Phía sau Tiền đường là Trung điện cũng ba gian hai chái dài chừng tầm 20m, do nền cao hơn nên mái cũng cao hơn so với Tiền đường. Nhờ chiếc nhà cầu nối lại ở đây có dạng chữ “Công” quen thuộc của thế kỷ XVII – XVIII. Trung điện có sự bài trí tượng thờ như thu lại toàn bộ Tam bảo được gọi là Đại Hùng Bảo Điện. Ở đây gian giữa thờ bộ tượng Tam Thế, vốn còn cả các tượng Thánh Phụ và Thánh Mẫu của thiền sư Từ Đạo Hạnh, cả tượng Minh Không và Giác Hảo giờ đây còn có thêm một số tượng thạch cao đổ khuôn từ các tượng gốc chùa Tây Phương vốn bày trong thời chiến. Các gian bên phía trong đắp bộ tượng Hộ Pháp to lớn chạm mái chùa chiếm cả khoang giữa hai cột. Hai pho này được bày theo lối riêng là nhìn vào gian giữa tức là bày đối diện nhau. Phía ngoài của các gian bên là ban thờ Thánh Tăng và Long Thần nhìn ra trông xuống nhà Tiền đường.
Phía sau Trung điện lại có một dải sân hẹp nữa qua một số bậc đá hẹp dẫn lên Thượng điện (chùa Thượng) trên nền cao. Thượng điện chỉ một gian hai chái nhưng dàn ra không kém hai tòa phía trước. Các mái tỏa ra xung quanh, vươn cao nhưng lan xuống nền khá thấp, đi vòng quanh ngoài hiên ta dễ dàng với được tay đến mái. Thượng điện có bệ đá sư tử đội tòa sen thờ Lý và bệ đá tòa sen khối hộp hai tầng thời Trần mà phần trên đã nói, lại có cả bộ tượng Di Đà tam tôn với bệ gỗ chạm trang trí các hình sóng nước, cặp sừng, cây thiên mệnh điển hình của khoảng chuyển tiếp từ thế kỷ XVI sang thế kỷ XVII. Song thờ chính ở tòa Thượng điện là thiền sư Từ Đạo Hạnh nên tòa này mang tính chất “Điện Thánh” nhiều hơn. Có ba tượng gắn với ba giai đoạn “vi Tiên, vi Phật, vi Quốc Vương” (là Tiên, là Phật là Quốc Vương): thiền sư Từ Đạo Hạnh khuôn mặt rất thực ngồi tòa sen ở gian giữa, đạo sĩ cử động được ngồi trong khám kín ở gian trái và vua Lý Thần Tông là hậu thân ngồi ở gian phải.
Từ cửa sau của Thượng điện xuống 2m là sân chùa, phía sau sân là nhà Hậu đường dàn ngang 13 gian, ngăn ra các khu trong đó dành 5 gian giữa là nhà Tổ với một số tượng Hậu và phù điêu trên bia đá rất sinh động. Dọc hai
bên sườn chùa là hai dãy hành lang dài, đoạn trước ngang với khu Tam bảo được đắp bộ tượng Thập bát La Hán mỗi bên 9 vị, đoạn sau nhô lên Gác chuông (bên trái) và Gác trống (bên phải) hai tầng còn treo quả chuông và chiếc trống thuộc loại lớn nhất miền Bắc.
Rời khu chùa Cả, qua Nguyệt Tiên Kiều lên hệ thống chùa trên núi. Theo lối mòn du khách lên chùa Đỉnh Sơn vì ở lưng chừng núi nên còn được gọi là chùa Cao. Sau chùa là động Phật Tích còn gọi là am Hiển Thụy hay hang Thánh Hóa đều gắn với điềm lành thiền sư Từ Đạo Hạnh trút xác để đầu thai vào hoàng gia nhà Lý, bàn thờ Long thần và một số tượng đá. Đi tiếp lên đỉnh núi đến Chợ Trời và men theo sườn núi sẽ đến hang Cắc Cớ sâu thẳm. Đi thêm sẽ đến Đền Thượng, chùa Bối Am (chùa Một Mái) lợi dụng hang đá chỉ xây thêm một mái chồng diêm nữa. Cạnh đấy là hang Gió rồi đến đền thờ Phan Huy Chú và nhà lưu niệm Bác Hồ ghi lại dấu tích Bác Hồ đã ba lần về thăm và làm việc trong thời gian kháng chiến. Xuống núi trở ra vòng qua chùa Long Đẩu rồi lại về chùa Cả.
Hội chùa Thầy vào mồng 7 tháng 3 âm lịch, tương truyền là ngày Thánh hóa, nhưng sử cũ ghi thiền sư Từ Đạo Hạnh trút xác vào tháng Sáu. Rõ ràng đây là lớp văn hóa Phật giáo muộn đã phủ lên lớp văn hóa cổ truyền mà thực chất là chùa Thầy là hội giao duyên của trai gái với tục chơi núi chơi hang như câu ca dao xác nhận:
“Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy Gái chưa chồng nhớ hang Cắc Cớ”
Chùa Thầy – chùa Cả - Thiên Phúc Tự, như tên gọi quả là một công trình kiến trúc thuộc loại hàng đầu trong di sản nghệ thuật cổ truyền. Đặc biệt với bộ tượng Di Đà Tam Tôn (niên đại: đầu thế kỷ XVII) đã được Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thẩm định và Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia ngày 14/1/2015 là một niềm hạnh phúc lớn của người dân đất Việt.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Điểm Đến Của Hoạt Động Du Lịch Tâm Linh
- Cơ Sở Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Của Một Số Địa Phương Tại Việt Nam Và Trên Thế Giới
- Thực Trạng Khai Thác Các Giá Trị Tâm Linh Khu Vực Phía Tây Hà Nội Phục Vụ Du Lịch
- Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội - 8
- Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội - 9
- Các Sản Phẩm Du Lịch Tâm Linh Tiêu Biểu Của Khu Vực
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương, còn có tên là Sùng Phúc Tự dựng trên núi Tây Phương (tên xưa là núi Câu Lậu), một ngọn núi cao chừng 50m ở xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây cũ.
Từ chân núi leo qua 237 bậc lát đá ong thì đến cửa chùa với bốn chữ Hán lớn “Tây Phương Cổ Tự”. Chùa được xây dựng vào thời nhà Mạc với đặc trưng kiến trúc và phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, sau đó được trùng tu lớn nhiều lần vào các năm Nhâm Thân 1632 và an tượng năm 1635 dưới thời chúa Trịnh Tráng (1623-1657), năm Canh Ngọ 1690 niên hiệu Chính Hòa 11 thời chùa Trịnh Căn, năm 1735-1740 dưới thời chúa Trịnh Giang. Tuy vậy mặt bằng kiến trúc chùa theo kiểu ngày nay là do năm Giáp Dần 1794 đã được xây dựng lại chùa theo đúng kiểu chùa Kim Liên xây dựng năm 1792 mang đặc điểm kiến trúc thời Tây Sơn. Có thể nói chính việc chỉnh sửa làm lại chùa dưới thời Tây Sơn này đã đem lại những giá trị độc đáo cho chùa như vậy. Truyền thuyết kể rằng hiệp thợ dựng chùa Kim Liên năm 1792 xong thì được mời về đây dựng chùa Tây Phương. Những thực nghiệm ở chùa Kim Liên về một kiểu kiến trúc và điêu khắc mới được những người thợ mộc chạm hoàn chỉnh cho chùa Tây Phương giữa đỉnh núi Câu Lậu tạo ra một không gian ngoại thất gắn kết mái chùa với cây cối thành một môi sinh tự nhiên. Ba nếp chùa chồng diêm song hành với 24 bó hoa đao vươn lên rực rỡ, từng nếp cách nhau khoảng sân hẹp theo chữ Tam, nhưng lại được xây tường bao quanh thành chữ Công biểu hiện một sự sáng tạo trên nền truyền thống, ở đó đóng mà vẫn mở, riêng cõi thiền mà vẫn chan hòa với vũ trụ, thiên nhiên.
Kiểu nhà dù được gợi ý từ những gác chuông song là cả một sự sáng tạo làm cho bộ mái nhẹ đi và không gian nội thất vươn cao thông thoáng. Ba nếp nhà giống nhau, nếp giữa thu chiều dài, nở chiều rộng và vươn cao hơn, tạo sự thống nhất trong đa dạng. Bộ khung chùa với những thành phần gỗ liên kết không chỉ để chịu lực mà còn để trang trí. Tùy từng bộ phận mà bào trơn đóng
bén, soi gờ chạy chỉ, hoặc trạm khắc một số hình trang trí. Trong những bố cục tương tự ở nếp nhà ngoài và nhà trong tập trung vào đề tài hoa lá thì nếp nhà giữa lại chuyển thành hổ phù, rồng, phượng. Với lối chạm nổi vừa phải nhưng cao thấp khác nhau và có độ vênh nghiêng, khi tiếp nhận ánh sáng tạo sự đậm nhạt làm cho hình trở nên mềm mại. Hoa, lá và cả rồng, phượng giờ đây được chạm khắc thực mà lại tươi mát. Loại lá ngô đồng tựa như lá đu đủ vừa biểu đạt ước mong cụ thể vừa vươn lên cao quý “ngô đồng phương đậu” dù đến thời Tây Sơn mới bước vào nghệ thuật nhưng lại trở thành chủ đạo.
Phù điêu gỗ có ở khắp nơi trong chùa, trên xà, trên bẩy, trên cốn…Nhưng chùa Tây Phương nổi tiếng hơn cả bởi các pho tượng. Trong tổng số hơn 80 pho tượng thì xấp xỉ một nửa trong số đó là những tượng nổi tiếng hiện thực sâu sắc được xác định thuộc thời Tây Sơn. Nó vừa đạt tới sự chuẩn xác của giải phẫu cơ thể, vừa bám sát cuộc đời nhân vật với các tính sắc sảo ở thời điểm điển hình do đó đã đạt tính chân dung đậm. Loạt tượng này có ba mảng: các vị Tổ kế đăng đầu tiên của Phật giáo; các vị bảo vệ Phật đạo; các vị Phật và Bồ Tát.
Trong chùa có hệ thống tượng các vị Tổ kế đăng rất nổi tiếng mà đến nay vẫn bị lầm tưởng là tượng La Hán. Loạt tượng Tổ kế đăng ở chùa Tây Phương có 18 vị. Trong tổng số 28 vị Tổ kế đăng đầu tiên người Ấn Độ thì chùa Tây Phương có gần như liên tục từ Tổ thứ nhất đến Tổ hai mươi trong đó bị thiếu các Tổ 11, Tổ 15 và các Tổ từ 21 đến Tổ 28. Các tượng Tổ này hoàn toàn khác nhau cả hình dạng và nội tâm. Trừ hai vị Tổ Ca Diếp và A Nam đứng trên Thượng điện thì mười sáu vị Tổ còn lại được chia đôi bày hai bên của nếp nhà trong, không theo trật tự kế đăng, có vị ngồi vị đứng đan xen không đều do đó tạo một nhịp điệu dãn cách tự nhiên.
Mảng tượng thứ hai đó chính là các vị bảo vệ Phật đạo. Gần gũi với các tượng Tổ vốn là những người trần sống giữa các Phật tử là tượng Kim Cương gồm 8 pho bày ở hai bên nếp nhà thứ nhất và có thể kể thêm các pho Thái tử
Kỳ Đà và Cấp Cô Độc bày ở bên trái Thượng điện. Các tượng này đều mang tính chất tượng Hộ pháp bảo vệ đạo lý nhà Phật trên hai khía cạnh khuyến thiện và trừng ác. Các tượng này đều lớn hơn người thực với độ cao trên 2m, mặc áo giáp trụ như kim cương có thể chống lại mọi cám dỗ, hai tay luôn ở tư thế một cao một thấp như sự đối ứng âm dương trong số đó các pho mặt đỏ - trừng ác tay cầm vũ khí, khuôn mặt bừng bừng toàn thân lên tấn chắc đanh, còn các pho mặt trắng – khuyến thiện tay cầm báu vật khuôn mặt nhân hậu.
Nhóm các tượng cuối cùng là tượng Phật hay các vị Bồ Tát đã thành những mẫu người chuẩn mực lý tưởng từ bỏ mọi ham muốn song vẫn đậm đà nhân tính. Trong nhóm này sinh động hơn cả, đầy chất người về tính tình và về cấu tạo cơ thể phải là tượng Di Lặc và tượng Tuyết Sơn đối lập để cùng tôn nhau. Tượng Di Lặc xuất thế thiên hạ thái bình, là Phật tương lai, béo đẫy hoan hỉ, là sự sung mãn cả về vật chất và tinh thần mà mọi người chờ đợi. Tượng Tuyết Sơn là khi Thích Ca tu khổ hạnh, hy sinh thân xác để mong tìm chân lý, người gầy đét song lại nung nấu cháy bỏng lẽ sống. Hai pho tượng này sang thời Nguyễn ở nhiều chùa cũng được tạc phỏng theo nhưng đều không thể sánh được.
Chùa Tây Phương là tinh hoa nghệ thuật cổ truyền Việt Nam ở cả hai lĩnh vực kiến trúc và điêu khắc. Nó là sản phẩm thủ công của những người thợ mộc chạm vừa có tính cần mẫn và khéo léo của nghệ nhân. Họ không lưu tên riêng theo danh dự cá nhân mà với thiên chức chùng trách nhiệm cao thì sự “vô danh” chính là nét đẹp danh dự của cộng đồng những người cùng nghề. Các pho tượng và các phù điêu có mặt khắp mọi nơi trong ba nếp chùa đã trở thành một bảo tàng nghệ thuật điêu khắc kiến trúc vô cùng có giá trị ở Việt Nam. Chính vì thế hệ thống các Tượng Phật giáo thời Tây Sơn chùa Tây Phương (Niên đại: cuối thế kỷ XVIII) đã được công nhận là Bảo vật quốc gia cùng thời gian với bộ tượng Di Đà Tam Tôn ở chùa Thầy vào ngày 14/1/2015.
Chùa Mía
Chùa Mía – Sùng Nghiêm tự là một ngôi chùa cổ kính với một Phật điện đông đảo và đặc sắc bậc nhất miền Bắc nằm ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây. Mía vốn là một vùng đất cổ, ở phía Tây thị xã Sơn Tây chỉ 5km trên đường đi về huyện Ba Vì. Nơi đây gò đồi san sát và ứng với nó là ngòi lạch vòng vèo, âm dương đối đãi, sinh khí tụ đọng, cây cối xum xuê vật nhiều người thịnh. Người dân địa phương luôn tin vào mảnh đất địa linh, hào kiệt đời nào cũng có và càng ra sức đắp bồi bằng những công trình văn hóa của mình.
Chùa Mía vốn có từ xa xưa nhưng chỉ là một ngôi chùa nhỏ, ngôi chùa hiện tại cơ bản được gia đình Bà chúa Mía – Nguyễn Thị Ngọc Dao cho dựng lại đầu thế kỷ XVII. Chùa Mía được xây dựng trên một quả đồi thấp đỉnh bằng phẳng rộng chừng một héc-ta, ở gần phía Đông Bắc có sông uốn khúc, phía Tây Nam núi thấp vây quanh, xa xa có sông lớn Hồng Hà từ phía Bắc chảy xuôi đằng Đông và núi cao Tam Đảo ở phía Tây Bắc chầu về. Theo quan niệm phong thủy, đó là chỗ “địa linh” hội được long mạch với cả gió lành nước sạch để nguyên khí phát triển. Mặt chùa hướng về Nam, xuôi theo sườn đồi nhìn xuống khu đất phẳng là nơi mở chợ Chùa mà theo tấm bia dựng năm 1612 hiện ở Tam quan chùa thì chợ Chùa có từ lúc đó. Chợ và Chùa là hai thế đối trọng của một thực thể, cuộc sống vật chất ồn ào và đời sống tâm linh thanh tĩnh, là thể phức hợp văn hóa giao lưu và hội tụ để phát triển.
Chùa Mía thuộc loại chùa có nhiều tượng nhất với tổng số các pho lớn nhỏ gần 300 pho, bên cạnh nhiều tượng gỗ tập trung ở Thiêu hương và Thượng điện thì cũng có rất nhiều tượng đất đắp ở Tiền đường, Hậu đường và hành lang hai bên, tất cả đều được sơn thếp trang trọng. Nếu phần lớn tượng gỗ thuộc thời Lê trung hưng thì hầu hết các tượng đất lại thuộc thời Nguyễn. Điều này được nhận biết qua phong cách tạc tượng cũng phù hợp với tượng ở các chùa nói chung và lệnh của phủ chúa Trịnh cho phép làm tượng Phật ở
các chùa để cầu phúc thì dùng gỗ hay đá chứ không được tô tượng Phật bằng đất hay làm tạp nham, còn nếu bằng đồng thì phải xin phép bề trên. Như vậy chùa Mía nếu kiến trúc được hoàn chỉnh dần từ đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX thì điêu khắc tượng tròn cũng được tăng cường bổ sung trong thời gian ấy.
Tượng gỗ với nhiều pho thuộc các đề tài Tam Thế, Tam Thân, Tam Tôn, Thích Ca Tọa Thiền, Quan Âm Chuẩn Đề, Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn…thường gặp ở các chùa với vẻ đẹp óng chuốt quý phái của thế kỷ XVII-XVIII, ở chùa Mía đặc biệt cần lưu ý đến loạt tượng đắp đất, nó chính là thành tựu mới của điêu khắc thời Nguyễn mà trước đây vẫn bị xem thường hoặc bị bỏ qua.
Ngoài nội dung chính là thờ Phật, chùa Mía cũng như nhiều chùa khác còn là nơi thờ Mẫu theo tín ngưỡng bản địa của dân gian. Ngay ở gian đầu hồi bên trái tòa Tiền đường ngoài là một ban thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Ngoài ra một Mẫu cụ thể đã được lịch sử hóa và huyền thoại hóa là Công chúa Liễu Hạnh đầy quyền năng được tôn vinh với tượng thờ ở một ban riêng. Và đặc biệt nói đến chùa Mía không thể không nhớ tới người con gái có công đầu là cung phi Nguyễn Thị Ngọc Dao mà dân địa phương gọi thân mật là Bà chúa Mía, tôn vinh Bà thành vị Thánh đồng nhất với Mẫu Địa. Tượng Bà được khoác áo vàng thờ trong khám trang nghiêm, có các tượng Mẫu Thượng Thiên và Mẫu Thượng Ngàn ở hai bên.
Chùa Mía từ lâu đã vượt khuôn khổ làng Mía để trở thành chùa của cả vùng, cả nước. Nó có nguồn gốc cung đình song lại mang đậm tính chân quê, lấy sân vườn thoáng đãng ở phía trước để đối trọng là các nếp nhà dồn dập phía sau, lấy sự kiệm ước của trang trí kiến trúc để tập trung sự chú ý vào điêu khắc tượng tròn vô cùng phong phú, xây dựng lâu đài từ gỗ ngói đơn sơ và vắt đất thành vàng mười nghệ thuật làm sáng danh cả một giai đoạn từng bị bỏ quên.
Chùa Trăm Gian
Quảng Nghiêm Tự là tên chữ của ngôi chùa trên núi Sở thuộc thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ - chùa có quy mô lớn thuộc loại “trăm gian”. Vì thế chùa còn có các tên gọi thông dụng là chùa Trăm Gian, chùa Sở, chùa Núi hay chùa Tiên Lữ. Xa xưa nơi đây là xã Tiên Lữ tổng Tiên Lữ huyện Yên Sơn phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây, sau chuyển sang huyện Chương Mỹ và kéo dài đến ngày nay.
Chùa dàn trải trên quả đồi hướng về phía Nam song cổng mở đầu lại là theo hướng Đông – Nam để giáp đường tiện cho du khách thăm chùa. Cổng chùa được xây hai trụ lớn tạo một lối đi ở giữa, hai bên là tường nối với hai trụ nhỏ như vậy mang tính chất Nghi môn là của Đình-Đền. Qua cổng là một sân gạch có hai dãy hành lang ở hai bên làm chỗ bán hàng giải khát và đồ lưu niệm và cũng là nơi để du khách chỉnh đốn y trang và đồ lễ trước khi lên chùa. Cuối sân là con đường lên chùa mấy lần đổi hướng chữ Chi và cũng nâng dần độ cao. Cuối đường gạch rẽ trái là nhà bia tưởng niệm, rẽ phải đến Tam Quan kiêm Gác chuông. Tam quan nằm trên trục tâm của khu Tam bảo song hơi lệch xoay về phía Tây. Phía dưới Tam quan là nhà Giá Ngự (hay Giá Roi) để ngày lễ rước kiệu Thánh ra đây cùng nhân dân xem các trò chơi vui tổ chức ở hồ bán nguyệt dưới chân núi gợi khúc sông cong tụ phúc.
Từ Tam quan – Gác chuông đi theo trục tâm qua khoảng sân hẹp chừng 7m, vượt 27 bậc đá lên trên sân trên của chùa dàn ngang rất hẹp. Giữa sân kê chiếc sập đá có đặt một bát hương. Lại leo thêm 7 bậc đá nữa lên thềm chùa, hoặc rẽ ra đầu sân bên trái rồi theo đường dọc sau lung hành lang để vào sân trong của chùa với các khu nhà phụ (nhà khách, phòng tăng…) rồi lên khu Tam Bảo từ phía sau nhà Hậu đường.
Khu vực trung tâm của chùa là cả một tổng thể kiến trúc đông đặc, trong đó các tòa Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện kết hợp với nhau thành một