Phương Pháp Khai Thác Phần Mềm Của Hệ Thống Thông Tin Đại Lý


+ Ở các nước phát triển, những công trình nghiên cứu về du lịch mang tính toàn diện hơn, các công trình nghiên cứu được thực hiện một cách khoa học. Ở những nước này đã nghiên cứu bài bản về sử dụng cũng như bảo về tài nguyên du lịch một cách nghiêm ngặt, các công trình nghiên cứu đầy đủ với các vùng lãnh thổ khác nhau (vùng núi, vùng biển, vùng nông thôn, đô thị...), có đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên, môi trường, đồng thời cũng có đánh giá hiệu quả kinh tế mang lại từ các hoạt động du lịch, những đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội.

+ Ở các nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam, phần lớn các công trình nghiên cứu phục vụ cho mục đích quy hoạch, phát triển du lịch chỉ tập trung ở những vấn đề còn chung chung, việc nghiên cứu lãnh thổ du lịch còn quá rộng-trên phạm vi cả nước, việc nghiên cứu phát triển du lịch chỉ tập trung ở những nơi phát triển sớm, những điểm du lịch đã phát triển mạnh mà chưa chú ý nghiên cứu những khu vực mới hoặc những vùng du lịch còn ở dạng tiềm năng.

+ Về du lịch tỉnh Vĩnh Long cũng có những công trình nghiên cứu vẫn chưa thật sự được quan tâm đầu tư và phát triển. Các đề tài nghiên cứu bước đầu chỉ tập trung trên những lĩnh vực nhỏ như: du lịch sinh thái, du lịch homestay..., về lãnh thổ cũng chỉ có những đề tài nghiên cứu các đơn vị hành chính nhỏ như: các xã cù lao-nơi du lịch đang phát triển sôi động mà chưa có những nghiên cứu quá trình phát triển du lịch toàn tỉnh, chưa có nghiên cứu mối liên hệ nội vùng trong phát triển du lịch của tỉnh mặc dù trong những năm gần đây với sự phát triển du lịch sôi động của cả nước nói chung và của Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng thì du lịch Vĩnh Long (du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng....) đã được quan tâm phát triển và trở thành đề tài khá hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu du lịch. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu quá trình phát triển du lịch toàn tỉnh Vĩnh Long trong thời gian qua nhằm đưa ra những định hướng chiến lược cho phát triển du lịch trong tương lai là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Long.


5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

5.1. Các quan điểm nghiên cứu

5.1.1. Quan điểm tổng hợp, lãnh thổ

Đây là quan điểm rất quan trọng nhằm nghiên cứu tổng hợp tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển du lịch Vĩnh Long gia đoạn 2000-2010, nghiên cứu mối quan hệ tác động của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, các nhân tố kinh tế – xã hội và sự biến động của chúng đối với việc phát triển du lịch Vĩnh Long. Từ đó có thể đưa ra những định hướng và tầm nhìn phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.

5.1.2. Quan điểm lịch sử viễn cảnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Quan điểm này cần được đảm bảo trong suốt quá trình nghiên cứu, chúng ta cần xem xét việc phát triển các loại hình du lịch Vĩnh Long trong quá khứ, thực trang phát triển ở hiện tại và từ đó đưa ra những định hướng cho sự phát triển trong thời kì mới.

5.1.3. Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 - 3

Trong quá trình nghiên cứu ta phải xem xét đến tính bền vững trong sự phát triển du lịch. Đó là việc phát triển du lịch cần quán triệt nguyên tắc của phát triển bền vững. Nghĩa là cần đảm bảo cả lợi ích,hiệu quả về kinh tế cho ngành du lịch, cho địa phương, lợi ích về xã hội như tạo việc làm cho người dân địa phương mà không làm ảnh hưởng đến các giá trị về văn hóa-xã hội của địa phương cũng như không làm ảnh hưởng đến môi trường. Nếu du lịch phát triển đảm bảo được sự cân bằng giữa các yếu tố trên thì sẽ đảm bảo tính phát triển bền vững trong tương lai.

5.2. Các phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp

Khi thu thập được nhiều tài liệu, đây là nguồn tư liệu rất đa dạng và phong phú nên cần sử dụng phương pháp thống kê để lựa chọn, xử lí, thành lập thành hệ thống để phục vụ cho việc nghiên cứu.


Qua các tài liệu được thống kê dưới dạng số liệu,dạng chuổi…thì không thể thiếu giai đoạn phân tích cơ sở dữ liệu từ đó đưa ra thông tin cần thiết cho những vấn đề mà đề tài tập trung nghiên cứu.

Tổng hợp lại các thông tin và sắp xếp theo một trình tự logic từ đó làm nổi bật tình hình phát triển du lịch của tỉnh là một quy trình hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu tình hình phát triển du lịch.

5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Đây là phương pháp mang tính đặc trưng của ngành địa lí. Qua khảo sát trực tiếp, phỏng vấn, quan sát, điều tra để thu thập nguồn tư liệu có liên quan đến phát triển du lịch Vĩnh Long.

5.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Để phản ánh những đặc điểm không gian như sự phân bố các tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất,… ta sử dụng phương pháp bản đồ để thể hiện. Đây là cơ sở để phân tích và phát hiện quy luật hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch, trên cơ sở đó đưa ra định hướng tổ chức hoạt động du lịch trong tương lai.

Từ nguồn số liệu thống kê sẽ xây dựng thành các biểu đồ, cách này sẽ thể hiện các con số thành các biểu đồ một cách trực quan, sinh động.

5.2.4. Phương pháp toán và thống kê du lịch

Phương pháp này nghiên cứu về mặt định lượng của các chỉ tiêu phát triển trong hoạt động du lịch.Những thông tin, số liệu có liên quan đến các hoạt động du lịch ở địa phương sẽ được thu thập, thống kê làm cơ sở cho việc xử lí, phân tích và đánh giá nhằm thực hiện những mục tiêu mà đề tài đặt ra.

5.2.5. Phương pháp khai thác phần mềm của hệ thống thông tin đại lý

Các phần mềm xử lí thông tin thu được thông qua điều tra thu thập như Excel, Mapinfo… để xử lí, phân tích kết quả điều tra và thể hiện qua các bảng thống kê, các bản đồ, biểu đồ, sơ đồ.


6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung chính của luận văn gồm 3 chương :

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch

Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long từ năm 2000-2010.

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.


Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH‌

1.1. Cơ sở lí luận du lịch‌

1.1.1. Khái niệm về du lịch và sản phẩm du lịch‌

1.1.1.1. Khái niệm về du lịch‌

Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá – xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ. Theo Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (WTTC – World Travel and Tourism Council), du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Nhiều quốc gia trên thế giới đã coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng.

Mặc dù hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu và phát triển với tốc độ nhanh, song cho đến ngày nay khái niệm du lịch vẫn chưa có sự thống nhất. GS. TS Berneker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Điều này không sai, vì mỗi hoàn cảnh khác nhau (về thời gian và không gian), mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có cách hiểu khác nhau về du lịch.

Sau đây, chúng ta có thể đề cập tới một số khái niệm tiêu biểu về du lịch. Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí”.

Theo ông Kuns (người Thụy Sỹ): “Du lịch là hiện tượng những người ở chỗ khác, ngoài nơi ở thường xuyên, đi đến bằng các phương tiện giao thông và sử dụng các xí nghiệp du lịch”.

Năm 1930, Clusman (người Thụy Sỹ) cho rằng “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên”.

Hai GS. TS Hunziker và Kraf là những người đặt nền móng cho lý thuyết cung du


lịch đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”.

Ông Michael Coltman (người Mỹ) cho rằng: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”.[44]

Tháng 6 – 1991, tại Otawa (Canada) diễn ra Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch cũng đưa ra định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng đến thăm”.[43]

Dưới góc độ địa lí du lịch, Pirogionic (1985) cho rằng “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”.[36]

Tại điểm 1 điều 10 của Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999), thuật ngữ “du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.[49]

Thông qua một số định nghĩa trên, có thể nói rằng du lịch là một dạng hoạt động đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hoá – xã hội.

1.1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch‌

Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2009, “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Như vậy


sản phẩm du lịch được tạo ra do sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”.[49]

Sản phẩm du lịch chính là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch và các dịch vụ du lịch. Có thể biểu diễn theo công thức sau:

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Dịch vụ du lịch

Theo nghĩa hẹp, sản phẩm du lịch là những đối tượng mà khách du lịch bỏ tiền ra mua. Theo nghĩa rộng, sản phẩm du lịch là tổng hợp tất cả những gì khách du lịch được hưởng thụ. Theo nghĩa này, sản phẩm du lịch là toàn bộ các yếu tố liên quan đến người tiêu dùng (du khách), là tổng thể các yếu tố nhìn thấy được và không nhìn thấy được mà du khách được hưởng thụ, đặc biệt là các yếu tố tâm lí như cảm giác mới lạ, bầu không khí dễ chịu, thái độ ân cần và các mối quan hệ tốt đẹp… Sản phẩm du lịch có tính độc đáo, gắn liền với từng địa bàn tồn tại của nó: phong cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa…không nơi nào giống nơi nào. [36]

Trên thị trường du lịch, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch được thực hiện đồng thời. Quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm du lịch luôn diễn ra đồng nhất với nhau, cùng một thời gian, một địa điểm. Do đó, sản phẩm du lịch không thể cất đi, không thể lưu trữ được như các mặt hàng khác.

* Đặc điểm của sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch trước hết là một loại hàng hóa nhưng là một loại hàng hóa đặc biệt, nó cũng cần có quá trình nghiên cứu, đầu tư, có người sản xuất với qui trình sản xuất khác nhau, có người tiêu dùng... như mọi hàng hóa khác. Sản phẩm du lịch thường mang những đặc trưng văn hóa cao, thỏa mãn nhu cầu của các đối tượng du khách.

Sản phẩm du lịch cũng còn là cách tổ chức, điều phối các chương trình du lịch theo những cách thức và biện pháp khác nhau. Cũng với những điểm đến đã được xác định nhưng nhà tổ chức có thể đưa ra nhiều cấu hình tour khác nhau để tiếp cận những tuyến điểm du lịch theo những góc độ khác nhau, tránh sự nhàm chán cho các đối tượng khách. Nếu như những người kinh doanh du lịch liên tục tư duy sáng


tạo để cho ra đời các chương trình du lịch khác nhau trên cơ sở khai thác các tài nguyên sẵn có trên một địa bàn, khu vực cụ thể thì sẽ cho ra các sản phẩm du lịch mới.

Sản phẩm du lịch còn là sự đa dạng hóa những dịch vụ và nâng cao không ngừng chất lượng các dịch vụ phục vụ và chăm sóc khách hàng, làm thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của khách du lịch như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ làm đẹp, các dịch vụ thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng tiện lợi, dịch vụ ghi dấu và lưu giữ hình ảnh, âm thanh của du khách… Tất cả những dịch vụ đó sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn cho du khách và cũng là yếu tố quyết định doanh thu của các điểm du lịch.

Sản phẩm du lịch thường được cụ thể hóa bằng các sản phẩm vật chất cung cấp cho du khách ở những nơi du khách dừng chân, nghỉ ngơi hay tham quan du lịch. Đó có thể là các vật phẩm, đồ lưu niệm; các chủng loại hàng hóa với mẫu mã, chất liệu, phương pháp chế tác đem đến nhiều công năng tiện ích khác nhau cho người sử dụng. Những sản phẩm này với những giá cả khác nhau được cung cấp đến tay người tiêu dùng là các du khách bằng những phương cách khác nhau.

Sản phẩm du lịch còn là phong cách của người làm du lịch ở các vị trí và cương vị khác nhau tạo ra những hình ảnh mới ấn tượng đem lại sự hài lòng cho du khách. Sản phẩm du lịch không phải là những gì cao xa, đôi khi chỉ là một nụ cười thân thiện hay một câu xin lỗi, một lời cám ơn… của người làm du lịch hướng về du khách.

Tổng hợp lại, giá trị của tất cả các sản phẩm du lịch khác nhau được đánh giá bằng số lượng khách đến và đi du lịch, phụ thuộc vào mức chi tiêu của du khách trong một chuyến du lịch và ảnh hưởng, tác động của hệ thống sản phẩm đó đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, đất nước. Giá trị của sản phẩm du lịch được đánh giá bằng hai hình thức: đo đếm được và không đo đếm được. Đo đếm được là doanh thu từ hoạt động du lịch còn không đo đếm được là ấn tượng của du khách sau khi sử dụng các sản phẩm du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023