Tác Động Của Việc Phát Triển Loại Hình Du Lịch Sự Kiện

khác. Tuy nhiên, không vì thế mà sự kiện không có những yêu cầu nhất định về tài nguyên du lịch. Khách du lịch sự kiện là đối tượng khách đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương khác nhau, sự khác biệt về thiên nhiên, con người và văn hóa của nơi đến là những yếu tố hấp dẫn nhất định đối với du khách. Thực tế cho thấy, đối tượng khách sự kiện thường lựa chọn những nơi có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, có khả năng kết hợp để tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn.


Du lịch sự kiện

Như vậy có thể nói rằng nội dung và tiêu chí để đánh giá sự phát triển du lịch sự kiện cũng không nằm ngoài những nội dung trên.


Khách du lịch



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng - 4

Đơn vị kinh doanh du lịch






Cư dân địa phương



Chính quyền sở tại


+ Khách du lịch với du lịch sự kiện: Du lịch nói cung và du lịch sự kiện nói mang lại sự hài lòng cho du khách vì họ được trải qua một khoảng thời gian thú vị, được thỏa mãn các nhu cầu về giải trí, nghỉ ngơi, và trải nghiệm thông qua những sự kiện đặc trưng của mỗi điểm đến.... Đối với mỗi khách du lịch sẽ có những nhu cầu của riêng mình, do đó họ sẽ chọn những điểm du lịch khác nhau, cũng như các hoạt động khác nhau tùy theo sở thích, khả năng của họ trong chuyến đi du lịch.

+ Các đơn vị kinh doanh du lịch với du lịch sự kiện: Họ xem du lịch như là một cơ hội kinh doanh nhằm thu lợi nhuận qua việc cung ứng hàng hóa,dịch vụ cho du khách. Đặc biết là du lịch sự kiện

+ Chính quyền sở tại với du lịch sự kiện: Du lịch sự kiện được xem như là một nhân tố thuận lợi đối với nền kinh tế trong lãnh thổ của mình. Những sự kiện mà chính quyền đó tổ chức càng mang tính đặc trưng địa phương bao nhiêu, thì số lượng khách đến và doanh thu, cũng như thương hiệu của địa phương đó càng được biết đến càng lớn. Chính quyền quan tâm đến số lượng công việc mà du lịch tạo ra, thu nhập mà cư dân có thể kiếm được, khối lượng ngoại tệ mà khách du lịch quốc tế mang vào cũng như các khoản thuế nhận được từ hoạt động kinh doanh du lịch và từ khách du lịch.

+ Cộng đồng dân cư địa phương với du lịch sự kiện: Du lịch nói chung và du lịch sự kiện được xem như là một cơ hội để tìm việc làm, tạo thu nhập cho họ nhưng đồng thời họ cũng là nhân tố hấp dẫn du khách bởi lòng hiếu khách và trình độ văn hóa. Và thông qua du lịch con người có điều kiện để giao lưu với khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Tuy nhiên, cần phải quan tâm đến hiệu quả của sự giao lưu này vì hiệu quả đem lại có thể vừa có lợi vừa có hại.

1.1.6. Tác động của việc phát triển loại hình du lịch sự kiện

1.1.6.1. Tác động về m t văn h a – xã hội

Các hoạt đông du lịch sự kiện diễn ra có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa xã hội của nơi tổ chức, trong đó có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Tác động rõ rệt nhất là tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Khi hoạt động sự kiện diễn ra sẽ kéo theo số lượng khách du lịch tăng cao hơn nhiều so với bình thường, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ tăng nhanh, khối lượng công việc nhiều lên. Chính vì vậy các công ty, doanh nghiệp và lao động trong thời gian này có mức thu nhập rất cao. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2009, nguồn nhân lực du lịch Việt Nam có khoảng 1 triệu lao động, trong đó có 262.200 lao động trực tiếp, chiếm 33,75% tổng số lao động, bao gồm lao động thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các đơn vị sự nghiệp du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch; lao động gián tiếp là 737.800 người, chiếm 66,25%, là đối tượng có liên quan đến hoạt động du lịch. “Ước tính đến năm 2015, lao động trực tiếp trong ngành du lịch đạt khoảng trên 500.000 lao động.

Ngoài ra, cho dù du khách tham gia một loai hình nào đó trong du lịch sự kiện thì một yếu tố không thể thiếu được trong chuyến đi của khách đó là sự góp mặt của hệ thống các khách sạn cũng như các loại hình lưu trú khác. Các khách sạn này ngoài đảm bảo nhu cầu lưu trú của khách thì còn phải có khả năng đáp ứng các nhu cầu khác của khách liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của họ như phòng hội nghị, hội thảo được trang bị đầy đủ tiện nghi (bao gồm các thiết bị ánh sáng, âm thanh, màn chiếu…), các dịch vụ phục vụ khách thương gia tại khách sạn và thậm chí trong phòng khách (như dịch vụ điện thoại, thư ký, phiên dịch riêng, fax…). Thêm vào đó bộ phân phục vụ ăn uống trong khách sạn còn trực tiếp phục vụ các bữa tiệc, buổi chiêu đãi của các cơ quan, đoàn thể, Đảng và Nhà nước, góp phần đáng kể vào thành công trong công tác đối ngoại; đồng thời tạo cho khách giây phút thoải mái sau giờ làm việc, mở rộng và củng cố các mối quan hệ, tạo không khí thân mật, tự nhiên trong công việc làm ăn, từ đó giúp công việc thương lượng và ký kết hợp đồng với đối tác được thuận lợi hơn.

Thông qua hoạt động tổ chức các sự kiện đặc biệt là các hội chợ triển lãm, các lễ hội cộng đồng… đã góp phần tạo dựng danh tiếng cộng đồng, hình ảnh của địa phương- nơi tổ chức các hoạt động du lịch sự kiện được biết đến rộng rãi. Không những thế, các hoạt động du lịch sự kiện còn góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương, làm tăng thêm sự gắn kết trong cộng đồng. Đến tham gia các hoạt động du lịch sự kiện là du khách từ nhiều vùng, quốc gia khác nhau trên thế giới. Do vậy, qua việc tổ chức các hoạt động du lịch sự kiện thì địa phương nơi tổ chức có điều kiện mở rộng giao lưu với các nền văn hóa khác.

Bên cạnh đó, ngoài những tác động tích cực thì việc tổ chức các hoạt động du lịch sự kiện cũng đem lại nhiều những tác động tiêu cực. Các du khách từ nơi khác đến cũng du nhập thêm nhiều lối sống, hành vi xấu, điều này ảnh hưởng đến truyền thống văn hóa của cộng đồng địa phương. Điều này đã dẫn đến lối sống lạm dụng vật chất, phá vỡ trật tự xã hội của địa phương, từ đó gây ảnh hưởng đến hình ảnh của địa phương, làm mai một những vẻ đẹp vốn có của nó. Ngoài ra, lượng khách đến bất thường trong một thời gian diễn ra các hoạt động sự kiện là sự leo

thang của giá cả, dễ dẫn đến tình trang leo thang cục bộ. Trên thực tế, nhiều sự kiện thiên niên kỷ tổ chức vào đêm cuối 1999, để chào đón thiên niên kỷ mới không thành công là vì nguyên nhân này. Vào thời gian đó giá thuê phòng khách sạn, bar và các dịch vụ khác bị đẩy lên quá cao. Như thế, các nhà cung cấp dịch vụ phải trả thêm nhiều tiền vì giá cả tăng cao và phải thuê thêm nhiều nhân công làm việc ngoài giờ.

Ảnh hưởng của việc tổ chức các sự kiện đến văn hóa xã hội còn được thể hiện giữa du khách và người dân địa phương. Theo thời gian, thái độ người dân sở tại đối với khách thay đổi từ tích cực sang tiêu cực. Khách du lịch đến tham dự các hội nghị, hội thảo, hội chợ, sự kiện…, đặc biệt là các lễ hội mang theo nhiều lối sống văn hóa khác đến địa phương. Điều này đôi khi gặp phải thái độ phán xét, không chấp nhận, nhiều khi còn tỏ rõ sự khó chịu, chống đối của cư dân địa phương.

Những tác động tiêu cực do hoạt động tổ chức du lịch sự kiện đem lại cần phải được nhìn nhận đúng đắn, cụ thể để từ đó ban tổ chức phối hợp chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư nơi tổ chức đưa ra các biện pháp hiệu quả, kịp thời đẩy lùi và giảm thiểu những tác động tiêu cực này.

1.1.6.2. Tác động đến môi trường

Sự kiện là cách thức tuyệt vời để trưng bày những đặc tính độc đáo của môi trường đăng cai tổ chức. Hall (1989) đã chỉ ra rằng bán hình ảnh “sự kiện đánh dấu” bao gồm giới thiệu tài sản cố hữu của điểm đến, và trích dẫn việc sử dụng hình ảnh những bãi biển Perth, sông Swan và lịch sử Fremantle trong quảng cáo cho Cúp America, và nhấn mạnh đến sáng tạo môi trường phù hợp thẩm mỹ khi quảng cáo cảng Darling của Sydney. Nhiều nước đăng cai các sự kiện lớn đã làm rất tốt công tác nghiên cứu và bảo vệ hệ thống tự nhiên, môi trường như Úc, Singapore… Sau mỗi sự kiện lớn diễn ra, không những không ảnh hưởng xấu đến môi trường sống mà còn mang lại cho du khách tham gia những ấn tượng tốt đẹp về quốc gia đăng cai sự kiện. Các điểm tổ chức nổi tiếng được quan tâm xây dựng, các di sản được trùng tu, nâng cấp tốt hơn.

Nhưng ngược lại, vấn đề môi trường cũng là một trong những điểm hạn chế, nó kìm hãm sự thành công của các sự kiện khác nhau tổ chức tại nhiều quốc gia. Việc lượng du khách quá đông khiến nhiều khi dẫn đến việc thu gom, xử lý rác thải không kịp thời, sự hủy loại cơ sở vật chất và môi trường tự nhiên, phá hoại di sản, lãng phí nguồn tài nguyên và tình trạng lộn xộn của cộng đồng địa phương. Lượng xe lưu thông quá đông trên đường xả ra nhiều khói xe và bụi đường, chưa kể đến tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra vào dịp diễn ra lễ hội và các sự kiện lớn.

Chính vì thế, môi trường cần được dành sự quan tâm lớn nhất để bảo vệ. Ban tổ chức, nhà quản lý sự kiện nên cân nhắc cẩn thận những tác động của sự kiên đối với môi trường để tổ chức các sự kiên hấp dẫn mà không phá hủy môi trường tự nhiên.

1.1.6.3. Tác động về chính trị

Nghiên cứu về tác động của sự kiện đến chính trị không thể quan sát trong thời gian ngắn mà cần phải xem xét nó trong quá trình diễn tiến của lịch sử. Thời đương đại, chính trị và những nhà chính trị là một phần quan trọng trong quản lý sự kiện. Kể từ khi hoàng đế La Mã khám phá ra sức mạnh của Đấu trường để làm lệch hướng sự chỉ trích và giảm bớt sự phổ biến, những nhà chính trị khôn ngoan đã để ý đến các sự kiện làm cho người dân vui thích và giữ vị trí quyền lực của họ. Count Niccolo Machiavelli, cố vấn cho Medicis vào thế kỷ XVI, đã nói về vấn đề này: “Một hoàng tử phải thể hiện bản thân là người yêu cái đẹp, đề cao những con người tài năng và danh dự, những người xuất chúng trong nghệ thuật… Bên cạnh đó, vào những thời điểm thuận tiện trong năm, anh ta lôi kéo mọi người vào các lễ hội và buổi biểu diễn; và khi tất cả các thành phố được chia thành những phường hội hoặc thành những tầng lớp, anh ta nên quan tâm đến tất cả các nhóm này, phải hòa mình cùng với họ ở bất cứ thời điểm nào, và đưa ra những ví dụ về hành động nhân đạo và tính hào phóng, tuy nhiên luôn giữ vẻ oai nghiêm về phẩm hạnh và không bao giờ được phép thất bại ở bất cứ nơi đâu.”

Từ quan điểm đó mà trào lưu tổ chức các sự kiện lớn được các quốc gia quan tâm thường xuyên như thủ tướng Úc Robert Menzies đã tổ chức chuyến du lịch đến nước Úc Don Dunstan đã sử dụng lễ hội Adelaide để tạo nên hình ảnh Adelaide như

là “Athens của miền Nam”, và bản thân ông như một nhà lãnh đạo nhìn xa trông rộng và tài năng; Syllayanne Atkinson sử dụng Expo 88 của Brisbane và những cuộc thi đăng cai Olympic kế tiếp để quảng cáo rùm beng hình ảnh thị trưởng của Bà. Neville Wran, cựu thủ hiến bang New South Wales và đồng nghiệp Laurie Brereton sử dụng việc xây dựng cảng Darling để tạo nên hình ảnh của New South Wales như một bang hướng tới phía trước; cựu thủ tướng Bob Hawke lập nên cúp America của Alan Bond. Và nối tiếp truyền thống vĩ đại, Jeff Kenneett, cựu thủ hiến bang Victoria, đã sử dụng chuỗi sử kiện bao gồm giải đua công thức 1 Australia Grand Prix, Cúp bóng bầu dục Bledisloe và cuộc thi đấu vòng loại Cup Golf Tổng Thống đã tạo nên một hình ảnh về bản thân ông như một người chiến thắng – và đối thủ cạnh tranh của ông, Bob Carr, thủ hiến bang New South Wales, là người thua cuộc trong cuộc đua về sự kiện. Thủ tướng John Howard biến lễ kỉ niệm 100 năm liên bang thành lợi nhuận cho chính phủ bằng cách phân phối các quỹ trợ cấp thông qua các thành viên nghị viện của liên bang tại địa phương.

Các nhà chính trị lớn không nghi ngờ về vai trò của sự kiện trong tiến trình chính trị.

Các chính phủ trên thế giới đã hiện thực hóa khả năng của sự kiện để nâng cao hình ảnh những nhà chính trị và các thành phố, các bang mà họ cai trị. Những sự kiện thu hút du khách đến thăm, và vì thế tạo ra lợi nhuận kinh tế và công ăn việc làm. Sự pha trộn hiệu nghiệm này đã đẩy nhà nước trở thành người chơi chính trong cuộc đua đăng cai tổ chức và dàn dựng những sự kiện quan trọng.

Các sự kiện diễn ra có thể tạo gắn kết xã hội, tự tin và tự hào dân tộc. Ở đây, nó còn thể hiện sức mạnh chính trị và ảnh hưởng chính trị, không những thế tác động tích cực của sự kiện còn mang lại tình cảm hữu nghị hợp tác song phương, đa phương giữa các bên, các quốc gia, tạo hòa khí, hòa bình vững bền trên thế giới. Đó là lý do tại sao những sự kiện luôn phản chiếu và tác động qua lại với các thể chế và môi trường chính trị.

1.1.6.4. Tác động về m t kinh tế

Các hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ, các lễ hội cộng đồng… càng nổi tiếng, càng được thế giới biết đến rộng rãi thì càng thu hút được lượng khách lớn

đến tham dự. Việc tổ chức các hoạt động sự kiện mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng. Trước hết phải nói đến các khoản chi dùng của chính quyền, các nhà tài trợ cho các hoạt động này. Để các hoạt động sự kiện diễn ra thành công thì nơi tổ chức thường phải đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc… Nhờ vậy mà đã góp phần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng khu vực - nơi tổ chức.

Sự phát triển mạnh của ngành sự kiện đặc biệt và lễ hội là một phần của xu hướng kinh tế chung tách khỏi cơ sở sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp hướng tới nền kinh tế dựa trên cơ sở dịch vụ. Sự tiêu dùng của khách du lịch, đi lại nhiều, nghỉ ngơi, ăn uống, mua sắm và các dịch vụ liên quan đến du lịch, chỉ là một cách mà cộng đồng chủ nhà có thể thu lợi từ một sự kiện. Ngành công nghiệp xây dựng thường được thúc đẩy bởi nhu cầu có những cơ sở vật chất mới hoặc nâng cấp để tổ chức một sự kiên lớn. Việc làm và nền kinh tế địa phương tạm thời được đẩy mạnh do nhu cầu chi tiêu trong tổ chức một sự kiện. Vì thế toàn bộ các nghành kinh tế nhỏ phát triển bao quanh ngành công nghiệp sự kiện. Các hoạt động tổ chức sự kiện diễn ra, thu hút lượng khách du lịch lớn tới nơi tổ chức, nhu cầu tiêu d ng tăng lên. Ngoài việc mang lại các lợi ích về văn hóa – xã hội như mang lại nhiều cơ hội việc làm thì doanh thu về du lịch cũng tăng lên do nhu cầu về các dịch vụ của du khách tăng. Đó là những lợi ích về kinh tế mà hoạt động này mang lại.

Mức độ độc đáo, hấp dẫn của các cuộc hội nghị, hội thảo, triển lãm, lễ hội cộng đồng… tỉ lệ thuận với lượng du khách đến tham quan, đăc biệt là các khách phương xa, khách quốc tế. Olimpic Atlanta cung cấp du khách từ khắp nơi trên thế giới và doanh thu cho kỳ Olimpic năm 1966 là 2 tỷ USD.

Lễ hội tháng 10 ở Đức, là lễ hội bia lớn nhất nước Đức và cả thế giới. Riêng năm 2005 đã thu hút sự tham gia của du khách từ khắp nơi trên thế giới. Số bia tiêu thụ vào dịp lễ hội năm 2005 là khoảng 6,1 triệu lít bia, chiếm khoảng 30% tổng lượng bia của nước này sản xuất trong năm đó. Theo thống kê, trong dịp lễ này tuy chỉ kéo dài trong 17 ngày nhưng sự tiêu thụ của khách viếng thăm đã mang lại cho thành phố Munich trong năm 2005 khoảng 449 triệu Euro, thêm vào đó là khoảng 205 triệu Euro mà họ đã chi vào việc mua sắm hàng lưu niệm và trả tiền taxi. Do

thu hút được lượng khách lớn từ xa đến nên cơ sở lưu trú, các khách sạn cũng thu nhập thêm khoảng 301 triệu Euro.

Nhưng không phải hoạt động tổ chức sự kiện nào cũng mang lại doanh thu và lợi nhuận cao. Đã từng có những sự kiện bị thua lỗ. Một ví dụ điển hình cho vấn đề này là kỳ thi Olimpic tại Motreal năm 1972 đã bị thua lỗ hơn 2 tỷ USD. Chính vì lẽ đó mà các chính phủ, các nhà nước và các đơn vị tài trợ phải cân nhắc tính toán kỹ trong việc tổ chức các hoạt động sự kiện để vừa có lợi nhuận cao vừa đảm bảo được tính bền vững.

Hạn chế lớn thường xuyên diễn ra là do số lượng khách đến quá đông trong cùng một thời điểm gây ra tình trạng lạm phát cục bộ, hay giá cả hàng hóa tăng cao nhiều khi vượt quá khả năng chi tiêu của người dân địa phương. Chính phủ và chính quyền đia phương cũng cần phối hợp với nhau để tìm ra biện pháp nhằm giảm thiểu những tác động không mong muốn này.

1.1.6.5. Tác động tới kinh doanh thương mại

Các hoạt động sự kiện có thể mang lại cho cộng đồng những khám phá về khả năng tiềm ẩn của mình. Tham gia các hoạt động này là du khách rất nhiều nơi trên thế giới trong đó có cả các chuyên gia, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư… Đặc biệt với các hoạt động như: hội nghị, hội thảo, triễn lãm, hội chợ thì có khách tham dự là các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp. Họ tham dự sự kiện với mục đích tìm kiếm thị trường và cơ hội làm ăn mới, cơ hội đầu tư kinh doanh mới. Đây là cơ hội mang lại cho cộng đồng đầu từ về kinh tế, tài chính, du lịch mới. Theo thống kê chưa đầy đủ của Ban tổ chức, số lượng các đơn vị, doanh nghiệp và cả số lượng khách quốc tế tham gia vào các cuộc hội nghị hội thảo, hội chợ, triển lãm… ngày càng tăng và theo đó các dự án đầu tư, hoạt động liên kết trong nhiều lĩnh vực thương mại cũng gặt hái nhiều những thành công và có tính ổn định. Bên cạnh đó thì hoạt động tổ chức sự kiện sẽ kéo theo một lượng lớn giới truyền thông, báo chí, phóng viên … và du khách đến tham dự.

Ngoài ra, hoạt động tổ chức sự kiện còn có tác động biến đổi cán cân thu chi của khu vực và đất nước. Phần lớn đối tượng khách đến tham dự hội nghị, hội thảo, triển lãm là những du khách quốc tế. Do vậy, khi họ đến tham dự họ sẽ mang nguồn

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 28/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí