Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng - 2

Với ý nghĩa và mục đích như vậy, việc lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp của mình là rất cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu định hướng tổng thể và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng, góp phần vào sự phát triển du lịch nói chung của Thành phố và cả nước.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành mục đích đặt ra, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau:

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về về du lịch sự kiện, từ đó vận dụng vào thực tế ở Đà Nẵng.

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng của việc khai khác du lịch sự kiện hiện nay tại Đà Nẵng; từ đó nêu ra những thành công, hạn chế chủ yếu và các nguyên nhân của việc khai thác du lịch sự kiện tại Đà Nẵng.

- Xây dựng định hướng cơ bản và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sự kiện Đà Nẵng trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các hoạt động sự kiện giải trí, thể thao, hội chợ, hội nghị... có tính chất quốc tế diễn ra trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Về không gian nghiên cứu: Tính đến năm 2014, Đà Nẵng đã tổ chức rất nhiều sự kiện với quy mô quốc tế, tuy nhiên các sự kiện diễn ra không thường xuyên, sự kiện diễn ra mới chỉ dừng lại ở việc giao lưu giữa Đà Nẵng và một số quốc gia, chưa thu hút sự quan tâm của khách du lịch, trừ lễ hội bắn pháo hoa quốc tế. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu chủ yếu phía cung những hoạt động mang tính sự kiện trong phạm vi thành phố Đà Nẵng.

Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng - 2

- Về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sự kiện trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng từ 2010 - 2014, 4.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học: Thông qua việc khảo sát tại các doanh nghiệp du lịch trong ngành, đồng thời sử dụng bảng câu hỏi dành cho khách để thu thập thông tin và ý kiến về tổ chức loại hình du lịch sự kiện tại Đà Nẵng.

4.2. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Dựa trên các tài liệu, số liệu về các sự kiện..., văn bản liên quan định hướng, chiến lược phát triển du lịch Đà Nẵng nói chung và du lịch sự kiện ở Đà Nẵng nói riêng để phân tích và đưa ra đánh giá, kết luận.

4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Thông qua phương pháp này, đề tài phân tích, đánh giá, so sánh Du lịch sự kiện tại Đà Nẵng với những nơi đã có kinh nghiệm tổ chức du lịch sự kiện ở Việt Nam và thế giới; đánh giá những thuận lợi cũng như thách thức của việc phát triển lọai hình du lịch này tại Đà Nẵng.

5. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Đề tài làm rõ thực trạng một số nghiên cứu trước đây về du lịch sự kiện ở trong nước và quốc tế, từ đó đưa ra những nhận định về mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài “Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng” là một đề tài nghiên cứu độc lập.

- Trên Thế giới:

Từ những năm 90 của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỳ XXI đến nay, có khá nhiều các nghiên cứu về sự kiện và du lịch sự kiện: Nghiên cứu quản trị sự kiện và du lịch sự kiện [22], Du lịch sự kiện: Khái niệm, phát triển, nghiên cứu [23], Quản trị lễ hội và và sự kiện đặc biệt [25].

- Tại Việt Nam

Những năm đầu tiên của thế kỷ XXI đến nay đã có những công trình nghiên cứu về du lịch sự kiện ở Việt Nam. Chủ yếu là nghiên cứu về tổ chức sự kiện [7] công trình này chủ yếu đến vấn đề về tổ chức sự kiện, hướng dẫn kỹ năng nghiệp của công tác chuẩn bị trước, trong và sau sự kiện. Chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về sự kiện, du lịch sự kiện, phát triển du lịch sự kiện.

6. Những đóng góp cơ bản của luận văn

- Hệ thống hóa có chọn lọc một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sự kiện, vận dụng vào điều kiện cụ thể tại Đà Nẵng.

- Phân tích, đánh giá tổng thể về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng

- Xây dựng định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng.

7. Bố cục của luận văn

Luận văn được trình bày theo bố cục gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sự kiện Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SỰ KIỆN

1.1.1. Những khái niệm cơ bản

1.1.1.1. Khái niệm du lịch

Theo Luật Du lịch được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 6 2005 (s ố 4 4 / 2 0 0 5 / Q H11) , có hiệu lực thi hành từ ngày 01 01 2006 đã đưa ra khái niệm về du lịch: “Du lịch là các hoạt động c li n quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư tr thường uy n của mình nh m đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải tr , ngh dư ng trong một khoảng thời gian nhất định” [12, tr. 1].

Từ các quan điểm trên về du lịch có thể đưa ra khái niệm về du lịch ph hợp với đề tài như sau: Du lịch là các hoạt động li n quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư tr thường uy n của mình trong một khoảng thời gian nhất định, m c đ ch của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi v ng tới thăm.

1.1.1.2. Khái niệm khách du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam, khách du lịch có những đặc điểm sau: “Khách du lịch là người đi du lịch ho c kết hợp đi du lịch, tr trường hợp đi h c, làm việc ho c hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” [12. tr.2].

hách du lịch được phân thành hai loại:

+ Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

+ Khách du lịch quốc tế: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.

1.1.2. Sự kiện và du lịch sự kiện

1.1.2.1. Khái niệm sự kiện và du lịch sự kiện

Sự kiện là một khái niệm rất rộng. Thuật ngữ sự kiện được mọi người nhắc đến hàng ngày, tuy nhiên để đưa ra khái nhiệm chính xác lại là một vấn đề không đơn giản.

Trên thế giới và cả Việt Nam vẫn đang tổn tại nhiều cách hiểu khác nhau về sự kiện:

Theo Từ điển tiếng Việt: Sự kiện là việc quan trọng xảy ra. Theo Từ điển tiếng Anh: Event (sự kiện) có bốn nghĩa sau:

+ Là một sự việc, sự kiện

+ Là một cuộc đấu (thể dục, thể thao), một cuộc thi

+ Là trường hợp, khả năng có thể xảy ra

+ Là kết quả

Về khía cạnh văn hóa xã hội, sự kiện (event) là cách gọi ngắn gọn của thuật ngữ “tổ chức sự kiện” hay “sự kiện đ c biệt” (special event). Thuật ngữ “sự kiện đặc biệt” được d ng để mô tả các nghi lễ đặc biệt, giới thiệu, các buổi trình diễn, hay các lễ kỷ niệm được lập kế hoạch và được tạo ra để đánh dấu những dịp đặc biệt, hoặc để đạt những mục đích văn hóa - xã hội, hoặc mục đích hợp tác. Các sự kiện quan trọng có thể bao gồm các ngày và các dịp lễ hội quốc gia, các dịp quan trong của người dân, những buổi biểu diễn văn hóa độc đáo, những cuộc thi đấu thể thao quan trọng, hoạt động chức năng của tổ chức, phát triển thương mại và giới thiệu sản phẩm. Bất kỳ mội lễ hội hay một hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm thì đều được coi là sự kiện đặc biệt. Nó diễn ra khác với các chương trình hoạt động thông thường của các đơn vị chủ thể. Sự kiện đặc biệt diễn ra thu hút sự chú ý của đông đảo người xem, cổ vũ và tham gia.

Cuốn sách được xem là công trình đặt nền móng về loại hình sự kiện “Event Manegement and Event Tourism, Getz [22, tr.4], cho rằng các sự kiện đặc biệt được định nghĩa chuẩn nhất trong bối cảnh của nó. Ông đã đưa ra hai định nghĩa:

Định nghĩa 1: Đối với nhà tổ chức sự kiện, một sự kiện đặt biệt là sự xảy ra một lần hoặc không thường xuyên bên ngoài các chương trình, hoặc các hoạt động thường xuyên của các cơ quan tài trợ hoặc tổ chức.

Định nghĩa 2: Đối với khách hàng hoặc khách mời, một sự kiện đặc biệt là cơ hội thư giãn, trải nghiệm xã hội, hoặc trải nghiệm văn hóa bên ngoài những sự lựa chọn thông thường hoặc đằng sau những trải nghiệm hàng ngày.

Trong số những thuộc tính mà Getz cho rằng là tạo không khí đặc biệt là tinh thần lễ hội, tính độc đáo, chất lượng, tính xác thực, truyền thống, lòng hiếu khách, chủ đề và chủ nghĩa tượng trưng.

Qua các sự kiện thực tế đã diễn ra và cái nhìn chung cho các hoạt động này, chúng ta có thể tạm đưa ra một khái niệm về sự kiện như sau:

Sự kiện là một chương trình c quy mô, tầm c không cố định. N diễn ra một ho c chu kỳ và thu h t sự quan tâm, ch ý của một lượng lớn các đối tượng khác nhau nh m đạt được các m c đ ch c thể như c tiến quảng bá hay tôn vinh một giá trị nào đ đạt được những m c ti u về phát triển du lịch.

Du lịch sự kiện là một loại hình du lịch trong đ du khách kết hợp việc thỏa mãn m c đ ch du lịch trong các hoạt động như hội chợ, hội h p, hội nghị, khen thưởng, triển lãm, cuộc thi quốc tế

1.1.2.2. Các loại hình sự kiện

Hiện nay vẫn đang tồn tại nhiều cách phân loại sự kiện khác nhau, điều này phụ thuộc vào tiêu chí và mục đích của việc phân loại:

a. Phân loại theo ti u ch quy mô: Xét theo quy mô, sự kiện được chia làm các loại sau:

Mega - vent (sự kiện lớn)

Đây là những sự kiện lớn có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế của khu vực tổ chức, nó thu hút và gây chấn động tới toàn bộ giới truyền thông. Có rất ít sự kiện được xếp vào loại này.

+ Getz phân loại Mega - vent dựa theo tiêu chí như: có trên một triệu khách tham quan, chi phí tổ chức từ 500 triệu USD trở lên. Đó phải là sự kiện “độc nhất vô nhị”, đặc biệt hấp dẫn. Theo cách phân loại này thì Mega - vent là một sự kiện bất thường, thu hút lượng khách du lịch lớn, đặc biệt là du khách cao cấp, giới truyền thông có uy tín, có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế - xã hội của cộng đồng tổ chức.

Thuộc loại này là những sự kiện có tầm cỡ quốc tế như các kỳ World Cup, Thế vận hội Olympic, Hội chợ thế giới…

+ Hall lại cho rằng, Mega - vent là các sự kiện hướng tới thị trường khách du lịch quốc tế. Từ Mega được sử dụng nhằm làm nổi bật khía cạnh: số lượng người tham gia, thị trường mục tiêu, mục đích tham gia của tổ chức tài chính, tác động về chính trị, sự tham gia của giới truyền thông, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, những tác động đến kết cấu kinh tế và xã hội tới cộng đồng tổ chức sự kiện đó.

Hallmark - event (sự kiện vừa)

Thuật ngữ này được d ng để đề cập đến các sự kiện được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh đặc trưng của địa phương hay khu vực đó. Với những sự kiện như thế này tên sự kiện thường đồng nhất hoặc liên quan đến tên của nơi tổ chức.

Ritchie [22, tr.28] đã định nghĩa: “Hallmark - event là loại sự kiện diễn ra một lần ho c định kỳ trong một quãng thời gian nhất định. Những sự kiện này được tổ chức nh m m c đ ch tạo dựng thương hiệu cho địa phương tổ chức, n g p phần làm tăng sự hấp dẫn của du lịch địa phương, t đ thu h t được sự ch ý của khách du lịch.

Qua đó, lượng khách du lịch tăng lên mang lại nhiều lợi nhuận cho ngành du lịch nói riêng và kinh tế nói chung trong ngắn hạn và dài hạn. Sự thành công hay thất bại của sự kiện phần nhiều là do mức độ hấp dẫn của nó. Điều này phụ thuộc vào mức độ quan trọng, tính kịp thời của sự kiện và vị thế của địa phương tổ chức.

Một ví dụ điển hình cho sự kiện loại này là lễ hội Canaval tại Reo de Janero, được cả thế giới biết đến như một biểu tượng của sự cởi mở, lòng hiếu khách của thành phố này. Ngoài ra còn có các lễ hội Kentucky Perby (Mỹ), lễ hội hoa ở Chelsea (Anh), lễ hội bia Octoberfest ở Munnich (Đức)… Những sự kiện này mang đậm nét địa phương và con người nơi đây, rất hấp dẫn và thu hút được nhiều du khách giàu có. Đây cũng là niềm tự hào của người dân trong v ng và họ cũng là nhân tố góp phần vào thành công của lễ hội.

Ở Việt Nam, hiện nay đã có một số địa phương cố gắng tổ chức những sự kiện thuộc loại Hallmark này. Có thể kể đến như Festival Huế tổ chức hai năm 1 lần hay lễ hội hoa Đà Lạt, Festival biển Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng…

Hallmark event đã được sử dụng để chỉ các sự kiện quan trọng, diễn ra định kỳ, nó thể hiện được các nét đẹp văn hóa, truyền thống của địa phương c ng với những nét đặc trưng của v ng đó. Mỗi địa phương muốn phát triển du lịch cần tổ chức được “Hallmark event”, điều này giống như việc xây dựng một thương hiệu cho địa phương mình. Những sự kiện như vậy không chỉ góp phần quảng bá hình ảnh địa phương, mà còn mang lại nguồn lợi kinh tế lớn. Khi tổ chức thành công sự kiện loại này, địa phương đó sẽ tạo thế cạnh tranh rất lớn. Và cùng với thời gian, tên các sự kiện sẽ gắn liền với tên địa phương như: Liên hoan phim quốc tế Cannes (Pháp), lễ hội hóa trang m a đông Quebeec (Canada), Canaval de Rio de Janero (Brazil)…

Major event (sự kiện nhỏ)

Là những sự kiện, với quy mô và thu hút sự quan tâm của phương tiện truyền thông, có thể thu h t lượng người tham gia lớn, cùng với các công ty truyền thông và thu lợi nhuận kinh tế cao. [22, tr.28]

Trên thế giới, Menbourne đã đưa giải Tennis Australia mở rộng và giải đua xe công thức 1 Australia thành sự kiện chính hàng năm. Cuộc viếng thăm của những thuyền lớn (Tall Ships) ở Sydney năm 1988 và được nhận giải thưởng Hobart vào dịp kỷ niệm 200 năm Bass and Flinders đã hướng sự tập trung và những di sản hàng hải cũng như thu hút được danh tiếng và các phương tiện truyền thông quốc tế. Rất nhiều các giải vô dịch thể thao quốc tế có thể xếp vào loại này, và các sự kiện thể thao được xếp loại này càng tăng, và được chính phủ cũng như các tổ chức thể thao quốc gia đắt giá trong một môi trường cạnh tranh của những sự kiện thế thao quốc tế. Ở Việt Nam, sự kiện thuộc loại này có thể kể đến như: Lễ hội Năm Du lịch Quốc gia; triễn lãm “Hình ảnh APEC và di sản văn h a Việt Nam” để kỷ niệm tuần lễ cao cấp APEC tháng 11 năm 2006… Ngoài ra còn bao gồm các sự kiện thể thao thao quốc tế như giải bóng đá mở rộng, giải bóng chuyền mở rộng, các sự kiện văn hóa như đêm nhạc, lễ kỷ niệm…

Theo cách phân chia này, event không bao gồm các sự kiện của các công ty, doanh nghiệp tổ chức nhằm tạo dựng thương hiệu, danh tiếng như các buổi lễ công bố thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới. Event ở đây được hiểu là các sự kiện của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2023