1.3.1. Cơ sở xây dựng tiêu chí 44
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá 45
1.3.3. Thang điểm đánh giá 53
1.4. Tiểu kết 58
CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 61
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận 61
2.1.1. Vị trí địa lý 61
2.1.2. Tài nguyên du lịch 61
2.1.3. Kinh tế - xã hội và môi trường 76
2.1.4. Đánh giá chung về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững - 1
- Phương Pháp Thu Thập, Thống Kê Và Tổng Hợp Tài Liệu
- Phát Triển Du Lịch Trên Quan Điểm Phát Triển Bền Vững
- Nguyên Tắc Phát Triển Du Lịch Trên Quan Điểm Phát Triển Bền Vững
Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.
............................................................................................................................................85
2.2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận 86
2.2.1. Phát triển du lịch theo ngành 86
2.2.2. Phát triển du lịch theo lãnh thổ 109
2.2.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững 116
2.3. Tiểu kết 134
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 136
3.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững...136
3.1.1. Cơ sở định hướng 136
3.1.2. Định hướng chung 140
3.1.3. Các định hướng chủ yếu 140
3.1.4. Dự báo một số chỉ tiêu phát triển du lịch 146
3.2. Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững 150
3.2.1. Giải pháp về phát triển kinh tế 150
3.2.2. Giải pháp về phát triển xã hội 157
3.2.3. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường 161
3.3. Tiểu kết 166
KẾT LUẬN 168
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO 170
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch tuy đã xuất hiện khá sớm trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, nhưng trong thời kì sơ khai các hoạt động này chưa tác động nhiều đến kinh tế, xã hội và môi trường. Từ nửa sau thế kỉ XX, du lịch phát triển với tốc độ cao, trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế toàn cầu thì những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của chúng đến lãnh thổ đón khách ngày càng thể hiện rõ nét. Vì vậy, vấn đề phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững nhằm phát triển cân đối, hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường đang là vấn đề thời sự được các nhà khoa học, các nhà quản lí quan tâm nghiên cứu.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, đất nước có lãnh thổ khá rộng lớn, dân số đông, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, truyền thống lịch sử chống ngoại xâm hào hùng, nền văn hoá phong phú, đặc sắc và lòng nhân ái, cởi mở, hiếu khách đã tạo nên những hấp dẫn to lớn đối với du khách quốc tế. Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước, ngành Du lịch đã có nhiều tiến bộ, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Bên cạnh những thành tựu đó, ngành Du lịch cũng bộc lộ nhiều hạn chế chưa được giải quyết thoả đáng, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững.
Bình Thuận nằm trong vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ, là một trong những tỉnh giàu tiềm năng du lịch, có vị trị đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển du lịch chung của vùng và cả nước. Song, những nghiên cứu chuyên sâu về phát triển du lịch của tỉnh trên quan điểm phát triển bền vững còn rất hạn chế. Vì những lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1.Mục tiêu
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, mục tiêu chủ yếu của luận án là nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận để từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững.
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận án là:
- Tổng quan các nghiên cứu ở trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững.
- Bước đầu đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận. Phân tích thực trạng phát triển du lịch ở địa bàn nghiên cứu và đánh giá trên quan điểm phát triển bền vững thông qua các khảo sát thực tế.
- Đề xuất các định hướng chủ yếu và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững.
3. Giới hạn nghiên cứu
- Luận án tập trung phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển du lịch và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận.
- Lãnh thổ mà luận án nghiên cứu là tỉnh Bình Thuận.
- Các tư liệu, số liệu được sử dụng trong nghiên cứu tập trung vào thời gian từ năm 2000 - 2010.
- Bước đầu xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững kết hợp cả định lượng và định tính.
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Du lịch là một trong những ngành kinh tế tổng hợp đang được nhiều chuyên gia, nhà khoa học và các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Trên thế giới, dưới góc độ địa lý du lịch, các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các hướng: phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu; đánh giá tài nguyên du lịch; tổ chức lãnh thổ du lịch; và gần đây, những nghiên cứu về phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững đang thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia.
“Đáng chú ý là những công trình của một số nhà địa lí cảnh quan của trường Đại học Tổng hợp Matxcơva đã tiến hành nghiên cứu các vùng thích hợp cho mục đích nghỉ dưỡng trên lãnh thổ Liên Xô (trước đây). Các nhà địa lí Anh, Mỹ và Canada cũng đã tiến hành đánh giá sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích giải trí du lịch” (Phạm Lê Thảo, luận án tiến sỹ “Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan điểm phát triển bền vững”) [41].
Từ đầu những năm 1990 những nghiên cứu về phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững đã được tiến hành. Năm 1996, hưởng ứng Earth Summit, ngành du lịch toàn cầu đại diện bởi ba tổ chức quốc tế gồm Hội đồng Lữ hành Du lịch Thế giới (WTTC), Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) và Hội đồng Trái đất (Earth Council), đã ứng dụng những nguyên tắc của Agenda 21 vào du lịch, phối hợp xây dựng một chương trình hành động với tên gọi “Chương trình Nghị sự 21 về Du lịch: Hướng tới phát triển bền vững về môi trường”. Chương trình Nghị sự 21 về Du lịch đã nhấn mạnh sự cần thiết phải phối hợp hành động giữa các Chính phủ, ngành du lịch và các tổ chức phi Chính phủ trong việc phát triển du lịch theo hướng bền vững. [75]
Ở Việt Nam, nghiên cứu về du lịch mới được đề cập nhiều vào những năm 1990, khi hoạt động du lịch dần dần trở nên khởi sắc. Một số công trình nghiên cứu đã đề cập những khía cạnh khác nhau của hoạt động du lịch như: Tổ chức lãnh thổ du lịch của Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1998) tổng quan cơ sở lý luận của tổ chức lãnh thổ du lịch, khái quát sự phân hóa lãnh thổ du lịch Việt Nam và giới thiệu các vùng du lịch Việt Nam; Năm 2000, cuốn Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam do Phạm Trung Lương chủ biên đã hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn trong đánh giá tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam; Giáo trình Du lịch bền vững của Nguyễn Đình Hoè – Vũ Văn Hiếu (2001), tổng quan tác động nhiều mặt của hoạt động du lịch đối với môi trường, giới thiệu sơ lược về du lịch bền vững; Tổng quan du lịch (2002) và Quy hoạch du lịch những vấn đề lý luận và thực tiễn (2005) của Tiến sỹ Trần Văn
Thông, Qui hoạch du lịch, Tài nguyên du lịch (2007) của Bùi Thị Hải Yến (chủ biên)… cung cấp những vấn đề lý luận và bức tranh chung về phát triển du lịch, tài nguyên du lịch Việt Nam; Địa lý du lịch do Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) và tập thể tác giả (2010) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch, các vùng du lịch Việt Nam. Và đặc biệt, các công trình khoa học của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch về Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ đến năm 2020; của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020… đã xác định quan điểm, mục tiêu, những định hướng và giải pháp chính cho phát triển du lịch Việt Nam.
Những công trình trên đã phân tích cơ sở lí luận cho phát triển du lịch, đánh giá tổng hợp tài nguyên phục vụ du lịch, dự báo nhu cầu chiến lược phát triển du lịch, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của phát triển du lịch, là những tài liệu quí giá cho quá trình nghiên cứu của luận án.
Du lịch Bình Thuận tuy mới phát triển mạnh từ năm 1995 đến nay, nhưng đã có một số công trình nghiên cứu đáng kể như: Đề án phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận đã phân tích đánh giá hiện trạng, đề xuất định hướng và giải pháp bảo tồn và phát triển cảnh quan du lịch tỉnh Bình Thuận; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2001 – 2010, Đề án đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2015, định hướng đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030… là những tài liệu bổ ích cho quá trình nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững.
Tổng hợp tình hình nghiên cứu, có thể khái quát:
- Du lịch đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trên thế giới và nước ta quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững mới chỉ được đầu tư từ những năm 1990 đến nay. Vì vậy, số lượng các công trình về lĩnh vực này chưa nhiều, phần lớn các nghiên cứu
tập trung vận dụng lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế vào điều kiện Việt Nam, phục vụ mục tiêu phát triển du lịch chung của quốc gia.
- Việc nghiên cứu những vấn đề về phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững áp dụng cụ thể cho một tỉnh, đặc biệt là cho tỉnh Bình Thuận còn rất ít.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Các quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững có tính chiến lược lâu dài, là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, vì vậy bản thân sự phát triển của du lịch đòi hỏi phải có sự phát triển bền vững chung của xã hội và ngược lại. Trọng tâm của phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững là phát triển cân bằng giữa các mục tiêu về kinh tế, xã hội, bảo tồn tài nguyên môi trường.
Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận phải gắn với bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên và môi trường. Các kế hoạch và cơ chế quản lí phải phù hợp với việc khai thác các giá trị thiên nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên và các khu danh thắng không những ít bị xâm hại bởi các hoạt động phát triển du lịch mà còn được bảo tồn và tôn tạo tốt hơn.
Quan điểm này được vận dụng vào luận án thông qua việc xây dựng cơ sở lí luận, đánh giá phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững phải hướng tới phát triển cân đối, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, đó là: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
5.1.2. Quan điểm hệ thống lãnh thỗ
Quan điểm hệ thống lãnh thổ là một trong những quan điểm được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu du lịch. Nét đặc trưng quan trọng của hệ thống lãnh thổ du lịch là tính hoàn chỉnh về chức năng và về lãnh thổ.
Phát triển du lịch ở bất kì một vùng hoặc lãnh thổ nào cũng phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống lãnh thổ du lịch toàn quốc, từ cấp quốc gia đến cấp vùng, địa phương, khu và điểm du lịch.
Du lịch tỉnh Bình Thuận được coi như một bộ phận của các hệ thống du lịch có qui mô lớn hơn và cấp phân vị cao hơn là hệ thống du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và hệ thống du lịch cả nước. Du lịch tỉnh Bình Thuận với tư cách là một bộ phận của hệ thống cấp cao hơn phải vận động theo qui luật của toàn hệ thống và việc nghiên cứu đầy đủ các thuộc tính du lịch của hệ thống có giá trị thực tiễn để vận dụng vào tổ chức và kinh doanh du lịch.
Quan điểm này được vận dụng vào luận án thông qua việc phân tích thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, phát triển kinh tế – xã hội nói chung ở phạm vi quốc gia, vùng và địa phương.
5.1.3. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp là một quan điểm quan trọng trong nghiên cứu du lịch. Nếu như quan điểm hệ thống giúp nhà nghiên cứu có ý thức đặt vấn đề nghiên cứu cụ thể của mình trong một hệ thống nhất định thì quan điểm tổng hợp sẽ chỉ đạo họ đặt nó trong mối liên hệ với các ngành khác.
Hệ thống du lịch là một hệ thống mở phức tạp gồm có cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài, được tạo thành bởi nhiều thành tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người, có mối quan hệ qua lại mật thiết, gắn bó với nhau một cách hoàn chỉnh. Nghiên cứu, đánh giá phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận phải được nhìn nhận trong mối quan hệ tổng hợp giữa các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Quan điểm này được vận dụng vào luận án thông qua việc phân tích các tiềm năng và các tác động nhiều mặt đối với lãnh thổ du lịch tỉnh Bình Thuận.