Thực Trạng Khai Thác Các Giá Trị Tâm Linh Khu Vực Phía Tây Hà Nội Phục Vụ Du Lịch


Tiểu kết chương 1

Du lịch tâm linh là một loại hình du lịch khai thác các giá trị tâm linh nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu du lịch của xã hội (nhu cầu tham dự vào không gian tâm linh, tìm hiểu văn hóa tâm linh và nhu cầu giải trí, thưởng thức, trải nghiệm…) mang lại những lợi ích kinh tế và bảo tồn các giá trị văn hóa tâm linh truyền thống của nơi đến.

Phân tách nội hàm tên gọi của loại hình du lịch này, ta thấy nhu cầu của khách khi tham gia loại hình du lịch tâm linh có hai nhu cầu cơ bản là nhu cầu du lịch và nhu cầu tâm linh. Có khi nhu cầu tâm linh là động cơ chính, có khi nhu cầu du lịch là động cơ chính. Tuy nhiên kết quả của khách du lịch tâm linh luôn luôn là cùng một mức độ mặc dù đi với động cơ nào đó là sự thỏa mãn.

Nếu điểm qua tất cả các lễ hội trong cả nước và các danh lam thắng cảnh thu hút khách du lịch hiện nay thì chúng ta thấy tỉ trọng của loại hình du lịch tâm linh trong tổng thể nền du lịch của nước ta là không nhỏ, nếu không muốn nói du lịch tâm linh chiếm một tỷ trọng ngang bằng với các loại hình du lịch khác cộng lại. Qua đó ta thấy được tiềm năng du lịch tâm linh to lớn của khu vực châu thổ sông Hồng và vùng Bắc Bộ hay cả trên đất nước Việt Nam.

Với chương đầu tiên này ngoài việc tổng hợp các khái niệm, đặc điểm và vai trò của du lịch tâm linh, tác giả còn đưa ra một số những dẫn chứng, kinh nghiệm phát triển du lịch tâm linh ở một số địa phương của Việt Nam và trên thế giới. Qua đó tạo ra cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu phát triển hoạt động du lịch tâm linh của khu vực phía Tây Hà Nội nói riêng và nước ta nói chung. Tác giả mong rằng việc nghiên cứu hoạt động du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội (Hà Tây cũ) sẽ mở ra một hướng đi một giải pháp cụ thể đối với việc phát triển du lịch tâm linh của cả nước. Và tiếp theo, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng hoạt động này ở chương tiếp theo của luận văn.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI PHỤC VỤ DU LỊCH

2.1 Tổng quan về khu vực phía Tây Hà Nội

Trong phần phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đã có đề cập sơ qua về khái niệm phía Tây Hà Nội được sử dụng ở luận văn này đó chính là toàn bộ khu vực tỉnh Hà Tây cũ. Ở mục này, khái niệm này sẽ được phân tích kỹ hơn để người đọc có thể hiểu rõ hơn về khu vực phía Tây Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Trong giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam của tác giả Bùi Thị Hải Yến có viết:

“Hà Tây cũ có diện tích 2169 km2, số dân (năm 2004) là 2,47 triệu người.

Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội - 6

Tỉnh có 2 thị xã là Hà Đông, Sơn Tây và các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Hoài Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên. Tỉnh Hà Tây được sát nhập bởi hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây trước đây. Tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng, phía bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, phía tây giáp tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, phía đông giáp Hà Nội, Hưng Yên, phía nam giáp với tỉnh Hà Nam. Địa hình của tỉnh đa dạng gồm có đồi, núi, đồng bằng, đặc biệt có nhiều địa hình đá vôi với nhiều hang động và phong cảnh đẹp. Tỉnh có nhiều sông hồ lớn, khí hậu mát mẻ (ở vùng núi Ba Vì), lại nằm ở vùng văn hóa xứ Đoài xưa vì vậy tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn”. [30, tr.93-94].

Đây là một tỉnh cũ Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, đã từng tồn tại trong hai giai đoạn: 1965-1975 và 1991-2008. Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ địa giới của Hà Tây được sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội, và như vậy tính từ sau đó đến nay thì tỉnh này không còn tồn tại nữa.


Trong giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam này, tác giả Bùi Thị Hải Yến khi nói về Hà Tây cũ có đề cập tới 1 địa danh mà hiện nay việc xác định địa danh đó cũng còn chưa ngã ngũ. Đó là địa danh “xứ Đoài xưa”.

Trong tiếng Hán, Đoài có nghĩa là hướng chính Tây, cũng là quái Đoài trong bát quái. Vì vậy, Đoài trở thành tên gọi cho vùng đất phía Tây kinh đô Thăng Long. Xưa kia, Cầu Giấy là cửa ô phía Tây của thành Thăng Long, vì vậy xứ Đoài được coi là bắt đầu từ ô Cầu Giấy. Nếu nhìn trên bản đồ hiện nay, có thể phác họa sơ lược ranh giới xứ Đoài xuất phát từ Cầu Giấy như sau: một bên bắt đầu từ Cầu Giấy theo đường Lạc Long Quân qua sông Hồng đến Phúc Yên ngược lên Hưng Hóa; một bên bắt đầu từ Cầu Giấy xuôi theo đường Láng đến Ngã Tư Sở chạy theo đường 6 đến thị xã Hà Đông hất qua vùng Quốc Oai, Hòa Lạc bây giờ. Vùng đất trong vòng ranh giới phía Tây ấy chính là xứ Đoài . Thành cổ Sơn Tây ngày nay là thủ phủ của xứ Đoài.Ngược thời gian, ngay từ triều Lý, vùng Sơn Tây đã được gọi là “Xứ Đoài”. Đến triều Nguyễn đặt cấp hành chính “Xứ” gồm 3 tỉnh phía Bắc “Sơn Tây, Hưng Hoá và Tuyên Quang” là một “Xứ” lấy tên là “Xứ Đoài”. Vì thế, ba tỉnh này được gọi là các tỉnh Đoài . Như vậy, xứ Đoài ở triều Nguyễn đã mở rộng hơn nhiều so với xứ Đoài ở triều Lý. Sau khi chế độ phong kiến triều Nguyễn kết thúc, tên gọi xứ Đoài dần trở thành địa danh mang tính dân gian, không phải là tên gọi chính thống, trong khi các địa danh hành chính trong vùng đất này lại thay đổi rất nhiều qua thời gian, khiến cho đôi khi khó xác quyết được địa danh nào là thuộc xứ Đoài xưa và địa danh nào không. Cũng có thể vì sự rối rắm ấy mà ngày nay, tên gọi “xứ Đoài” dường như chỉ được dùng để chỉ khu vực thuộc tỉnh Hà Tây cũ . Rõ ràng cần phân biệt giữa tên gọi xứ Đoài và các địa danh hành chính nhỏ nằm trong xứ ấy. “Xứ Đoài”, theo ý nghĩa của từ này, là vùng đất phía Tây của kinh đô. Còn trong vùng đất ấy, các địa danh hành chính có thể có thay đổi theo thời gian, nhưng về mặt không gian thì vẫn nằm trong “xứ” ấy chứ không trật đi đâu cả.


2.2 Các điểm đến tâm linh tiêu biểu khu vực phía Tây Hà Nội có giá trị phục vụ du lịch

2.2.1 Di tích tôn giáo

2.2.1.1 Chùa

Chùa Hương

“Nam thiên đệ nhất động” là năm chữ mà chúa Trịnh Sâm đã đề lên vách đá động Hương Tích khi tuần du qua nơi này. Đó chính là chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, cách trung tâm Hà Nội khoảng 70 km về phía Tây Nam.

Theo truyền thuyết thì chùa Hương là nơi tu hành đắc đạo của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Bồ Tát ứng thân làm công chúa Diệu Thiện, thường gọi là Bà Chúa Ba, con vua Diệu Trang Vương ở nước Hưng Lâm. Bà được vua cha vô cùng yêu quý, cưng chiều nhưng bà không vâng lời vua cha lấy chồng mà quyết chí tu hành khiến Đức vua vô cùng tức giận sai người giết. Tuy nhiên, Ngọc Hoàng Thượng Đế sớm biết chuyện nên sai thần linh hóa thành mãnh hổ đến cứu bà và đưa bà đến núi rừng Hương Sơn. Sau chín năm tu hành, Bà Chúa Ba đã đắc đạo, trở thành Quan Thế Âm Bồ Tát. Khi được thành chính quả, Bà Chúa Ba không về trời mà ở lại để độ trì cứu khổ, cứu nạn cho dân lành. Khi nghe tin phụ hoàng bị ốm nặng, Bà trở về quê nhà chữa bệnh cho Vua cha, trừ nghịch cho đất nước, phổ độ chúng sinh. Sau lại cứu cha mẹ và hai chị thoát khỏi tai ương yêu quái hãm hại, thuyết phục cả gia đình bỏ tà tâm ác nghiệp, quyền lực để tâm hoàn lương thiện. Bà được Ngọc Hoàng Thượng Đế sắc phong là: Đại Từ, Đại Bi, Cứu Khổ, Cứu Nạn, Nam Mô Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát rồi ban tặng tòa báu hoa sen, trao phó vĩnh viễn là chủ đạo tràng núi Phổ Đà biển Nam Hải.

Tuyết Sơn.

Lấy Suối Yến là lối đi chính vào Hương Sơn, người ta chia quần thể khu du lịch tâm linh chùa Hương làm ba tuyến chính: Hương Tích, Long Vân và


Tuyến thứ nhất là tuyến Hương Tích. Đây là tuyến chính của chùa Hương bao gồm: Suối Yến – đền Trình Ngũ Nhạc – cầu Hội – chùa Thanh Sơn – Hương Đài – chùa Thiên Trù – chùa Hinh Bồng – chùa Tiên – chùa Giải Oan

– đền cửa Võng và cuối cùng là động Hương Tích. Mỗi địa danh nơi này đều gắn với truyền thuyết, giai thoại huyền bí. Sau một khoảng thời gian thưởng thức cảnh đẹp trên dòng suối Yến, du khách đặt chân lên Đền Trình Ngũ Nhạc – một di tích lịch sử văn hóa trong khu thắng cảnh Hương Sơn. Theo thuyết phong thủy, dãy núi Ngũ Nhạc có hình thế một con rồng lớn, dáng núi uy nghiêm, minh đường tụ thủy, sinh khí trường tồn nên từ xa xưa dân nơi đây đã dựng ở đầu dãy núi một ngôi đền nhỏ để thờ một vị thần Tướng đã góp công đánh giặc Ân phò Vua Hùng Vương thứ VI. Ngôi đền này thời Sơn Thần và mồng sáu tháng Giêng có lễ mở cửa rừng được cử hành trọng thể để người dân xin phép thần rừng được vào rừng bái lễ và làm ăn sinh sống. Tiếp theo sẽ đến chùa Thanh Sơn – động Hương Đài với ngôi chùa được xây dựng năm 1860 và là một trong những ngôi chùa cổ xưa của đất Bắc cùng động Hương Đài nằm trên núi Phụng Dực do sư cụ Đàm Thuyết cùng nhân dân thôn Hội Xá khai phá với nhiều thạch nhũ kỳ ảo và được tương truyền những ai hiếm muộn thường đến chùa Thanh Sơn để cầu mong gia đình sớm có tiếng cười con trẻ. Chùa Thiên Trù là điểm đến kế tiếp với kiến trúc ban đầu được hình thành là một thảo am nhỏ dưới đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) sau đó phát triển dần thành một công trình tuyệt mĩ và trở thành trung tâm giữa chốn núi rừng Hương Sơn với bố cục kiến trúc hài hòa: tam bảo, tiền đường, nhà thờ tổ, nhà Mẫu, nhà khách…với tháp Thiên Thủy, tháo Viên Công – một công trình nghệ thuật đất nung có từ thế kỷ 17. Rời chùa Thiên Trù, du khách tiếp tục cuộc hành trình qua động Hinh Bồng, chùa Tiên Sơn trong động Tiên Sơn, chùa Giải Oan bên suối Giải Oan, điểm dừng chân cuối cùng và cũng là điểm quan trọng nhất đó là động Hương Tích với những khối nhũ đá đủ hình dáng kích thước được người xưa tựa theo hình dáng của thạch nhũ mà đặt tên.


Tuyến Long Vân là tuyến thứ hai gồm động và chùa Long Vân. Để đi tuyến này thì sau khi đặt lễ ở đền Trình Ngũ Nhạc và xuống đò đi tiếp du khách sẽ thấy dòng suối rẽ đôi: phía bên phải là đường vào Hương Tích và phía trái là đi vào động và chùa Long Vân. Con suối nhỏ này có tên là suối Long Vân dài 1,5km và từ bến Long Vân leo cao thêm 150m nữa sẽ đến chùa Long Vân nằm bên sườn núi một nửa nấp sau núi Ân Sơn. Chùa được sư thầy Thanh Nhàm người thôn Đục Khê cùng đóng góp của du khách thập phương tạo dựng. Đi qua eo núi chùa Long Vân ta sẽ đến động Long Vân. Trên cửa động có đề ba chữ hán “Long Vân động”, bên trong bày một ban tam bảo nhỏ thờ Phật. Bên trong động có một hang sâu gọi là động âm, dưới hang này có nhiều hình thù rất lạ. Khu vực Long Vân còn có động Hóa Thân (Thánh Hóa), chùa Cây Khế…tạo nên một quần thể thắng cảnh nằm giữa hai khu danh thắng Tuyết Sơn và Hương Tích thu hút du khách thăm quan chiêm bái.

Tuyến Tuyết Sơn là tuyến cuối cùng của quần thể danh thắng Hương Sơn bao gồm: đền Trình Phú Yên, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả, Bảo Đài, đền Mẫu, đền Thượng và động Ngọc Long. Theo đánh giá, khu Tuyết Sơn được coi là quần thể di tích đẹp thứ hai sau Hương Tích. Cảnh đẹp Tuyết Sơn cuốn hút say đắm lòng người đến nỗi mà khi đến vãn cảnh, Chúa Trịnh Sâm đã đề tặng nơi đây bốn chữ “Kỳ sơn tú thủy” (nghĩa là núi nước đẹp lạ). Từ bến đò Tuyết Sơn, đầu tiên các phật tử sẽ vào lễ đền Trình Phú Yên rồi đi tiếp đến Bảo Đài Cổ Sái để lễ Phật, nghe kinh. Điều hấp dẫn du khách nhất của tuyến này đó chính là động Ngọc Long (tên gọi khác là động Tuyết Sơn) nằm cách chùa Bảo Đài khoảng hơn một cây số. Động nằm ở lưng chừng núi, trong động bài trí một bên là Tam Bảo thờ Phật, một bên là điện thờ Mẫu có các tượng cô,cậu bằng đá. Bên cạnh ban Tam Bảo thờ Phật là một khối thạch nhũ lớn gọi là cây trường tuyết, trong vách đá có bức phù điêu bà quận chúa Ngọc Hương.


Chùa Thầy

Chùa Thầy thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Tây cũ (nay là huyện Quốc Oai, Hà Nội). Đây vừa là tên riêng chỉ trực tiếp ngôi chùa có tên chữ là Thiên Phúc Tự, vừa là tên chung chỉ quần thể di tích Phật giáo quanh núi Sài Sơn gồm chùa Thiên Phúc ở bên này hồ, chùa Long Đấu bên kia hồ, chùa Đỉnh Sơn, am Phật Tích, chùa Bối Am ở trên núi và cả những di tích tâm linh khác như đình thờ thành hoàng, Võ miếu thờ thần võ, đền thánh Văn Xương chủ đề văn học, lại thêm cả hang Cắc Cớ và chợ Trời để trai gái du xuân…

Theo bia Bối Am tự bi dựng năm Sùng Khang V (1570) ở chân vách đá thì chùa Thầy vốn khởi dựng từ thời Đinh, các đời tiếp theo đều tu bổ để mở rộng quy mô. Lúc đầu chi là một am nhỏ trong động đá và lều cỏ dưới chân núi. Đến thời Lý trước khi thiền sư Từ Đạo Hạnh về tu luyện thì ở đây đã có Am Phật sau đó thiền sư mở rộng quy mô. Di vật của thời Lý nay vẫn còn chiếc bệ đá sư tử đội tòa sen hiện làm bệ tượng thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh ở gian giữa tòa Thượng điện. đến thời Trần hiện nay chùa cũng còn lưu giữ lại được một số hiện vật quý hiếm như: Mảng gỗ lung ngai ghế làm năm Thiệu Phong VI (2346) chạm cẩn thận với các hình sóng nước, cặp sừng vắt chéo tựa lưỡng nghi, ngọc báu, tia sáng…được bố trí đăng đối, bệ đá hoa sen khối hộp hai tầng thờ Tam Bảo với tầng trên cao 44cm rộng 172 cm dài 226cm, tầng dưới cao 44cm, rộng 275cm và dài 391cm, các góc chạm chim thần, thân bệ chạm rồng đơn vặn xoắn, nhiều loại hoa lá và những cụm mây có đuôi dài, cặp tượng sâu đá làm lan can bậc từ cửa Thượng điện xuống sân sau được tạo dáng rất thực với những khối mập khỏe…Thời Lê Sơ còn lại bệ tượng vua Lý Thần Tông được xem là hậu thân của Từ Đạo Hạnh với những hình chạm đẹp về sóng và rồng mây hồi tưởng lại dáng dấp thời Trần và những chân song con tiện ảnh hưởng từ phương Bắc. Thời Mạc với việc chấn hưng Phật giáo đã để lại ở hai đầu dư ở gian giữa tòa Trung điện sang nhà cầu để xuống Tiền


đường chạm rồng thời Mạc…đến thời Lê trung hưng, chùa được làm lại khang trang mà thành tựu cơ bản vẫn còn đến nay, sang đến thời Tây Sơn và thời Nguyễn chỉ có những sửa sang nhỏ.

Trong cụm di tích quanh núi Thầy thì chùa Thiên Phúc nổi bật lên hàng đầu cả ở quy mô và nghệ thuật kiến trúc điêu khắc nên được gọi là chùa Thầy hay chùa Cả. Theo thuyết phong thủy thì núi Thầy được xem là con rồng lẻ đàn sắc sảo (quái long) với chung quanh là 16 quả núi nhỏ (thập lục kỳ sơn) được hình dung là các con lân, phượng, rùa...chầu về. Chùa được dựng trên khu đất được gọi là hàm rồng, bãi trước chùa là lưỡi rồng thò ra uống nước, hai cầu Nhật Tiên Kiều – Nguyệt Tiên Kiều vênh sang hai bên như hai sợi râu rồng. Nhà Thủy Đình là viên ngọc mà rồng vờn. Chùa lúc đầu vốn không có sư trụ trì cai quản. Sau thiền sư Từ Đạo Hạnh, ở đây dường như chỉ có các bà vãi và ông thống trông nom chùa vì thế không có tháp mộ sư. Đây là nét độc đáo của chùa Thầy cũng giống như hai chùa Keo ở Thái Bình và Nam Định thờ thiền sư Minh Không/ Không Lộ là bạn tu hành cùng với thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Chùa được thiết kế theo kiến trúc “nội Công, ngoại Quốc”. Tòa Tiền đường ở đằng trước gắn với hai dãy hành lang ở hai bên rồi nối lại bằng tòa Hậu đường ở phía sau, đồng thời sau Tiền đường có một nhà cầu nhỏ thông sang Trung điện, lại cách một hẻm lên Thượng điện mà dân gian quen gọi ba nếp nhà đó là các chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Ngày thường, chùa Hạ đóng cửa, khách tham quan phải đi cửa phụ ở dưới gác chuông vào sân trong chùa rồi vào khu Tam Bảo bằng cửa phụ nhỏ ở vách sau chùa Thượng rồi đi dần từ trên xuống chùa Hạ.

Tiền đường (chùa Hạ) dàn ngang ba gian hai chái, dựng trên một nền cao vừa phải, các mái tỏa ra bốn phía với các đầu đao vươn cong, vừa bè ra bề thế vừa như con thuyền bồng bềnh chao đảo. Tòa Tiền đường không có nhiều tượng như nhiều chùa khác mà để thông thoáng dành cho giảng đạo hay chuẩn bị hành lễ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2024