đem đến cho du lịch, giúp tăng thêm nguồn thu từ du khách với nhiều đối tượng khách khác nhau, không phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, chủng tộc, quốc tịch hay nghề nghiệp, địa vị – vị trị trong xã hội, ý thức hệ tư tưởng, tâm lí tình cảm.
Đưa du khách đến với các di tích tâm linh chính là hình thức phát triển du lịch bền vững. Xét dưới góc độ vật thể, muốn phát triển du lịch bền vững thì các điểm tham quan du lịch phải tồn tại bền vững lâu dài. Dưới góc độ này, hệ thống di tích tâm linh chính là những công trình bền vững nhất trong các loại hình kiến trúc trên tất cả các góc độ.
Về hoạt động du lịch, dịch vụ ở Việt Nam, trong khi chúng ta chưa xây dựng được một cách đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch, chưa có nhiều các khu du lịch mới, hiện đại thì ngành du lịch đang triệt để khai thác giá trị nhiều mặt từ hệ thống di tích để thu lợi từ hoạt động kinh doanh lữ hành. Việc đó dưới góc độ nào đó có thể tạm thời gọi người làm du lịch là “tay không bắt giặc, mài sử ra tiền”, tạo ra kết quả kinh doanh du lịch, một ngành kinh tế mũi nhọn, nghành kinh tế trọng điểm có tính tổng hợp, đa dạng.
1.4 Các điểm đến của hoạt động du lịch tâm linh
Đối với loại hình du lịch tâm linh, điểm đến chủ yếu là các di tích gắn với tôn giáo và tín ngưỡng:
Di tích tôn giáo
- Văn Miếu
Đây là công trình kiến trúc công cộng để thờ Khổng Tử và các bậc tiên nho, tiên triết; ngoài ra còn bao gồm hệ thống các trường học, trường thi mà ở đó diễn ra quá trình đào tạo và tuyển chọn nhân tài dưới các triều đại phong kiến.
- Chùa
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội - 1
- Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội - 2
- Các Biểu Hiện Của Tâm Linh Ở Việt Nam
- Cơ Sở Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Của Một Số Địa Phương Tại Việt Nam Và Trên Thế Giới
- Thực Trạng Khai Thác Các Giá Trị Tâm Linh Khu Vực Phía Tây Hà Nội Phục Vụ Du Lịch
- Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội - 7
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Theo Từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê, Chùa là công trình kiến trúc dùng làm nơi thờ Phật. Ngôi nhà làm nơi thờ Phật, thường lợp ngói, mái uốn cong.
Theo từ điển Phật học Việt Nam của hai tác giả Thích Minh Châu –Minh Chi, NXB khoa học xã hội, Hà Nội,1991 thì “Chùa là nơi thờ Phật, nơi tu học của tăng ni, có thể gốc từ chữ Stupa (sanskirt), Thupa (Pali). Hán dịch âm là Đồ Bà hay Phù Đồ nghĩa là Bảo Tháp, người Việt đọc chệch là âm thành Chùa”.
Chùa là công trình kiến trúc làm nơi thờ Phật và các tông đồ thân tín của ngài. Trong Chùa thường có hệ thống tháp Phật giáo để giữ gìn Xá Lỵ Phật và các bậc tu hành. (Xá Lỵ là một phần di hài Đức Phật thu được sau khi hỏa táng như xương, răng, tro…)
Trước khi ngôi đình làng xuất hiện thì hầu như nông thôn Việt Nam không có công trình công cộng nào trừ ngôi Chùa. Chính vì vậy mà có thể vào khoảng thế kỉ XV trở về trước thì ngôi Chùa kiêm luôn chức năng của ngôi Đình. Nhiều nơi ngôi Chùa đã được sử dụng như một trung tâm hành chính của địa phương: họp hành…
Chùa đã từng là trường học dành cho các tăng sĩ và cư dân bản địa. Đây vừa là nơi truyền thụ giáo lý Phật giáo, vừa là nơi truyền thụ tri thức nhân văn cho nhân dân.
Chùa còn là nơi cư trú, học tập, tu luyện của những người có hoàn cảnh và điều kiện đặc biệt trong xã hội như: (Trẻ mồ côi, người khuyết tật…)
Trong một số trường hợp ngôi Chùa còn kiêm luôn chức năng như là một bệnh viện. Trong khuôn viên nội tự, người ta trồng rất nhiều cây thuốc để chữa trị cho những người ốm đau. Ngôi Chùa trở thành nơi an dưỡng nghỉ
ngơi hoặc luyện tập để nâng cao sức khỏe, trí lực cho một bộ phận tu hành và dân bản địa.
Đối tượng thờ cúng trong Chùa: Phật, Mẫu, Thánh, Thần.
- Nhà thờ Kitô giáo
Nhà thờ Kitô giáo thường được gọi là thánh đường. Tùy theo tính chất, điều kiện và đặc thù của các địa phương mà nhà thờ có nhiều cấp độ khác nhau. Nhà thờ Kitô giáo được chia thành 4 hạng: nhà thờ chính tòa, nhà thờ chính xứ, nhà thờ chính họ, nhà nguyện (chuyên đọc kinh trong đó, bao gồm nhà nguyện công, nhà nguyện tư, nhà nguyện dòng).
Khác với các công trình kiến trúc của các tôn giáo, tín ngưỡng phương Đông thường bài trí thờ ngang trong công trình, nhà thờ Kitô giáo thường kết cấu thờ dọc tạo sự hướng tâm. Bình đồ của nhà thờ phải phục vụ cho các nghi lễ và cả tín đồ tụng niệm. Vì vậy, kiến trúc của nhà thờ dù lớn hay nhỏ đều chia thành ba khu chính: buồng áo; gian thánh; khu hội chúng.
Di tích tín ngưỡng
- Đình
Đình làng là công trình kiến trúc công cộng của làng xã, dùng làm nơi diễn ra các hoạt động chính trị tinh thần văn hóa xã hội của nhân dân ở nông thôn làng xã dưới thời phong kiến.
Trong Từ điển Tiếng Việt: “Đình làng là nơi thờ Thành Hoàng và họp việc làng”. Đình làng là công trình công cộng của làng xã, có nhiều chức năng khác nhau phục vụ cộng đồng cư dân, tựu chung lại có 4 chức năng cơ bản:
Đình làng là trung tâm hành chính ở địa phương. Dưới thời phong kiến, đây là trụ sở làm việc của chính quyền địa phương, nơi các quan chức,hào lý ở làng xã triển khai các chính sách đôn đốc và duy trì các hoạt động hành chính, các hoạt động liên quan đến đời sống chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội của địa phương.
Đình làng là trung tâm tín ngưỡng ở làng xã: Là nơi thờ cúng Thành Hoàng của làng, vị thần bản mệnh, bảo trợ của làng xã. Ngoài ra còn là nơi thờ các vị Hậu Thần, những Tiền Hiền, Hậu Hiền,… là những người có công với làng xã trong việc kiến thiết, xây dựng,tu sửa các công trình công cộng của làng xã. Nơi đây thường niên, định kì hay đột xuất diễn ra các nghi thức tín ngưỡng liên quan đến đời sống tâm linh, tinh thần của người dân làng xã.
Đình làng là trung tâm văn hóa xã hội ở địa phương, làng xã: Nơi diễn ra các hoạt động văn hóa xã hội ở thôn quê như các lễ hội truyền thống, nơi diễn ra các hình thức diễn xướng dân gian, các hoạt động trình diễn, biểu diễn nghệ thuật như hát chèo, hát quan họ, hát nhà tơ, hát xoan, hát đúm, rối nước, cá hoạt động văn hóa thể thao thi tài, diễn xướng... Với các cá nhân, ngôi Đình làng còn là nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn với nhau.
Đình làng là trung tâm văn hóa ẩm thực ở làng xã. Đình làng nơi diễn ra lễ tế Thần Hoàng Làng với những lễ vật được chuẩn bị chu đáo, nơi tổ chức thi nấu cỗ, chế biến những đồ ăn thức uống chọn ra những món ăn ngon nhất, những đồ uống tốt nhất dâng lên Thánh Thần, thể hiện sự tôn trọng của người dân và cầu mong sự giúp đỡ của Thánh Thần. Đình làng còn là nơi diễn ra các hoạt động ăn uống cộng cảm giữa các thành viên trong làng xã tùy theo vai vế, vị trí của họ trong xã hội.
- Đền
Theo Từ điển Tiếng Việt, Đền là nơi thờ Thần Thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như Thần Thánh.
Đền một loại hình di tích khá phổ biến ở Việt Nam, có mặt ở khắp mọi nơi trên các miền đất nước với niên đại và khởi đại khác nhau. Có lẽ việc thờ cúng trong những ngôi Đền của người Việt chính là những biểu hiện rõ nét trong cách: “Ứng xử văn hóa” của con người với tiền nhân của mình.
Đối tượng được thờ cúng trong Đền có thể là:
Thờ tổ tiên và những biểu tượng về tổ tiên của dân tộc như: Đền Hùng thờ Vua Hùng (Phú Thọ), Đền Cuông (Nghệ An) thờ An Dương Vương.
Thờ những anh hùng văn hóa trong đời sống văn hóa tâm linh – tinh thần của các cộng đồng dân cư, những đối tượng siêu thực đã được nhân cách hóa mang những biểu tượng cho ước vọng nhân dân về các lĩnh vực khác nhau: chiến thắng ngoại xâm (Đền Gióng – Sóc Sơn, Hà Nội), chiến thắng thiên tai (Đền Và – Sơn Tây, Hà Nội), ước vọng về tình yêu (Đền Đa Hòa – Khoái Châu, Hưng Yên).
Thờ những anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất mà cuộc đời và sự nghiệp của họ gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc: Đền thờ Bác Hồ ở các tỉnh Nam Bộ, Đền thờ Nguyễn Trãi ở Hải Dương.
Thờ những danh nhân, danh tướng mà cuộc đời sự nghiệp họ gắn chặt với một giai đoạn lịch sử của đất nước, hay có công khai phá, xây dựng, bảo vệ một vùng đất… để rồi họ đi vào đời sống tinh thần của các thế hệ cư dân sau đó. Đó là những con người: “sinh tướng tử vi thần” như Đức Thánh Trần ở đền Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương), Nguyễn Công Trứ (Kim Sơn, Ninh Bình)…
Thờ những anh hùng liệt sỹ đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Thờ những đối tượng siêu hình có thể là nhân thần, tự nhiên thần… mà tính danh sự nghiệp,công trạng không rõ nhưng từ lâu đã đi vào đời sống cộng đồng cư dân bản địa, được người dân thờ phụng với mong muốn sẽ mang lại phúc lành, những điều tốt đẹp cho họ.
Những vị thần tương đối danh tiếng thường thờ ở các Đền lớn, quy mô của Đền thường lớn hơn các công trình như Nghè, Miếu. Nhìn chung, các di tích
thuộc loại hình Đền thường là những di tích mà ở đó đối tượng được thờ là Thần, Thánh hay những nhân vật đã được thần thánh hóa.
Đôi khi với tính chất như vậy nên Đền thờ thường là dạng kiến trúc nửa Đền thờ, nửa cung điện. Ở các di tích này,hai bên phía trước của Đền thường có bia “Hạ Mã” để khi qua đó mọi người đều phải: “khuynh cái, Hạ Mã” – nghiêng tàn, lọng, bỏ mũ nón, xuống ngựa để thể hiện và bày tỏ sự tôn kính đối với vị Thần được thờ trong di tích.
- Miếu
Có 3 dạng Miếu:
Miếu thờ Thần Cây,Thần Đá, Thần Núi, Thần Sông, Thần Giếng.
Miếu thờ Tổ nghành nghề, văn chỉ, Văn Miếu thờ Khổng Tử – người sáng lập ra Nho giáo, thờ các thầy dạy nho học. Võ Miếu thờ Quan Võ, Y Miếu thờ Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, những vị đứng đầu y học cổ truyền nước ta.
Tôn Miếu, Miếu Thờ Tổ Tiên Nhà Vua: Thế Miếu, Thái Miếu.Thời phong kiến Miếu còn là biểu tượng về tổ quốc, gọi là Tôn Miếu.
- Phủ
Ngoại trừ là nơi ở, sinh hoạt và làm việc của các chúa dưới thời kì phong kiến như Phủ chúa Trịnh, Phủ chúa Nguyễn hoặc là phủ đệ của các ông hoàng, bà (công) chúa thì Phủ còn là để chỉ nơi dành cho việc thờ Mẫu, có thể đó là Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải (Thủy) hoặc phổ quát là Mẫu Liễu Hạnh. Những công trình di tích nổi tiếng như Phủ Dầy (Nam Định), Phủ Tây Hồ (Hà Nội) …
Tín ngưỡng Thờ Mẫu ra đời khi con người có ý thức về giá trị của sự sinh sôi nảy nở. Mà tư duy của cư dân nông nghiệp thường biện lý từ những cái cụ thể, nên giá trị về sự sinh sôi nảy nở không có gì khác ngoài người Mẹ cụ thể mang nặng đẻ đau sinh sôi nguồn nhân lực. Những gì sinh sôi nuôi sống, che
chở, bảo vệ con người chiến thắng thiên tai và thú dữ ấy chính là Mẹ. Và khởi nguồn của tín ngưỡng thờ mẫu gắn với con người Việt khi còn cư trú ở núi rừng, với hình ảnh đầu tiên là Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Sơn Lâm, rồi dần dần lan tỏa xuống đồng bằng – Mẫu Thoải.
- Am
Là Chùa nhỏ, Miếu nhỏ nơi thờ các nhân vật lịch sử hay văn hóa hoặc thờ cúng cộng đồng sinh linh (am cô hồn, am công đồng…) Theo Từ điển Phật giáo, Chùa nhỏ gọi là am. Thường am là nơi thờ Phật đồng thời là nơi tu hành của người xuất gia.
Am còn là những ngôi nhà nhỏ hẻo lánh, tĩnh mịch của người ở ẩn thời xưa. Đó có thể là các bậc thiền sư hay đạo sĩ.
- Nghè
Là công trình kiến trúc sớm được dựng lên để thờ Thần ở những đơn vị nhỏ hơn làng. Ví dụ như làng Lim ở Bắc Ninh có Nghè ở giáp Đoài, Nghè giáo Đông, Nghè hai giáp Nam Bắc ở sau Đình làng Lim.
Sau này khi thi cử Nho học phát triển, thời Nguyễn, những Ông thi đỗ từ Tiến Sĩ trở lên, dân làng phải dựng Đình nghi để Ông về ở, lâu dần gọi thành Đình Nghè. Ông Nghè có quyền chiếm ruộng bất cứ nào trong Tổng, vì thế xưa kia có câu: „„chưa đỗ Ông Nghè đã đe Hàng Tổng‟‟. Khi Ông Nghè qua đời, nếu được tôn làm Thần thì cũng được thờ trong Nghè.
- Điếm
Là kiến trúc được dựng lên ở đơn vị nhỏ hơn làng, xóm,giáp, ngõ để thờ thần thổ công, thổ địa trong xóm ngõ. Hàng năm ở Điếm, xóm, ngõ cũng có lệ cúng Thần, tổ chức ăn uống, vui văn nghệ.
- Quán
Đây là công trình kiến trúc gắn liền với Đạo giáo. Xuất phát từ xa xưa bên Trung Quốc có các nghĩa Quán, những kiến trúc sơ sài dựng lên bên đường, trong đó để sẵn những đồ ăn, nước uống. Những hiệp sĩ đi làm việc nghĩa, đến bữa cứ việc vào quán ăn uống vừa đủ, không phải trả tiền. Dần về sau, nghĩa quán trở thành những nơi hoạt động thờ cúng của Đạo quán. Hiện nay ở Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng xung quanh cũng còn ít di tích Đạo quán.
- Đàn
Đàn thường không có sẵn kiến trúc, có thể cần thiết người ta dùng cho cuộc cầu cúng nào đó. Còn thường thì Đàn được xây đắp sẵn nền ở một nơi cố định, khi tế lễ người ta mới dựng tạm kiến trúc.
Ở kinh đô có Đàn Nam Giao, cũng gọi là viên khâu (gò tròn) gồm ba lớp bệ từ to đến nhỏ chồng lên nhau, nơi hàng năm nhà Vua đến tế Trời.
Đàn xã tắc, cũng gọi là Đàn phương trạch (hồ vuông) gồm hai lớp bệ hình vuông, nơi hàng năm, ngày xuân Vua đến tế Thần Xã Tắc (Thần Đất, Thần Lúa)
Ở các tỉnh lị thời Nguyễn thường đắp Đàn Tiên Nông, nơi quan đầu tỉnh hàng năm đến tế Thần Sông, Thần Núi.
1.5 Đặc điểm của khách du lịch tâm linh
Theo Luật du lịch (2005): "Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến." Quan niệm này nhận định khách du lịch ở góc độ mục đích về chuyến đi của họ ở nơi đến nhưng chưa chỉ rõ thời gian và nơi đến của họ.
Khách du lịch đề cập trong luận văn này được tiếp cận theo góc độ là khách đến trong quan hệ với những cơ sở đón tiếp là các điểm du lịch tâm linh. Họ thường thực hiện chuyến đi trong ngày và không lưu lại qua đêm tại cơ sở lưu trú của ngành du lịch. Do vậy, khách du lịch tâm linh ở đây được hiểu là