Đánh Giá Tổng Hợp Hiện Trạng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Nghệ An Giai Đoạn 2000 – 2010‌


Cửa Lò có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú. Thị xã Cửa Lò chạy dọc theo biển và nằm giữa hai cửa biển; khu du lịch biển Cửa Lò nổi tiếng bởi có bãi tắm dài 8km, cát mịn và phẳng, nước biển trong xanh, độ mặn vừa phải; biển Cửa Lò lại giàu về hải sản đủ cung cấp cho khách du lịch. Xa xa bãi biển có các đảo Lan Châu, đảo Song Ngư, đảo Mắt… có thể xây dựng và phát triển các loại hình dịch vụ du lịch thương mại. Cửa Lò có nhiều tài nguyên nhân văn như di tích các đền, đình, lễ hội và các làng nghề truyền thống.

Trải qua hơn 100 năm với những thăng trầm của lịch sử, chỉ chừng 20 năm qua Cửa Lò mới thực sự được đánh thức và đang dần khẳng định vị thế của mình trên lộ trình phát triển của đất nước nói chung và của tỉnh Nghệ An nói riêng. Với cơ sở vật chất hạ tầng hiện có 216 nhà nghỉ, khách sạn, gần 6000 phòng nghỉ đủ phục vụ cho trên 1.3 vạn khách nghỉ qua đêm (năm 2010). Trong số 261 cơ sở lưu trú có 18 khách sạn được xếp hạng từ 1 sao trở lên, có một khách sạn 4 sao (khách sạn Sài Gòn – Kim Liên) và một khách sạn 3 sao(khách sạn Xanh). Nhờ thế, Cửa Lò đã đón trên 1.2 triệu lượt khách trong đó có 811 ngàn khách lưu trú chiếm gần 44% tổng số lượt khách toàn tỉnh. Doanh thu dịch vụ du lịch tính đến hết năm 2010 đạt 600 triệu đồng chiếm 44,7% doanh thu toàn tỉnh. Tỷ trọng kinh tế du lịch chiếm 64.3%.

Hiện nay đến với Cửa Lò, quý khách có thể đi bằng đường bộ,đường sắt, đường thủy, đường hàng không đều rất thuận lợi. Từ Cửa Lò, tham gia vào một trong các tour du lịch hấp dẫn khác ở trong và ngoài Thị Xã như: Kim Liên (Nam Đàn), Quảng trường Hồ Chí Minh (Thành phố Vinh), rừng nguyên sinh Pù Mát (Con Cuông), Lạc Xao (Lào) và Thái Lan. Với những giá trị vốn có và cảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng, Cửa Lò có thể phát triển nhiều loại hình du lịch với sắc thái ý nghĩa riêng.

Sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ du khách gắn liền với tài nguyên biển như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cảm giác mạnh được tổ chức trên biển như lướt sóng, đua thuyền, thám hiểm đại dương và các dịch vụ bổ sung đáp ứng nhu cầu du khách. Du lịch sinh thái: tham quan Đảo Ngư, Đảo Mắt, khu du lịch sinh thái Cửa Hội, Hang Bua, nước khoáng Kim Sơn; Du lịch tâm linh: tham quan chùa Song


Ngư, chùa Lô Sơn, đền Vạn Lộc, đền Thu Lũng, các khu di tích, khu lưu niệm. Qua đó du khách sẽ cảm nhận được các giá trị văn hóa của Cửa Lò được vun đắp qua hàng trăm năm qua.

Du lịch Cửa Lò, với 100 năm hình thành và phát triển đã và đang thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước, đây cũng là ngành quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Cửa Lò nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.

c. Cụm du lịch Quỳ Châu và phụ cận:

Cụm du lịch này nằm trên trục đường quốc lộ 48 bao gồm các huyện: Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong. Cụm du lịch này lấy thị trấn Kim Sơn thuộc huyện Quế Phong là điểm trung tâm lan tỏa khách du lịch đi tham quan các điểm tài nguyên trong khu vực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp leo núi mạo hiểm, du lịch tham quan nghiên cứu tự nhiên và thắng cảnh, nghiên cứu văn hóa truyền thống các dân tộc, du lịch tâm linh.

Cụm du lịch này có hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú. Tài nguyên tự nhiên bao gồm hệ thống hang động như hang Thẩm Ồm, hang Thảm Chàng (Quỳ Châu); rừng nguyên sinh Pù Hoạt, Pù Huống; Thác Sao Va và thác 7 tầng; hồ thủy điện Hủa Na (Quế Phong); khe suối nước nóng Bản Kháng, Hạt, Bản Bo, Bản Lăng và Yên Hợp (Quỳ Hợp). Tài nguyên nhân văn có bảo tàng dân tộc Thái với 280 hiện vật truyền thống; đền thờ Chín Gian; phong tục tập quán, lễ hội, sinh hoạt của cộng đồng dân tộc Thái; các làng nghề truyền thống.

Phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010 - 15

* Khu du lịch văn hóa lịch sử, sinh thái Quỳ Châu – Quế Phong:

Khu du lịch văn hoá lịch sử, sinh thái Quỳ Châu - Quế Phong cách thành phố Vinh 145km về phía tây bắc đi theo tuyến đường 48. Do sự kiến tạo địa chất xảy ra hàng chục triệu năm đã tạo cho vùng tây bắc của tỉnh một hệ thống núi non trùng điệp, sông sâu, những thung lũng xanh, những hang động kỳ thú, những thác nước hùng vĩ như: thác Xao Va, hang Bua, hang Thẩm Ồm..

Không chỉ được thiên nhiên ban tặng cho một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà miền tây Nghệ An còn có những nét văn hoá độc đáo, nhiều sắc màu. Vùng đất


này có nhiều dân tộc cư trú, mỗi dân tộc mang một vẻ đẹp văn hoá riêng đã tạo cho khu du lịch phát triển loại hình du lịch văn hoá, lễ hội.

Điểm du lịch nổi bật:

Tham quan các danh thắng: hang Bua, hang Thẩm ồm, thác Xao Va Tham quan Bảo tàng Văn hóa Quỳ Châu

Tham dự và tìm hiểu lễ hội Hang Bua

Tham quan làng nghề dệt Thổ Cẩm Châu Tiến - Quỳ Châu

3.2.4. Trung tâm du lịch – Thành phố Vinh‌

Thành phố Vinh có tọa độ địa lý từ 18°38'50” đến 18°43’38” vĩ độ Bắc, từ 105°56’30” đến 105°49’50” kinh độ Đông, nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, là đồng bằng rộng thứ 3 của Việt Nam. Vinh là thành phố nằm bên bờ sông Lam, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hưng Nguyên. Thành phố Vinh cách thủ đô Hà Nội 295 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.424 km, cách thủ đô Viên Chăn (Lào) 400 km về phía Tây.

Thành phố Vinh là một trong những trung tâm du lịch của tỉnh Nghệ An và là một điểm đến quan trọng trong tour du lịch con đường di sản miền Trung. Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng...Thành phố còn có nhiều di tích, danh thắng trong đó có tới 13 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 16 di tích được xếp hạng của tỉnh Nghệ An, tiêu biểu như: thành cổ Vinh, đền Hồng Sơn, Núi Dũng Quyết và Phượng hoàng Trung Đô, ngã ba Bến Thủy, di tích nhà máy Điện Vinh (phường Trung Đô), chùa Cần Linh. Thành phố Vinh có các bảo tàng quy mô khá lớn như: Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bảo tàng Tổng hợp Nghệ An, bảo tàng Quân khu IV cùng một số thư viện, trung tâm thông tin…

Bên cạnh hệ thống di tích trên địa bàn thành phố, du khách đến với thành phố Vinh có thể tham quan các công trình quy mô lớn như quảng trường và tượng đài


Hồ Chí Minh, Nhà chiếu hình vũ trụ..; tham quan vui chơi giải trí tại công viên trung tâm thành phố, công viên Hồ Cửa Nam, vườn hoa Cửa Bắc.

Năm 1998, nhân kỷ niệm 210 năm Phượng Hoàng Trung Đô - Vinh, công ty du lịch thành phố Vinh đã khai trương tour du lịch trên sông Lam. Du khách sẽ được nghe các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh tha thiết trên sông và được ghé thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng nằm ven sông Lam của thành phố Vinh và tỉnh Nghệ An như Đền Ông Hoàng Mười, khu di tích cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong của vùng quê Hưng Nguyên, đến với Đình Trung Cần và Hoành Sơn, khu di tích Kim Liên, lăng và mộ Mai Hắc Đế, khu di tích danh nhân Phan Bội Châu...Từ bến thuyền Hưng Hòa, ngược nguồn dòng Lam du khách sẽ đến với quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân Nguyễn Công Trứ và sẽ được đắm chìm trong giai điệu mượt mà của ca trù Cổ Đạm...

Vinh còn là đầu mối trung chuyển cho các tour du lịch trong tỉnh và các địa phương lân cận. Từ thành phố Vinh, cách 5 km là khu mộ của đại thi hào Nguyễn Du, cách 15 km là khu di tích Kim Liên - quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh và cách 17 km là bãi biển Cửa Lò - một trong những bãi biển đẹp nổi tiếng của khu vực miền Trung và cả nước.

Bên cạnh tài nguyên phong phú thì hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của thành phố cũng khá phát triển. Hệ thống khách sạn, nhà hàng được phát triển trên khắp thành phố. Hiện tại thành phố có khoảng 23 khách sạn trên 105 số cơ sở lưu trú được xếp hạng, trong đó có 2 khách sạn 4 sao.

Nguồn tài nguyên du lịch đa dạng cùng với sự phát triển ngày càng mạnh hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, trong những năm qua, du lịch thành phố Vinh có bước phát triển vượt bậc. Tổng nguồn khách du lịch đến thành phố Vinh tính đến hết năm 2010 là 1.096,2 lượt khách chiếm 40% tổng số lượt khách toàn tỉnh. Doanh thu từ du lịch đạt 313,2 triệu đồng, chiếm 30,2% tổng doanh thu toàn tỉnh.


3.4. Đánh giá tổng hợp hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010‌

3.4.1. Thành tựu‌

* Những năm qua ngành du lịch tỉnh Nghệ An đã có nhiều nỗ lực nhằm đánh thức tiềm năng của tỉnh. Các chỉ tiêu về lượt khách, doanh thu có sự tăng trưởng, đáng kể là lượng khách quốc tế tăng nhanh, bên cạnh những thị trường truyền thống, Nghệ An còn đón khách từ những thị trường mới, đặc biệt nguồn khách từ các nước Châu Âu.

Cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch cũng được chú trọng đầu tư, đã xây dựng mới một khách sạn 4 sao, đủ tiêu chuẩn phục vụ khách nước ngoài ở một vị thế khá lý tưởng – bên cạnh Bãi Lữ. Ngành du lịch Nghệ An bước đầu đã thu hút được lực lượng dân cư bản địa tham gia vào hoạt động du lịch của tỉnh, đặc biệt là hướng dẫn viên người dân tộc thiểu số, và các dịch vụ bán quà lưu niệm tại một số điểm đến là các buôn làng.

Để đưa Nghệ An đến với bạn bè trong nước và quốc tế, ngành du lịch của tỉnh cũng đã quan tâm đến việc xây dựng các chương trình hành động quốc gia, tham gia các sự kiện hoạt động du lịch toàn quốc cũng như trong khu vực. Đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động bất lợi, ngành du lịch Nghệ An đã triển khai nhiều biện pháp kích cầu du lịch nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế và góp phần thúc đẩy du lịch nội địa. Tới nay, du lịch tỉnh Nghệ An cũng đã thu hút được một số dự án đầu tư trong nước, đặc biệt là các điểm du lịch có nhiều tiềm năng như Vườn quốc gia Pù Mát, các bãi biển thuộc thị xã Cửa Lò và một số làng dân tộc khu vực Quỳ Châu, Quế Phong được đánh giá cao trong các dự án phát triển du lịch cộng đồng.

* Ngành du lịch Nghệ An đã lập kế hoạch quy hoạch tổng thể và chi tiết các điểm, tuyến du lịch. Một số điểm du lịch mới đã được khám phá và bước đầu tiến hành khai thác. Một số làng dân tộc được đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển theo mô hình du lịch cộng đồng. Việc gắn kết các điểm du lịch có cùng chủ đề và phối kết hợp đa dạng các loại hình du lịch khác nhau trên cùng một tuyến đã tạo ra nhiều


chương trình khá hấp dẫn. Một số chương trình khi đưa vào thử nghiệm đã nhận được phản hồi khá tốt đối với du khách, đặc biệt là chương trình du lịch “trekking” mang tính chất trải nghiệm, khám phá rất thích hợp ở vùng đất này.

Với sự phát triển của hạ tầng cơ sở mà cụ thể sự khai thông các tuyến Đông – Tây, Bắc – Nam, điển hình như tuyến đường Hồ Chí Minh, du lịch Nghệ An đã mạnh dạn xây dựng một số tuyến liên tỉnh, hướng tới khai thác thị trường khách trong nước của vùng Bắc Bộ cũng như duyên hải Nam Trung Bộ.

3.4.2. Hạn chế‌

Bên cạnh những kết quả khả quan, ngành du lịch Nghệ An vẫn còn nhiều hạn chế bộc lộ sự non trẻ của mình

* Thực trạng hoạt động ngành: Các chỉ tiêu về khách cũng như doanh thu còn bé nhỏ chưa đóng góp nhiều cho GDP của tỉnh. Khách du lịch quốc tế đến Nghệ An chỉ chiếm 3% tổng nguồn khách đến, dẫn đến thu nhập từ các dịch vụ du lịch còn thấp, chưa tạo ra được bước chuyển biến đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu khá chậm.

Chất lượng các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh được đánh giá thấp, thiếu đồng bộ chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách. Chỉ mới có một số cơ sở du lịch ở trung tâm được đầu tư, còn tại các điểm du lịch ở miền Tây Nghệ An hầu như không có một cơ sở vật chất kĩ thuật nào đáng kể.

Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, thiếu tính hấp dẫn. Ngoài tắm biển, nghỉ dưỡng ở Cửa Lò, thăm khu di tích Kim Liên, du lịch tại trung tâm thành phố Vinh, không còn gì để hấp dẫn du khách đến tham quan. Do vậy số ngày khách lưu lại trên đất Nghệ An còn ngắn, số lần quay lại ít. Hoạt động du lịch nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng dịch vụ đã có nhiều đổi mới cải tiến nhưng đang ở trình độ thấp.

Nhìn chung, nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng. Không chỉ thiếu về số lượng mà chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ cũng chưa đảm bảo và không đồng đều. Công tác quan tâm bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn chưa được chú trọng. Đặc biệt trong xu thế hiện nay, việc mở cửa và giao lưu với bạn bè trong nước và thế giới, sự tiếp xúc với nhiều nền văn


hóa khác nhau, việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch vững về nghiệp vụ, am hiểu sâu sắc văn hóa tỉnh là một yêu cầu bức thiết.

Trong giai đoạn 2000 – 2010, công tác xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Nghệ An đã được đẩy lên một bước song chưa đủ sức quảng bá du lịch Nghệ An ra thị trường trong nước và thế giới. Vì vậy, các đoàn khách du lịch, các tour du lịch mà đặc biệt là tour du lịch quốc tế đến Nghệ An còn ít. Bên cạnh đó, văn minh du lịch chưa được thiết lập tốt, nhiều tệ nạn xã hội vẫn còn hoành hành ở các điểm du lịch như tệ nạn chèo kéo, đeo bám…

* Thực trạng hoạt động lãnh thổ: Mặc dù có nhiều tiềm năng đã được khám phá, nhưng phần lớn các điểm du lịch chưa được đầu tư nhiều để tạo nên một sản phẩm du lịch ấn tượng và bền vững. Hiệu quả khai thác tại các điểm du lịch chưa cao thể hiện qua doanh thu tại điểm đến và thời gian lưu trú của khách. Nhiều dự án phát triển các điểm du lịch vẫn là dự án treo. Bên cạnh đó, tại một số điểm du lịch hoạt động khai thác chưa thực hiện tốt với công tác bảo tồn, dẫn đến tình trạng phá vỡ cảnh quan, mai một bản sắc như ở một số lễ hội. Nghệ An là một tỉnh nằm trên dải đất miền Trung thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, phá hủy nhiều kiến trúc có giá trị.

Các tuyến du lịch vẫn chưa khai thác tương xứng tiềm năng, các cơ sở vật chất phục vụ du lịch cũng như các hoạt động vui chơi giải trí hỗ trợ tuyến du lịch còn yếu kém và đơn điệu dẫn đến việc hạn chế tạo ra một sản phẩm du lịch độc đáo. Sự gắn kết giữa các điểm, các địa phương trên tuyến chưa được quy hoạch hoàn chỉnh và thực hiện một cách chuyên nghiệp. phần lớn là dựa trên thế mạnh sẵn có của tự nhiên và nhân văn.

Công tác quy hoạch và quản lý các tuyến điểm du lịch còn nhiều bất cập, chồng chéo cũng là một hạn chế lớn cho việc định hướng phát triển tổ chức không gian du lịch tỉnh nhà.


Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020‌

4.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển‌

4.1.1. Quan điểm phát triển‌

Trong 10 năm qua, ngành du lịch tỉnh Nghệ An đã có bước phát triển nhanh và khá toàn diện, đã thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển du lịch được phê duyệt thông qua. Ngành du lịch đã phát triển đúng hướng và có đóng góp nhiều mặt về kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường, an ninh trật tự … Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm phát triển của thế giới và khu vực trong thời gian tới; căn cứ vào tình hình phát triển du lịch cả nước, du lịch vùng Bắc Trung Bộ nói riêng thì du lịch Nghệ An cần phải xây dựng các chiến lược phát triển du lịch lâu dài dựa trên những quan điểm như sau:

Đẩy mạnh phát triển du lịch, một trong bốn mục tiêu kinh tế trọng điểm của tỉnh. Lấy du lịch là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển, giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp

– xây dựng – dịch vụ, góp phần công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Khai thác lợi thế, hình thành sản phẩm du lịch độc đáo. Trên cơ sở phát huy lợi thế về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có; khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn hình thành những sản phẩm du lịch đặc sắc. Đồng thời chú trọng công tác bảo vệ môi trường, đa dạng hệ sinh học; bảo vệ, phát huy và giữ gìn bản sắc truyền thống của dân tộc.

Phát triển du lịch bền vững trong nền kinh tế thị trường nhiều cơ hội và thách thức. Quan tâm đến việc chia sẻ lợi ích du lịch với cộng đồng địa phương, tiến tới xã hội hóa du lịch, gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bảo vệ bền vững môi trường tự nhiên, gìn giữ môi trường xã hội trong sạch. Gắn phát triển du lịch với đảm bảo an ninh quốc phòng; giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 07/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí