Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai - 17


+ Mở tour du lịch thăm các bản có nhà mái ngói đất nung: Trong xã Bản Mế có nhiều nhà mái ngói đất nung màu đỏ và đen. Kỹ thuật sản xuất loại ngói bán nguyệt này được người Nùng sử dụng từ lâu. (dinh Hoàng A Tưởng tại Bắc Hà cũng được lợp ngói này). Các bản có mái ngói truyền thống có sức thu hút khách du lịch đặc biệt của tỉnh. Hơn nữa, các giai đoạn sản xuất ngói thủ công này có thể trở thành một trong những yếu tố để du khách tới thăm. Các bản ngói Rakou là một trong những điểm hiếm hoi ở miền núi Việt Nam còn có các nhóm dân tộc thành thạo kỹ thuật tổ tiên truyền lại và ít tốn kém này.

+ Thăm chợ dân tộc vùng cao : chợ Cán Cấu (thứ Bảy, từ 6 - 13 giờ), chợ Si Ma Cai (thứ Bảy, từ 6 - 13 giờ) các nhóm người Mông khác từ khắp các bản kéo đến chợ để bán nông sản và mua vải sợi may mặc hoặc các nông cụ và đồ bếp. Ở đây cũng có nhiều sản phẩm thủ công như là đồ mây tre đan rất hiếm có ở Bắc Hà. Đó là sắc thái riêng hấp dẫn khách cần tập trung khai thác trong thời gian tới.

- Huyện Mường Khương:

+ Có thể tổ chức tuyến du lịch một ngày thăm các bản Dì Thàng, Tả Chu Phùng của người Pa Dí - xã Tung Chung Phố, một giờ đi bộ từ Mường Khương theo một hành trình có phong cảnh đẹp, dễ dàng trở thành một trong những thắng cảnh thăm quan trong ngày theo kiểu trekking cho du khách nghỉ tại Mường Khương. Cần tổ chức du khách thành nhóm nhỏ, cũng như tổ chức các hoạt động đón tiếp và hướng dẫn khách thăm quan cho dân ở hai bản này.

+ Với khu du lịch thác và động Hàm Rồng nằm giữa lòng chảo Mường Khương dài 600 - 700m với nhiều nhũ đá kỳ thú, thác nước chảy ra từ trong lòng động, đổ xuống thung lũng bản Vang Leng ở độ cao hàng trăm mét. Cách thác Hàm Rồng 2 km là thôn Vang Leng có nhiều nhà lợp ngói đất nung bán nguyệt, ngoài ngói lợp, các dầm mái và kiến trúc nhà truyền thống người Nùng cũng vẫn còn được bảo quản tốt. Cần xây dựng quy hoạch phát triển cho khu du lịch gồm quy hoạch hang động, quy hoạch thác nước và các bản dân tộc Nùng liền kề. Khu du lịch này gắn với chợ Mường Khương, Pha Long (với các dân tộc Mông, Pa Dí, Thu Lao, Phù Lá, Tu Dí. Mỗi nhóm có trang phục truyền thống đặc biệt mặc hàng ngày,


trang sức độc đáo, cách đóng ngựa…) sẽ là điểm sáng du lịch mới trên bản đồ du lịch Lào Cai

- Huyện Bát Xát:

+ Động Mường Vi (danh thắng quốc gia đã được xếp hạng): Cần có dự án khai thác phục vụ khách, các giải pháp về lối vào, ánh sáng trong động cần có nhà chuyên môn tránh được ảnh hưởng của suối ngầm trong lòng động, đồng thời cần có quy chế quản lý khai thác chặt chẽ để hạn chế ảnh hưởng của khách thăm quan đến tuổi thọ của nhũ đá.

+ Làng văn hoá du lịch dân tộc Hà Nhì - Ý Tý. Cần bảo vệ rừng và kiến trúc đặc sắc của kiểu nhà trình tường của người dân tộc Hà Nhì - nét nổi bật của Ý Tý. Sự quyến rũ của bình nguyên Ý Tý ở độ cao 2000m, khí hậu mát mẻ được đánh giá cao, nên cần thiết đầu tư xây dựng điểm du lịch này.

+ Chợ Mường Hum (họp vào các ngày Chủ nhật từ 6 giờ đến 13 giờ) là nơi gặp gỡ của các dân tộc miền núi và bán sản phẩm đặc sản như thảo quả, các loại gia vị và cây thuốc lấy từ rừng. Sự cần thiết tổ chức các hoạt động của chợ, nếu không hành động kịp thời nó mất đi rất nhanh nguồn lợi của du lịch. Nhiều gia đình người Dao ở bản Phiềng Láo - Mường Hum làm đồ trang sức bằng bạc rất tinh sảo, cần tổ chức và giữ gìn cách sản xuất của điạ phương, và đào tạo lớp trẻ về những kỹ thuật truyền thống.

- Huyện Văn Bàn: Các xã Liêm Phú và Nậm Tha. Hai xã này có ranh giới với huyện Mù Căng Chải (Yên Bái) còn một lượng lớn rừng phủ xanh. Đây cũng là một nơi trồng được nhiều thảo quả, và gỗ rừng ở đây đẹp nhất tỉnh. Ở đây cũng có thác lớn, có nhiều bản Tày, Xa Phó, Mông, Dao nằm trong vùng còn giữ được nghề thủ công thu hút được loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hoá, nên cần xem xét tổ chức các chuyến trekking trong khu vực này.

- Thành phố Lào Cai: Dựa trên các tiềm năng du lịch tại thành phố Lào Cai thì có thể phát triển các loại hình du lịch sau: Du lịch văn hoá, du lịch - vui chơi giải trí và du lịch thương mại.

+ Phát triển du lịch văn hoá, đô thị và vui chơi giải trí: Di tích lịch sử (khu đền Thượng), bảo tàng văn hoá các dân tộc, khu vui chơi giải trí (các loại hình công viên


văn hoá, thể thao), thăm quan các điểm đô thị, khu kinh tế, công nghiệp và các trung tâm thương mại... nhằm thu hút khách du lịch nội địa và một phần khách quốc tế.

+ Phát triển khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng tại suối nước nóng Cam Đường. Đây là tiềm năng du lịch quý giá cần xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng để khai thác sử dụng suối nước nóng phục vụ cho du lịch, góp phần đa dạng hoá các hoạt động nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách tại Lào Cai.

Để hiên

thưc

hóa những hướng phát triển nêu trên cần có giải pháp triêṭ để tư

phía Nhà nước . Trước hết cần ho àn thiện cơ chế , chính sách theo hướng khuyến

khích phát triển , tăng cường hơp

tác giữa khu vưc

công và khu vưc

tư nhân , phân

cấp maṇ h về cơ sở , khai thác tốt tính chủ đôṇ g , năng đôṇ g của doanh nghiêp

, côṇ g

đồng và vai trò kết nối của hôi

nghề nghiêp

; tăng cường kiểm soát chất lươn

g , bảo

vê ̣và tôn vinh thương hiêu

; huy đôṇ g tối đa nguồn lưc

về tài nguyên , tri thứ c, tài

chính trong và ngoài nước , tăng cường hơp tać quốc tế và ứ ng duṇ g khoa h ọc công

nghê,̣ đăc

biêṭ là trong phát triển thương hiêu

và xúc tiến quảng bá . Về tổ chứ c quản

lý cần có giải pháp tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý ở mỗi cấp và liên

ngành, liên vùng, nâng cao nhân thứ c , đâỷ maṇ h hoạt động xúc tiến quốc gia ; hình

thành những tập đoàn, tổng công ty du lic̣ h có tiềm lưc

maṇ h, thương hiêu

nổi bâṭ.

Việc xác định mục tiêu và chiến lược phát triển đúng, đề ra giải pháp và tổ chức triển khai thực hiện hợp lý, có hiệu quả, cùng với sự đầu tư đồng bộ thì du lịch Lào Cai sẽ có bước phát triển đột phá, thu hút được nhiều hơn lượng khách du lịch với chất lượng, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu cho ngân sách, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.


Phụ lục 2. Tóm tắt các đề xuất cho phát triển kinh tế du lịch Lào Cai giai đoạn 2010 - 2015


1. Thông tin tuyên truyền về vệ sinh đô thị, bảo vệ tự nhiên và xử lý chất thải

2. Xây dựng điểm đỗ xe trên đường Lào Cai - Sa Pa - Bắc Hà

3. Nâng cấp đường Sa Pa - Bản Hồ, đường Sa Pa – Bản Xèo

4. Mua xe cứu thương, tuyển dụng bác sỹ cấp cứu nói tiếng Anh cho Sa Pa

5. Thường xuyên kiểm soát chất lượng các cơ sở lưu trú, phục vụ ăn uống

6. Đào tạo nghề nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, ưu tiên đào tạo nhân sự du lịch là người các thôn bản

7. Phát triển làng thủ công Cát Cát, xây dựng hợp tác xã mua bán các sản phẩm thủ công trong các bản

8. Soạn thảo và sớm thực thi quy chế đô thị cho các nơi có nguồn lợi du lịch và văn hoá

10. Xây dựng nhà nghỉ tại Ý Tý và Mường Hum

11. Sớm triển khai xây dựng công viên giải trí tại khu đô thị mới Lào Cai – Cam Đường

12. Sớm xây dựng nơi hạ cánh cho máy bay trực thăng tại Sa Pa

13. Nâng cấp đường Mường Hum - Ý Tý - A Lù - A Mú Sung - Nậm Chạc - Trịnh Tường - Cốc Mỳ

14. Xây dựng đường Mường Khương - Cao Sơn - Cốc Ly; Cải tạo, nâng cấp đường Si Ma Cai - Pha Long - Mường Khương

15. Hiện đại hoá trang thiết bị bộ phận cấp cứu cho bệnh viện huyện Sa Pa

16. Xây dựng khách sạn tại khu vực suối nước nóng Cam Đường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai - 17

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí