2.2.5.3. Giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động
Năm 2016, khu vực doanh nghiệp toàn tỉnh đã thu hút, giải quyết việc làm cho
92.373 lao động. Trong đó, chủ yếu lao động làm việc ở các doanh nghiệp KTTN, chiếm 67,5% tổng số lao động trong doanh nghiệp (khu vực doanh nghiệp FDI chiếm 18,3% và khu vực doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm 14,3%). Thu nhập của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp năm 2016 đạt bình quân
5.398.000 đồng/người/tháng. Trong đó, lao động làm việc ở các doanh nghiệp KTTN đạt 5.380.000 đồng/người/tháng (khu vực doanh nghiệp FDI 5.043.000 triệu đồng/người/tháng và khu vực doanh nghiệp có vốn nhà nước 5.900 đồng/người/tháng). Trách nhiệm của doanh nhân đối với người lao động, cộng đồng, xã hội và đạo đức, văn hóa trong kinh doanh dần được nâng lên. Nhiều doanh nghiệp KTTN đã tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng như: xây dựng nhà tình nghĩa, các công trình văn hóa và các hoạt động từ thiện khác [22]. Trong bức tranh chung toàn tỉnh, doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế có vai trò đáng kể, đã giải quyết được 33.226 lao động.
2.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển KTTN ở thành phố Huế giai đoạn 2013 - 2017
2.3.1. Kết quả đạt được
Qua phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư
nhân ở thành phố Huế giai đoạn 2013 - 2017, cho thấy:
Các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN có số lượng tăng, giảm không đáng kể; các loại hình doanh nghiệp chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN là CTTNHH với 55,19%, tiếp đến là DNTN với 31,6% và thấp nhất là CTCP với 12,2%; phân theo ngành kinh tế thì lĩnh vực dịch vụ, thương mại chiếm đa số với trên 71%. Tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN không ngừng phát triển qua các năm, tốc độ phát triển bình quân đạt trên 6,3%. Trình độ lao động của doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN không ngừng được nâng lên, chủ doanh nghiệp có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên chiếm đến 60%; số
lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN tăng qua hằng năm, đến năm 2017 có 33.067 lao động, tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2013 - 2017 đạt 0,394%. Như vậy, có thể thấy các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế mặc dù đa số doanh nghiệp là nhỏ và siêu nhỏ, và với xu hướng phát triển như hiện nay, thời gian tới chắc chắn các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN sẽ phát triển nhanh và không ngừng lớn mạnh.
Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN không ngừng được nâng lên qua các năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố Huế theo hướng du lịch, dịch vụ, thương mại - công nghiệp, xây dựng
- nông nghiệp. Các doanh nghiệp khu vực KTTN đóng góp vào ngân sách nhà nước tăng đều qua hằng năm, đến năm 2017, nộp gần 648 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2013 - 2017 đạt 2,181%. Thị trường của doanh nghiệp khu vực KTTN không ngừng mở rộng, từ chỗ trọng phạm vi thành phố Huế đã mở rộng ra toàn tỉnh, các tỉnh, thành phố trong khu vực và thậm chí đã mở rộng ra nước ngoài. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học - công nghệ vào sản xuất bước đầu có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...
Ngoài ra, qua tranh thủ ý kiến của ông Phan Thiên Định - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, ông đã có những nhận xét chung về những thuận lợi để KTTN ở thành phố Huế phát triển, đó là:
Tỉnh đã ban hành mới danh mục thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa; đưa vào hoạt động Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện [20]. Phát huy vai trò hỗ trợ của Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn tỉnh với quy mô vốn điều lệ 326,860 tỷ đồng. Thực hiện một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, nhằm tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế được giảm, gia hạn thuế đúng quy định; trong 5 năm 2011 - 2015, đã thực hiện gia hạn thuế cho hơn 3.500 doanh nghiệp với số tiền
hơn 60 tỷ đồng; miễn, giảm thuế cho hơn 3.000 doanh nghiệp với số tiền hơn 120 tỷ đồng, trong đó, các doanh nghiệp ở thành phố Huế chiếm hơn 1/3 [22].
Qua kết quả điều tra của tác giả về sự phù hợp của chính sách phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, cho thấy:
Bảng 2.21: Đánh giá về chính sách phát triển của doanh nghiệp thuộc khu vực
KTTN ở thành phố Huế theo mẫu điều tra
Mức độ đánh giá các
Tổng số DNTN CTTNHH CTCP
chính sách
DN điều
tra
Số DN % Số DN % Số DN %
Chưa phù hợp 23 6 18,75 15 26,78 2 16,7
Phù hợp và cởi mở 41 14 43,75 21 37,50 6 50,0
Rất phù hợp và cởi mở 36 9 28,12 22 39,28 5 41,7
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Có 18,75% DNTN, 26,78% CTTNHH, 16,7% CTCP được hỏi đã trả lời các chính sách phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN của tỉnh và thành phố Huế là chưa phù hợp. Đây là tỷ lệ không cao, nhưng thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế cần nghiên cứu để tiếp tục sửa đổi, ban hành các chính sách mới cho phù hợp tình hình phát triển các doanh nghiệp khu vực KTTN trong tình hình hiện nay, nhằm thúc đẩy KTTN tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Bảng 2.22: Đánh giá được hưởng các chính sách ưu đãi của doanh nghiệp
khu vực KTTN ở thành phố Huế theo mẫu điều tra
Số DN | % | Số DN | % | Số DN | % |
Ưu đãi về thuế 15 | 46,87 | 29 | 51,78 | 3 | 25 |
Ưu đãi về hỗ trợ về thông tin 18 | 56,25 | 50 | 89,29 | 7 | 58,33 |
Ưu đãi về giải phóng mặt bằng 19 | 59,37 | 28 | 50 | 5 | 41,66 |
Ưu đãi thủ tục vay vốn thuận 15 | 46,87 | 21 | 37,50 | 5 | 41,66 |
Thủ tục đăng ký kinh doanh 28 | 87,50 | 51 | 91,07 | 10 | 83,33 |
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Doanh Nghiệp Thuộc Khu Vực Kttn Ở Thành Phố Huế
- Số Lượng Lao Động Trong Các Doanh Nghiệp Thuộc Khu Vực Kttn Ở Thành Phố Huế
- Doanh Thu Của Các Doanh Nghiệp Kttn Giai Đoạn 2013-2017
- Nâng Cao Khả Năng Tiếp Cận Tài Chính, Nguồn Vốn Tín Dụng Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Cho Doanh Nghiệp
- Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế - 13
- Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế - 14
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Các chính sách ưu đãi
DNTN CTTNHH CTCP
lợi, nhanh gọn
đơn giản, thuận lợi
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Có 46,87% DNTN, 51,78% CTTNHH, 25% CTCP được hỏi đã trả lời được hưởng ưu đãi về thuế, mặc dù đối với các CTCP tỷ lệ này còn thấp, song nhìn chung, thời gian qua, các doanh nghiệp KTTN được hưởng nhiều ưu đãi về thuế.
Có 56,25% DNTN, 89,29% CTTNHH, 58,33% CTCP được hỏi đã trả lời được hưởng các ưu đãi về hỗ trợ thông tin. Chứng tỏ vai trò quản lý của chính quyền tỉnh và thành phố Huế, cũng như các sở, ngành, phòng, ban đã kịp thời hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu thông tin đối với doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với 59,37% DNTN, 50% CTTNHH, 41,66% CTCP được hỏi đã trả lời được hưởng ưu đãi trong giải phóng mặt bằng. Đây là con số khá cao, thể hiện sự quan tâm của chính quyền thành phố Huế trong việc quan tâm, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp sớm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó, đặc biệt là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch ở cụm công nghiệp An Hòa đã thu hút 42 doanh nghiệp; đồng thời, đã quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tại điều kiện cho doanh nghiệp thuê đất, mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh.
Trong số các doanh nghiệp khu vực KTTN trả lời đã được hưởng ưu đãi về thủ tục vay vốn thuận lợi: có 46,87% DNTN, 37,50% CTTNHH, 41,66% CTCP trả lời đã được hưởng ưu đãi này. Qua điều tra cho thấy, đây là vấn đề còn nhiều khúc mắc, tỷ lệ giải quyết hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp không đồng đều. Điều này chứng tỏ việc vay vốn ngân hàng, tiếp cận các nguồn vốn tín dụng và Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh còn khó khăn; nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân, CTTNHH không xây dựng phương án sản xuất kinh doanh rõ ràng, tài sản thế chấp hạn chế đã không đủ điều kiện để vay vốn tín dụng ưu đãi, làm mất cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh.
Có trên 83% các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN được hỏi cho rằng thủ tục đăng ký kinh doanh là thuận lợi và nhanh gọn. Nhiều doanh nghiệp cho rằng việc thành phố Huế thành lập bộ phận một cửa, đăng ký kinh doanh qua mạng, công khai, minh bạch các thủ tục và kịp thời giải quyết các vướng mắc… đã giúp các
doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tiếp cận thông tin thuận lợi và nhanh… Đây là vấn đề quan trọng mà tỉnh và thành phố Huế đã nỗ lực nhiều năm nay nhằm cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng bộ máy chính quyền phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp.
Bảng 2.23: Mức độ quan trọng các chính sách ưu đãi doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế
Mức độ quan trọng các chính DNTN CTTNHH CTCP
Số DN | % | Số DN | % | Số DN | % |
Ưu đãi về thuế 9 | 28,2 | 17 | 30,35 | 4 | 33,33 |
Ưu đãi về hỗ trợ về thông tin 5 | 15,62 | 8 | 14,28 | 2 | 16,66 |
Ưu đãi về giải phóng mặt bằng 32 | 100 | 47 | 83,92 | 8 | 66,66 |
Ưu đãi thủ tục vay vốn thuận 32 | 100 | 56 | 100 | 12 | 100 |
Thủ tục đăng ký kinh doanh 8 | 25 | 18 | 32,14 | 3 | 25 |
sách ưu đãi
lợi, nhanh gọn
đơn giản, thuận lợi
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Theo mẫu kết quả điều tra cho thấy, các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN trả lời, chính sách thủ tục vay vốn nhanh gọn, thuận lợi là quan trọng nhất, chiếm tuyệt đối 100%. Ngoài ra, chính sách về mặt bằng sản xuất kinh doanh được các doanh nghiệp rất quan tâm, chiếm 87% doanh nghiệp khu vực KTTN được điều tra. Đây chính là căn cứ quan trọng để lãnh đạo thành phố Huế và tỉnh xây dựng, ban hành các chính sách hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp khu vực KTTN phù hợp hơn trong những năm sắp tới.
Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi về thuế cũng được các doanh nghiệp khu vực KTTN trả lời là quan trọng, với tỷ lệ gần 30% các doanh nghiệp, điều này cho thấy, chính sách về thuế trên địa bàn tỉnh và thành phố Huế cần có chính sách cụ thể hơn, rõ ràng và ưu tiên hơn nữa để các doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng trong sản xuất kinh doanh, giảm bớt các khoản thuế tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và các khoản thuế khác để giảm chi phí cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất.
Bảng 2.24: Chính quyền địa phương đã hỗ trợ gì cho doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế theo mẫu điều tra
DNTN CTTNHH CTCP
Số DN | % | Số DN | % | Số DN | % | |
Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật | 26 | 81,25 | 28 | 50 | 6 | 50 |
Đào tạo, tuyển dụng lao động | 22 | 68,75 | 43 | 76,78 | 5 | 41,66 |
Thủ tục hành chính nhanh gọn | 15 | 46,87 | 23 | 41,07 | 4 | 33,33 |
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Huế đã quan tâm và tổ chức nhiều hoạt động để hỗ trợ cho doanh nghiệp khu vực KTTN, trong đó, đáng chú ý là phối hợp với Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh, Hội doanh nhân tỉnh để tổ chức các hoạt động: hỗ trợ tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật bình quân chiếm 60%; đào tạo và tuyển dụng cho các doanh nghiệp, bình quân chiếm hơn 62% mẫu điều tra được hỗ trợ chính sách này. Ngoài ra, việc xây dựng, sửa đổi quy trình và cắt giảm bớt thủ tục hành chính nhằm hỗ trợ về thủ tục hành chính nhanh gọn cho doanh nghiệp rất được doanh nghiệp và chính quyền thành phố Huế quan tâm.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Qua phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế, cho thấy, đa số doanh nghiệp ở thành phố Huế của yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ; tập trung chủ yếu vào loại hình CTTNHH với số lượng lớn và chủ yếu kinh doanh lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch; sử dụng chủ yếu là lao động chân tay, trình độ ứng dụng khoa học, kỹ thuật còn thấp; thu nhập của người lao động chưa cao. Tỷ suất lợi nhuận và năng suất lao động chưa cao; hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế còn gặp những rào cản, hạn chế sau:
- Cải cách hành chính đã có nhiều cải tiến nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa đồng bộ giữa các cơ quan, ban, ngành. Ông Phan Thiên Định - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vẫn chưa được xếp ở
nhóm rất tốt hoặc tốt (đang nằm ở nhóm khá), năm 2016 đứng thứ 23/63 tỉnh/thành phố, năm 2017 đứng thứ 29/63 tỉnh/thành phố; trong đó: chỉ số chi phí không chính thức, các chỉ số tiếp cận đất đai, chi phí về thời gian thực hiện các quy định, tính năng động và tiên phong,... nằm ở nhóm cuối. Đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ chưa tận tâm với công việc, vẫn còn tình trạng vòi vĩnh, gây khó khăn; công tác giải phóng mặt bằng chậm và công khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp còn chậm.
- Khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế và khó khăn. Với vốn chủ sở hữu hạn chế, khả năng tiếp cận vốn vay khó khăn do không có tài sản thế chấp,… làm cho các doanh nghiệp KTTN gặp nhiều trở ngại trong việc đầu tư mở rộng, đổi mới thiết bị công nghệ, dẫn đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp; doanh thu, khả năng sinh lời thiếu tính ổn định; uy tín trên thị trường thấp; số doanh nghiệp thua lỗ, ngừng hoạt động, giải thể chiếm tỉ lệ lớn.
Bảng 2.25: Những khó khăn của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN
ở thành phố Huế được điều tra
Số DN | % | Số DN | % | Số DN | % |
Vốn sản xuất kinh doanh 22 | 68,75 | 28 | 50 | 8 | 66,6 |
Mặt bằng sản xuất kinh doanh 0 | 0 | 8 | 14,3 | 3 | 25 |
Máy móc thiết bị lạc hậu 28 | 87,5 | 45 | 80,3 | 9 | 75 |
Tìm kiếm thị trường tiêu thụ SP 13 | 40,6 | 14 | 25 | 3 | 25 |
Quan hệ với Cơ quan quản lý 0 | 0 | 6 | 10,7 | 1 | 8,3 |
Kinh tế tư nhân chưa được coi 12 | 37,5 | 35 | 62,5 | 8 | 66,6 |
Đội ngũ CBQL, lãnh đạo chưa 10 | 31,25 | 22 | 39,3 | 5 | 41,7 |
Diễn giải
DNTN CTTNHH CTCP
địa phương
bình đẳng
đáp ứng được trình độ
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Qua kết quả mẫu điều tra về những khó khăn mà các doanh nghiệp này gặp phải, cho thấy: bình quân chung có 58% các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN thiếu vốn sản xuất, trong đó, cao nhất là các DNTN với 68,75%, tiếp đến là CTCP
với 66,6% và thấp nhất là CTTNHH với 50%. Phần lớn các doanh nghiệp cho rằng, việc tiếp cận nguồn vốn còn khó khăn, mặc dù tỉnh đã có Quỹ bảo lãnh tính dụng và đầu tư phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng nguồn vốn này nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận, nguyên nhân là do nhiều chủ thể KTTN chưa chủ động xây dựng phương án, dự án vay hay mục đích sử dụng vốn vay chưa hợp lệ, không có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản bảo đảm nhưng không đủ cho khoản vay... tất cả những điều này làm cho khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp khu vực KTTN trên địa bàn thành phố Huế còn hạn chế. Đây chính là vấn đề đánh quan tâm của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc nghiên cứu các chính sách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong thời gian tới.
- Việc mở rộng mặt bằng kinh doanh vẫn còn khó khăn. Những năm qua, tỉnh và thành phố Huế đã quan tâm về giải phóng mặt bằng sạch, tạo quỹ đất để các doanh nghiệp mở rộng quy mô, phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là ở cụm công nghiệp An Hòa, nhờ vậy mà qua kết quả điều tra, hiện chỉ còn 25% CTCP và 14,3% CTTNHH được điều tra cho rằng còn khó khăn về mặt bằng sản xuất kinh doanh. Đây chính là gợi ý cho việc tiếp tục ban hành các chính sách hỗ trợ về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp khu vực KTTN ở thành phố Huế.
- Nhiều doanh nghiệp còn sử dụng máy móc, thiết bị lạc hậu. Máy móc thiết bị có vai trò rất quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp; hiện nay, chúng ta đang bươc vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều doanh nghiệp đã ý thức được việc càn phải đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy vậy, đối với doanh nghiệp tư nhân được điều tra ở thành phố Huế cho thấy phần lớn hiện nay trên 75% còn sử dụng thiết bị máy móc lạc hậu trong sản xuất kinh doanh; đầu tư đổi mới công nghệ của khu vực KTTN còn hạn chế, dẫn đến trình độ công nghệ của các doanh nghiệp KTTN ở thành phố Huế và trên địa bàn tỉnh phần lớn ở mức thấp, hoạt động đổi mới công nghệ - thiết bị trong doanh nghiệp diễn ra chậm; số lượng doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến chưa nhiều; nhiều sản phẩm, dịch vụ chưa được bảo hộ sở hữu trí tuệ, chưa có bao bì nhãn