Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội - 8


nội thất thống nhất theo chữ Công, lại có hành lang dài ở hai bên ăn thông với Tiền đường ở phía trước và Hậu đường ở phía sau, bao lại thành một kiến trúc đóng có hình chữ Quốc. Ngoài ra khoảng sân sau Thượng điện trước Hậu đường được dựng tòa phương đình treo cả trống và khánh, được xem như một nốt son điểm vào giữa chữ Quốc, cũng là chỗ cho du khách ngồi nghỉ ngắm các chậu hoa cây xanh tô điểm xung quanh. Ngoài ra còn vườn tháp mộ sư và bốn miếu Tứ trấn ở bốn góc đồi.

Chùa Trăm Gian ngoài thờ Phật còn thờ Đức Thánh Bối, ở đây ghi là “Đại Thánh Khai Sơn Bình đẳng thành nghĩa tín Bồ tát”. Khu thờ Thánh không xây riêng mà quay ván bưng gian bên trái Thượng điện cũng gọi là Cung Thánh thiêng liêng chỉ nhà sư được vào hành lễ. Đức Thánh Bối tên tục Nguyễn Bính An đã tu luyện ở đây thành Thánh với chức danh Bồ tát Bình đẳng Hành nghĩa, khi sống có tài đi mấy bước về quê Bối Khê lấy cà muối và nấu niêu cơm mà cả trăm thợ dựng chùa ăn không xuể, khi hóa rồi còn làm cơn mưa máu đuổi giặc Minh.

Hệ thống tượng thờ ở đây đầy đủ cho một Phật điện thông thường từ Tam thế xuống đến Hộ pháp. Đặc biệt pho Tuyết Sơn bắt chước bố cục của tượng Tuyết Sơn chùa Tây Phương song các đường gân và mạch máu nổi lên quá rõ. Trong số tượng Hậu Phật, chùa Trăm Gian nổi lên tượng đô đốc Đặng Tiến Đông- một quan võ thời Tây Sơn, sau chiến công đánh thắng quân Thanh đầu xuân Kỷ Dậu 1789 đã về quê đóng góp vào việc tu bổ chùa, được tạc tượng chân dung thờ ở chùa ngay khi còn sống, tương truyền tượng giống đến mức khi rước kiệu vào chùa người xem không phân biệt được kiệu người hay kiệu tượng. Ngoài ra, chùa Trăm Gian có một số hiện vật thuộc loại quý hiếm. Đó là đôi rồng đá thời Trần làm lan can thành bậc cửa chùa có thân dài mập nhưng ghép đầu rồng thời Nguyễn. Đó là những viên gạch thời Mạc được xây bệ tượng Tam Thế, nhiều viên chạm chim thần và các con thú rất sinh động.


Đó cũng là bộ tranh La Hán và tranh Thập điện được chạm nổi có kết hợp vẽ…

2.2.1.2 Nhà thờ Kitô giáo

Theo như thống kê của Tổng giáo phận Hà Nội thì khu vực Hà Tây cũ có tới 46 giáo xứ trải dài trong khắp các các vùng trong tỉnh với 4 giáo xứ lớn nhất đó là: Giáo xứ Bái Xuyên ở xã Minh Tân huyện Phú Xuyên với 5944 giáo dân; giáo xứ Lưu Xá , Mỹ Lương, Chương Mỹ với 5935 giáo dân; giáo xứ Nghĩa Ải , Hợp Thanh, Mỹ Đức với 5674 giáo dân và giáo xứ Thạch Bích, Bích Hòa, Thanh Oai với 7933 giáo dân. Tiêu biểu quy mô lớn có thể kể đến là nhà thờ Hà Đông và nhà thờ Thạch Bích. Các nhà thờ dù với quy mô lớn hay nhỏ thì cũng đều đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của các giáo dân sống trên địa bàn tỉnh Hà Tây cũ.

Nhà thờ Hà Đông là điểm sinh hoạt tôn giáo của bà con giáo dân xứ Hà Đông. Nhà thờ Hà Đông được xây dựng năm 1908, đây là công trình kiến trúc đẹp nằm trong lòng trung tâm quận Hà Đông. Cổng chính của nhà thờ nằm trên phố Hoàng Hoa Thám, cổng sau giáp phố Minh Khai. Nhà thờ nằm dọc theo phố Trưng Nhị.

Nhà thờ Thạch Bích nằm ở xã Bích Hòa, Thanh Oai thuộc giáo xứ Thạch Bích . Tương truyền cuối thế kỷ 18, có 6 tín hữu đến nơi này và họ quây quần cùng với một số người ngoại lập thành một làng nhỏ, họ lấy tên là "Thạch Tuyền". Chỉ từ 6 người gốc Công giáo, họ đã lập thành gia đình và sinh sống tại đây. Đến thời Vua Tự Đức con số giáo dân đã lên khoảng 600 người ( ghi chú: làng còn một số chưa theo đạo, mãi tới đầu thế kỷ 20 mới là làng toàn tòng Công Giáo) và đổi tên là Làng Thạch Bích. Năm 1860, khi Vua Tự Đức ban hành những sắc chỉ cấm đạo khắc nghiệt, các tín hữu Thạch Bích cũng chịu ảnh hưởng. Nơi thờ phụng bị triệt hạ, nhà cửa bị tàn phá, tài sản bị tịch thu, khắc chữ tà đạo lên trán... nhiều người phải di tản phương xa ẩn náu. Năm 1862, sau khi Vua Tự Đức ký ( Hoà Ước Nhâm Tuất) số phận chung các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.


người Công Giáo được đối xử nhẹ tay hơn. Thời gian này giáo dân Thạch Bích dựng được ngôi nhà thờ nhỏ và phòng tạm trú cho các Cha đến làm phúc, đó là ngôi nhà ba gian (nhiều người còn nhớ nền ngôi nhà cũ này). Sau đó vì số lượng giáo dân tăng lên nên đã tiến hành dòng dã 8 năm xây dựng nhà thờ mới, khởi công từ năm 1904 và tới năm 1911 mới hoàn thành. Đặc tính ngôi Thánh Đường hiện có: nền cao 1,5 mét, lòng rộng 15 mét, dài 45 mét, với hai tháp chuông cao 30 mét, phía trước có sân rộng, chung quanh có đường rước kiệu và khu vực nhà thờ có tường hoa bao quanh rất trang nghiêm và xinh đẹp.

Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội - 8

2.2.1.3 Đạo quán

Cùng đồng hành với Phật giáo và Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ khá sớm thì Đạo giáo cũng đóng một vai trò đáng kể trong hoạt động tư tưởng và văn hóa của nhân dân đất Việt. Những trào lưu này đã được người dân Việt cải biến cho phù hợp với truyền thống và nhu cầu của đất nước để trở thành một nhân tố của nền văn hóa và hệ tư tưởng nước nhà.

Khi hệ tư tưởng Nho giáo bị lung lay phần nào vào cuối thế kỷ XVI – XVII khiến các Nho sĩ bắt đầu nói nhiều hơn về mệnh trời, về thuyết quả báo, cả về phép phù thủy…để dự đoán sự thịnh suy của đất nước và sự rủi may của con người thì đó là lúc Đạo giáo có cơ hội phát triển. Chính vì thế mà các Đạo quán được hình thành. Có thể lấy ví dụ như Đan Sơn Tứ Quán ở xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức (gồm Linh Tiên Quán ở thôn Cao Xá Thượng; Viên Dương Quán ở thôn Chiền; Lão Quân Quán ở thôn Lưu Xá; Huyền Thiên Quán ở thôn Lũng Kênh); Lâm Dương Quán ở thôn Đa Sỹ, xã Kiến Hưng, thị xã Hà Đông; Hưng Thánh Quán ở thôn An Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín (nay gọi là chùa Mui);

Linh Tiên Quán

Linh Tiên Quán có thể coi là một trong hai không gian Đạo giáo hiếm hoi còn lưu giữ được nhiều yếu tố của Đạo giáo còn lại trên đất Hà Tây cũ.


Linh Tiên Quán nằm trên địa phận làng Cao Thượng, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức. Theo như truyền thuyết và văn bia ở đây còn lưu giữ thì chúng ta được biết Linh Tiên Quán có từ rất lâu đời (khoảng những năm 111 TCN) và gắn với nhân vật Lữ Gia (Lữ Gia là tể tướng của nước Nam Việt). Khi nhà Hán có ý định xâm lược Nam Việt thì triều đình Nam Việt có ý đầu hàng thì tể tướng Lữ Gia đã phản đối. Năm 111 TCN, nhà Hán đánh chiếm Nam Việt, Lữ Gia đã dẫn đầu vài trăm người chạy trốn ra biển, lấy thuyền đi về hướng Tây. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đăng Duy thì Lữ Gia đã dừng chân tại Đức Thượng để tu tiên và luyện đan. Hiện nay, trong quán có treo một biển gỗ viết bằng chữ Hán và được giải thích là chép từ bia đá trước đây, trong đó có đoạn viết: "Nguyên Triệu thời, Lữ Nam đế Hưng Gia, giá du hành chí thử hương, hiến tiên nhân biến kỳ, ư thự đế liên giá bái kệ tiên nhân, tiên nhân ngộ nhận thắng thiệu. Nhân sự . Lã Gia lập Linh Tiên Quán ." (Tạm dịch là: Vào thời Triệu Nam đế có ông Lữ Gia, đi chơi đến làng này, thấy tiên đang đánh cờ liền quỳ xuống bái lạy người tiên, người tiên nhân thấy thế bay lên trời. Nhân chuyện này, Lữ Gia cho lập Linh Tiên Quán, quán về tiên linh thiêng).

Nói về Linh Tiên Quán không thể không nhắc đến không gian nghệ thuật kiến trúc và hệ thống tượng, điện thờ cúng nơi đây. Về kiến trúc tồn tại hiện nay không còn giữ được nguyên bản mà đã trải qua nhiều đời tu sửa. Theo tư liệu lưu giữ thì công trình này được công chúa Mạc Kim Dung và phò mã Mạc Ngọc Liễn tu sửa vào năm Giáp Thìn (1544). Và lần tu sửa này đã để lại một công trình văn hóa quy mô và bề thế bằng gỗ như ngày nay. Công trình kiến trúc của Linh Tiên Quán không kể các kiến trúc phụ mới xây dựng sau này thì Linh Tiên Quán là một kiến trúc gỗ quy mô, hình chữ Công ở trung tâm làm điện thờ. Gồm có nhà đại bái, nhà ống muống, nhà thượng điện...Đây là tòa kiến trúc bằng gỗ từ thế kỷ XVI còn sót lại một cách tương đối nguyên vẹn. Điều thú vị nữa về sự cổ kính của công trình kiến trúc này là nhà Tam


quan ở phía trước (hướng Đông) treo khánh và gác chuông - chuông đồng được đúc năm Cảnh Thịnh 5 (1797) cao 1,40m treo ở phía sau. Tam quan đều là những kiến trúc gỗ chồng diềm hai tầng. Đây là tam quan khác hẳn với tam quan ở các nơi khác được làm vào thời Lê, Nguyễn sau này (tam quan thời Lê và Nguyễn thường xây bằng gạch) .

Hệ thống tượng thờ ở Linh Tiên Quán cũng khá đặc biệt. Đó chỉ là một số ít tượng của Phật giáo như: Thích Ca sơ sinh, Hộ pháp Khuyến Thiện và Trừ Ác cưỡi sư tử, Quan Âm Thị Kính (thờ tại nhà đại bái) còn lại chủ yếu là các tượng của Đạo giáo.

Viên Dương Quán

Theo truyền thuyết của nhân dân địa phương và sự tích ghi trong bài minh trên quả chuông của Viên Dương quán thì ngôi quán được tể tướng Lã Gia (nhà Triệu) hưng công xây dựng cách ngày nay hơn hai nghìn năm cùng với quán Linh Tiên. Năm Ất Dậu đời Mạc Mục Tông (1585) thấy Viên Dương quán nằm trên một địa thế rất đẹp, tuy không cao song có nhiều ao hồ, có dòng Nhuệ giang dẫn thuỷ, quy tụ hợp lưu nên Hiển cung Đại phu của triều Mạc là Nguyễn Định mới cho hưng công tu tạo Thượng điện và Hậu đường. Việc này được khắc trong bia đá dựng năm Hưng Trị thứ hai (1589) đặt tại quán. Từ đó về sau quán Viên Dương còn qua nhiều lần tu bổ sửa chữa. Toà Tiền đường hiện nay là kết quả của lần tu tạo năm Bảo Đại Giáp Tuất (1934), các hạng mục công trình khác như Tam quan - Gác chuông, Thượng điện, nhà Tổ đều đã được sửa chữa, phục hồi.

Viên Dương quán được xây dựng trông về hướng Đông (ghé Nam chút ít) ở rìa phía Đông làng Chiền, cách xa khu dân cư như tất cả các ngôi quán cổ khác (Hội Linh quán, Hanh Thông quán, Hưng Thánh quán...). Mặt bằng tổng thể kiến trúc Viên Dương quán có bố cục kiểu chữ đinh (J) tương tự như phần lớn các ngôi chùa được xây dựng hoặc tu bổ ở thời Nguyễn vì thế nó không


nằm trong bố cục tổng thể chung của các quán đạo Lão khác là mặt bằng chữ công (I).

Toà Tiền đường gồm 7 gian 2 chái được xây dựng theo kiểu thức tường hồi bít đốc 2 mái chảy. Các bộ vì được làm theo lối kèo kẻ quá giang trốn hàng cột cái tiền. Sát tường hậu các gian bên được xây các bệ gạch là nơi toạ lạc của các bộ tượng Hộ Pháp, Đức Ông, Thánh Hiền và tượng Hậu.

Toà Thượng điện 5 gian được nối liền với gian giữa Tiền đường kéo dài về phía sau tạo chuôi vồ. Trong lòng Thượng điện được bài trí hương án và xây các bệ thờ bằng gạch làm nơi bài trí các pho tượng. Ở đây tượng thờ đã có sự đan xen giữa Đạo giáo với Phật giáo, song cơ bản vẫn là một Phật điện như: Bộ tượng Thập điện Diêm Vương; bộ tượng Cửu Long và Phạm Thiên - Đế Thích; bộ tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn với hai vị Bồ tát; bộ tượng Ngọc Hoàng với Tứ ngự ở xung quanh gồm hai tượng Nam Tào - Bắc Đẩu ở phía trước, Đông Nhạc Đại Đế và nữ thần Hậu Thổ Hoàng Địa Kỳ ở hai bên lùi về sau một chút; bộ tượng Tam Thanh; bộ tượng Di Đà Tam Tôn và tượng Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Toạ Sơn. Những pho tượng này có niên đại chủ yếu ở các thế kỷ XVIII - XIX, được tạo hình tỉ mỉ, tinh tế từ chất liệu gỗ mít hay đất luyện. Điều đáng quan tâm là tượng Phạm Thiên và Đế Thích không đội mũ bình thiên như trong nhiều chùa mà lại được tạc như hai vị thần trong Đạo giáo có vẻ như Văn Xương và Đế Quân. Còn bộ tượng Tam Thanh ở đây đã có nhiều đổi khác về mặt tạo hình so với tượng ở các quán Hội Linh, Lâm Dương, Hanh Thông. Tượng Thái Thanh đã được thể hiện cụ thể là sự hoá thân của Lão Tử - một nhân vật lịch sử, là giáo chủ của đạo giáo ở Trung Quốc, được thể hiện khác hẳn Ngọc Thanh và Thượng Thanh, trong hình dáng một cụ già tóc đen nhưng có râu rất dài và bạc phơ. Quán Viên Dương (chùa Viên Dương Quán) đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh, thành phố tại quyết định số 1230/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2011.


Lâm Dương Quán

Người ta vẫn quen gọi quán Lâm Dương ở thôn Đa Sỹ (xã Kiến Hưng, quận Hà Đông) là chùa Đa Sỹ. Quán được xây cạnh miếu thờ Hoàng Đôn Hòa và phu nhân, là ông Tổ thuốc Nam cuối thế kỷ XVI. Đầu năm Chính Hòa nguyên niên (1680), quán được gọi là chùa, cho nên hệ thống tượng thờ có cả tượng Phật và tượng Thánh. Mở đầu bàn thờ chính là bộ tượng Tam thánh gồm Nguyên Thủy tiên tôn ở giữa, Lĩnh Bảo Đạo quân bên trái và Thái Thượng Lão Quân bên phải. Cả ba pho tượng đều giống người thật, mặt hơi dài, mắt mở to tự nhiên, tóc búi, áo mặc nhiều lớp, có cánh tay thụng. Tượng thể hiện con người nhàn tảng vô lo. Bệ tượng hình vuông chia ba lớp, lớp giữa thót lại, trên mặt đứng của thành bệ được chạm nổi mây cụm, lá sồi và những lá đề chứa trong lòng cây "Thiên mệnh", những ụ tròn nổi và những hạt lửa tỏa lan… thường gặp ở thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII. Ở hai gian bên trái và phải có hai pho tượng Quan Âm tọa sơn, đội mũ thiên quan có những hoa nổi khối, áo buông dài, chảy… được chạm kênh bong với nhiều nét điển hình gắn với phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII. Hai bên còn có hai tượng Lão Đam và Ngũ Nhạc, những tượng này mang hình thức võ tướng, ngồi buông thõng, đầu đội mũ, chân đi hia được thể hiện liền bệ, chạm nổi hoa văn xoắn như tượng Tam Thánh. Ngoài ra còn có nhiều tượng hậu ghi nhớ những người có công tôn tạo. Quán Lâm Dương đã có mặt ở Đa Sỹ ít nhất từ thế kỷ XVII, mỗi lần tu sửa lại lưu giữ lại một dấu ấn như các bia hậu Phật dựng năm Chính Hòa 6 (1685), năm Bảo Thái 5 (1724), cây hương đá cao 2,15m dựng năm Cảnh Hưng 1 (1740), đặc biệt có một tấm bia "Hưng Tạo Lâm Dương quán bia" dựng năm Vĩnh Tộ 10 (1628), cùng với tấm bia này còn có một án quan cũng được làm vào thời Vĩnh Tộ, do một vị án quan trong triều cung tiến. Bẵng đi một thời gian dài, đến năm Bảo Đại 10 (1935), có một tấm bia ghi lần trùng tu nữa. Cho nên quán Lâm Dương ngày nay mang đậm phong cách thời Nguyễn. Nhìn chung, quán Lâm Dương được dựng khá quy


mô với đầy đủ các hạng mục công trình, lại bảo lưu được nhiều di vật quý như: hệ thống bia đá và án gian thời Lê, chuông đồng thời Tây Sơn, nhất là hệ thống tượng Phật và tượng Thánh mang dấu ấn của đạo Phật.

Hưng Thánh Quán

Chùa Mui nằm ở thôn An Duyên, xã Tô Hiệu (Thường Tín, Hà Nội) là một di tích có tiếng, không phải là nơi thờ Phật mà là một Đạo quán. Quán này có tên Hưng Thánh quán, là một trong số ít những di tích Đạo quán cổ còn lưu lại được ở nước ta tới nay. Phía sau Hưng Thánh quán còn một nơi nhỏ hơn, xây riêng gọi là Trấn Vũ Cung thờ thần Trấn Vũ. Cung thờ cũng được khởi dựng cùng vào thời Lý với Hưng Thánh quán.

Không xa khu vực này có đền Bộ Đầu (xã Thống Nhất, Thường Tín) thờ Huyền Thiên Đổng Thiên Vương, cũng gọi là Quán Thánh. Nếu ở đền Bộ Đầu có bức tượng Huyền Thiên bằng đất cao 7-8 m thì trong Hưng Thánh quán cũng có riêng tượng đất một vị đức thánh khá lớn, tay đang bắt quyết, xung quanh tượng là các loài thú, tôm cá. Người trong chùa Mui gọi là Đức Thánh Lương.

Kết nối dữ liệu ở cả 3 di tích trên thì thần Huyền Thiên là Trấn Vũ ở Quán Thánh. Đổng Thiên Vương có lẽ đã bị nhầm thành Đông Nhạc thần. Như đã biết, Huyền Thiên Đổng Thiên Vương chính là Lão Tử. Hưng Thánh Quán như vậy là một di tích khởi dựng thời Lý, thờ Lão Tử (Thái Thượng Lão Quân), gắn với sự tích Huyền Thiên Trấn Vũ.

Điện thờ trên cùng của Hưng Thánh quán là điện Tam bảo (Đại hùng bảo điện), nhưng không phải thờ Phật mà thờ Tam Thanh. Tam Thanh là ba vị thần tiên tối cao của Đạo Giáo gồm Ngọc Thanh Nguyên Thuỷ Thiên Tôn, Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn và Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn, cũng chính là Thái Thượng Lão Quân. Nguyên Thủy Thiên Tôn được đặt ngồi ở giữa. Bên phải là Linh Bảo Thiên Tôn tay cầm gậy như ý. Bên trái là Đạo Đức Thiên Tôn cầm quạt.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 05/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí