Sớm Triển Khai Phương Thức “Tín Dụng Xuất Khẩu 2 Chiều”


nghiệp, có phù hợp với giá bán bình quân các sản phẩm cùng loại trên thị trường tại thời điểm đánh giá hay không. Nếu kiểm tra sát đúng sẽ có cơ sở để khẳng định tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu của khách hàng.

Việc xác định giá bán có phù hợp với giá bình quân của các sản phẩm cùng loại trên thị trường là không đơn giản, vì giá bán của một sản phẩm phụ thuộc rất nhiều yếu tố như quy cách, chất lượng, điều kiện giao hàng, thanh toán và nguồn thông tin để tham khảo giá xuất khẩu bình quân của mặt hàng xuất khẩu nào đó còn nhiều hạn chế và có độ tin cậy chưa cao. Do đó, đòi hỏi cán bộ thẩm định tín dụng phải luôn đề cao trách nhiệm của mình để góp phần nâng cao chất lượng thẩm định.

Kiểm tra xác định chi phí của phương án sản xuất kinh doanh trong hồ sơ vay vốn của khách hàng cũng cần phải có sự có sự đối chiếu, so sánh với định mức mà các doanh nghiệp đã thông báo với cơ quan thuế theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp và mức chi phí bình quân, hoặc thấp nhất của các doanh nghiệp cùng loại trên địa bàn. Trên thực tế, việc thu thập thêm các thông tin này cũng không hề đơn giản. Do đó, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải thường xuyên theo dõi, thu thập, cập nhật và lưu trữ thông tin để sử dụng trong chuyên môn nghiệp vụ.

• Kiểm tra giám sát quá trình giải ngân

Kiểm tra thông qua chứng từ: Định kỳ cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng thông qua các báo cáo tài chính. Trường hợp cho vay tạm ứng vốn, sau khi hoàn chứng từ, các chi nhánh của VDB cần kiểm tra ngay các hóa đơn, bộ chứng từ nhập khẩu, khối lượng nguyên vật liệu thu mua có phù hợp với số vốn vay đã tạm ứng.

Định kỳ hàng tháng, hàng quý cán bộ tín dụng kiểm tra chứng từ chứng minh việc xuất khẩu của khách hàng, đảm bảo hàng xuất khẩu đúng đối tượng, giá trị lô hàng xuất khẩu, phù hợp với số vốn đã cho vay.

Kiểm tra tại hiện trường: Sau khi cấp vốn vay, cán bộ tín dụng kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tại hiện trường về: tiến độ thực hiện hợp đồng xuất khẩu, tình hình thu mua nguyên liệu, nhập kho hàng hóa , đảm bảo sự phù hợp giữa các hóa dơn chứng từ thu mua với số lượng hàng hóa đã thu mua và giá trị thực tế được hình thành từ vốn vay.


Cán bộ tín dụng thường xuyên liên hệ với ngân hàng thanh toán phục vụ khách hàng để theo dõi việc mở và sửa đổi L/C ( trường hợp khách hàng vay vốn theo hình thức L/C); theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất; nắm chắc thời điểm thanh toán tiền hàng đảm bảo tiền vay chuyển trả ngay cho ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Định kỳ hoặc đột xuất cán bộ tín dụng kiểm tra giám soát đánh giá tình hình, thực trạng tài sản bảo đảm tiền vay,biến động về giá trị do tăng, giảm giá trên thị trường.

Trường hợp cho vay theo hạn mức, định kỳ hàng tháng cán bộ tín dụng kiểm tra số lượng nguyên vật liệu thu mua trong tháng; tình hình xuất khẩu trong tháng, gồm: số lượng, giá trị, chủng loại hàng xuất, tiến độ thanh toán tiền hàng của nhà nhập khẩu; số lượng, giá trị nguyên vật liệu tồn kho tại thời điểm kiểm tra.

Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 20

• Tăng cường công tác tác quản lý thu nợ

Căn cứ kỳ hạn trả nợ gốc, lãi của khoản vay, cán bộ tín dụng lập thông báo trả nợ vay gửi khách hàng trước thời điểm thu nợ 10 ngày.

Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn trả nợ, khách hàng không trả được nợ vay của kỳ hạn đó thì số nợ gốc và lãi chậm trả sẽ chuyển sang nợ quá hạn và phải chịu lãi suất quá hạn theo quy định. Khi chuyển nợ quá hạn, cán bộ tín dụng vừa có trách nhiệm thông báo cho khách hàng, đồng thời cùng khách hàng tìm biện pháp xử lý trên tinh thần giúp đỡ hợp tác hai bên cùng có lợi.

Trường hợp khách hàng vay theo hạn mức, việc thu nợ có thể do hai bên thỏa thuận phù hợp với tình hình luân chuyển vốn kinh doanh của nhà xuất khẩu: trả từng lần hoặc trả theo định kỳ.

Để công tác xử lý thu hồi nợ có hiệu quả, Tổng giám đốc VDB đã ban hành quyết định số 389/QĐ – NHPT ngày 21/8/2015 về việc thành lập tổ công tác trực tiếp chỉ đạo và hỗ trợ Chi nhánh, Sở Giao dịch xử lý, thu hồi nợ và giải quyết các tồn tại vướng mắc kéo dài trong công tác quản lý thu hồi nợ vay. Tổ công tác do một Phó Tổng giám đốc làm tổ trưởng, một Phó Tổng Giám đốc làm tổ phó. Các thành viên khác là các Trưởng Ban ở Hội sở, Giám đốc Chi nhánh, Sở Giao dịch tại địa bàn có dự án hoặc khoản vay tồn tại vướng mắc kéo dài chưa xử lý.

Tổ công tác có nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện các vấn đề pháp lý, quá trình khởi kiện, tố tụng liên quan tới các dự án, khoản vay; đề xuất thành lập các đoàn công


tác đôn đốc, xử lý, thu hồi nợ tại các Chi nhánh, chủ động quyết định kịp thời và tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp xử lý, thu hồi nợ.

Tổ công tác có quyền yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộcVDB cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến công việc được giao, tiếp nhận các thông tin, văn bản chỉ đạo về hoạt động xử lý, thu hồi nợ. Chủ động làm việc với Chi nhánh, các khách hàng vay vốn tại VDB và phối hợp với lãnh đạo chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng ngoài ngành khác. Tổ công tác được đề xuất với Tổng Giám đốc về phân cấp, phân quyền để chủ động trực tiếp quyết định xử lý các nghiệp vụ liên quan tới nhiệm vụ được giao.

Như vậy, vấn đề quản lý thu nợ, nhất là các khoản nợ vướng mắc kéo dài chưa xử lý đã được Ban điều hành VDB quan tâm sâu sắc. Làm tốt công tác này sẽ góp phần làm cho hoạt động tín dụng của VDB nói chung và công tác quản lý thu hòi nợ nói riêng tại VDB sẽ đi vào ổn định nề nếp.

Kiểm soát chặt khâu thanh lý hợp đồng tín dụng

Sau khi nhà xuất khẩu đã hoàn trả đầy đủ nợ vay theo hợp đồng tín dụng, hoặc thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay đã hết, các chi nhánh của VDB sẽ tiến hành ký kết biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng với nhà xuất khẩu. Thanh lý hợp đồng tín dụng nhưng cần hướng đến hợp đồng mới nếu điều kiện cho phép, để duy trì và tăng trưởng mức dư nợ tín dụng xuất khẩu tại VDB.

Bộ phận hoặc cá nhân thẩm định tín dụng xuất khẩu là người nắm bắt được nhiều thông tin của khách hàng, do đó, phải tăng cường vai trò và trách nhiệm của cán bộ thẩm định và phải chịu trách nhiệm về các ý kiến đề xuất trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, giúp lãnh đạo phê duyệt tín dụng an toàn chắc chắn.

• Tăng cường giám sát và theo dõi khoản vay

Thực hiện việc kiểm tra khoản vay theo những kỳ hạn nhất định. Thông thường, định kỳ 30, 60, 90 ngày, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành kiểm tra các khoản vay lớn. Đối với các khoản vay nhỏ do số lượng quá nhiều, nên chỉ có thể kiểm tra một lần trong thời hạn cho vay, dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hoặc phân nhóm để tiến hành kiểm tra. Khi kiểm tragiám sát khoản vay, cần xem xét một cách cẩn thận nội dung cơ bản là tình trạng tài chính và những dự báo về năng lực trả nợ của khách hàng, có gì thay đổi so với trước để có hướng xử lý.


Nhận diện và quản lý các khoản nợ xấu

Trong hoạt động tín dụng, với tình hình nợ xấu hiện nay thì việc dự báo các khoản nợ xấu phát sinh là rất quan trọng. Nợ xấu được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ những khoản vay đã quá hạn thanh toán trên 90 ngày mà bao gồm cả những khoản vay trong hạn nhưng có những dấu hiệu không an toàn có thể dẫn tới rủi ro. Các khoản nợ này có thể là kết quả thu thập được các báo cáo tài chính, kiểm tra sau khi cho vay, thông qua hệ thống xếp hạng nội bộ và kết quả phân loại nợ.

3.2.1.5. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ

Kiểm tra nội bộ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng. Thông qua hoạt động kiểm tra nội bộ sẽ giúp phát hiện những bất cập của cơ chế, chính sách có liên quan đến tín dụng xuất khẩu, từ đó tham mưu cho lãnh đạo để góp ý bổ sung hoặc chỉnh sửa kịp thời các khiếm khuyết của cơ chế, chính sách. Đồng thời qua hoạt động kiểm tra nội bộ mà góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng xuất khẩu của VDB, tức là góp phần phát triển tín dụng xuất khẩu về mặt chất lượng. Để phát huy được tác dụng này, hoạt động kiểm tra nội bộ cần có quy định cụ thể trong việc bổ sung hồ sơ tài liệu để đánh giá trung thực và độ tin cậy của thông tin tài chính của khách hàng.

Đây là việc làm rất cần thiết để kiểm định độ tin cậy thông tin tài chính do khách hàng vay vốn cung cấp cho VDB. Theo quy định, trong hồ sơ vay vốn TDXK khách hàng chỉ cần cung cấp báo cáo tài chính 02 năm liền kề đã được kiểm toán và báo cáo tài chính của quý gần nhất. Đối với khách hàng truyền thống và có uy tín, cán bộ thẩm định không cần thiết phải bổ sung hồ sơ, nhưng đối với khách hàng vay vốn lần đầu, hoặc chưa có uy tín, cần thiết phải bổ sung thêm hồ sơ để đảm bảo hồ sơ cho vay được chặt chẽ và đầy đủ hơn. Khi phát sinh những trường hợp như vậy, có thể làm cho thủ tục hồ sơ vay vốn tại VDB có thể nặng nề khiến cho khách hàng có thể phản ứng, trong khi đó, việc cho vay TDXK đang phải chịu thách thức rất lớn từ NHTM trong việc thu hút khách hàng, nhất là những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có kim ngạch xuất khẩu lớn để thúc đẩy việc tăng trưởng tín dụng. Tránh tình trạng tùy tiện trong việc bắt buộc khách hàng phải bổ sung hồ sơ, gây khó cho khách hàng.


3.2.1.6. Tăng cường tiếp thị và quảng bá thương hiệu Ngân hàng Phát triển VN Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam vừa không vì mục tiêu lợi nhuận, vừa mang tính bao cấp, do đó chưa quan tâm đầy đủ đến công tác tiếp thị, và quảng bá thương hiệu. Trong định hướng chiến lược của VDB đến năm 2020 theo chỉ đạo của Chính phủ là từng bước và tiến tới tự chủ tài chính và trở thành một tổ chức tài chính mạnh về năng lực tài chính và quản trị điều hành, có uy tín về thương hiệu trong nước và quốc tế thì công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu phải được quan tâm giải quyết cả trong nhận thức tư tưởng và trong công tác hàng ngày. Làm sao cho uy tín của VDB có chỗ đứng vững chắc không chỉ với tư cách là một tổ chức tài chính của Chính phủ mà còn với tư cách là một ngân hàng theo đúng nghĩa. Chính vì vậy trong hoạt động của VDB vừa phát triển tốt các mặt hoạt động của một ngân hàng, vừa từng bước tiếp cận phong cách và phương pháp hoạt động theo hướng tự chủ tài chính. Tiếp thị và quảng bá thương hiệu của VDB phải được coi là hoạt động nghiệp vụ và được thừa nhận ở mọi cấp quản lý trong hệ thống của VDB. Cụ thể là:

• Lập danh sách các khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp đang và sẽ là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chế biến hàng xuất khẩu mà VDB sẽ tiếp cận, kể cả những mặt hàng không nằm trong danh mục.

• Tiếp cận, tìm hiểu tiềm năng và nhu cầu của các doanh nghiệp này hiện tại và trong

tương lai để có chính sách thích hợp.

• Giới thiệu quảng bá chính sách tín dụng của Chính phủ về khuyến khích xuất khẩu và hổ trợ của VDB khi doanh nghiệp có nhu cầu chính đáng và phù hợp.

• Bằng nhiều kênh thông tin khác nhau có thể quảng bá thương hiệu của VDB để cho mọi DN thuộc mọi thành phần kinh tế hiểu, nắm bắt được hoạt động, chức năng nhiệm vụ và sự phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ của VDB trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu.

Đây là việc làm cần thiết giúp các doanh nghiệp xuất khẩu biết được các chính sách của Chính phủ dành cho mình và cơ quan nào sẽ cung cấp những hỗ trợ đó. Nếu công tác quảng bá được thực hiện tốt sẽ góp phần mở rộng đối tượng khách hàng của VDB, nhờ đó gián tiếp đưa những chính sách thiết thực của nhà nước đến với nhiều loại hình doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu.


Việc quảng bá cần được xây dựng thành các chiến lược với mục tiêu, giải pháp, công cụ thực hiện cụ thể. Yêu cầu cơ bản của công tác quảng bá là giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hiểu biết đầy đủ về: Các chính sách của nhà nước về tín dụng xuất khẩu; Các hình thức tín dụng xuất khẩu Ngân hàng Phát triển đang cung cấp; Quy trình thủ tục, cách thức tiếp cận tín dụng xuất khẩu.

Hoạt động quảng bá có thể thông qua một số kênh có hiệu quả như: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Các hội chợ triển lãm hàng xuất khẩu, hội nghị ngành tài chính ngân hàng trong nước và nước ngoài.

3.2.1.7. Phối hợp với các Ngân hàng thương mại trong hoạt động nghiệp vụ Trong điều kiện VDB mới triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế, cần phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại lớn, nhất là VietcomBank để hỗ trợ công tác theo dõi nguồn tiền thanh toán cho hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp vay vốn tín dụng xuất khẩu tại VDB. Để làm tốt vấn đề này, cần xử lý theo hướng sau :

• Thường xuyên trao đổi tiếp xúc với các Ngân hàng thương mại, hoặc thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng của NHNN Việt Nam (CIC) để nắm bắt thông tin kịp thời về khách hàng vay vốn;

• Tổ chức các buổi gặp mặt, hội nghị nhằm tranh thủ sự hỗ trợ từ các ngân hàng

thương mại trên địa bàn;

• Chủ động ký các biên bản thoả thuận hợp tác với các ngân hàng thương mại, trong đó các NHTM hỗ trợ theo giõi nguồn tiền thanh toán và chuyển trả kịp thời cho VDB, ngược lại VDB trả phí, thực hiện bảo lãnh cho khách hàng của các NHTM có quan hệ trên tinh thần đôi bên cùng có lợi.

3.2.1.8. Mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu

Việc đa dạng hoá hoạt động tín dụng xuất khẩu là rất cần thiết để đưa hoạt động này tại VDB trở nên chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt, trong thời gian tới, khi lãi suất tín dụng xuất khẩu không còn hấp dẫn thì việc mở rộng thêm nhiều nghiệp vụ sẽ là một trong những điểm mạnh thay thế giúp thu hút doanh nghiệp đến với VDB Việt Nam. Trong thời gian qua nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu được triển khai để thúc đẩy xuất khẩu còn ở mức khiêm tốn, do đó trong thời gian tới VDB cần tiếp tục và mở rộng và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu, bởi vì các nghiệp vụ này chủ yếu dựa vào uy tín và thế


mạnh tài chính của VDB chứ không đòi hỏi phải xuất vốn như nghiệp vụ cho vay xuất khẩu. Qua nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu của VDB, sẽ phối hợp tốt với hệ thống ngân hàng thương mại trong nước để gia tăng tín dụng xuất khẩu của hệ thống ngân hàng.

Mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng xuất khẩu

Hoạt động bảo lãnh tín dụng xuất khẩu được thực hiện hiệu quả có thể làm giảm thiểu đáng kể những áp lực lên nguồn vốn tín dụng xuất khẩu nhà nước đang trong tình trạng quá tải, đồng thời, giúp chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ đến được với nhiều doanh nghiệp hơn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nước nhà. Để mở rộng tín dụng xuất khẩu tại VDB, một mặt cần mở rộng đối tượng được bảo lãnh, không nhất thiết phải là những doanh nghiệp có hợp đồng xuất khẩu các mặt hàng nằm trong danh mục nhóm hàng được vay vốn tín dụng xuất khẩu, mà có thể mở rông cho những doanh nghiệp có hợp đồng xuất khẩu những mặt hàng không nằm trong danh mục, nhưng là những mặt hàng có lợi thế của Việt Nam, có tỷ lệ nội địa hóa cao

. Mặt khác, cần rút ngắn quy trình thẩm định, quyết định chấp thuận bảo lãnh xuất khẩu đối với những khách hàng truyền thống,vừa chặt chẽ về mặt pháp lý, vừa đơn giảnvề mặt thủ tục, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp này vay vốn tại các TCTD nhanh chóng kịp thời để thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Đối với những khách hàng mới, cần tuân thủ quy trình thẩm định, quyết định chấp thuận bảo lãnh để tránh rủi ro.

Mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu Ngân hàng Phát triển Việt Nam là một tổ chức tài chính của Chính phủ sẽ có lợi thế lớn trong quan hệ tài chính quốc tế. Chính vì vậy nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu cho các DN Việt Nam, vừa tạo lòng tin trên bình diện quốc tế cho các DN nước ngoài, mà còn tạo điều kiện thuận lợi nhất để DN Việt Nam tham gia và cạnh tranh trong đấu thầu thương mại quốc tế, qua đó thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam phát triển mạnh hơn cả về chất lượng và số lượng. Trong tương lai gần, khi hoạt động giao dịch thương mại quốc tế càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu,thì nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu hợp đồng xuất khẩu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu sẽ là những nghiệp vụ đi vào chiều sâu và là nghiệp


vụ truyền thống vốn có của ngân hàng và là nghiệp vụ không thể thiếu trong việc tìm kiếm và ký kết hợp đồng của các DN xuất khẩu. Việt Nam đang có tiềm năng và lợi thế trong đấu thầu thương mại quốc tế đối với những mặt hàng như gao, cà phê, hạt điều đã qua chế biến, hồ tiêu, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mây tre lá v.v. Mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu (mở rộng đối tượng, tăng quy mô về doanh số bảo lãnh) cần được xem như là một nhiệm vụ có tính bắt buộc đối với VDB. Làm được như vậy vừa nâng cao uy tín của VDB trên thị trường tài chính quốc tế, vừa hỗ trợ mạnh mẽ cho các DN Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Đây sẽ là một chuỗi giá trị gắn kết giữa VDB với các DN xuất khẩu trong cả nước, tạo thế đứng vững chắc trong giao dịch thương mại quốc tế của Việt Nam.

3.2.1.9. Sớm triển khai phương thức “tín dụng xuất khẩu 2 chiều”

Tín dụng xuất khẩu hai chiều là phương thức trong đó ngân hàng vừa tài trợ cho người xuất khẩu (chiều xuất) vừa tài trợ cho người nhập khẩu (chiều nhập) nhờ đó, người xuất khẩu có đủ nguồn tài chính để sản xuất, chế biến, kinh doanh và thực hiện thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa (tạo nguồn hàng), đồng thời người nhập khẩu cũng được tài trợ song hành để thanh toán lô hàng nhập khẩu ( tiêu thụ hàng). Nói cách khác tín dụng xuất khẩu hai chiều được hiểu là ngân hàng vừa cho doanh nghiệp trong nước vay tiền để sản xuất kinh doanh tìm kiếm nguồn hàng xuất khẩu (tài trợ người bán) đồng thời cho vay đối với DN nhập khẩu nước ngoài mua hàng hóa của DN Việt Nam.

Như vậy, có thể nói TDXK hai chiều là phương thức tài trợ cho cả người xuất khẩu và người nhập khẩu và vì vậy phương thức này sẽ đẩy mạnh và kích thích xuất khẩu. Điều này sẽ khó khăn cho những nước có hệ thống tài chính chưa đủ mạnh như Việt Nam.

Trong thực tế, tín dụng xuất khẩu hai chiều gặp nhiều khó khăn và rủi ro lớn đối với VDB vì những lý do sau:

Thứ nhất, khi ngân hàng tài trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu, việc thẩm định, phân tích đánh giá để ra quyết định tài trợ cũng như việc thu hồi nợ sẽ thuận lợi hơn so với khi tài trợ cho doanh nghiệp nhập khẩu ở nước ngoài. Điều này đòi hỏi phải có sự

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí