trị gia tăng, nhất thiết phải hiện đại hóa nền kinh tế để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, đồng thời sử dụng các công nghệ hiện đại để góp phần giảm thiểu chi phí trung gian.

(7). Hệ số tập trung hóa công nghiệp ở vùng ven biển: tuy có mức độ tương đối khá nhưng lại có xu hướng giảm, từ khoảng 1,28 vào năm 2010 xuống còn khoảng 1,19 vào năm 2019. Đây là điểm cần xem xét, tính toán để có biện pháp cải thiện. Một khi tập trung hóa chưa lớn thì chưa thể tạo ra cơ hội để các doanh nghiệp liên kết với nhau (về kỹ thuật, công nghệ và kinh tế) và do đó rủi ro càng lớn, tính bền vững cũng thiếu điều kiện đảm bảo. Đồng thời, các lãnh thổ đầu tàu chiếm khoảng 77-80% GRDP của cả vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa; nhiều điểm đô thị ven biển phát triển khá hơn, đô thị Sầm Sơn được nâng cấp dẫn đến đô thị hóa ở vùng ven biển Thanh Hóa diễn ra tương đối nhanh. Tỷ trọng dân số đô thị trong dân số chung tăng từ khoảng 5% vào năm 2010 lên 25% vào năm 2019. Đó là mức tăng khá nhanh, song nếu không có tính toán cẩn thận với tầm nhìn dài hạn thì sẽ tạo ra “sự chật chội bất lợi” cho vùng ven biển của tỉnh Thanh Hóa.


Bảng 3.18: Tỷ trọng một số chỉ tiêu của vùng ven biển so với cả tỉnh Thanh Hóa


Chỉ tiêu

Đơn vị

2010

2015

2019

1. Diện tích tự nhiên

%

11,05

11,05

11,05

2. Dân số

%

30,5

30,8

31,9

3. GRDP, giá 2010

%

26,5

29,1

31,4

4. GRDP/người, giá 2010

%

82,1

89,4

103,4

5. Năng suất lao động, giá 2010

%

83,3

94,6

109,8

Nguồn: Tính toán theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa.

Nhìn chung, trong giai đoạn vừa qua, vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa phát triển kinh tế đã theo hướng hiện đại hóa; tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng ven biển nhỉnh hơn mức trung bình của tỉnh (12,1% so với 10,5%); tỷ trọng GRDP của vùng ven biển so với cả tỉnh có xu hướng tăng lên từ 26,5% năm 2010 lên 31,4% năm 2019; GRDP/người, năng suất lao động xã hội những năm gần đây đã cao hơn so với mức trung bình của cả tỉnh, chứng tỏ sự phát triển kinh tế của vùng ven biển là nhanh hơn so với các vùng khác trong tỉnh.

Tuy nhiên, kết quả đạt được về phát triển kinh tế theo hướng hiện đại ở vùng ven biển Thanh Hóa chưa được như kỳ vọng và chưa phát huy được các tiềm năng, lợi thế vốn có. Ngoài công nghiệp lọc hóa dầu, một phần công nghiệp sản xuất điện năng, xi măng, vận tải và bốc xếp hàng hóa ở cảng Nghi Sơn, một phần dịch vụ ngân hàng, viễn thông, du lịch, có sử dụng các công nghệ cao, còn lại hầu hết các lĩnh vực sử dụng công nghệ trung bình và thấp. Kết quả và hiệu quả do hiện đại hóa mang lại còn chưa thực sự rõ nét, tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng ven biển còn chậm. Nhìn chung, các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế theo hướng hiện đại của vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa chỉ ngang bằng hoặc nhỉnh hơn một chút so với mức trung bình của tỉnh Thanh Hóa và cả nước, nhưng thấp hơn nhiều so với các quốc gia phát triển. Vùng ven biển được kỳ vọng sẽ trở thành động lực chính cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trong tương lai, do đó, cần có những biện pháp thích hợp để kinh tế vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa phát triển theo hướng hiện đại nhanh hơn nữa, góp phần tác động lan tỏa đến sự phát triển kinh tế xã hội chung của cả tỉnh.


3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Có nhiều nguyên nhân cả về khách quan lẫn chủ quan dẫn tới những hạn chế trong phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa theo hướng hiện đại. Về nguyên nhân khách quan, có thể kể đến một số nguyên nhân như:

- Mặc dù cả nước đã có Chiến lược biển đến năm 2020 và chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến 2030 và tầm nhìn đến 2045, nhưng vùng ven biển vẫn chưa được quy hoạch phát triển thống nhất trên phạm vi cả nước.

- Nhà nước chưa có nhiều chính sách đầu tư cụ thể và ưu tiên thu hút vốn FDI (nhất là các dự án lớn, có công nghệ cao đến từ các quốc gia có công nghiệp phát triển ở trình độ cao); các nhà đầu tư lớn từ các nước phát triển hàng đầu trên thế giới, mang tầm chiến lược cũng chưa thực sự quan tâm lớn tới vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa.

- Tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2008 - 2013 kéo dài khiến dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam nói chung và vào tỉnh Thanh Hóa nói riêng bị chững lại; tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.

- Bất ổn an ninh, chính trị trong khu vực, tranh chấp chủ quyền biển đảo, tình hình biển Đông tiếp tục gay gắt và rất khó lường, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa, vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa nói riêng, nhất là ảnh hưởng bất lợi đến thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư.

- Chủ nghĩa dân túy và bảo hộ có xu hướng phức tạp gây ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề xuất khẩu và các quan hệ quốc tế.

- Thiên tai, dịch bệnh nhiều hơn và gay gắt hơn; những năm gần đây, hiện tượng xâm nhập mặn, bão lũ, khô hạn và đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển sản xuất và dân sinh ở khu vực ven biển của tỉnh Thanh Hóa.

Về nguyên nhân chủ quan, để có thể đưa ra những định hướng, giải pháp phù hợp, hiệu quả trong phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa theo hướng hiện đại, luận án xin được làm rõ 05 nguyên nhân chính, chủ yếu như sau:

3.3.2.1. Quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế vùng ven biển Thanh Hóa còn chưa hiện đại, hiệu quả

Về các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế vùng ven biển, ở cấp Trung ương, Đảng, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để phát triển kinh tế cấp quốc gia nói chung và tỉnh Thanh Hóa, vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa nói riêng (phụ lục 18). Trong đó, nổi bật là một số chủ trương,


chính sách lớn về phát triển kinh tế biển, tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, ứng phó biển đổi khí hậu, phát triển đô thị thông minh, chương trình chuyển đổi số quốc gia, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nhìn chung, các chủ trương, đường lối đều đang trong quá trình triển khai thực hiện, khi áp dụng tại vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa mang lại nhiều kết quả đột phá.

Chính quyền các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chưa thực sự đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế của vùng ven biển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; việc triển khai xây dựng chính quyền điện tử còn khá chậm. Về phương diện dịch vụ công trực tuyến thì nhìn chung, vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa mới chỉ đang ở mức độ 2 trên 4. Trong những năm gần đây, tuy chính quyền ở cấp Trung ương, cấp tỉnh đã bắt đầu đẩy mạnh việc số hóa trong quản lý, nhất là hệ thống tài liệu, văn bản chỉ đạo, điều hành, tổ chức họp trực tuyến, nhưng việc triển khai ở cấp huyện, cấp xã tại vùng ven biển của tỉnh còn rất chậm. Việc quản lý vẫn đang thực hiện chủ yếu trên giấy tờ nên triển khai thực hiện các công việc còn chậm, các cơ sở dữ liệu chậm được số hóa, gây khó khăn trong quản lý, bảo quản và truy cập.

Chính quyền các cấp nhìn chung cũng chưa xây dựng được các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội bài bản, có tầm nhìn lâu dài, theo hướng hiện đại mà chủ yếu chỉ xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm như lâu nay. Các kế hoạch phát triển được xây dựng cũng chưa thật sự có căn cứ khoa học vững chắc và có một số nội dung còn phản ánh nguyện vọng chủ quan; chưa được tính toán đầy đủ về nguồn lực phát triển nên nhiều mục tiêu đặt ra đều chưa được hiện thực hóa. Việc phối hợp giữa các huyện, thị xã trong quá trình thực thi quản lý nhà nước còn hạn chế, thể hiện rõ ở các quy hoạch và phát triển chuyên môn hóa trong nông nghiệp, thủy sản, xây dựng hệ thống đường giao thông, điện, nước và xử lý chất thải.

Tỉnh cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh (phụ lục 19). Các chính sách ban hành nhiều, tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực xã hội hóa về giáo dục, y tế, thể thao, môi trường; đối với lĩnh vực công nghiệp chỉ có 01 chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại mà không có chính sách trong phát triển du lịch. Ngoài ra, các chính sách này hầu hết áp dụng chung cho địa bàn toàn tỉnh mà chưa có chính sách riêng cho vùng ven biển ngoài chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container đi quốc tế qua Cảng Nghi Sơn. Nhìn chung, các chính sách đã ban hành mang tính chất riêng rẽ đối với từng lĩnh


vực, chưa có chính sách chung đồng bộ, toàn diện để phát triển kinh tế vùng ven biển của tỉnh và cũng chưa có chính sách đề cập đến việc phát triển kinh tế vùng ven biển theo hướng hiện đại. Mặc dù tỉnh đã đưa ra được danh mục dự án thu hút vào tỉnh, nhưng chủ yếu mang tính chủ quan, chưa xác định được các dự án, lĩnh vực cụ thể cần tập trung cho vùng ven biển, chưa làm rõ được tính khả thi của các dự án cũng như chưa bày tỏ rõ thái độ cùng các cam kết về tạo thuận lợi để các nhà đầu tư đến đầu tư ở vùng ven biển của tỉnh để có thể sản xuất kinh doanh có lợi nhuận đủ hấp dẫn.

Ngoài ra, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp huyện vùng ven biển còn được thể hiện một phần qua Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) chung của tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, giai đoạn 2010 - 2020, các chỉ số PCI, PAPI của tỉnh Thanh Hóa đều biến động qua từng năm, đạt kết quả tốt nhất trong giai đoạn 2013 - 2015 khi đã có lúc nằm trong top 10 địa phương có hiệu quả quản lý tốt nhất cả nước. Tuy, nhiên, trong những năm gần đây, PCI và PAPI của tỉnh Thanh Hóa chỉ nằm trong nhóm giữa, mức trung bình của cả nước (thứ hạng khoảng 20-30/63 tỉnh, thành phố). Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa nói chung và vùng ven biển nói riêng, nhất là trong việc thu hút đầu tư.

Bảng 3.19: Xếp hạng chỉ số PCI và PAPI tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2020


Năm

Chỉ số PCI

Chỉ số PAPI

Điểm tổng hợp

Xếp hạng

Điểm tổng hợp

Xếp hạng

2010

55,68

44/63

PAPI năm 2010 chọn đánh giá 30 tỉnh, không có Thanh Hóa

2011

60,62

24/63

37,23

13/63

2012

55,11

44/63

37,29

20/63

2013

61,59

08/63

38,63

09/63

2014

60,33

12/63

36,88

24/63

2015

60,74

10/63

37,53

09/63

2016

58,54

31/63

36,28

27/63

2017

62,46

28/63

35,35

20/63

2018

63,94

25/63

45,69

11/63

2019

65,64

24/63

43,89

28/63

2020

63,91

28/63

43,16

24/63

Nguồn: VCCI, CECODES và UNDP [95,99].

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí