Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Lâm Đồng:

* Công tác xúc tiến thị trường: Thị trường khách du lịch ở Lâm Đồng trong thời gian vừa qua chủ yếu là khách du lịch nội địa, Địa bàn thị trường trọng điểm vẫn là ở thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận (các tỉnh Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung). Do đó cần phải có những phân tích cụ thể các thị trường hiện tại, tìm ra các tiềm năng của những thị trường này để khai thác một các hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất.

* Thị trường khách du lịch sinh thái: Thị trường khách DLST ở Việt Nam nói chung và ở Lâm Đồng nói riêng bao gồm nhiều thị phần nhưng có chung cùng mục đích là có nhu cầu tìm tới các vùng thiên nhiên. Số lượng khách DLST ngày càng nhiều, tuy chưa có các con số chính xác nhưng cũng có thể nhận thấy rõ DLST đang có xu hướng thu hút một số lượng đáng kể du khách và ngày càng tăng.

Do mức sống ngày càng được nâng cao, thời gian nhàn rỗi tăng lên nên nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn của người dân ngày càng lớn hơn, đặc biệt là đối với dân cư ở các đô thị lớn, ở các khu công nghiệp và các khu chế xuất. Nhu cầu đi du lịch trước đây chỉ đơn giản là có được một kỳ nghỉ trong năm tại một khu nghỉ mát nào đó. Thời gian gần đây người Việt Nam ngày càng có thêm những nhu cầu mới về du lịch, họ đi du lịch nhiều hơn vào các khoảng thời gian khác nhau trong năm. Như vào các dịp lễ, tết…Nên yêu cầu về đa dạng hóa các loại hình du lịch ngày càng cao. Trong trào lưu đó, DLST cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn và cũng phong phú hơn về hình thức để đáp ứng được nhu cầu của du khách.Tình hình khách du lịch đến với Lâm Đồng thời gian qua thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.11 : Số lượng du khách đến Lâm Đồng (2000 - 2006)

(Đvt: Lượt khách)

Năm

Tổng số khách du lịch

Khách nội địa

Khách quốc tế

Số lượng

% Tăng so với Năm trước

Số lượng

% Tăng so với năm trước

Số lượng

% Tăng so với năm trước

2000

710,000

17.7

640,420

20.2

69,580

-0.6

2001

803,000

13.1

725,000

13.2

78,000

9.86

2002

905,000

12.7

820,000

13.1

85,000

8.97

2003

1.150,000

27.1

1.085,000

32.3

65,000

-23.5

2004

1.350,000

17.4

1.264,000

16.5

86,000

16.5

2005

1.560,972

15.6

1.460,300

15,5

100,600

17.1

2006

1.848,000

18.4

1.751,000

19.9

97,000

- 3.4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch sinh thái Lâm Đồng đến năm 2015 - 6

(Nguồn: Sở Du lịch - Thương mại Lâm Đồng)

Nhận xét: Theo bảng thống kê có thể nhận thấy tổng số khách du lịch đến Lâm

Đồng trong những năm qua nhìn chung ngày càng tăng nhưng không ổn định.

* Khách du lịch quốc tế: Năm 2000 và 2003 số lượng khách quốc tế vào Lâm Đồng có suy giảm do nạn khủng bố, thiên tai, dịch bệnh... liên tiếp xảy ra. Năm 2005 khách du lịch quốc tế đã vượt ngưỡng 100 nghìn lượt. Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch quốc tế đạt 3,35% (1,37% từ1996 - 2000 và 7,15% từ 2001 - 2006). so với cả nước đạt 3%. Kết quả phân tích thị trường các năm 2005 và 2006 cho thấy trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng thì số khách Mỹ, Pháp,Úc tiếp sau là Anh, Đài Loan, Canada, Nhật, Hà Lan, Hàn quốc, Singapore…chiếm tỷ trọng lớn.

Khách quốc tế đến với các vườn quốc gia, các khu rừng nguyên sinh thường đi từng nhóm nhỏ và ít hơn nhiều so với các nhóm khách nội địa. Nhóm ít nhất chỉ có 2 người, nhóm trung bình từ 7 – 15 người. Với quy mô như vậy sẽ bảo đảm an toàn cao hơn về mức độ tác động tới môi trường thiên nhiên và sức chứa của các điểm du lịch.

* Khách du lịch nội địa: Khác với khách quốc tế, khách nội địa liên tục tăng, nhất là những năm gần đây. Nguyên nhân cơ bản là chính sách giảm giờ làm, tăng thời gian nghỉ ngơi cho cán bộ viên chức Nhà nước, chính sách tiền lương được điều chỉnh, đời sống nâng cao đã tạo điều kiện cho người dân có cơ hội đi du lịch nhiều hơn. Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch khách nội địa đạt 15,64% (đạt 7.3% so với cả nước). Trong 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của thị trường khách này đạt xấp xỉ 18%, với những ưu thế nội tại và nhiều loại hình du lịch hấp dẫn mới trong tương lai gần. Hy vọng khách nội địa sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch Lâm Đồng.

Số lượng khách du lịch nội địa có sở thích và sự tham gia vào các tour DLST do các công ty lữ hành tổ chức, hoặc đi tự do còn chiếm một tỷ trọng khá thấp. Chỉ có khoảng 13% – 17% tổng số khách đi tự do là tới các vuờn quốc gia hay các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu DLST hoặc nghỉ ngơi theo mùa ở những nơi mát mẻ, có khí hậu trong lành. Nhu cầu về các loại hình du lịch mạo hiểm mới chỉ ở giai đoạn đầu số lượng tham gia ít và chưa thể hiện rõ nét.

2.3.1.6 Công tác bảo vệ môi trường và phát triển du lịch cộng đồng:

* Bảo vệ môi trường: Trong những năm gần đây, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế có tốc độ phát triển cao đem lại những lợi ích lớn về kinh tế cho đất nước, trong đó có Lâm Đồng. Tuy nhiên, giống như con dao hai lưỡi, bên cạnh các lợi ích mà du lịch đem lại cho kinh tế – xã hội địa phương, du lịch cũng đem lại

những tác động tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Khách du lịch muốn có những cảm nhận với chất lượng cao về môi trường thiên nhiên và văn hóa – xã hội, trong quá trình đi du lịch họ sẵn sàng chi tiêu cho các dịch vụ, hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu của họ. Mặc dù không cố ý nhưng hành vi của họ đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự nhiên cũng như các giá trị văn hóa bản địa. Nếu không có các biện pháp kiểm soát có thể gây ra những tác động tiêu cực rất lớn.

Cư dân địa phương tham gia kinh doanh du lịch vì lợi ích kinh tế là chủ yếu, điều họ quan tâm là du lịch sẽ tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm, tiêu thụ bao nhiêu hàng hóa, có tăng thêm thu nhập hay không, thu nhập từ du lịch được phân bố như thế nào… Họ không quan tâm đến việc phát triển du lịch có thể đồng hành với những vấn đề về môi trường tự nhiên cũng như sự suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm nguồn nước, không khí,… cùng với các vấn đề văn hóa xã hội như giá trị đạo đức suy giảm, cơ cấu cộng đồng biến đổi, tệ nạn xã hội phát triển mạnh,…

Về phía các doanh nghiệp du lịch, lợi nhuận là yếu tố thu hút sự quan tâm hàng đầu của họ. Họ khai thác các giá trị của môi trường tự nhiên và văn hóa để tạo ra các sản phẩm du lịch cung cấp cho du khách vì mục tiêu lợi nhuận. Mặc dù tác động mạnh đến môi trường nhưng họ không muốn đóng góp chi phí hoạt động bảo vệ môi trường và các chương trình giáo dục vì họ cho rằng chúng không đem lại lợi ích kinh tế nhanh chóng như việc đầu tư xây dựng các khách sạn, khu vui chơi giải trí phục vụ du khách. Trong quá trình phát triển của du lịch những mâu thuẫn này phát sinh do các chủ thể tham gia hoạt động du lịch luôn hướng tới những lợi ích và mục tiêu khác nhau. Các mâu thuẫn này là nguyên nhân gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của du lịch

Chính vì vậy, đối với các cơ quan quản lý Nhà nuớc, sự phát triển của du lịch có vai trò quan trọng trong chiến lược kinh tế địa phương. Tuy nhiên họ còn có trách nhiệm hạn chế các tác động của du lịch để bảo vệ môi trường thiên nhiên và các giá trị văn hóa bản địa. Do vậy, trong quá trình hoạt động các cơ quan quản lý Nhà nước cần có biện pháp hạn chế sự tác động của các hoạt động kinh doanh du lịch đến môi trường.

* DLS T với sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương:

Việc phát triển DLST theo hướng nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của các đối tượng ngoài khu vực mà không quan tâm đến nhu cầu và lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương trong công tác bảo tồn. Việc tham gia của cộng đồng dân cư

địa phương vào du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho họ mà còn nâng cao chất lượng du lịch. Ngoài ra, còn có các hoạt động giáo dục, phục hồi các ngành nghề truyền thống: dệt thổ cẩm, đan lát, sản xuất rượu cần… hỗ trợ một số hoạt động nhằm tạo thu nhập cho kinh tế hộ và tổ chức đào tạo cho một số người dân địa phương tham gia vào hoạt động dịch vụ du lịch để tiến tới mở rộng các dịch vụ du lịch do chính người dân tổ chức và thực hiện. Điều này vừa đem lại nguồn lợi cho người dân địa phương, vừa làm giảm áp lực tới môi trường tự nhiên trong những mùa đông khách du lịch.

Để có nhận định tổng quát về hoạt động DLST của Lâm Đồng hiện nay, chúng ta sẽ phân tích ma trận SWOT sau đây:


Bảng 2.12: MA TRẬN SWOT

CƠ HỘI (O)

- Ngành DL và DLSTlà ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển KT - XH.

- Nhà nước đầu tư mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng.

- Dòng khách DLST trên thế giới có xu hướng ngày càng tăng.

- Các khu điểm DLSTđược đầu tư, tôn tạo, khai thác.

- Khoa học công nghệ và phương tiện thông tin ngày càng phát triển.

- Quy hoạch đô thị, cảnh quang tốt.

THÁCH THỨC (T)

- Công tác quy hoạch DLSTchưa

được chú trọng đúng mức.

- Đội ngũ CB quản lý chuyên môn còn yếu.

- Thời tiết khí hậu biến động bất ngờ.

- CSHT và điều kiện vật chất kỹ thuật còn thiếu, không đồng bộ.

- Mức sống và trình độ dân trí của

địa phương còn thấp.

- Cạnh tranh sản phẩm DL ngày càng gay gắt.

- Nhận thức của cộng đồng địa phương về DLST chưa cao.

ĐIỂM MẠNH (S)

- Có nhiều tiềm năng về DLST.

- Lâm Đồng có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế giữa các vùng.

- Lực lượng lao động phổ thông dồi dào.

- Khai thác lễ hội xúc tiến DL,

môi trường tài nguyên chưa bị ô nhiễm.

KẾT HỢP (S-O)

Khai thác thế mạnh, tận dụng cơ hội

- Đa dạng hóa sản phẩm, loại hình dịch vụ.

- Khai thác hiệu quả tài nguyên, sản phẩm khác biệt.

- Tôn tạo cảnh quang thiên nhiên, mở rộng thị trường.

KẾT HỢP (S-T)

Phát huy thế mạnh,

đẩy lùi nguy cơ

- Tăng cường tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị.

- Hoàn thiện hệ thống maketing.

- Khai thác hiệu quả vốn đầu tư trong nước, tư nhân.

ĐIỂM YẾU (W)

- Chưa có kinh nghiệm về tổ chức và khả năng cạnh tranh còn yếu.

- Cơ sở lưu trú còn thiếu, chất lượng chưa phù hợp.

- Công tác quảng bá tiếp thị du lịch còn kém.

- Hiệu quả khai thác du lịch chưa cao.

- Sản phẩm DLSTcòn đơn điệu, chưa đồng bộ.

KẾT HỢP (W-O)

Hạn chế điểm yếu, chớp lấy cơ hội

- Tăng cường XH hóa DL, văn hóa đô thị.

- Mở rộng dịch vụ tiếp đón khách trái mùa.

- Nâng cao chất lương sản phẩm, thu hút đầu tư nước ngoài.

KẾT HỢP (W-T)

Khắc phục yếu kém, hạn chế đe dọa

- Phát triển dịch vụ sản phẩm mới, khác biệt.

- Bảo vệ môi trường, khuyến khích nghệ nhân.

- Phối hợp cơ quan chức năng xúc tiến du lịch.


Nhận xét chung:Ma trận SWOT có ý nghĩa rất lớn trong việc nhận định tình hình hoạt động thực tế để thấy được mặt mạnh, điểm yếu, những cơ hội và

những thách thức của DLST Lâm Đồng hiện nay. Trên cơ sở đó tận dụng các cơ hội bên ngoài, sức mạnh bên trong cũng như vô hiệu hóa những nguy cơ bên ngoài và hạn chế những yếu kém nội bộ. Qua phân tích tóm tắt bằng ma trận SWOT chúng ta thấy rằng: Để DLST Lâm Đồng trở thành điểm đến ấn tượng các nhà quản lý cần có những giải pháp đồng bộ về phát triển và đa dạng hóa sản phẩm DLST, về công tác đào tạo và thu hút nguồn nhân lực, giải pháp về thị trường, giải pháp về quy hoạch và nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư đối với môi trường DLST.

2.3.2 Vai trò của DLST Lâm Đồng với phát triển kinh tế địa phương:

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Phát triển Du lịch (1991), nước ta được chia thành ba vùng du lịch: vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch Bắc Trung bộ và vùng du lịch Nam Trung bộ. Vùng du lịch Nam bộ, Tây Nguyên là một tiểu vùng của vùng du lịch Nam Trung bộ thuộc vùng du lịch Nam Trung bộ.

Tây Nguyên nằm chủ yếu trên các cao nguyên xếp tầng có giá trị du lịch. Tài nguyên, khí hậu Tây Nguyên mát mẻ quanh năm. Tài nguyên động vật ở Tây Nguyên khá phong phú, điển hình tài nguyên sinh vật nhiệt đới, đó là khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup Núi Bà, vườn quốc gia Nam Cát Tiên …

Tây Nguyên nói chung và Đà Lạt – Lâm Đồng nói riêng tương lai sẽ trở thành tiểu vùng du lịch ưa chuộng nhất ở vùng du lịch Nam Trung bộ, Nam bộ và ở miền núi nước ta. Nền kinh tế Lâm Đồng đang trên đà phát triển, việc phát triển DLST tại đây sẽ có tác động rất lớn đến kinh tế địa phương như sau :

- Du khách đến Lâm Đồng tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn cho địa phương. Điều này kích thích mạnh mẽ các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là nông nghiệp chất lượng cao, công nghệ chế biến ..

- Du khách quốc tế đến du lịch tại Lâm Đồng có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Nhiều hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu tại chỗ này không phải qua nhiều khâu trung gian nên tiết kiệm được chi phí vận chuyển, sức lao động, sự chênh lệch giá giữa người bán và người mua không quá cao. Người tiêu dùng được mua hàng với giá thấp, người sản xuất bán được hàng với giá cao nên điều này sẽ kích thích sản xuất và tiêu dùng một cách mạnh mẽ.

- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp. Phát triển DLST tại Lâm Đồng không những tạo thêm việc làm trực tiếp cho cộng đồng dân cư tham gia vào ngành du lịch

địa phương mà còn tạo thêm nhiều việc làm gián tiếp phục vụ cho du lịch. Như vậy, phát triển DLST tạo điều kiện tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.

- DLST là ngành kinh tế dịch vụ. Phát triển DLST tại Lâm Đồng làm tăng tỷ trọng GDP trong ngành dịch vụ góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động theo hướng từ lao động nông nghiệp sang dịch vụ.

- DLST Lâm Đồng phát triển thì nhu cầu lao động càng tăng, thu hút một phần lao động dôi dư. Điều đó là giảm áp lực chuyển lao động từ Lâm Đồng đến các trung tâm kinh tế lớn như: Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…

- Phát triển DLST Lâm Đồng không những thu hút nguồn vốn của các thành phần kinh tế ở địa phương mà còn có khả năng thu hút nguồn vốn các thành phần ở trong nước và nước ngoài thông qua liên kết, liên doanh, đầu tư trực tiếp. Phát triển DLST góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương tạo điều kiện cho chính quyền địa phương có điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng.


Kết luận chương 2

Trong những năm qua (đặc biệt là thời gian từ năm 1996 đến nay), ngành du lịch Lâm Đồng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tới các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư thấy được lợi ích của công tác bảo vệ, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học để giữ gìn được môi trường cảnh quan nói chung, phát triển du lịch và DLST một cách bền vững nói riêng. Đồng thời, có kế hoạch đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong đó tập trung vào các khu du lịch tham quan danh lam thắng cảnh, các khu du lịch dã ngoại và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ: đối với các khu danh lam thắng cảnh đã từng bước tập trung đầu tư việc tôn tạo, bảo vệ môi trường cảnh quan. Do đó, mà hầu hết các danh lam thắng cảnh đã giữ được vẻ đẹp tự nhiên vốn có mà không bị xuống cấp như thời gian trước đây. Từng bước khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tạo được thêm những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Tăng được nguồn thu cho ngân sách, tạo được công ăn việc làm cho một bộ phận lao động của địa phương.

Tuy nhiên, DLST của Lâm Đồng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt, là chưa khai thác đúng mức tiềm năng các tài nguyên du lịch tự nhiên.

Hiện nay, DLST Lâm Đồng vẫn còn những hạn chế khá rõ. Đó là: tình hình quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: thuế, quản lý khách, quản lý giá cả…còn nhiều bất cập, chất lượng sản phẩm DLST chưa được đánh giá cao, các sản phẩm du lịch sinh thái của Lâm Đồng vừa đơn điệu , vừa trùng lắp và chưa tạo ra sản phẩm đặc trưng.

Chính sách thu hút vốn đầu tư du lịch của địa phương chưa thúc đẩy các thành phần kinh tế ở địa phương, trong nước và quốc tế tham gia một cách mạnh mẽ.

Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế. Điều kiện về cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ du lịch hiện nay, trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân viên thuộc lĩnh vực du lịch còn thấp.

Lợi ích mà các công ty lữ hành hiện nay để lại cho cộng đồng dân cư địa phương là không rõ ràng nếu không muốn nói là quá ít ỏi. Chủ yếu là dưới dạng các dịch vụ tại chỗ như: dịch vụ ăn uống, giải khát, giữ xe …mà điều này, thì chẳng khác nào các hình thức du lịch thông thường và hoàn toàn chưa phù hợp với một trong những quan điểm cơ bản của DLST là nguồn lợi thu được một phần phải tích lũy lại cho công tác bảo tồn và đầu tư phát triển cộng đồng. Tất cả những vấn đề đó đòi hỏi phải có những giải pháp tháo gỡ cấp bách trong thời gian tới để DLST Lâm Đồng ngày càng phát triển.

CHƯƠNG 3‌

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN 2015


3.1 Mục tiêu phát triển du lịch sinh thái Lâm Đồng:‌

3.1.1 Cơ sở xác định mục tiêu:

3.1.1.1 Những quan điểm phát triển du lịch sinh thái Lâm đồng:

- Quan điểm phát triển du lịch sinh thái Lâm đồng gắn liền du lịch bền vững:

Lâm Đồng là khu vực có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn, điều kiện khí hậu ôn hoà, cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển DLST.

Phát triển du lịch sinh thái Lâm Đồng phải gắn liền với phát triển du lịch bền vững. Phát triển DLSTbền vững là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu về DLST của thế hệ hiện tại và tương lai. Trong quá trình phát triển phải đảm bảo được sự bền vững về kinh tế, tài nguyên môi trường du lịch và văn hoá – Xã hội.

- Quan điểm gắn việc khai thác, sử dụng với việc bảo tồn và tái tạo lại tài nguyên du lịch:

Tài nguyên DLST của Lâm Đồng còn mang nhiều nét hoang sơ, chưa được đầu tư khai thác nhiều. Vì vậy, Lâm Đồng phải có kế hoạch gắn chặt việc vừa khai thác, sử dụng tài nguyên với việc bảo tồn và tái tạo lại tài nguyên du lịch; giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái; thu hút sự quan tâm của dân cư địa phương, khách du lịch, các công ty du lịch và các cơ quan hữu quan vào hoạt động bảo tồn tài nguyên tự nhiên văn hoá và môi trường.

- Quan điểm quy hoạch phát triển DLST Lâm Đồng phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội:

Kinh tế Lâm Đồng còn nhiều khó khăn so với một số các tỉnh khác trong cả nước. UBND Tỉnh đang thực hiện các phương án kinh tế - xã hội để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế Lâm Đồng. Vì vậy, khi quy hoạch phát triển DLST phải phù hợp với quy hoạch tổng thể về kinh tế - xã hội chung.

Do đó, mỗi phương án quy hoạch DLST cần có những đánh giá tác động, hiệu quả cuả DLST tới tài nguyên, môi trường tự nhiên, văn hoá và kinh tế - xã hội; Tính toán

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí