DNIM là sự kiện thu hút một lượng du khách, vận động viên chuyên nghiệp đến Đà Nẵng mỗi năm một tăng mạnh. Nếu năm 2013 có gần 3.500 du khách, vận động viên trong nước và quốc tế tham gia, thì đến năm 2015 dự kiến có khoảng 5.000-6.000 vận động viên tham gia. Tuy nhiên, sự kiện này vẫn còn mang tính quần chúng, chưa thực sự thu hút khách du lịch
* Cuộc thi dù bay quốc tế Đà Nẵng (Danang International Paramotor Competition - DIPC)
Cuộc thi dù bay quốc tế Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức năm 2012, sau 4 lần tổ chức sự kiện này sẽ tạo ra một thương hiệu mới cho thành phố Đà Nẵng.
Bảng 2.16: Cuộc thi dù bay quốc tế Đà Nẵng từ năm 2012-2013
2012 | 2013 | |||
Vận động viên | Quốc gia | Vận động viên | Quốc gia | |
Thi dù bay quốc tế | 25 | 4 (Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ, Ba Lan) | 50 | 8 (Nhật Bản, Argentina, Hàn Quốc, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Pháp, Hoa Kỳ, Anh) |
Có thể bạn quan tâm!
- Thời Gian Lưu Trú Trung Bình Của Khách Du Lịch Tại Đà Nẵng 2010 – 2014
- Thực Trạng Tổ Chức Khai Thác Loại Hình Du Lịch Sự Kiện Tại Đà Nẵng
- Một Số Công Ty Chuyên Chở Khách Du Lịch Tại Tp.đà Nẵng
- Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Sự Kiện Tại Đà Nẵng
- Tăng Cường, Khuyến Khích Các Chuyến Bay Quốc Tế Đi- Đến Đà Nẵng
- Kiến Nghị Với Ubnd Thành Phố Đà Nẵng
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Văn h a, Thể thao & Du lịch TP.Đà Nẵng
Sau vài năm tổ chức cuộc thi dù bay quốc tế Đà Nẵng, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều vận động viên từ 4 quốc gia đến 8 quốc gia tham gia. Tuy nhiên sự kiện này chưa thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế, chủ yếu là khách du lịch địa phương.
Đến năm 2012, Đà Nẵng đã phát triển hơn về số lượng và chất lượng để có thêm các hoạt động như: Chương trình nghệ thuật diễn ra tại sân khấu công viên biển, giải d lượn Đà Nẵng 2012, cuộc thi Bartender 2012, là sân chơi chuyên nghiệp dành cho các bartender của các khách sạn, nhà hàng và quán bar được tổ chức tại sân khấu công viên Biển Đông.
Ngoài ra còn có một số hoạt động hấp dẫn khác như biểu diễn bóng đá nghệ
thuật, các trò chơi Xgame như xe đạp địa hình, patin, ván trượt, parkour. Có thể thấy rằng độ hấp dẫn của chương trình này ngày càng tăng qua các năm, đồng thời là việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, xã hội tại nơi diễn ra sự kiện được đảm bảo an toàn tuyệt đối tạo cho du khách một cảm giác rất an toàn khi đến tham gia. Với số lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng đều qua các năm, có thể nói rằng Đà Nẵng – điểm hẹn m a hè chính là chương trình không thể thiếu được trong lĩnh vực sự kiện ở Đà Nẵng.
2.2.5. Thực trạng về công tác quảng bá xúc tiến du lịch sự kiện
Thời gian qua ngành du lịch Đà Nẵng cũng đã tập trung tổ chức các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch có hiệu quả như: tổ chức roadshow, famtrip, chương trình quảng bá du lịch, tổ chức các chương trình du lịch làm quen dành cho các hãng lữ hành và báo chí đến Đà Nẵng như: Thái Lan, Nhật, Trung Quốc và Singapore; TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội; phát hành cẩm nang du lịch, bản đồ du lịch, phim du lịch bằng nhiều thứ tiếng Việt, Anh, Trung Quốc, Nhật, Thái Lan..., nâng cấp và liên kết trang website du lịch thành phố với các trang website uy tín trong và ngoài nước; Quảng bá du lịch Đà Nẵng trên phương tiện thông tin đại chúng, Cổng thông tin điện tử Du lịch thành phố Đà Nẵng; xuất bản các ấn phẩm du lịch, xây dựng các quầy tra cứu thông tin du lịch; xúc tiến các đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng góp phần tăng lượng khách và giảm thời gian di chuyển đến Đà Nẵng rất ph hợp với đối tượng khách du lịch hội nghị vốn không có nhiều thời gian.
Một vấn đề hết sức quan trọng đối với việc phát triển du lịch hội nghị là thành phố Đà Nẵng đã có nhiều kinh nghiệm đón tiếp và tổ chức các sự kiện lớn như: đón các đoàn khách là nguyên thủ quốc gia, các đoàn khách nước ngoài đến Đà Nẵng để hội họp, mở rộng hợp tác quốc tế, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch như: Hội nghị Liên minh Nghị viện các nước Đông Nam Á AIPO (2002), Hội nghị Đầu tư Đà Nẵng (2003), Cuộc họp Nội các Việt Nam - Thái Lan (2004), các Hội nghị Bộ trưởng trong khuôn khổ Năm APEC Việt Nam 2006, Hội nghị Doanh nhân
iều bào 2006, Tuần lễ Hành lang inh tế Đông - Tây 2007, Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2009, và các hội nghị ASEAN tại Đà
Nẵng (2009 - 2010), đã đưa thành phố lên một vị thế mới như là một địa điểm hấp dẫn cho các sự kiện mang tầm khu vực và quốc tế.
Với định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Đà Nẵng quyết tâm phát triển thành một “thành phố sự kiện” nhằm quảng bá hình ảnh, tăng sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của du lịch thành phố. Bên cạnh Cuộc thi trình diễn pháo hoa Quốc tế (DIFC) được tổ chức liên tục trong 6 năm (2008-2013), Đà Nẵng còn chủ động đăng cai những sự kiện lớn như Cuộc thi trình diễn d bay quốc tế DIPR vào năm 2012, 2013, 2014, Chung kết Hoa hậu Việt Nam trong năm 2012 và Cuộc đua Marathon quốc tế năm 2013, 2014, 2015. hông chỉ khẳng định hiệu quả của việc quảng bá thương hiệu và thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Đà Nẵng, các sự kiện mà tiêu biểu là DIFC còn mang đến cái nhìn khái quát về năng lực phục vụ du lịch của địa phương.
Thành phố cũng đã phối hợp với ngành hàng không (Vietnam Airlines và các hãng hàng không quốc tế có đường bay tới Đà Nẵng) để tăng cường hiện diện tại các sự kiện xúc tiến, quảng bá du lịch, đồng thời, phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tổ chức và tham gia các sự kiện du lịch trong và ngoài nước theo mô hình hợp tác công tư (Public Private Partnerships), góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả, tăng cường xã hội hóa trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch thành phố.
Tuy nhiên, công tác truyền thông cho sự kiện mới chỉ tập trung vào cổ động trực quan và quảng bá trong nước. Để quảng bá ra quốc tế, các sự kiện lớn của chúng ta vẫn thiếu tính chính danh, chưa được công nhận bởi các tổ chức quốc tế. Chẳng hạn, với một lễ hội pháo hoa kéo dài 6 năm, Đà Nẵng vẫn chưa tham gia một tổ chức pháo hoa quốc tế nào và ít được báo chí, các cộng đồng quốc tế biết đến. Hoặc d được phối hợp tổ chức với thành viên của Hiệp hội Marathon quốc tế AIMS nhưng Cuộc đua Marathon quốc tế 2013 vừa qua không được nhắc đến trong thông tin chính thức AIMS. Như vậy, hiệu quả xúc tiến du lịch ra nước ngoài thông qua các sự kiện lớn, ngay cả như DIFC, vẫn chưa đạt được.
Bên cạnh đó, các sự kiện tại Đà Nẵng vẫn chưa thật sự hấp dẫn và chưa khuyến khích được chi tiêu. Sức hấp dẫn của sự kiện ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
mà các nhà tài trợ hướng đến. Như vậy đây cũng là một thách thức đối với thu hút kinh phí tổ chức các sự kiện hiện nay, bên cạnh sự khó khăn chung của nền kinh tế. Còn một điểm hạn chế khác đó là các sự kiện chưa giúp cải thiện tính thời vụ của du lịch Đà Nẵng, chưa có sự kiện nổi bật để thu hút khách m a thấp điểm trong khi lại tăng thêm sức nóng cho m a cao điểm (chẳng hạn, DIFC được tổ chức dịp lễ 30 4, 1 5 vốn đã đông khách).
“Thành phố sự kiện” gợi lên hình ảnh của một thành phố có nhiều sự kiện hấp dẫn có khả năng thu hút du khách đến, lưu trú nhiều ngày, chi d ng và trải nghiệm. Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường khá dài để Đà Nẵng vươn đến danh hiệu này, trong đó điều cần nhất vẫn là tăng cường năng lực quản lý và tổ chức các sự kiện. Điều này giúp Đà Nẵng khai thác tốt các nguồn lực hiện tại như điều kiện hạ tầng, các mối quan hệ hợp tác để hoàn thiện từ nhận thức đến quy trình tổ chức để mang đến những sự kiện hấp dẫn, có sức hút đối với các nhà tài trợ.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG
2.3.1. Những thành công
- Đà Nẵng có thể được coi là bài học điển hình về sự thành công trong phát triển du lịch sự kiện của Việt Nam. Đà Nẵng đã hội tụ được các điều kiện về đô thị, về hạ tầng, về cơ sở dịch vụ và sản phẩm du lịch. Sau 15 năm, c ng với sự phát triển về kinh tế và đô thị, Đà Nẵng đã hình thành nên một diện mạo mới về du lịch, một năng lực mới với chất lượng cao về dịch vụ du lịch. Sự phát triển của Đà Nẵng không chỉ tạo nên một điểm đến mới cho khu vực miền Trung mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam.
- Ngoài những bước tiến ngoạn mục về cơ sở vật chất thì điều nổi lên trên hết là lãnh đạo TP.Đà Nẵng c ng cộng đồng doanh nghiệp và người dân đã nỗ lực cho một thành phố du lịch, xây dựng nên một điểm đến có đẳng cấp và có độ lan tỏa rất cao, không những trong nước mà còn trên thế giới. Đà Nẵng đã trở nên đa dạng và trở thành điểm đến của du lịch MICE, du lịch công vụ, du lịch nghỉ dưỡng… Nhiều sự kiện nổi bật như bắn pháo hoa, marathon, đua thuyền buồm quốc tế… khiến cho du khách từ khắp nơi đều hướng về Đà Nẵng.
- Không nơi nào ở Việt Nam mà toàn thể lãnh đạo thành phố, ngành du lịch, cộng đồng doanh nghiệp cho đến người dân lại sát cánh để tổ chức thực hiện cả về quản lý nhà nước, xây dựng điểm đến cũng như kinh doanh du lịch như Đà Nẵng.
- Đà Nẵng chủ động trong xúc tiến, hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc khai thác thêm nhiều đường bay quốc tế đến với thành phố. Có 30 đường bay trực tiếp trong và ngoài nước. Thành công này đã thu hút lượng lớn du khách quốc tế đến với Đà Nẵng.
- Đà Nẵng đã chủ động tạo sự kiện, đặc biệt là các sự kiện quốc tế. Đà Nẵng nổi danh với nhiều pháo hoa, marathon… và sắp tới là hàng loạt tổ chức quốc tế chọn Đà Nẵng để tổ chức các sự kiện lớn như Đại hội Thể thao biển Châu Á 2016, cuộc đua thuyền buồm quốc tế Clipper Race 2015 – 2016, APEC 2017…
Đánh giá sự phát triển của du lịch sự kiện tại Đà Nẵng dựa theo tiêu chí sau:
- Phòng hội nghị, hội thảo có quy mô lớn trên 1000 khách
- Trung tâm hội chợ, triển lãm có diện tích và sức chứa lớn
- Hệ thống khách sạn - nhà hàng tiện nghi, đáp ứng nhu cầu khách
- Nguồn nhân lực phục vụ phải được đào tạo, đủ số lượng
- Các sự kiện hấp dẫn và thường xuyên đăng cai sự kiện mới
- Có đường bay trực tiếp, giao thông thuận tiện
2.3.2. Những hạn chế tồn tại
Bên cạnh những thuận lợi trên, việc khai thác du lịch sự kiện tại thành phố còn nhiều hạn chế.
- Về mặt khách quan: thành phố nằm khu vực có điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, bão gió, mưa nhiều; về mặt chủ quan: những sự kiện khai thác số lượng còn hạn chế, đặc biệt quy mô và tầm ảnh hưởng của các sự kiện chưa lớn so với một số sự kiện của một số quốc gia trên thế giới (Carnaval của Brazil…), doanh thu đem lại chưa lớn, sức hấp dẫn bị giảm dần mặc dù thời gian diễn ra sự kiện chưa lâu. Kế hoạch chi tiết xúc tiến phát triển du lịch sự kiện trên địa bàn thành phố, mạng lưới giao thông tuy khá hoàn chỉnh nhưng hệ thống đường bay Đà Nẵng vẫn còn đang thiếu các chuyến bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng, thiếu cơ sở hạ
tầng kỹ thuật phục vụ cho một số lượng lớn khách đến tham dự hội nghị, hội thảo; thiếu các mô hình đào tạo để phục vụ khách du lịch một cách chuyên nghiệp; số lượng và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch nói chung và du lịch sự kiện nói riêng còn yếu và thiếu; liên kết để phát triển du lịch trong đó có du lịch sự còn nhiều hạn chế.
- Đà Nẵng, còn tập trung vào việc tổ chức sự kiện, lễ hội văn hóa, du lịch, thể thao mang tính đại chúng như: Chương trình “Đà Nẵng - Điểm hẹn m a hè”, Giải Marathon quốc tế thường niên, Chương trình “âm nhạc đường phố”, Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng qua các năm từ 2008 đến nay.
- Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch mặc d được triển khai, tuy nhiên quy mô và chất lượng các hoạt động chưa cao, thị trường khách thiếu tính ổn định và bền vững, chưa thu hút được nhiều khách quốc tế lưu trú dài ngày, có khả năng và sẵn sàng chi trả cao.
2.3.3. Những nguyên nhân hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Nền kinh tế của nước ta bắt đầu đổi mới sau năm 1986 nên ngành du lịch Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát triển, điểm xuất phát còn thấp so với các nước trong khu vực. Vì vậy, không thể tránh khỏi những thiếu sót trong việc đánh giá những điều kiện tiềm năng, xây dựng các chính sách, đường lối phát triển du lịch. Các doanh nghiệp cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong viêc khai thác các loại hình du lịch để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
- Việt Nam còn đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nên cần tập trung vào nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau cho nên cơ sở hạ tầng vẫn chưa được đầu tư đúng mực để đáp ứng nhu cầu du lịch.
- Đà Nẵng nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật bị tàn phá và phải chi tiêu cho công tác khác phục hậu quả của thiên tai
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Mặc dù chính quyền thành phố đã định hướng và quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, song hiện vẫn chưa có chiến lược tầm nhìn dài hạn hơn trong đó có các chính sách chiến lược cụ thể để phát triển du lịch, đặc biệt nhóm sản phẩm du lịch cốt lõi trong đó có du lịch sự kiện, do đó chưa định hướng và hỗ trợ khai thác tiềm năng của loại hình du lịch tại thành phố.
- Việc phân cấp quyền hạn, chức năng cho các cơ quan chưa khoa học, rõ ràng và còn chồng chéo, nên gặp nhiều bất cập khi giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính.
- Các chính sách đầu tư chưa được chú trọng đúng mức. Hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật còn dàn trải, chưa xác định đúng trọng tâm gây ra lãng phí thời gian và tiền của. Chính quyền thành phố chưa có nhiều chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch địa phương.
- Việc khai thác, tổ chức các chương trình lễ hội, sự kiện văn hóa còn bất cập do chưa có một đội ngũ cán bộ quản lý chuyên ngành có am hiểu về sản phẩm du lịch đặc thù và việc phân bổ nguồn nhân lực cũng chưa hợp lý. Điều này dẫn đến việc thiếu các công trình nghiên cứu, điều tra, phân tích đánh giá có chuyên môn để đưa ra chính sách phát triển du lịch nói chung và du lịch sự kiện tại Đà Nẵng nói riêng.
2.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Với sự đa dạng và phong phú về tài nguyên du lịch, Đà Nẵng được xem là trung tâm kinh tế của miền Trung. Hiện nay Đà Nẵng là mơi hội tụ cơ bản về 3 yếu tố: các điểm tham quan hấp dẫn, điều kiện đưa đón khách và các dịch vụ vui chơi, giải trí thỏa mãn những nhu cầu của khách du lịch. Hơn thế nữa, Đà Nẵng là thành phố có nhiều tiềm năng du lịch và phong phú về thể loại cũng như các loại hình du lịch. Đà Nẵng có trên 20 khách sạn và resort từ 4-5 sao với quy mô hiện đại, có nhiều hội trường tổ chức các hội thảo và hội nghị quốc tế. Ngoài ra, sân bay quốc tế Đà Nẵng là 1 trong 3 sân bay quốc tế lớn của cả nước. Đặc biệt là với vị trí địa lý thuận tiện không quá xa với thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, du khách có thể đến Đà Nẵng bằng đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt…Với
những điều kiện đó, Đà Nẵng đã và đang tổ chức thành công các sự kiện như bắn pháo hoa quốc tế, dù bay quốc tế, hội chợ quốc tế… Với những thành công đó, Đà Nẵng phấn đấu trở thành “Thành phố sự kiện”. Đến với Đà Nẵng ngoài việc công việc, chiêm ngưỡng các màn pháo hoa rực rỡ, trải nghiệm với những chiếc dù bay, du khách có thể nghỉ ngơi, thư giãn, chiêm ngưỡng thiên nhiên, thăm các làng nghề, thưởng thức những món ăn đặc sản mang đặc trưng địa phương.
Bên cạnh những thuận lợi nói trên, Đà Nẵng vẫn còn nhiều hạn chế trong việc phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sự kiện. Thứ nhất, là quy mô của các lễ hội còn chưa lớn. Thứ hai cơ sở hạ tầng cần phải nâng cấp hơn nữa. Thứ ba, số lượng phòng hội nghị hội thảo quy mô còn chưa lớn. Thứ tư, các đường bay đi và đến trực tiếp tại Đà Nẵng chưa nhiều. Thứ năm, đội ngũ nguồn lao động đã được đào tạo đúng chuyên môn chiếm số lượng không lớn. Thứ sáu, các hoạt động mang tính giải trí và ban đêm còn nghèo nàn. Thứ bảy, thiếu những sản phẩm du lịch dành cho khách quốc tế và khách có khả năng chi trả… Do đó, muốn phát triển loại hình du lịch sự kiện cần nhanh chóng khắc phục những hạn chế nêu trên, đồng thời phải kết hợp và khai thác triệt để với một số loại hình du lịch khác tại Đà Nẵng, làm tiền đề biến nơi đây thành một điểm đến hấp dẫn trong tương lại, và cần tập trung hơn nữa loại hình du lịch SỰ KIỆN vì đối tượng khách này chủ yếu là khách có khả năng thanh toán cao, quyết định tiêu dùng nhanh.