Phát triển du lịch sinh thái Lâm Đồng đến năm 2015 - 9

- Xây dựng một chiến lược hợp lý, mang tính đặc trưng riêng để giới thiệu sản phẩm DLST ở Lâm Đồng. Muốn vậy việc xác định được sự hấp dẫn và tiềm năng của điểm DLST là rất quan trọng, đồng thời thường xuyên phân tích và đánh giá thế mạnh, hạn chế, cơ hội và thách thức của điểm du lịch sinh thái. Đặc biệt nhấn mạnh thế cạnh tranh của các điểm DLST ở Lâm Đồng so với ở các địa phương khác, tạo lập niềm tin của du khách về sự phát triển bền vững của nó.

- Xây dựng một quỹ riêng dành cho quảng bá và tiếp thị các điểm DLST trong tỉnh. Do chi phí cho quảng bá và tiếp thị là một chi phí không nhỏ, nếu để cho từng công ty hay từng điểm DLST tự quảng bá thì việc tiếp thị sẽ không đem lại hiệu quả do kinh phí hạn chế. Vì vậy, Sở Du lịch và Thương mại nên lập và quản lý quỹ quảng bá tiếp thị với sự đóng góp của các công ty du lịch, các điểm du lịch trích từ doanh thu hàng năm của họ.

3.4.1.2 Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị cho DLST Lâm Đồng:

Do tính không thể chuyển dịch của sản phẩm du lịch, du khách chỉ có thể tiêu thụ sản phẩm du lịch tại nơi sản xuất sản phẩm. Vì thế công tác đẩy mạnh hoạt động tiếp thị du lịch có ý nghĩa rất lớn, cần tận dụng các phương pháp hiện đại để đưa thông tin về sản phẩm DLST Lâm Đồng tới từng du khách tiềm năng, từ đó tăng nhanh sự lưu thông sản phẩm DLST, nâng cao hiệu quả và lợi ích kinh tế du lịch Lâm Đồng.

Du khách của thế kỷ XXI với cường độ làm việc căng thẳng, sẽ có xu hướng tìm kiếm loại hình du lịch hướng về thiên nhiên hay du lịch nghỉ dưỡng, có giá trị tốt, an toàn, sạch sẽ và tôn trọng môi trường. Do đó, đối với các du khách quốc tế, DLST có sức hấp dẫn cao. Chính vì thế, sản phẩm DLST Lâm Đồng nói riêng, DLST Việt Nam nói chung cần có sức hấp dẫn cao thông qua việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch.

Mỗi đơn vị kinh doanh du lịch có thể chọn lựa trong 3 chiến lược tăng trưởng tập trung như sau:

+ Chiến lược xâm nhập thị trường: mục tiêu của chiến lược này là tăng doanh thu bằng cách tăng lượng khách của thị trường hiện tại, tăng thời gian lưu trú, tăng khả năng chi tiêu của du khách. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp du lịch Lâm Đồng phải:


vụ…

- Tăng chất lượng sản phẩm: dịch vụ ăn, ngủ, đi lại, giải trí, thái độ phục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.


- Xây dựng giá cả hợp lý: chính sách một giá, giá theo mùa …

Phát triển du lịch sinh thái Lâm Đồng đến năm 2015 - 9

- Cải thiện môi trường văn hóa xã hội, không để tệ nạn cò mồi chèo kéo, ăn

chặn du khách …

- Cải thiện thủ tục hành chính, tạo môi trường du lịch thông thoáng …

+ Chiến lược phát triển thị trường: mục tiêu của chiến lược này là tăng doanh thu bằng cách tăng thêm lượng du khách từ các thị trường khách nước ngoài và thị trường truyền thống. Để đạt mục tiêu này, các doanh nghiệp Lâm Đồng tiếp thị sản phẩm ở những thị trường truyền thống như: Bắc Âu, Đông Bắc Á. Ngoài ra, cần mở rộng thị trường sang các khu vực Bắc Mỹ, Châu Úc, Đông Nam Á …

+ Chiến lược phát triển sản phẩm: mục tiêu của chiến lược này là tăng doanh thu bằng cách tăng chi tiêu của du khách, tăng thời gian lưu trú và tăng lượng du khách đến Lâm Đồng lần thứ 2, thứ 3 …để đạt mục tiêu này, các doanh nghiệp du lịch Lâm Đồng đa dạng sản phẩm các loại hình du lịch như: thiết kế nhiều tour du lịch hấp dẫn, có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho du khách du lịch lần thứ 2, thứ 3 … tổ chức các chương trình vui chơi giải trí, đồng thời sản phẩm du lịch không ngừng đổi mới, chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao.

* Công tác tuyên truyền, quảng bá về DLST Lâm Đồng:

+ Về tuyên truyền:

- Phối hợp với báo nói, báo hình, báo viết trung ương và các tỉnh bạn để

giới thiệu sản phẩm DLST rộng rãi đến du khách trong nước và quốc tế .

- Tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng để nâng cao nhận thức về du lịch, bảo vệ môi trường cảnh quan và văn minh trong giao tiếp thông qua các cấp chính quyền, đoàn thể, ban, ngành ở địa phương và các trường học …

+ In ấn:

- Xây dựng bản đồ du lịch với các thông tin về các tuyến, điểm DLST, khu du lịch tổng hợp, khu du lịch chuyên đề về Lâm Đồng.

- In tờ rơi, các tập ảnh bưu thiếp giới thiệu về danh lam thắng cảnh, lễ hội, sinh hoạt thường ngày của các dân tộc thiểu số Lâm Đồng.


Đồng.

- Xuất bản Sách hướng dẫn DLST Lâm Đồng, sách về các lễ hội tại Lâm


+ Quảng cáo:

- Sản xuất đĩa CD-ROM giới thiệu về du lịch Lâm Đồng. Không ngừng

hoàn thiện trang Website thông tin du lịch về Lâm Đồng để quảng cáo trên mạng Internet

- Tham gia các hội chợ, hội nghị và diễn đàn du lịch trong nước và quốc tế.

- Tổ chức cho các hãng lữ hành trong nước và quốc tế khảo sát và cùng giới thiệu các sản phẩm du lịch Lâm Đồng.

- Mở văn phòng đại diện, đại lý, liên doanh liên kết với các hãng lữ hành trong nước và quốc tế nhằm tuyên truyền cho du lịch Lâm Đồng.

- Sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đặc trưng cho Lâm Đồng: dệt thổ cẩm, đan lát, điêu khắc ...có biểu tượng du lịch Lâm Đồng trên sản phẩm để tặng cho du khách.

3.4.1.3 Phát triển các loại hình và đa dạng hóa các sản phẩm DLST:

Để thu hút khách du lịch đến với Lâm Đồng, các nhà kinh doanh du lịch cần phải phát triển nhiều loại hình du lịch. Với đặc điểm tài nguyên du lịch Lâm Đồng, những loại hình DLST cần phát triển:

- Du lịch tham quan thắng cảnh: Lâm Đồng có nhiều thác hùng vĩ (thác Đạm bri, Đatanla, Grougar, Prenn, Pôngur, Voi …), nhiều hồ thiên nhiên thơ mộng (hồ Tuyền Lâm, Than Thở, Đa Nhim, Đa Thiện…)

- Du lịch nghĩ dưỡng, giải trí: Nhờ ưu đãi của thiên nhiên, nên khí hậu Lâm Đồng thích hợp với nhu cầu sinh học của con người (Đankia – Suối vàng, Thung Lũng vàng…). Loại hình du lịch này có khả năng thu hút viên chức, doanh nhân quốc tế cũng như nội địa sau những ngày làm việc căng thẳng tại thành phố HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa …đến nghỉ dưỡng.

- Du lịch khám phá thiên nhiên: Tài nguyên của Lâm Đồng đa dạng sinh học và có nguồn gen độc đáo (vườn quốc gia Nam Cát Tiên, khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup Núi Bà …) thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch sau: “du lịch chèo thuyền độc mộc trên sông”, “du lịch tìm hiểu bí mật của các động vật quý

hiếm” (như voi, hổ, báo hoa máu, mèo ri, bò xám ...), “du lịch tìm hiểu các loài phong lan”, gắn kết với hội nghị - hội thảo khoa học.

- Du lịch văn hóa:

+ Du lịch lễ hội: Lâm Đồng đã hình thành nền văn hóa đặc sắc. Cần chú trọng khai thác lễ hội của các dân tộc bản địa như: lễ đâm trâu, lễ mừng lúa mới, lễ chúc phúc, lễ nhập buôn, lễ cúng bến nước, lễ bỏ mả …Cứ mỗi dịp lễ hội, nam thanh niên đua tài đánh chiêng, múa khiêng, đẩy gậy … Nữ thanh niên thể hiện sự khéo léo uyển chuyển của đôi chân, đôi tay qua các điệu múa đặc trưng của dân tộc (múa sạp, múa cồng chiêng…).

Tổ chức lễ chúc phúc cho du khách thông qua già làng, mừng những người khách như bạn thân lâu ngày gặp lại, lễ chúc thọ cho khách lớn tuổi theo phong tục địa phương, để du khách tự khẳng định chính họ là thành viên của cộng đồng để họ ra về và còn nhớ mãi đến Lâm Đồng.

+ Du lịch tìm hiểu về đời sống sinh hoạt của các dân tộc ở Lâm Đồng: Các dân tộc ít người ở Lâm Đồng như: K’Ho, Chu ru, Mạ ...thể hiện nét văn hóa truyền thống qua màu sắc trang phục, nhà rông, tường nhà mồ, uống rượu cần, dệt thổ cẩm

+ Trồng cây lưu niệm: Các hãng lữ hành, cộng đồng địa phương sẽ tổ chức cho du khách tham gia trồng cây lưu niệm; điều này sẽ tạo ra cho du khách ấn tượng đối với điểm du lịch và nâng tính trách nhiệm của du khách đối với điểm DLST.

- Du lịch thể thao mạo hiểm: Leo núi Langbiang, vượt thác, cỡi voi, đi ngựa, đua xe đạp, chèo thuyền …

- Du lịch kinh doanh: Là loại hình kết hợp trong chuyến đi du lịch vì mục đích kinh doanh. Trong thời gian tới, chính quyền các cấp ở Lâm Đồng cần đầu tư mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội tại đây. Khi khách đến du lịch thì hoạt động kinh tế sẽ tăng theo, đây là nguồn du khách giúp tăng thu ngân sách địa phương một cách đáng kể.

3.4.1.4 Giải pháp phát triển sản phẩm DLST Lâm Đồng: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm là điều kiện cần thiết để phát triển DLST Lâm Đồng. Khái niệm sản phẩm du lịch được xét trên hai khía cạnh:

- Xuất phát từ đích tới du lịch, sản phẩm du lịch là toàn bộ dịch vụ của người kinh doanh du lịch dựa vào thu hút du lịch và khởi sự du lịch cung cấp cho du khách để thỏa mãn nhu cầu hoạt động du lịch.

- Xuất phát từ góc độ của người du lịch, sản phẩm du lịch là quá trình du lịch một lần do du khách bỏ thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được.

Khi du khách tiến hành quyết định đích tới du lịch thì vấn đề họ quan tâm là sản phẩm du lịch hoàn chỉnh chứ không phải sản phẩm du lịch đơn lẻ, sự đánh giá của du khách đối với chất lượng sản phẩm du lịch cũng xuất phát từ quan điểm này.

Mặt khác, động cơ du lịch của du khách phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khoảng cách, thời gian, giá cả, tâm lý …Vì vậy, để thu hút khách du lịch phải phát triển sản phẩm du lịch như sau:

- Thiết kế sản phẩm DLST đặc thù mang sắc thái riêng của Lâm Đồng, dựa trên nhu cầu của thị trường DLST trong nước và quốc tế.

- Đa dạng hóa sản phẩm DLST bằng nhiều sản phẩm du lịch chuyên đề như: du lịch nghỉ dưỡng, thám hiểm, nghiên cứu học tập, tham quan thắng cảnh; du lịch cho những người ham thích thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống, lễ hội, sinh hoạt văn hóa dân tộc.

- Đa dạng hóa sản phẩm DLST bằng cách kết nối tour DLST với khu du lịch vui chơi giải trí vừa tăng sức hấp dẫn, vừa kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm DLST trên cả ba góc độ: thái độ phục vụ, tính đa dạng, tiện nghi và khả năng phục vụ đón tiếp khách.

3.4.2 Giải pháp về đào tạo, thu hút nguồn nhân lực cho DLST Lâm Đồng:

Theo ông Michael P. Todaro cho rằng: “Quyết định di cư phụ thuộc vào mức chênh lệch “dự kiến” hơn là mức chênh lệch thực tế về lương giữa vùng nông thôn và thành thị, trong đó chênh lệch “dự kiến” được xác định bởi tác động qua lại của hai biến số, đó là chênh lệch về mức lương thực tế giữa nông thôn và thành thị và xác suất thành công trong việc tìm việc làm ở khu vực thành thị” (Kinh tế học cho thế giới thứ ba- Michael P. Todaro- NXB giáo dục, trang 292 )

Vì vậy, chúng ta cần phải điều tra, thống kê, phân tích đánh giá nguồn nhân lực về du lịch tại Tây Nguyên. Để quản trị tốt nguồn nhân lực cho DLST Lâm Đồng, thực hiện những giải pháp sau:

- Đảm bảo trả lương cao để thu hút những lao động có chuyên môn kỹ thuật cao và trả lương theo việc làm chứ không chỉ theo trình độ học vấn.

- Tăng cường công tác đào tạo lại và đào tạo mới nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu trước mắt và chuẩn bị cho tương lai, vì ngành du lịch luôn đòi hỏi chất lượng phục vụ không ngừng nâng cao.

- Thực hiện xã hội hóa giáo dục – đào tạo, đẩy mạnh đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế đáp ứng yêu cầu về kinh phí đào tạo, khuyến khích doanh nghiệp phối hợp với các trường tổ chức đào tạo tại chức các nghiệp vụ du lịch.

- Đào tạo nghề theo hướng phù hợp với trình độ tay nghề hoạt động du lịch. Đào tạo nhân viên nghiệp vụ theo 3 cấp: bán lành nghề, lành nghề và lành nghề trình độ cao. Theo kinh nghiệm của các nước tiên tiến tỷ lệ giữa 3 cấp đào tạo đại học / trung học (nhân viên kỹ thuật)/ sơ cấp (dạy nghề) là 1:4:10.

- Địa phương giành một phần kinh phí hỗ trợ cho học sinh theo học các nghề du lịch. Đặc biệt, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên người địa phương là nhân tố tích cực bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái du lịch.

- Dành một tỷ lệ thỏa đáng nguồn thu từ du lịch của địa phương cho các chương trình giáo dục nâng cao hiểu biết của cộng đồng, xã hội đối với tài nguyên môi trường.

3.4.3 Giải pháp về huy động, thu hút vốn đầu tư cho DLST:

- Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi cho hoạt động DLST có cơ hội phát triển. Cụ thể, địa phương cần nhận thức rằng: ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và các công trình văn hóa xã hội trong vùng tiềm năng du lịch chính là đầu tư cho phát triển và coi đây là nguyên tắc không thể thiếu được trong quá trình thẩm định dự án và quyết định đầu tư. Địa phương cần kiến tạo và hoàn thiện thêm một số cơ sở pháp lý, kinh tế ổn định và chính sách “thông thoáng”, để DLST thật sự trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn ở Lâm Đồng.

- Cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, hình thành các công ty cổ phần đại chúng trong hoạt động du lịch, nhằm thu hút vốn đầu tư lớn của cộng đồng dân cư để khai thác tiềm năng du lịch giàu có, phong phú, đa dạng của Lâm Đồng. Cổ phần hóa có tính chất xã hội cao và sự quan tâm đặc biệt đến lợi ích cộng đồng là hai đặc trưng cơ bản mang tính nguyên tắc của sự phát triển bền vững.

- Khuyến khích đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước (cả khu vực nhà nước lẫn tư nhân) tham gia đầu tư xây dựng phát triển du lịch theo quy hoạch và có dự án đầu tư cụ thể. Địa phương quy hoạch chi tiết từng dự án du lịch. Tổ chức đấu thầu kinh doanh du lịch cho tất cả các thành phần kinh tế cùng tham gia và xây dựng theo quy hoạch chung.

- Cần phải ưu tiên đầu tư phát triển các khu DLST có khả năng thu hút, lưu giữ khách và bảo vệ môi trường sinh thái.

3.4.4 Những giải pháp về quy hoạch:

3.4.4.1 Quy hoạch các khu DLST kết hợp với quy hoạch phát triển các cơ sở của các ngành kinh tế khác:

Mục tiêu của giải pháp: tìm kiếm sự phối hợp thống nhất giữa quy hoạch các điểm, các khu DLST với việc quy hoạch theo vùng, lãnh thổ của các ngành kinh tế khác trong tỉnh như quy hoạch vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải… nhằm đạt được sự hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội chung cho địa phương và quan trọng nhất là bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường và các giá trị văn hóa bản địa. Để thực hiện mục tiêu trên cần:

- Lập quy hoạch sử dụng đất lâu dài và đảm bảo được sức chứa của các

điểm du lịch sinh thái.

- Khuyến khích những đối tượng tham gia hoạt động du lịch và các lĩnh vực hoạt động kinh tế khác tuân theo các quy hoạch, với mục tiêu có sự thống nhất phối hợp giữa quy hoạch DLST với quy hoạch của các ngành kinh tế khác.

- Quy hoạch các điểm DLST hợp lý sẽ tạo ra các khả năng hỗ trợ việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất đai, nguồn nước, tài nguyên rừng,…) và bảo tồn các di tích lịch sử, các di sản kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa, đồ thủ công, mỹ nghệ, trang phục, lối sống truyền thống.

3.4.4.2 Quy hoạch và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng:

Hệ thống giao thông vận tải, hệ thống cung cấp điện nước, mạng lưới thông tin liên lạc…không chỉ có ý nghĩa kinh tế - xã hội mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển hợp lý các điểm du lịch sinh thái. Để đạt được mục tiên cần phải:

- Cải thiện, mở rộng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng của địa phương như: sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc,… Đặc biệt phải có định hướng quy hoạch lâu dài hệ thống cơ sở hạ tầng, tránh việc sau một thời gian lại thay đổi.

- Trong việc quy hoạch và phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng cần phải tránh gây ra hiện tượng “ô nhiễm phong cảnh” như: khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu hoặc xa lạ với kiến trúc và cảnh quan địa phương, quy hoạch và đầu tư phát triển mạng lưới giao thông vận tải theo hướng tăng cường vận tải công cộng và các phương tiện vận tải tiết kiệm năng lượng và không gây ô nhiễm môi trường như: xe điện, xe ngựa… Hạn chế đến mức thấp nhất việc bê tông hóa các con đường trong khu du lịch sinh thái.

- Hệ thống cung cấp nước phải được xử lý sạch theo công nghệ sinh học (tránh dùng các hóa chất). Các nguồn nước thải phải qua xử lý trước khi thải vào môi trường xung quanh.

- Không nên sử dụng các nguồn điện chạy bằng than, dầu trong khu DLST (có thể gây ra tiếng ồn và thải các chất độc hại). Nếu mạng lưới điện quốc gia chưa phát triển đến các điểm du lịch thì có thể xây dựng các trạm thủy điện nhỏ hoặc phát triển các nhà máy điện chạy bằng năng lượng mặt trời, sức gió,…

- Trong khu DLST cần có các điểm dịch vụ về thông tin liên lạc (trạm điện thoại công cộng, các trạm bưu điện có nhiều chức năng,…).

- Việc quy hoạch và xây dựng các loại hình dịch vụ trong khu DLST (các kiosque bán hàng lưu niệm, nhà hàng,…) không được làm xấu cảnh quan xung quanh và không gây ra những tác động xấu đến môi trường xung quanh (tiếng ồn, rác thải,…).

3.4.5 Những giải pháp về nâng cao nhận thức xã hội đối với môi trường sinh thái Lâm Đồng:

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí