Giả Thuyết Về Chính Sách Tín Dụng Xuất Khẩu Của Nhà


chính sách TDXK của Nhà nước, họ đã chuyển sang tiếp cận vốn TDXK của các NHTM, tuy lãi suất cao hơn lãi suất của VDB nhưng thông thoáng thuận lợi và giải ngân kịp thời hơn.

• Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng là một phương thức cho vay tiên tiến, phù hợp với trình độ quản lý hiện đại của ngân hàng và khách hàng. Trong văn bản quy định hiện hành, cho phép mở rộng cho vay theo hạn mức tín dụng đối với những doanh nghiệp có năng lực và trình độ quản lý tài chính kế toán tốt, có quan hệ thường xuyên với VDB. Điều này đã được thực hiện, nhưng một số doanh nghiệp mới xác lập quan hệ với VDB tuy tình hình tài chính của doanh nghiệp này tốt, quản lý tài chính kế toán nề nếp vẫn chưa được vay theo hạn mức mà chỉ được vay từng lần. Như vậy trong xét duyệt cho vay theo kế hoạch có phần cứng nhắc, chưa thu hút khách hàng, có nguy cơ khách hàng sẽ tìm ngân hàng khác để vay vốn. Do đó, cần quan tâm và đặt lợi ích khách hàng trong tổng thể lợi ích chung của nền kinh tế thì có thể thu hút thêm những khách hàng tiềm năng và góp phần gia tăng dư nợ TDXK trong giai đoạn hiện nay.

• Công tác đánh giá xếp hạng tín nhiệm khách hàng tuy có đổi mới, nhưng cơ bản vẫn mang tính chủ quan do các tiêu chí và chỉ tiêu không dựa trên số liệu thực tế tin cậy do việc tập hợp số liệu thông tin về từng ngành hàng xuất khẩu chưa đầy đủ. Các chỉ tiêu tài chính trong từng ngành hàng xuất khẩu hiện nay cũng chưa có đủ thông tin để đưa ra con số bình quân ngành làm cơ sở so sánh xếp hạng.

• Công tác theo dõi, quản lý và thu hồi nợ chưa theo kế hoạch trên cơ sở dòng tiền của doanh nghiệp vay vốn. Việc theo dõi và thu hồi nợ chủ yếu dựa vào thiện chí của doanh nghiệp vay vốn. Lý do là VDB chưa triển khai thực hiện các nghiệp vụ giao dịch quốc tế, bộ phận thanh toán quốc tế chưa đi vào hoạt động, do đây là phần nghiệp vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro quốc gia và rủi ro quốc tế. Từ đó việc kiểm soát dòng tiền thu được từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp vay vốn là hoàn toàn bị động đối với VDB. Nếu dòng tiền thanh toán bằng ngoại tệ từ bên ngoài được chuyển vào Việt Nam thông qua VDB thì việc thu nợ sẽ thực hiện ngay khi nhận được báo có từ bên ngoài. Điều này vừa giúp việc thu nợ chủ động nhanh chóng vừa kiểm soát hoàn toàn dòng tiền của doanh nghiệp.


• Mặt khác việc chưa triển khai tốt hoạt động thanh toán quốc tế tại VDB cũng có ảnh hưởng mạnh trong việc hỗ trợ hoạt động TDXK. Vì chưa triển khai tốt hoạt động thanh toán quốc tế nên nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay ngoại tệ để thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp ở nước ngoài, vẫn còn sử dụng dịch vụ tại ngân hàng khác để thanh toán cho nhà cung cấp ở nước ngoài. Có thể coi đây cũng là một trong những lý do khiến cho hoạt động TDXK tại VDB có phần hạn chế, gây ảnh hưởng lớn đối với hoạt động của một ngân hàng thực hiện nghiệp vụ TDXK của Nhà nước. Nếu VDB triển khai thực hiện tốt dịch vụ thanh toán quốc tế sẽ giúp VDB giám sát mục đích sử dụng vốn, kiểm soát dòng tiền nhà nhập khẩu thanh toán, vừa đảm bảo thu hồi nợ kịp thời, vừa tăng cường dịch vụ hỗ trợ huy động vốn tại VDB.

• Số lượng các doanh nghiệp vay vốn TDXK của Nhà nước tại VDB chưa nhiều, hiện chỉ có khoảng trên 800 khách hàng ký hợp đồng TDXK với VDB. Đây quả là con số quá ít, chưa tương xứng với tiềm năng khai thác, sản xuất, chế biến, xuất khẩu những mặt hàng được vay TDXK theo quy định của Chính phủ.

• Còn tồn tại nhiều sơ hở yếu kém trong quản lý khiến chất lượng tín dụng mà cụ thể là tỷ lệ nợ xấu vẫn còn rất cao. Sau quá trình xử lý, kiểm soát tích cực, đến cuối năm 2015 tỷ lệ nợ xấu của VDB tuy đã giảm nhiều, nhưng vẫn còn rất cao ( 7,02%) so với mặt bằng chung của toàn hệ thống. Song song với tỷ lệ nợ xấu cao, tại VDB cũng đã phát sinh tình trạng vi phạm quy chế, quy định dẫn đến bị khách hàng chiếm đoạt, lừa đảo gây thất thoát vốn khá lớn cho ngân hàng.

►Nguyên nhân của những hạn chế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

● Nguyên nhân thuộc về cơ chế, chính sách

Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước là chính sách nhất quán của Chính phủ với mục tiêu cơ bản là thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đồng thời qua đó tạo điều kiện cho các DN Việt Nam, nhất là các DNNVV đổi mới quy trình công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên qua hoạt động thực tế tại VDB về TDXK nổi lên một số vấn đề thuộc cơ chế chính sách dẫn đến hoạt động tín dụng xuất khẩu chưa có sự phát triển theo mong muốn. Cụ thể là:

Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 17

• Nguồn vốn cân đối cho hoạt động TDXK tại VDB vẫn còn bị hạn chế do tình trạng

cân đối ngân sách nhà nước còn phải tập trung cho nhiều chương trình dự án quan


trọng, trong khi nguồn huy động của VDB từ nền kinh tế xã hội không thuận lợi như các NHTM khác, làm cho dư nợ TDXK tại VDB khó có thể tăng trưởng với tốc độ cao.

• Chính sách TDXK của Nhà nước là chính sách được triển khai và áp dụng tại VDB, trong đó lãi suất TDXK được Bộ Tài chính công bố và áp dụng thống nhất cho mọi đối tượng trong toàn quốc vay vốn TDXK tại VDB không có sự phân biệt đối với đối tượng nào. Điều này là đương nhiên, nhưng nếu so sánh với cơ chế lãi suất linh hoạt của các ngân hàng thương mại thường có chính sách ưu đãi về lãi suất cho những khách hàng lớn hoặc quy mô rất lớn) thì cơ chế lãi suất áp dụng tại VDB không thực sự hấp dẫn cho những doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn.

• Về Lãi suất TDXK: lãi suất TDXK được Bộ Tài chính công bố, tuy thấp hơn lãi suất thị trường trong từng thời điểm, nhưng do cơ chế công bố lãi suất TDXK tối đa không quá 2 lần / năm, trong khi lãi suất trên thị trường tiền tệ biến động thường xuyên, liên tục và theo xu hướng giảm dần, mức hưởng lợi từ lãi suất TDXK của DN sẽ có xu hướng giảm, khiến các doanh nghiệp phải cân nhắc tính toán khi vay vốn TDXK tại VDB, trong khi một số NHTM đã không ngần ngại đưa ra chính sách lãi suất thấp, thậm chí còn thấp hơn lãi suất TDXK của Nhà nước để thu hút khách hàng lớn. Đây cũng là thách thức lớn đối với VDB trong việc phát triển TDXK của Nhà nước.

• Về tài sản đảm bảo tiền vay: khách hàng vay vốn TDXK tại VDB phải có tài sản đảm bảo tiền vay như khi vay vốn tại các NHTM khác, tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu thường có nhu cầu vốn rất lớn để kinh doanh hàng xuất khẩu, nếu tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay không đủ tỷ lệ 100%, DN phải có tài sản đảm bảo khác tham gia, nhưng chỉ được tham gia tối đa 15%. Nghĩa là tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay phải đạt mức tối thiểu 85%. Cơ chế chính sách quy định như vậy cũng có cơ sở, có mục đích nhất định, nhưng nếu đem so sánh với cơ chế bảo đảm tiền vay đang áp dụng tại các NHTM, thì cơ chế bảo đảm tiền vay tại VDB có phần cứng nhắc. Nếu doanh nghiệp không thỏa mãn quy định này, chắc chắn sẽ bị VDB từ chối, lúc này doanh nghiệp sẽ tìm đến NHTM để vay vốn.


● Nguyên nhân chủ quan của VDB

• Nguồn vốn hoạt động của VDB gồm nhiều nguồn: Vốn điều lệ; vốn ODA do Bộ Tài chính ủy thác; nguồn ngân sách nhà nước cho tín dụng đầu tư; nguồn huy động từ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và các định chế tài chính lớn. Trong đó nguồn vốn huy động vẫn còn bị hạn chế, trong đó chủ yếu là huy động bằng phát hành giấy tờ có giá theo phương thức đấu thầu, từ đó nguồn vốn để cho vay tín dụng xuất khẩu còn bị hạn chế so với nhu cầu của khách hàng. Đây được coi là nguyên nhân rất quan trọng khiến doanh số cho vay và dư nợ tín dụng xuất khẩu tại VDB không cao. Điều này cũng phù hợp với kết quả khảo sát về nội dung nguồn vốn của VDB.

• So với các NHTM nhà nước có bề dày kinh nghiệm và uy tín thương hiệu trên thị trường, trong khi NHPT Việt Nam thương hiệu chưa phổ biến, còn thiếu kinh nghiệm trong hoạt động nghiệp vụ, trong điều kiện đó, tồn tại trong hoạt động TDXK là không thể tránh khỏi. Tình hình này dẫn đến tình trạng, mặc dù có chính sách hỗ trợ tín dụng xuất khẩu cho các mặt hàng theo danh mục quy định, nhưng vẫn còn nhiều DN vẫn chưa biết hoặc thờ ơ với chính sách này. Chính đều này có ảnh hưởng đến quy mô và phạm vi hoạt động của VDB trong khi thực hiện nhiệm vụ tín dụng xuất khẩu.

• Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước vừa mang tính chất tài trợ thương mại, vừa mang tính chất hỗ trợ DN vay vốn, nên quy trình, thủ tục có phần khắt khe, cứng nhắc, khiến nhiều khách hàng cảm thấy phiền hà rắc rối và đã quay lưng lại để tìm đến những nhà tài trợ khác, chủ yếu là các NHTM với thủ tục đơn giản hơn, nhanh chóng hơn.

• Công tác tuyên truyền quảng bá chính sách tín dụng của nhà nước chưa quan tâm đúng mực, chưa được chú trọng và chưa thực sự coi là một trong những biện pháp mang tính nghiệp vụ kinh doanh của mình. Tuy VDB không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng hoạt động của VDB có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội. Nếu thấm nhuần tư tưởng này, công tác tuyên truyền quảng cáo sẽ có kết quả tốt.

• Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ có sự quan tâm, nhưng chưa cao. Hầu như trong đơn vị, cán bộ nhân viên tự học tập tự bồi dưỡng là chính, chưa có chính sách khuyến khích, khen thưởng và động viên cán bộ nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.


• Cơ chế tiền lương và thu nhập chưa khuyến khích và thu hút lao động có trình độ chuyên môn cao. Thực tế hiện nay tại VDB tiền lương và tiền thưởng đang là rào cản trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của VDB. Tình trạng dịch chuyển cán bộ theo hướng chuyển sang làm việc tại các NHTM trong nước hoặc chi nhánh nước ngoài vì có thu nhập cao hơn cũng có ảnh hưởng tâm lý của người lao động tại VDB.

• Một số cán bộ nhân viên trong các đơn vị giao dịch của VDB do trình độ có hạn, hoặc đã làm ngơ hoặc đã cố tình vi phạm các quy định về cho vay TDXK của Nhà nước nên đã bị một số công ty lợi dụng qua mặt, lừa đảo và đã xảy ra những mất mát thiệt hại lớn cho VDB trong tín dụng xuất khẩu.

“VDB chi nhánh Minh Hải (DN tư nhân Ngọc Sinh chiếm đoạt 266 tỷ, Công ty Minh Châu lập hồ sơ, ký hợp đồng vay vốn TDXK để chiếm đoạt 85 tỷ; Công ty Nhật Đức cũng lập khống hồ sơ chiếm đoạt 143 tỷ. Các cán bộ của VDB Minh Hải đã không chấp hành quy định của pháp luật trong công tác cho vay TDXK, bỏ qua các trình tự thẩm định tín dụng tạo điều kiện cho các DN chiếm đoạt hơn 713 tỷ đồng) Tương tự như vậy VDB khu vực Tây Nguyên đã bị lợi dụng chiếm đoạt gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng về mặt hàng xuất khẩu cà phê, hạt điều v.v”. (Thời báo kinh tế Việt Nam)

Nguyên nhân về phía khách hàng

• Tài sản bảo đảm của khách hàng thường không đủ, thậm chí có những khách hàng dùng thủ thuật qua mặt ngân hàng để dùng một loại tài sản để bảo đảm cho nhiều khoản vay của các tổ chức tín dụng khác, dẫn đến rủi ro lớn không riêng gì VDB mà còn cả các TCTD khác. Đây là hiện tượng không phổ biến, nhưng có quy mô giá trị lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động ngân hàng trong cả nước.

• Năng lực cạnh tranh trong thương mại quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam thấp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chất lượng hàng hóa không ổn định, mẫu mã thiếu đa dạng phong phú, khả năng tiếp thị, tìm kiếm đối tác còn hạn chế. Năng lực sản xuất và trình độ công nghệ không đồng đều.

• Công tác quản lý tài chính kế toán của các doanh nghiệp chưa đi vào nề nếp, thiếu chuẩn mực và còn thiếu minh bạch. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin chưa chính xác, thậm chí còn mâu thuẫn, chưa phản ánh đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính không đầy đủ với tình trạng thiếu minh bạch là một trong


những nguyên nhân khiến cán bộ, nhân viên của phòng TDXK không thật sự tin tưởng khi thẩm định, và đề xuất phương án cho vay, thu nợ.

• Một số khách hàng chỉ quan tâm đến số lượng mà chưa quan tâm đến chất lượng của hàng hóa xuất khẩu. Trong thương mại quốc tế, chữ tín rất quan trọng, nếu chỉ chạy theo số lượng mà không quan tâm chất lượng, chỉ nhìn cái lợi trước mắt mà không có tầm nhìn xa hơn dài hơn, thì xuất khẩu sẽ không ổn định, dễ bị mất chỗ đứng trên thị trường. Một số DN xuất khẩu đã rơi vào tình trạng này. Điều này vừa đòi hỏi DN xuất khẩu công bố chính sách chất lượng và cam kết thực hiện chính sách chất lượng để đẩy mạnh xuất khẩu trong tương lai.

• Một số khách hàng đã cố ý lừa đảo, qua mặt cán bộ của VDB để chiếm đoạt và gây thất thoát vốn hàng trăm tỷ đồng không còn khả năng thu hồi. Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động TDXK tại VDB có hiệu quả thấp, nhưng đồng thời là nguyên nhân tiềm ẩn, rình rập đối với hoạt động TDXK tại VDB. Ảnh hưởng của môi trường kinh tế thế giới

Ngoài yếu tố chủ quan về phía VDB và về phía khách hàng như nói ở trên, những tồn tại trong hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB còn chịu tác động khá lớn của môi trường kinh tế thế giới. Những lý do chính là:

• Kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, làm giảm kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

• Xu hướng bảo hộ mậu dịch tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của ta là Mỹ và EU đã gây nhiều khó khăn cản trở hàng Việt Nam vào các thị trường này bằng nhiều chính sách và công cụ tài chính, khiến cho những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam luôn phải đối mặt với nhiều thách thức.

• Cạnh tranh trên thị trường thế giới dẫn đến giá cả hàng hóa giảm cũng đã gây khó

khăn lớn cho ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.

• Sự kiện Biển Đông cũng đã tác động đến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Trung Quốc, xuất khẩu những mặt hàng nông sản như: rau quả, gạo, cao su giảm.

• Xuất khẩu của khối các DN trong nước tăng thấp hơn so với các DN có vốn đầu tư nước ngoài.


Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây có xu hướng phát triển khá hơn, mức độ thâm hụt trong cán cân thương mại có xu hướng giảm. Tuy nhiên, nếu kinh tế thế giới không bị tác động theo chiều hướng tiêu cực do khủng hoảng tài chính, hiện tượng suy giảm kinh tế, tài chính trong từng khu vực, thì xuất khẩu của Việt Nam còn phát triển khả quan hơn. Ngoài ra, do tình trạng cạnh tranh quốc tế gay gắt, trong khi tiềm lực kinh tế của Việt Nam còn bị hạn chế, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã bị cạnh tranh chèn ép rất mạnh, nhất là cạnh tranh về giá, khiến cho xuất khẩu bị ảnh hưởng. Tất cả những vấn đề nói trên đã có tác động nhất định đến hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB.

2.4. GIẢ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ

NƯỚC TẠI VIỆT NAM

Dựa trên nền tảng lý thuyết trình bày trong chương 1 và các kết quả nghiên cứu thực tiễn về hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB trong chương 2, tác giả đưa ra 3 giả thuyết về Chính sách TDXK của Nhà nước (theo Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước). cần được nghiên cứu phân tích kỹ hơn trước khi trình bày các nội dung tiếp theo của luận án. Các giả thuyết nghiên cứu gồm:

2.4.1. Tiếp tục duy trì và mở rộng Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước Theo giả thuyết này, Chính sách TDXK của Nhà nước của Chính phủ Việt Nam đã được triển khai thực hiện từ năm 2006 cho đến nay sẽ được tiếp tục duy trì và mở rộng trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, không phân biệt vùng miền, không phân biệt đối tượng hưởng lợi. Giả thuyết nghiên cứu này dựa trên các căn cứ sau đây:

Một là, hơn 10 năm triển khai thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước tại VDB

đã cho thấy chính sách này đã phát huy tác dụng về hiệu quả kinh tế xã hội nhất định:

• Hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác, chế biến những mặt hàng xuất khẩu nằm trong danh mục theo quy định của Chính phủ đã có bước phát triển đáng kể, nhất là nhóm hàng nông lâm thủy hải sản. Điều này không những góp phần gia tăng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu mà còn góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động trong khu vực kinh tế tư nhân.


• Doanh số cho vay TDXK của Nhà nước tại VDB hàng năm đã không ngừng tăng

lên, chứng tỏ chính sách này đã phát huy tác dụng và hiệu quả kinh tế xã hội.

• Thị trường và kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng nằm trong danh mục hưởng lợi Chính sách TDXK của Nhà nước tại VDB có sự tăng trưởng, tuy không đều nhưng qua đó đã cho thấy tính hiệu quả của chính sách này.

Hai là, nếu đặt vấn đề so sánh với các nước trên thế giới về Chính sách TDXK của Nhà nước, tác giả nhận thấy hầu hết các nước, bao gồm các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển đều không ngần ngại triển khai và thực hiện Chính sách TDXK của Nhà nước với mục đích cao nhất là đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của họ rộng khắp trên thị trường quốc tế. Nhiều nước có hệ thống ngân hàng mạnh đã có chính sách hỗ trợ hết sức mạnh mẽ để thực hiên chính sách TDXK của Nhà nước nhằm tạo ưu thế cho các DN của họ. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như vậy, Việt Nam không thể khoanh tay đứng nhìn để nhận về mình phần thua thiệt trong xuất khẩu hàng hóa đến các nước trên thế giới.

Ba là, mặc dù thực hiện Chính sách TDXK của Nhà nước tại Việt Nam sẽ làm gia tăng gánh nặng cho ngân sách nhà nước do phải cấp bù chênh lệch lãi suất theo chính sách của Chính phủ (hàng trăm tỷ VND /năm). Tuy nhiên, với góc nhìn của nhà quản trị tài chính vĩ mô cần lưu ý mấy điểm sau:

Với khoản chi cấp bù chênh lệch lãi suất như nói ở trên chưa phải là một số tiền quá lớn đối với Việt Nam vì khoản này chỉ chiếm tỷ lệ chưa đến 0,05% tổng chi NSNN. Nhưng quan trọng hơn là nhờ khoản chi này mà xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có lợi thế sẽ được gia tăng trên thị trường thế giới. Đây chính là mục đích cao nhất khi thực hiện chính sách TSXK của Nhà nước, vì vậy cần thiết phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định để đạt được mục đích đó.

Khoản chi cấp bù chênh lệch lãi suất của NSNN không phải là khoản chi mang tính chất tiêu dùng mà là khoản chi cho phát triển kinh tế. Do đó, khoản chi này có thể sẽ được bồi hoàn dưới hình thức khác như thuế xuất khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.4.2. Đổi mới mô hình thực hiện Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước Giả thuyết này dựa trên quan điểm cho rằng Chính sách TDXK của Nhà nước được triển khai thực hiện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa phát huy được tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nằm trong danh mục như mong muốn. Do đó cần

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2022