Doanh Thu Của Các Doanh Nghiệp Kttn Giai Đoạn 2013-2017

CTCP với 261 doanh nghiệp năm 2017, nhưng có tổng doanh thu đạt 29.201.437 triệu đồng. Các DNTN với 676 doanh nghiệp năm 2017 nhưng có tổng doanh thu đạt 23.753.870 triệu đồng.

Qua bảng số liệu 2.15 cho thấy, doanh thu của CTTNHH tăng dần qua hằng năm, tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước, giao động từ 6% - 10%, riêng năm 2015, tăng đến 41,8% so với năm 2014. Đối với các CTCP, doanh thu tăng qua hằng năm, với tốc độ tăng khá cao, trên 13,38%, đặc biệt là năm 2016 tăng 35,36% so với năm 2015 và năm 2017 tăng 22,96% so với năm 2016. Các DNTN có doanh thu tăng tương đối khá cao, tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu năm sau so với năm trước có xu hướng giảm và không ổn định, đặc biệt, năm 2016 giảm 11,32% so với năm 2015 và bắt đầu tăng trở lại từ năm 2017 với 1,17% so với năm 2016. Để thấy rõ hơn sự gia tăng của doanh thu ta xem xét biểu đồ hình 2.4.


ĐVT: Triệu đồng


12.000.000

10.000.000

8.000.000

6.000.000

4.000.000

2.000.000


Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015Năm 2016 Năm 2017


DNTN CTTNHH CTCP

Hình 2.4: Doanh thu của các doanh nghiệp KTTN giai đoạn 2013-2017

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế)

Như vậy, qua phân tích doanh thu của doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế, cho thấy loại hình CTTNHH và CTCP là hai loại hình doanh nghiệp có doanh thu ổn định và tăng trưởng đều qua hằng năm, chứng tỏ đây là hai loại hình doanh nghiệp được các chủ doanh nghiệp quan tâm đầu tư, thành lập và lựa chọn để phát triển sản xuất kinh doanh; tuy vậy, loại hình DNTN với số lượng khá nhiều, nhưng tốc độ tăng doanh thu chưa cao, thậm chí giảm trong những năm

2013, 2014, nhưng đây cũng là loại hình doanh nghiệp có doanh thu hằng năm khá cao, vì vậy, thành phố Huế cần tập trung thu hút, tạo điều kiện phát triển trong thời gian tới.

- Lợi nhuận: Lợi nhuận của doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế còn thấp, trong ba loại hình doanh nghiệp thì tổng lợi nhuận của các CTCP là cao nhất, với 391.984 triệu đồng, chiếm 56,86% trong toàn bộ tổng lợi nhuận của doanh nghiệp khu vực KTTN. Các CTTNHH với số lượng doanh nghiệp khá nhiều, nhưng tổng lợi nhuận đạt 186.583 triệu đồng và lợi nhuận tăng đều qua hằng năm, giao động từ 8% - 13%, đặc biệt năm 2015 tăng 34,9% so với năm 2014. Các DNTN có tổng lợi nhuận đạt 110.801 triệu đồng, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng qua hằng năm không ổn định, phụ thuộc vào doanh thu của doanh nghiệp, có thời điểm lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, năm 2015 tăng 25,92% so với năm 2014, nhưng năm 2016 lại giảm 11,02% so với năm 2015 và tăng trở lại trong năm 2017 với 9,02%. Để thấy rõ hơn sự gia tăng của lợi nhuận ta xem xét biểu đồ hình 2.5.


ĐVT: Triệu đồng


12.000.000

10.000.000

8.000.000

6.000.000

4.000.000

2.000.000


Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

DNTN

CTTNHH

CTCP


Hình 2.5: Lợi nhuận của các doanh nghiệp KTTN giai đoạn 2013-2017

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế)

Nhìn vào lợi nhuận của ba loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế, cho thấy các CTCP là có lợi nhuận cao và tốc độ tăng trưởng ổn định nhất, tiếp đến là các CTTNHH và DNTN. Tuy nhiên, các CTCP với số lượng doanh nghiệp không nhiều, nhưng tổng lợi nhuận chiếm gần 60% tổng lợi nhuận của loại hình CTTNHH, do vậy, chúng ta có thể thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của các CTCP là khá cao và đóng góp khá quan trọng trong nền kinh tế thành phố Huế. Vì vậy, thành phố Huế cần phải có chính sách để tạo động lực, khuyến khích phát triển mạnh mẽ loại hình doanh nghiệp này và các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN khác, để KTTN thực sự là động lực phát triển của thành phố Huế.

- Xét riêng năm 2017:

Bảng 2.16: Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thuộc khu vưc

KTTN ở thành phố Huế năm 2017

Loại hình


doanh nghiệp


Số lượng doanh nghiệp

DN

2.139

676

1.202

261

Số lao động

Lao động

33.067

5.398

14.658

13.011

Doanh thu thuần

Tr.đồng

23.723.160

4.748.875

10.250.736

8.723.549

Lợi nhuận

Tr.đồng

175.391

23.891

48.255

103.245

LN/LĐ

Tr.đồng

5,304

4,426

3,292

7,935

Tỷ suất LN/DT

%

0,739

0,50

0,47

1,18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế - 10

ĐVT Tổng cộng DNTN CTTNHH CTCP


Với mức tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN khá thấp, đạt bình quân 0,739%. Như vậy, chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN khá lớn. Điều này phản ánh đúng năng lực và thực trạng của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN chủ yếu là những DN nhỏ và siêu nhỏ, đây là những doanh nghiệp chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, trình độ ứng dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Một lao động chỉ đóng góp khoảng 5,3 triệu đồng vào mức lợi nhuận của doanh nghiệp, điều này chứng tỏ năng suất lao động trong khu vực kinh tế này còn rất thấp. Tỷ suất lợi nhận và năng suất lao động không cao, điều đó cho thấy hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

2.2.5. Đóng góp của khu vực KTTN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Huế

2.2.5.1. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sau khi có Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX), tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng việc phát triển KTTN và KTTN đã có nhiều đóng góp cho kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 2016, khu vực doanh nghiệp đóng góp ngân sách nhà nước đạt 3.298 tỷ đồng, chiếm 59,92% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. Trong đó, doanh nghiệp KTTN đóng góp 940.393 tỷ đồng, chiếm 17,09% tổng thu ngân sách (doanh nghiệp FDI đóng góp 1.834.758 tỷ đồng, chiếm 33,33% và doanh nghiệp khu vực nhà nước đóng góp 523.162 tỷ đồng, chiếm 9,50%) [21].

Thông qua bảng số liệu 2.17 cho thấy, tổng giá trị sản xuất khu vực kinh tế tư nhân thành phố Huế năm 2013 đạt 18.183.753 triệu đồng, tăng lên 21.953.481 triệu đồng năm 2014 và tăng lên đạt 26.664.771 triệu đồng năm 2017. Trong đó, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành dịch vụ ở thành phố Huế vẫn cao nhất, tiếp đó là ngành công nghiệp - xây dựng và thấp nhất là ngành nông - lâm - ngư nghiệp.

Bảng 2.17: Cơ cấu giá trị sản xuất khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Huế phân theo ngành nghề

Cơ cấu kinh tế

theo ngành

1. Giá trị sản

ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017


xuất (giá so Triệu đồng

sánh 2010)

18.183.753

20.146.932

21.953.481

24.168.912

26.664.771

Công nghiệp -

Xây dựng Triệu đồng


6.699.469


7.041.766


7.555.544


7.981.310


8.809.616

Dịch vụ Triệu đồng

11.335.094

12.959.985

14.246.688

16.026.712

17.692.620

ngư nghiệp Triệu đồng

149.190

145.181

151.249

160.890

162.535

2. Tốc độ tăng

trưởng kinh tế

Công nghiệp - Xây dựng

%

%

110,71


108,31

110,8


105,11

108,97


107,3

110,09


105,64

110,33


110,38

Dịch vụ

Nông - lâm -

ngư nghiệp

%

%

112,34


99,3

114,34


97,31

109,93


104,18

112,49


106,37

110,39


101,02

Nông - lâm -


(Nguồn: Cục thông kê tỉnh Thừa Thiên Huế)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố Huế qua các năm có sự thay đổi rõ rệt. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố Huế đạt 10,71%, giảm còn 8,97% vào năm 2014, và tăng lên 10,33% năm 2017. Có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Huế là khá cao, trong đó có vai trò chủ yếu của các ngành kinh tế chủ lực của thành phố Huế. Xét theo các ngành, ngành dịch vụ là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất trong 3 ngành kinh tế ở thành phố Huế. Cùng với đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, các doanh nghiệp khu vực KTTN còn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn thành phố Huế.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng du lịch, dịch vụ, thương

mại, chiếm 67,5% năm 2013 và tăng lên 72,6% năm 2017; các lĩnh vực công nghiệp

- xây dựng và nông nghiệp giảm dần, từ 31,4% năm 2013 giảm còn 26,48% và nông nghiệp từ 1,1% giảm còn 0,92%. Như vậy, có thể thấy, du lịch, dịch vụ, thương mại chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu kinh tế ở thành phố Huế và có tốc độ phát triển nhanh. Từ đây, có thể khẳng định rằng, thành phố Huế là trung tâm du lịch, dịch vụ, thương mại của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngoài ra, thành phố Huế là trung tâm kinh tế của tỉnh, với các lĩnh vực kinh tế trọng tâm là du lịch, dịch vụ, thương mại và công nghiệp, vì vậy, cần xem xét vai trò quan trọng trong đóng góp của khu vực này đối với phát triển kinh tế ở thành phố Huế.

* Đóng góp khu vực hàng hóa, dịch vụ của khu vực kinh tế tư nhân

Huế là thành phố du lịch, vì vậy tổng mức bán lẻ hàng hóa của thành phố Huế rất được chú trọng. Qua bảng số liệu 2.18 cho thấy:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ, doanh thu lưu trú ăn uống của thành phố Huế và của khu vực kinh tế tư nhân có sự tăng trưởng mạnh qua các năm 2013 - 2017. Năm 2013, thành phố Huế có mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 17.809.940 triệu đồng, trong đó khu vực kinh tế tư nhân đạt tới 16.012.891 triệu đồng, chiếm 89,91%. Năm 2017, tổng mức bán lẻ và doanh thu lưu trú, ăn uống của thành phố Huế đạt 24.202.523 triệu đồng, trong đó, khu vực kinh tế tư nhân đạt 21.856.449 triệu đồng, chiếm 90,31%. Điều này chứng tỏ sự phát triển và vai trò ngày càng gia tăng của khu vực kinh tế tư nhân trong cơ cấu kinh tế thành phố Huế.

Bảng 2.18: Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống

của khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Huế

(ĐVT: Triệu đồng)


Tổng giá trị bán lẻ hàng hóa dịch vụ (theo giá hiện hành)

Năm


Khu vực kinh tế tư nhân


Giá trị

Tỷ lệ (%)

2013

17.809.940

16.012.891

89,91

2014

20.106.500

18.467.922

91,85

2015

20.883.843

18.178.733

87,05

2016

22.716.614

20.574.874

90,57

2017

24.202.523

21.856.449

90,31

Tốc độ PTBQ (%)

7,969

8,088


Tổng số


(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế)

So sánh tốc độ phát triển bình quân ta thấy, tổng mức bản lẻ bình quân trên điạ bàn thành phố Huế giai đoạn 2013 - 2017 đạt mức 7,969%, trong khi đó tổng mức bán lẻ của khu vực kinh tế tư nhân có mức tăng trưởng bình quân lên tới 8,088%. Khẳng định một lần nữa vai trò đóng góp quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế thành phố Huế, nhất là trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.

* Đóng góp của sản xuất công nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân

Kết quả sản xuất công nghiệp phản ảnh tổng giá trị sản xuất công nghiệp mà một doanh nghiệp hay một ngành, một khu vực… tạo ra trong kỳ kinh doanh. Xét giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Huế giai đoạn 2013 - 2017:

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Huế có sự tăng trưởng trong giai đoạn vừa qua. Cụ thể, năm 2013, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân đạt 2.619.277 triệu đồng, chiếm 60,65% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Huế. Đến năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân tăng lên 2.867.305 triệu

đồng, chiếm 61,14% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Năm 2017, giá trị này tăng lên đạt 3.825.654 triệu đồng, chiếm 66,76%.

Bảng 2.19: Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Huế


Năm

(ĐVT: Triệu đồng)

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (theo giá so sánh 2010)


Khu vực kinh tế tư nhân

Tổng số

Giá trị Tỷ lệ (%)


2013

4.318.786

2.619.277

60,65

2014

4.689.414

2.867.305

61,14

2015

4.998.650

2.992.359

59,86

2016

5.585.616

3.502.181

62,70

2017

5.730.256

3.825.654

66,76

Tốc độ

PTBQ (%)


7,326


9,934


(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế)

Tốc độ phát triển chung của giá trị sản xuất công nghiệp ở thành phố Huế đạt 7,326%, còn khu vực kinh tế tư nhân có tốc độ phát triển cao hơn, đạt 9,934%.

Như vậy, mặc dù mức tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân chưa cao, tuy nhiên, khu vực này đã có sự tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của toàn thành phố Huế. Ngoài ra, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực này vẫn chiếm trên 50%, chứng tỏ vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.2.5.2. Đóng góp vào nguồn thu ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Đánh giá tình hình nộp ngân sách của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư

nhân, được thể hiện tại bảng số liệu 2.20:

Bảng 2.20: Tình hình nộp ngân sách của doanh nghiệp thuộc

khu vực KTTN ở thành phố Huế

(ĐVT: Triệu đồng)


2013

2014

2015

2016

2017

PTBQ (%)

1. DNTN

80.043

80.863

81.692

82.529

85.221

1,579

- % so với tổng số

13,47

13,34

13,15

13,15

13,15


Bình quân 1 đơn vị

98

105

116

122

126


3. CTTNHH

244.051

249.303

255.959

258.582

267.015

2,274

- % so với tổng số

41,07

41,13

41,22

41,22

41,22


Bình quân 1 đơn vị

223

247

238

215

222


4. CTCP

270.186

276.000

283.369

286.272

295.608

2,274

- % so với tổng số

45,46

45,53

45,63

45,63

45,63


Bình quân 1 đơn vị

898

896

935

1.072

1.133


Tổng số

594.280

606.166

621.020

627.383

647.844

2,181

Diễn giải

Nộp ngân sách qua các năm

Tốc độ


(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế)


Tình hình nộp ngân sách của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Huế các năm vừa qua có sự thay đổi rõ nét. Năm 2013, doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân nộp ngân sách 594.280 triệu đồng, tăng lên đạt 606.166 triệu đồng năm 2014, và đạt 647.844 triệu đồng năm 2017. Trong đó, các CTCP có số nộp ngân sách nhà nước cao nhất trong 3 loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, với số nộp ngân sách năm 2017 đạt 295.608 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 45,63% tổng nộp ngân sách của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân. Tiếp đó là các CTTNHH với số nộp ngân sách năm 2017 đạt 267.015 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 41,22% tổng nộp ngân sách của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân. Các DNTN có số nộp ngân sách chiếm tỷ trọng thấp nhất, chỉ chiếm 13,15%.

Bình quân 1 DNTN năm 2017 nộp ngân sách 126 triệu đồng/DN, các CTTNHH có số nộp ngân sách bình quân 222 triệu đồng/công ty, các CTCP có số nộp ngân sách bình quân cao nhất, đạt 1.133 triệu đồng/công ty.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 20/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí