Chấm Dứt Chính Sách Tín Dụng Xuất Khẩu Của Nhà Nước


mạnh dạn đổi mới mô hình thực hiện Chính sách TDXK của Nhà nước như cách làm của một vài nước như Mỹ, Trung quốc, Nhật Bản, Hàn quốc. Theo đó, ngoài Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Chính phủ sẽ giao thêm nhiệm vụ thực hiện Chinh sách TDXK của Nhà nước cho một số ngân hàng thương mại có kinh nghiệm trong tài trợ xuất nhập khẩu như VietcomBank, VietinBank, BIDV, EximBank. Làm được như vậy sẽ có tác dụng tích cực như sau:

Đổi mới mô hình sẽ phát huy được kinh nghiệm và thế mạnh của các NHTM, nhờ đó doanh số và mức dư nợ TDXK của nhà nước sẽ gia tăng đáng kể.

Các NHTM tham gia thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước là những ngân hàng có mạng lưới rộng khắp, có quan hệ đại lý với hàng trăm ngân hàng trên thế giới, đồng thời là những ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế có tính chuyên nghiệp cao, do đó những NHTM này vừa theo dõi được dòng tiền để kiểm soát thu hồi nợ, vừa có biện pháp quản lý rủi ro tín dụng phù hợp. Rủi ro trong TDXK của Nhà nước sẽ giảm xuống.

Tuy nhiên, việc đổi mới mô hình thực hiện Chính sách TDXK của Nhà nước, như

nói ở trên cũng có những khó khăn, vướng mắc sau đây:

• Hoạt động của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, nếu được giao nhiệm vụ thực hiện Chính sách TDXK của Nhà nước, thì liệu có xóa nhòa ranh giới giữa hoạt động tín dụng kinh doanh với hoạt động tín dụng chính sách hay không. Những hệ lụy liệu có xảy ra có thể làm gia tăng gánh nặng của chi NSNN hay không.

• Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được áp dụng cho những nhóm mặt hàng theo quy định của Chính phủ. Khi NHTM cho vay các nhóm mặt hàng này, các DN vay vốn sẽ được hỗ trợ cấp bù lãi suất là đương nhiên, nhưng đối với NHTM cũng được hưởng một tỷ lệ “hoa hồng” nhất định, làm cho gánh nặng chi của NSNN sẽ tăng lên.

• Vì các NHTM được giao nhiệm vụ cho vay theo nhóm mặt hàng theo quy định và để được hưởng “hoa hồng” các NHTM phải thống kê, báo cáo chi tiết, ngược lại cơ quan tài chính phải kiểm tra, kiểm soát trước khi chi “hoa hồng”. Từ đó có thể phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực như thống kê báo cáo không đúng sự thật, buông lỏng trong kiểm tra kiểm soát v.v gây thiệt hại cho NSNN.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

2.4.3. Chấm dứt Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

Dựa trên quan điểm cho rằng hoạt động thương mại quốc tế hướng đến sự công bằng, tự do và không có sự can thiệp của Nhà nước. Tất cả các loại hình doanh nghiệp, bất kể DN sản xuất kinh doanh mặt hàng xuất khẩu nào cũng đều có quyền hưởng lợi Chính sách của Nhà nước về TDXK. Nếu Chính sách TDXK của Nhà nước áp dụng cho tất cả mọi đối tượng, vừa không phù hợp với các điều kiện của WTO (chỉ hỗ trợ những nhóm mặt hàng có tỷ lệ nội địa hóa cao, kèm theo những điều kiện nhất định), vửa làm gia tăng gánh nặng rất lớn cho NSNN, do đó, nên chấm dứt chính sách này để tạo bình đẳng cho các DN sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu.

Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 18

Giả thuyết này cho rằng, nếu chấm dứt Chính sách TDXK của Nhà nước tại VDB sẽ giúp VDB tập trung mọi nổ lực để thực hiện tốt hai mãng nghiệp vụ quan trọng nhất là tín dụng đầu tư và cho vay lại vốn ODA. Chấm dứt chính sách này cũng góp phần tiết kiệm cho NSNN khoản chi bù chênh lệch lãi suất hàng năm, đồng thời qua đó có thể tinh giảm nhân sự cho bộ máy hoạt động TDXK tại VDB.

Giả thuyết chấm dứt Chính sách TDXK của Nhà nước ít khả năng được chấp nhận vì lý do sau đây:

Một là, hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB đã được triển khai thực hiện đã hơn 10 năm. Lúc đầu bộ máy TDXK của Nhà nước của VDB còn nhiều lúng túng vì thiếu kinh nghiệm trong tài trợ xuất khẩu, dẫn đến rủi ro khá lớn, nhưng nay đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, hoạt động TDXK của Nhà nước dần dần đi vào nề nếp ổn định. Nếu chấm dứt chính sách này, trong giai đoạn này là hoàn toàn thiếu cơ sở và có phần thiếu trách nhiệm với nền kinh tế xã hội.

Hai là, Thế giới đang diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt về kinh tế và thương mại dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó Chính sách TDXK của Nhà nước là một trong những công cụ mang lại hiệu quả rất cao. Chính vì vậy, hiện nay không một quốc gia nào, kể cả Mỹ lại từ bỏ công cụ quan trọng này. Việt Nam đang trong quá trình phát triển, rất cần thiết phải sử dụng công cụ này để phát triển kinh tế nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu nói riêng.

Ba là, công cụ TDXK của Nhà nước không chỉ thuần túy là công cụ kinh tế, mà nó còn mang ý nghĩa chính trị xã hội rộng lớn. Thông qua công cụ TDXK của Nhà nước,


nhiều quốc gia đã gia tăng ảnh hưởng của mình đối với các nước khác thông qua chính sách tài trợ cho người nhập khẩu ở nước ngoài, làm cho nước nhận tài trợ ngày càng bị phụ thuộc vào nước tài trợ. Những nước có nền tài chính hùng mạnh hoàn toàn có thể làm được việc này, nhưng những nước khác cũng không phải không có cơ hội. Quốc gia nào cũng có chính sách của mình để mang lại lợi ích kinh tế cho chính mình !

Qua việc phân tích và lý giải 3 giả thuyết nêu trên, tác giả tin rằng giả thuyết 1 là giả thuyết tốt nhất hiện nay đối để thực thi Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Việt Nam. Ngoài ra, giả thuyết 2 cũng nên được triển khai trong nay mai để tạo hiệu ứng tốt nhất cho xuất khẩu của Việt Nam.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Sau khi giới thiệu khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam, chương 2 đi sâu phản ánh và phân tích thực trạng phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Khi phản ánh và phân tích thực trạng phát triển tín dụng xuất khẩu tại VDB, chương 2 tập trung phân tích, đánh giá tình hình phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước theo các chỉ tiêu về doanh số cho vay, mức dư nợ bình quân, chất lượng tín dụng và tình hình phát triển TDXK theo cơ cấu loại hình doanh nghiệp vay vốn, theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và theo cơ cấu thị trường để có những nhận định và đánh giá khách quan đối với tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại VDB. Từ kết quả thực tế của chương 2, kết hợp với kết quả khảo sát chuyên gia, luận án đã phân tích đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, nhưng khẳng định thành công và kết quả đạt được là đáng khích lệ và hoan nghênh.

Phần cuối của chương này trình bày và phân tích các giả thuyết nghiên cứu về Chính sách TDXK của Nhà nước tại Việt Nam để định hình cho việc đề xuất giải pháp thực hiện trong chương 3 của luận án.


CHƯƠNG 3

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA

NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

3.1.1. Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2020

3.1.1.1. Quan điểm phát triển về kinh tế xã hội

• Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược phát triển;

• Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;

• Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển;

• Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao; đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa;

• Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

3.1.1.2. Mục tiêu chiến lược và khâu đột phá

► Mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững

• Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.[55]

• Mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD.[55]


Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tỉ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30 - 35% lao động xã hội.[55]

Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35%; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5 - 3%/năm. Thực hành tiết kiệm trong sử dụng mọi nguồn lực.Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại. Tỉ lệ đô thị hoá đạt trên 45%. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.[55]

► Các khâu đột phá chiến lược

• Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính;

• Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ;

• Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.[55]

3.1.1.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại là tiền đề quan trọng thúc

đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch và điều hành phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, đồng thời thực hiện tốt chính sách xã hội. Thực hiện hệ thống cơ chế và chính sách phù hợp, đặc biệt là cơ chế, chính sách tài chính, tiền tệ nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của nền kinh tế.[55]


Chính sách tài chính quốc gia phải động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; phân phối lợi ích công bằng.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, cơ chế quản lý giá, pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, bảo vệ người tiêu dùng, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công. Thực hiện cân đối ngân sách tích cực, bảo đảm tỉ lệ tích luỹ hợp lý cho đầu tư phát triển; phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty. Quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài; giữ mức nợ chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn. Tăng cường vai trò giám sát ngân sách của Quốc hội.[55]

Chính sách tiền tệ phải chủ động và linh hoạt thúc đẩy tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng. Mở rộng các hình thức thanh toán qua ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt. Điều hành chính sách lãi suất, tỉ giá linh hoạt theo nguyên tắc thị trường. Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối và vàng; từng bước mở rộng phạm vi các giao dịch vốn; tăng cường kiểm tra, kiểm soát tiến tới xoá bỏ tình trạng sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam. Tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá. Kiện toàn công tác thanh tra, giám sát hoạt động tài chính, tiền tệ. [55].

3.1.2. Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020

3.1.2.1. Mục tiêu phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

● Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục củng cố và phát triển VDB là ngân hàng chính sách của Chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo hướng bền vững, hiệu quả, đảm bảo đủ năng lực để thực hiện chính sách TDĐT, TDXK của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.[53]

● Mục tiêu cụ thể

• Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2016 - 2020 bình quân khoảng 10%/năm, theo đó, quy mô tài sản của VDB đến năm 2020 đạt khoảng 500.000 tỷ đồng. Giai


đoạn sau năm 2020, tốc độ tăng trưởng tín dụng được xác định phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.[53]

• Xác định cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động của ngân hàng, có lộ trình tăng vốn chủ sở hữu nhằm đạt tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay tín dụng đầu tư, TDXK của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho phù hợp với từng giai đoạn.

▪ Nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt là công tác thẩm định, giải ngân, quản lý thu hồi nợ; xây dựng cơ chế phân loại nợ xấu phù hợp với tính chất hoạt động của VDB; xây dựng cơ chế trích lập dự phòng rủi ro và các biện pháp xử lý nợ xấu cho vay các chương trình; tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu tổng thể dưới 7% vào năm 2015, từ 4% - 5% vào năm 2020; tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2020 – 2030 ở mức dưới 3%.[53]

• Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi chính sách hỗ trợ phát triển theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, chương trình mục tiêu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định; đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ ngày một tốt hơn chính sách tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước bao gồm cả cho vay thỏa thuận đối với các đối tượng này trong những điều kiện nhất định nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và từng bước giảm cấp bù của Ngân hàng Nhà nước tiến tới tự chủ về tài chính.[53

3.1.2.2. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

► Chỉ tiêu an toàn tài chính của VDB

• Xác định quan hệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay tín dụng đầu tư, TDXK của Nhà nước. Trên cơ sở đó xây dựng lộ trình tăng vốn điều lệ của ngân hàng phù hợp (dự kiến đến năm 2020 đạt 10% tổng dư nợ tín dụng đầu tư, TDXK của Nhà nước. Vốn điều lệ tương đương mức 20.000 tỷ đồng vào năm 2015 và 30.000 tỷ đồng vào năm 2020).

• Thực hiện cơ chế lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu theo nguyên tắc phi lợi nhuận song phải đảm bảo bù đủ chi phí về vốn, chi phí hoạt động và tăng dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng của VDB.

• Áp dụng cơ chế phân loại nợ phù hợp với đặc thù hoạt động của VDB, trong đó

nghiên cứu loại trừ các khoản nợ mang tính chất Chính phủ hoạc được Chính phủ bảo

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2022