Phát triển du lịch tỉnh Luang Prabang, cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong xu thế hội nhập quốc tế - 14

KẾT LUẬN


1. Luang Prabang là trung tâm văn hóa Lào cổ xưa, qua thời kỳ hưng thịnh, vẫn còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa và phong cách kiến trúc Phât giáo, thể hiện tư duy của các bộ tộc Lào. Đặc biệt, các chùa tháp cổ vẫn còn được giữ gìn gần như nguyên vẹn. Một số di tích đã được tu bổ và xây dựng lại. Các hệ thống kiến trúc ấy chịu ảnh hưởng rất lớn từ kiến trúc Phật giáo, kiến trúc Khơ Me cổ và kiến trúc cổ của Lào. Chùa được coi như là nơi bảo tồn giá trị văn hóa của mỗi làng xã, là nơi gửi gắm niềm tin, nỗi khát vọng của các tín đồ Phật giáo, là nơi sinh hoạt văn hóa bản làng của nhân dân, đồng thời còn thể hiện sự thịnh vượng của dân làng trong suốt chiều dài của lịch sử dựng nước và giữ nước.

Người dân Luang Prabang sinh sống trong không gian văn hóa đa dạng và thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp. Thiên nhiên nơi đây đã tạo nên các khu du lịch sinh thái có nhiều động vật hoang dã quý hiếm, thu hút khách từ bốn phương. Luang Prabang cũng như toàn bộ đất nước Lào có nhiều rừng. Vì vậy, nhà ở của các bộ tộc Lào thường làm bằng gỗ hay còn gọi là nhà sàn mang đậm nét kiến trúc cổ xưa, và nó càng đẹp hơn khi pha trộn với kiến trúc hiện đại của Pháp, tạo cho thành phố dáng dấp vừa cổ lại vừa hiện đại.

Luang Prabang còn được xem là mảnh đất trăm nghề với nhiều làng nghề thủ công truyền thống,... Nguồn tài nguyên du lịch nhân văn này tạo điều kiện rất thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch văn hóa, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

2. Cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, du lịch Luang Prabang đang trong quá trình hình thành và phát triển. Việc nghiên cứu du lịch Luang Prabang dựa trên cơ sở vận dụng và kế thừa có chọn lọc lí luận về du lịch trên thế giới và ở Lào. Từ đó có thể thấy, du lịch Luang Prabang chịu tác động của hàng loạt các nhân tố khác nhau như vị trí địa lí, tài nguyên du lịch, CSHT, dân cư - xã hội, đô thị hóa,... trong đó tài nguyên du lịch có vai trò quan .trong nhất đối với việc hình thành các điểm du lịch, khu du lịch và tuyến du lịch ở Luang Prabang.

3. Trong những năm qua, tỉnh Luang Prabang đã chú trong tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử vãn hóa, các lễ hội và làng nghề truyền thống,... trên cơ sở đầu tư vốn và cơ sở hạ tầng. Sở thông tin - văn hóa và du lịch Luang Prabang cũng quan tâm đẩy mạnh xây dựng, phát triển và giới thiệu sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm du lịch nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan, khám phá.

Với vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên du lịch nhân vãn đặc sắc, lại đang được tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, ngành du lịch Luang Prabang đã có nhiều khởi sắc. Lượng khách du lịch trong và ngoài nước, doanh thu đu lịch liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Hàng loạt các điểm du lịch, khu du lịch và tuyến du lịch đã được quy hoạch, đưa vào khai thác.

4. Thời kỳ đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế của đất nước Lào nói chung và Luang Prabang nói riêng đã mang đến những cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngành du lịch Luang Prabang cũng đứng trước những cơ hội đó và đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh này đã trở thành trung tâm du lịch lớn của Lào, ngày càng thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tạo thu nhập lớn cho ngân sách của tỉnh và tạo thêm công ăn việc làm cho nhân dân địa phương.

Yếu tố quan trọng nhất trong phát triển du lịch bền vững là nguồn nhân lực, nó đóng vai trò then chốt, quyết định sự thành công. Cùng với các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và những di sản văn hóa độc đáo, đội ngũ cán bộ đã và đang công tác trong các ban, ngành, tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp lữ hành, đã cùng nhau làm thay đổi bộ mặt của tỉnh, khiến nó trở thành điểm đến không thể thiếu khi du khách đến với đất nước triệu voi. Nhưng, do tốc độ phát triển bùng nổ của ngành du lịch Lào, nhu cầu ngày càng cao và tăng vọt của thị trường nên hệ thống cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch chưa đáp ứng được. Hiện tại và trong tương lai, cần đầu tư xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ công việc phát triển du lịch bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

5. Trong thời gian tới, để du lịch Luang Prabang phát triển, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về quy hoạch, về tổ chức quản lí, về hoạt động kinh doanh du lịch và vốn đầu tư, về nguồn lao động, thị trường, ... Đặc biệt, việc phát triển du

lịch Luang Prabang phải dựa trên mối quan hệ chặt chẽ với trung tâm du lịch Vangvieng tỉnh Vientiane, vùng du lịch Cánh Đồng Chum tỉnh Xiengkhouang cũng như với các địa phương lân cận để có thể liên kết phát triển, phát huy lợi thế và sức mạnh tổng hợp.

Như vậy, phát triển du lịch Luang Prabang cần có sự tham gia của nhiều ban ngành, các cấp chính quyền, cũng như cộng đồng và xã hội. Việc phát triển du lịch Luang Prabang chỉ thực sự có hiệu quả khi có được sự thống nhất với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách của quốc gia và địa phương. Trong đó, việc nhận thức, vận dụng linh hoạt các chính sách và chiến lược vào từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể, trong từng thời điểm nhất định có ý nghĩa cực kì quan trọng. Làm tốt điều đó, chắc chắn sẽ góp phần khai thác hiệu quả và phát huy được tiềm năng du lịch nhân văn của địa phương, tạo tiền đề đưa du lịch Luang Prabang phát triển bền vững, khẳng định được vị thế của mình với du lịch cả nước và khu vực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo cáo thống kê du lịch hàng năm, Sở Du lịch tỉnh Luang Prabang, năm 2012.

2. Báo cáo tổng kết du lịch 5 năm của tỉnh Luang Prabang năm 2010-2015, Sở Du lịch tỉnh Luang Prabang, năm 2015.

3. Báo cáo tổng kết hàng năm giai đoạn 2010-2015, Văn phòng Di sản văn hóa tỉnh Luang Prabang, 2015.

4. Báo cáo tổng kết hàng năm của Sở Thông tin - Văn hóa và Du lịch tỉnh Luang Prabang năm 2010-2015.

5. Báo cáo tổng kết hàng năm của văn phòng bưu chính tỉnh Luang Prabang năm 2015.

6. Báo cáo tổng kết hàng năm của sở giao thông vận tải tỉnh Luang Prabang năm 2015

7. Chiến lược phát triển Du lịch tỉnh Luang Prabang năm 2001-2020, UBND tỉnh Luang Prabang.

8. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Luang Prabang năm 2016-2020. Luang Prabang.

9. Chiến lược phát triển Du lịch tỉnh Luang Prabang năm 2010-2020.

10. Đại hội Đảng Bộ tỉnh Laung Prabang lần thứ VII năm 2015.

11. Địa chí Luang Prabang (1997), NXB Giáo dục, Vientiane.

12. Hum Phăn KHƯA PA SÍT (2008), Phát triển Du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Prabang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viên Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

13. Khăm Tăn XỔM VÔNG (1997), Địa lý Du lịch Lào, Luận văn thạc sĩ khoa học Địa lý, Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Khammany SOULIDETH (2010), Địa lý Lào, NXB Giáo dục, Vientiane.

15. Khammany SOULIDETH (2012), Địa lý du lịch Lào, NXB Giáo dục, Vientiane.

16. Kỷ yêu hội thảo khoa học quốc tế (2011), Phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam và Lào giai đoạn 2011-2020, Nxb Vientiane, Lào.

17. Luật Du lịch Việt Nam (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Niên giám thống kê tỉnh Luang Prabang (2015), NXB Thống kê, Luang Prabang.

19. Phadone INSAVEANG (2011), Di sản văn hóa cố đô Luang Prabang với việc phát triển Du lịch, Luận văn thạc sĩ Văn hóa học, Đại học Văn hóa Hà Nội.

20. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Luang Prabang năm 2016-2020.

21. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Luang Prabang (2015), Điều tra dân số, NXB Luang Prabang.

22. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Luang Prabang (2015), NXB Luang Prabang.

23. Sở du lịch Luang Prabang (2008), kế hoạch chiến lược phát triển và xúc tiến du lịch 2008 – 2015 của tỉnh Luang Prabang..

24. Souneth PHOTHISAN (2000), Lịch sử Lào, NXB Giáo dục, Vientiane.

25. Tạp chí du lịch huyện Luang Prabang , tập 19, tháng 3 năm 2003.

26. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (2010), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

27. Tổng cục du lịch Lào (2015), NXB Giáo dục, Vientiane.

28. Tổng cục thống kê quốc gia Lào (2015), Điều tra dân số Lào, Vientiane.

29. Tổng cục du lịch Lào (2006), Tạp chí du lịch và quản lý di sản cố đô Luang Prabang, CHDCND Lào, số 129 tháng 6 năm 2006 , NXB Pan Khăm, Vientiane.

30. Tổng cục du lịch Lào (2009), Báo cáo thống kê số lượng khách và doanh thu du lịch , NXB Tổng cục thống kê, Vientiane.

31. Nguyễn Minh Tuệ và nnk (1997), Địa lý du lịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

32. http://thuvienso.edu.vn

33. http://www.ezilon.com/maps/asia/laos

34. http://www.laichau.tourism.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Một số hình ảnh về du lịch Luang Prabang


Ảnh 1 Tổng thể thành phố Luang Prabang Ảnh 2 Bảo tàng Cung điện Hoàng gia Luang 1

Ảnh 1. Tổng thể thành phố Luang Prabang



Ảnh 2 Bảo tàng Cung điện Hoàng gia Luang Prabang Ảnh 3 Vẻ đẹp kỳ ảo của 2


Ảnh 2. Bảo tàng Cung điện Hoàng gia Luang Prabang

Ảnh 3 Vẻ đẹp kỳ ảo của Thác Kuang Si Ảnh Escapology eu Ảnh 4 Công viên voi 3


Ảnh 3. Vẻ đẹp kỳ ảo của Thác Kuang Si. Ảnh: Escapology.eu



Ảnh 4 Công viên voi Luang Prabang nằm gần sông Nậm Khan Ảnh exotravel com Ảnh 5 4


Ảnh 4. Công viên voi Luang Prabang nằm gần sông Nậm Khan.

Ảnh: exotravel.com

Ảnh 5 Chùa Xiêng Thoong hay WAT XIENG THONG Ảnh 6 Các nhà sư đi khất thực vào 5


Ảnh 5. Chùa Xiêng Thoong (hay WAT XIENG THONG)



Ảnh 6 Các nhà sư đi khất thực vào mỗi buổi sáng 6


Ảnh 6. Các nhà sư đi khất thực vào mỗi buổi sáng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/04/2023