3.2.2. Giải pháp Marketing xây dựng hình ảnh du lịch tỉnh
- Tổ chức hội trợ triển lãm sản phẩm du lịch, thủ công và món ăn đặc sản của người dân Luang Prabang.
- Tham gia hội trợ triển lãm sản phẩm du lịch ITB ASIA và hội EATOF có 12 nước thành viên về quản lý du lịch và sản phẩm du lịch tại Singapore.
- Tham gia hội trợ triển lãm sản phẩm du lịch và quảng bá du lịch trong nước và quốc tế.
- Hoàn thành trang Website du lịch hợp tác với dự án GIZ.
- Phỏng vấn sự thỏa mãn hài lòng của du khách đến Luang Prabang.
- Xây dựng bộ phim, phóng sự quảng bá du lịch tỉnh bằng 4 tiếng như: tiếng Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.
- Xây dựng Programe điện thoại và Table trong hệ thống IOS, Android, Application mà có thể sử dụng được cả Online và Offline để cung cấp thông tin về du lịch tỉnh cho khách du lịch.
- Tham gia hội thảo về thị trường du lịch và nghiên cứu du lịch.
- Tổ chức các lễ hội đặc trưng của Luang Prabang, xây dựng những bộ phim, những tập sách, tranh thủ các kênh báo chí, phát thanh truyền hình để đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá các sư kiện du lịch, các ngày kỷ niệm, các lễ hội của đất nước và của địa phương.
Có thể bạn quan tâm!
- Sản Phẩm Hàng Hóa Đặc Trưng Phục Vụ Khách Du Lịch
- Đánh Giá Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội Và Thách Thức Của Du Lịch Tỉnh Luang Prabang
- Quan Điểm, Mục Tiêu Và Định Hướng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Luang Prabang
- Phát triển du lịch tỉnh Luang Prabang, cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong xu thế hội nhập quốc tế - 14
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
- Giới thiệu và đưa ra thị trường bản đồ du lịch Luang Prabang với bưu cảnh tập gấp, những chương trình du lịch dành cho các đối tượng du khách riêng biệt. Tăng cường thông tin và thời lượng phát về du lịch trên các phương tiện thông tin của địa phương và Trung ương. Xây dựng một số pa-nô, biển quảng cáo về du lịch và cần làm ngay là việc xây dựng một số biển chỉ dẫn chi tiết cho các khu du lịch trong tỉnh.
- Tổ chức đăng cai một số hội thảo về du lịch tại Luang Prabang và tích cực tham gia các hội chợ, hội thảo về du lịch được tổ chức trong nước và quốc tế. Kết hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục toàn dân về văn minh du lịch, giao tiếp, ứng xử, sinh hoạt văn hoá góp phần nâng cao hình ảnh tốt đẹp của du lịch Luang Prabang.
- Xây dựng hệ thống thông tin du lịch: nối mạng thông tin trong nước để khai thác và cung cấp thông tin phục vụ quản lý và kinh doanh của các đơn vị. Xây dựng
trang Website về du lịch Luang Prabang để giới thiệu lên Internet. Xây dựng các sản phẩm nghe, nhìn như: CD ROM - VCD, giới thiệu về tiềm năng tài nguyên và sản phẩm du lịch của Luang Prabang.
- Sắp xếp lại các bãi đậu ở điểm du lịch quan trọng như thác Kuang Si, Thác Se, hang đọng Tinh... [7, tr 39].
3.2.3. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch
Tỉnh ủy và chính quyền quan tâm sát xao và đã xây dựng các dự án đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Luang Prabang như sau:
- Dự án phát triển khu phố cổ thành trung tâm du lịch số 1.
- Dự án phát triển du lịch vùng xung quanh phố cổ và ngoại thành có các làng nghề, làng văn hóa.
- Dự án phát triển đu lịch ở huyện Ngoi, huyện Nambak, lấy làng cổ huyện Ngoi làm trung tâm du lịch cấp 2.
- Dự án phát triển du lịch ở khu vực làng Sone nối liền Luang Prabang với Điên Biên Phủ, Sơn La của Việt Nam.
- Dự án phát triển du lịch huyện Pak Ou để huyện này trở thành cửa ngõ vào cố đô, là điểm kết nối cố đô với tỉnh Bokeo và tỉnh Xayaboury bằng đường thuỷ.
- Dư án phát triển huyện du lịch sinh thái Chomphet, là cánh cửa ra vào ở phía Tây, giáp với Thái Lan
- Dự án phát triển du lịch huyện Pakxeng và huyện Phonxai, đây là 2 huyện vùng sâu vùng xa. Du lịch có sự tham gia của người dân, du khách ăn ở cùng gia đình dân trong làng.
- Dự án phát triển cơ sở hạ tầng khép kín (nguồn vốn vay từ ngân hàng phát triển và hợp tác Nhật Bản) và dự án phát triển du lịch dọc theo dòng sông Khan (dự án của Pháp) [23, tr. 18].
* Dự án tôn tạo điểm du lịch thác Kuang Si, thác nước này là một điểm du lịch thuộc quản lý trực tiếp của sở. Để xây dựng thành mô hình mẫu trong quản lý các điểm du lịch và tạo nguồn thu cho ngân sách của tỉnh, Con đường dẫn tới thác đã được nâng cấp lên thành đường nhựa để tạo sự thuận lợi trong cả hai mùa cho du khách đến với thác Kuang Si. Chú trọng khảo sát tình hình kinh tế-xã hội của các làng
xung quanh và những tác động đến môi trường và đa dạng sinh học trong phạm vi bể chứa và vườn quốc gia với diện tích 240 ha. Ngoài ra còn có dự án tu tạo chùa Động Tinh và dự án phát triển điểm du lịch ở các huyện.
Xây dựng cầu bắc qua sông Mê Kông, xây cảng bến đỗ tầu thuyền ở cửa sông Khan giao với sông Mê Kông, tôn tạo các chùa và các di tích lịch sử, xây thêm 3 công viên và 1 sân gôn, bằng chính sách đầu tư là 350-500 triệu USD, là nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế, viện trợ không hoàn lại, vốn tư việc cho thầu và vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
3.2.4. Giải pháp đầu tư mạng lưới đường giao thông và hạ tầng du lịch
Luang Prabang có quốc lộ 13 chính từ Bắc đến Nam của Lào đi qua, là con đường giao thông nối liền Luang Prabang với các tỉnh và nước láng giềng, có sân bay quốc tế được đầu tư nâng cấp đáp ứng được cho máy bay Jet BOEING 737 có thể cất cánh và hạ cánh, và trong tương lai gần sân bay cũng sẽ được nâng cấp lên theo tiêu chuẩn tốt hơn để đáp ứng được nhu cầu cất cánh, hạ cánh và vận chuyển hành khách được nhiều hơn.
Sông Mê Kông và các con sông khác là mạng lưới giao thông đường thủy quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi để du khách đến với Luang Prabang, đồng thời hướng các dịch vụ du lịch dọc theo dòng sông.
Xây dựng các con đường dẫn tới 12 huyện trong tỉnh, có thể tạo thuận lợi, đảm bảo cho việc đi lại trong cả hai mùa với sự tăng cường thêm các loại phương tiện vận chuyển.
Luang Prabang có kế hoạch hoàn thiện kết cấu hạ tầng như:
Thứ nhất, xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho du lịch Luang Prabang. Những năm qua du lịch Luang Prabang phát triển khá mạnh nên bước đầu tạo được sự chú ý và thu hút của khách du lịch cũng như các nhà đầu tư. Với mục tiêu phát triển du lịch rộng khắp trên mọi địa bàn của tỉnh, trong đó tập trung phát huy những lợi thế ở nơi có điều kiện để phát triển trước với tốc độ nhanh nhằm tạo động lực thúc đẩy, lôi kéo sự phát triển của những vùng khác phù hợp với tiềm lực và điều kiện của mỗi địa phương. Do đó tỉnh Luang Prabang cần có kế hoạch và phân kỳ đầu tư xây dựng nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển các loại hình du lịch đã được
quy hoạch phát triển, cố chính sách kêu gọi mọi thành phần kinh tế tham gia bỏ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng. Ưu tiên đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống giao thông cung cấp điện, nước sạch, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường, đảm bảo thông tin liên lạc, đối với những khu vực, những loại hình du lịch cần phát triển trước, ưu tiên làm trước. Nghiên cứu bến xe, bến thuyền, để phục vụ đưa đón du khách, quy hoạch xây dựng thuyền, xe trở khách du lịch, tạo điều kiện phát triển ngành du lịch hiệu quả.
Từng bước nâng cao hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, tăng cường bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội nhằm tạo ra bước phát triển vững chắc, tạo thế cạnh tranh cho du lịch Luang Prabang, góp phần đưa Luang Prabang trở thành một địa phương có du lịch phát triển trong vùng và cả nước. Các doanh nghiệp Nhà Nước trên địa bàn như: điện lực, bưu chính viễn thông, nước sạch và các chủ đầu tư; các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác như: giao thông, cấp thoát nước... sớm hoàn thiện tất các thủ tục và sớm tiến hành đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng ở các khu quy hoạch nhằm tạo điều kiện cho các dự án đầu tư đường, điện, thông tin liên lạc, nước sạch sinh hoạt cho các khu quy hoạch du lịch theo kế hoạch chung.
Thứ hai, nâng cấp các điểm du lịch, tôn tạo tài nguyên du lịch. Đây là vấn đề cốt lõi trong phát triển du lịch. Do vậy, cần đầu tư mạnh, nhanh để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch theo quy hoạch. Thời gian qua tỉnh Luang Prabang đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng kết cấu hạ tầng và chỉnh trang đô thị nhất là nâng cấp đường giao thông, phát triển mạng lưới điện và thông tin liên lạc đến các khu du lịch như: nâng cấp đường đi các khu du lịch Thác Se, Tạt Kuang Si, Kẹng Nun, sửa chữa đường phố nội thành Luang Prabang, cải tạo điện lưới trung và hạ thế, mở rộng mạng lưới các bưu cục để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt và kịp thời... Đây là điều kiện tiền đề phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và du lịch nói riêng và là yếu tố quan trọng góp phần thu hút khách du lịch.
Đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng: giao thông, điện, nước sạch đảm bảo thông tin liên lạc trong khu vực vui chơi giải trí, khu du lịch Thác Se, hang đọng Ting, huyện Ngoi cũ và các dịch vụ công cộng khác như: Bãi đậu xe, quầy hàng lưu niệm, chợ đêm... trong các khu du lịch đã được quy hoạch. Sắp xếp quy hoạch các bến bãi, thuyền đò ổn định lâu dài, các khu vực chế biến thủy sản của nhân dân không làm ảnh hưởng đến du lịch.
Đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho các khu du lịch theo quy hoạch, hoàn thiện hệ thống điện lưới trung thế phục vụ nhu cầu phát triển các khu du lịch. Phấn đấu hoàn thành việc đầu tư hệ thống chiếu sáng cho các khu du lịch Thác Kuang Si và khu vực vui chơi giải trí nội thành.
Thứ ba, nâng cấp các khu du lịch, điểm du lịch hiện có để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với du lịch Luang Prabang, từ nay đến năm 2020 các sở ngành cần tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh để quy hoạch chi tiết và khẩn trương lập, triển khai các dự án về hạ tầng kỹ thuật xã hội như giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, trồng cây xanh, phát triển rừng... đồng thời tranh thủ các nguồn vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế, gọi vốn đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng. Chỉnh trang, đầu tư tồn tạo nâng cấp các cơ sở du lịch, cơ sở lưu trú hiện có, gắn với chỉnh trang thành phố Luang Prabang và các vùng phụ cận, các du lịch, tạo cảnh quan, môi trường sinh thái hấp dẫn thu hút du khách. Trước mắt cần tập trung nâng cấp về mặt văn hoá và bảo đảm trật tự, vệ sinh, an ninh an toàn cho du khách.
Đầu tư nâng cấp các di tích văn hoá lịch sử, phong tục tập quán đã được nhà nước xếp hạng để trở thành các điểm tham quan du lịch. Trong đó trước mắt tập trung vào việc đầu tư hệ thống giao thông nội bộ, nâng cấp về mặt văn hoá và bảo vệ trật tự, vê sinh, an ninh, an toàn cho du khách vào các điểm du lịch tham quan này.
Sắp xếp lại các bãi đậu xe, bến thuyền, đò, khu bán hàng lưu niệm và các dịch vụ bổ sung (kể cả vệ sinh công cộng) xây dựng một số chỉ dẫn tại các khu du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. [12, tr 88].
3.2.5. Giải pháp bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch
Thứ nhất, bảo tồn và phát huy các lễ hội đặc trưng của Luang Prabang cũng như các lễ hội của đất nước và của địa phương. Đối với địa phương cần tuyên truyền quảng bá để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về vai trò của du lịch, ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, của đất nước, nâng cao ý thức trách nhiệm toàn dân đối với bảo tồn tài nguyên môi trường tự nhiên, xã hội trong sự phát triển kinh tế của địa phương, của đất nước.
Với mục tiêu tăng cường nhận thức của toàn dân về vai trò của du lịch, đem lại lợi ích cho nhân dân về các mặt như: giải trí, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm
nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch. Duy trì và nâng cao hình ảnh du lịch Luang Prabang trong và ngoài nước nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách, các nhà đầu tư, góp phần mở mang quan hệ hợp tác phát triển trong nước và quốc tế.
Thứ hai, phát triển hệ thống cây xanh phục vụ hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái như, giải pháp không gian phát triển du lịch ở Luang Prabang đã xác định 5 khu du lịch chủ yếu gồm: khu du lịch Bản Pha Nôm, khu du lịch chùa May - chùa Sen, khu du lịch Thác Kuang Si, khu du lịch Kẹng Nun và khu vui chơi giải trí dọc theo bờ sông Mê Kông. Đây là lợi thế rất cơ bản trong việc khai thác tiềm năng du lịch, nhưng bên cạnh đó không tránh khỏi khó khăn do các nguy cơ xói lở bờ sông Mê Kông. Để hạn chế những tác động trên cần thiết phải có sự đầu tư phát triển hệ thống cây xanh dọc theo bờ sông Mê Kông, đây là hướng đầu tư quan trọng.
- Tạo cho khu vực ven bờ sông Mê Kông một môi trường trong sạch, bóng mát và khí hậu trong lành trong toàn khu vực.
- Tạo thêm những cảnh quan du lịch hấp dẫn, thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các cơ sở du lịch mới trong tương lai. Ngoài ra, bản thân các khu rừng cây ven bờ sông Mê Kông cũng là nơi du lịch với các đối tượng du khách, là nơi thư giãn, nghỉ ngơi của người lao động sau những thời gian lao động vất vả hàng ngày.
Thứ ba, tôn tạo các di tích văn hoá lịch sử và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch, một trong những mục đích chính của khách du lịch đến Luang Prabang là để tìm hiểu nền văn hoá, lịch sử phát triển của tỉnh. Do vậy, việc đầu tư tổn tạo và nâng cấp các điểm di tích văn hoá hiện nay ở tỉnh không chi có ý nghĩa đối với hoạt động phát triển du lịch mà còn có ý nghĩa giáo dục những thế hệ sau về những giá trị văn hoá, lịch sử của dân tộc, quê hương. Việc đầu tư vào lĩnh vực này sẽ giúp cho các ngành du lịch phát triển và giữ gìn được những bản sắc truyền thống dân tộc qua những sản phẩm truyền thống của tỉnh và trên phương diện cả nước. Muốn vậy cần tập trung vào các giải pháp sau:
- Tôn tạo nâng cấp các điểm di tích văn hoá, lịch sử bảo đảm được đúng tiêu chuẩn của một điểm du lịch. Hướng dẫn các hoạt động lễ hội phục vụ cho du lịch
như: lễ hội Bun Pi May, Bun Xuông Hưa, Bun Oc Phăn Sa... đưa thuyền truyền thống hàng năm.
Quy hoạch xây dựng và khôi phục lại một số làng nghề truyền thống của tỉnh như: làng thủ công mỹ nghệ, làng dệt, làng chài để đưa du khách tham quan tìm hiểu và mua hàng lưu niệm.
Thứ tư, bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội: với các mục tiêu giữ gìn môi trường tự nhiên và xã hội, bảo đảm vệ sinh, an ninh trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện phát triển du lịch nhanh và bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển, chú trọng tôn tạo, bảo vệ, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, tăng hiệu lực quản lý nhà nước, nhất là trên lĩnh vực du lịch.
- Tăng cường giáo dục sâu rộng trong nhân dân về nhiệm vụ phát triển du lịch để nhân dân tuyên truyền, giới thiệu về du lịch địa phương. Xây dựng môi trường xã hội an toàn, tạo sự tin tưởng, yên tâm cho khách du lịch.
Xây dựng và ban hành các quy định về bảo vệ môi trường, về giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong các khu vực du lịch, thường xuyên kiểm tra theo dõi biến động về môi trường để có những giải pháp kịp thời, phối hợp cùng các cấp, các ngành và các địa phương, khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên môi trường. Có kế hoạch và chương trình tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch cho du khách cũng như cộng đồng dân cư trên các phương tiện thông tin đại chứng.
Thứ năm, xây dựng các công trình về bảo vệ môi trường, nâng cấp tôn tạo tài nguyên du lịch, đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải ở các khu du lịch, trước mắt cần đầu tư hoàn thành hệ thống thu gom xử lý rác thải khu du lịch, làng di tích chùa May - chùa Sen, các khu du lịch trọng điểm phụ cận. Triển khai trồng rừng phòng hộ, phủ xanh đất trống tại các khu đã được quy hoạch phát triển du lịch.
Xây dựng các khu bán hàng hoá lưu niệm và các dịch vụ bổ trợ, xây dựng một số biển chỉ dẫn tại các khu du lịch. Tiến hành giải tỏa mồ mả dọc ven đường, ven sông Khan, sông Mê Kông.
Việc khai thác, sử dụng phải đi đôi với bảo quản, giữ gìn, trùng tu và tôn tạo các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc được thể hiện qua các di tích. Kết hợp
việc khai thác hợp lý các di tích với việc tôn tạo nhằm duy trì các sản phẩm du lịch có chất lượng, phát triển một số ngành kinh tế, văn hoá, xã hội và hiện đại hoá kho tàng di sản văn hoá dân tộc. Việc khai thác di tích, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời tạo điều kiện phát triển một số ngành kinh tế chủ đạo hỗ trợ cho du lịch.
Thứ sáu, bảo đảm vệ sinh an toàn, an ninh phục vụ phát triển du lịch. Xây dựng chính sách, quy chế bảo vệ môi trường du lịch, duy trì vệ sinh môi trường, an ninh an toàn tại các điểm du lịch. Tăng cường công tác bảo vệ môi trưởng, đẩy manh giáo dục toàn dân về môi trường du lịch, đồng thời đầu tư tôn tạo các tài nguyên du lịch, sự phát triển du lịch nhanh và bền vững. Xây dựng các phương án, phối hợp an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho du khách, Luang Prabang là điểm du lịch hấp dẫn an toàn cho du khách khi dừng chân.
Nghiên cứu, xức tiến thành lập đội tuần tra các khu du lịch, đội cứu hộ, trên sông Mê Kông, sông Khan. Duy trì và thường xuyên tăng cường kiểm tra tình hình an ninh trật tự ở các khu, điểm du lịch. Phối hợp, kết hợp với các ngành có liên quan như: công an, đội kiểm tra liên ngành nhằm từng bước ổn định trật tự, an ninh, an toàn cho các khu du lịch, cho du khách khi đặt chân đến Luang Prabang. Giáo dục cho nhân dân luôn đề cao cảnh giác, chống lại âm mưu diễn biến hoà bình của các thể lực thù địch lợi dụng, thông qua hoạt động du lịch mà các tổ chức, cá nhân du lịch nhằm chống phá về mặt kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong nhân dân và khách du lịch khi đến Luang Prabang, lợi ích của du lịch và những ảnh hưởng của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương, của khu vực và đất nước. Xem đây là khâu không thể thiếu trong chiến lược phát triển của ngành du lịch. Làm tốt công tác tuyên truyền và giáo dục, bảo đảm vệ sinh an toàn, an ninh trong suốt hành trình du lịch là phương thức quảng bá, thu hút du khách về với du lịch Luang Prabang. Qua đó nâng cao hình ảnh du lịch Luang Prabang trong du khách và đảm bảo du lịch Luang Prabang luôn là điểm hấp dẫn, an toàn cho du khách khi đặt chân đến Luang Prabang. [4, tr 42-45].