Phát triển du lịch sinh thái Lâm Đồng đến năm 2015 - 10


DLST:

3.4.5.1 Giải pháp về gìn giữ, tôn tạo, phát triển tài nguyên và môi trường


Muốn phát triển DLST Lâm Đồng bền vững chúng ta cần thực hiện những

vấn đề sau:

- Đảm bảo sự phát triển về nhịp độ, quy mô và loại hình không làm ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường tự nhiên và văn hóa - xã hội Lâm Đồng. Điều này đòi hỏi cần có những phương án quy hoạch tốt có tính khả thi cao, phù hợp với đặc điểm của Lâm Đồng.

- Đảm bảo không phá hủy đa dạng sinh thái tự nhiên, thông qua tuân thủ nguyên tắc “sức chứa” được nghiên cứu và xác định cho từng khu du lịch.

- Khuyến khích đa dạng kinh tế – xã hội bằng việc lồng ghép du lịch vào các hoạt động của cộng đồng địa phương.

- Chia sẻ những lợi ích thu được góp phần vào việc bảo tồn tính đa dạng thiên nhiên, đa dạng sinh thái, đa dạng văn hóa xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

- Quản lý tốt để đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm nhất tài nguyên, có giải pháp nhằm giám sát và ngăn chặn việc tiêu thụ quá mức tài nguyên của du khách.

- Khuyến khích sử dụng công nghệ mới nhằm giảm mức tiêu thụ tài nguyên và hạn chế chất thải.

Phát triển du lịch sinh thái Lâm Đồng đến năm 2015 - 10

3.4.5.2 Nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa của phát triển DLST với phát triển bền vững tự nhiên và môi trường:

Thông qua những chương trình giáo dục và tuyên truyền sớm đưa các khái niệm cơ bản về DLST vào chương trình giảng dạy ở các bậc học: tiểu học, trung học, trung học chuyên nghiệp…Đưa nội dung bảo vệ đa dạng sinh học vào chương trình chính khóa hoặc lồng ghép với các môn học khác trong chương trình giảng dạy của các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp…Nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư, cần tôn trọng tính đa dạng của thiên nhiên và văn hóa xã hội tại các khu du lịch.

Khuyến khích cộng đồng địa phương vào công tác quản lý: Các khu bảo tồn, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững trong đó có DLST.

3.4.5.3 Xây dựng các chương trình thông tin, tuyên truyền:

Cùng các thông điệp truyền thông về nhận thức môi trường sinh thái cho cộng đồng địa phương, tổ chức kinh doanh lữ hành, khách DLST.

Nâng cao nhận thức khách DLST: Thông qua giải thích, thuyết phục. Thông tin, giáo dục được xem là việc làm thường xuyên của các nhà kinh doanh. Bởi vì cách ứng xử và thái độ của du khách là chìa khóa dẫn đến DLST bền vững, biểu hiện trình độ nhận thức của du khách: - Du khách chọn những doanh nghiệp nào có uy tín về tinh thần trách nhiệm đối với môi trường; - Du khách có thể học hỏi và tôn trọng các di sản nhân văn và văn hóa của cộng đồng nơi họ đến thăm.

- Mỗi du khách có thể hỗ trợ các hoạt động bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nơi họ tới thăm.

Việc nâng cao nhận thức cho du khách về công tác bảo vệ môi trường sinh thái nơi được đến tham quan là vô cùng quan trọng và cần thiết. Sẽ giúp cho công tác quản lý môi trường du lịch nhẹ nhàng, thuận lợi hơn.


Kết luận chương 3

Du lịch nói chung và DLST nói riêng ngày nay đã và đang phát triển nhanh chóng trong phạm vi nhiều quốc gia trên thế giới, ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Hơn nữa, du lịch và DLST là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao. Vì vậy, để phát triển KT - XH khi ngành du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, cần tiến hành đánh giá việc tác động môi trường, cần xem xét thực trạng hoạt động của ngành DLST trên địa bàn để có những giải pháp cụ thể nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường sinh thái.

Tài nguyên của một đất nước thì hữu hạn. Vì vậy, khi tiến hành công tác quy hoạch các nhà quản lý phải tính toán những giải pháp tối ưu sử dụng tài nguyên một cách hợp lý cho DLST và các ngành kinh tế khác. Lâm Đồng có tiềm năng về DLST rất lớn, nhờ địa hình trải dài trên 3 cao nguyên Lâm Viên – Di Linh – Bảo Lộc, với nhiều thác ghềnh, hang động, cảnh quang thiên nhiên xinh đẹp, các khu bảo tồn thiên nhiên,các khu di tích lịch sử và căn cứ địa cách mạng... Đây là lợi thế của Lâm Đồng để phát triển du lịch và DLST một cách bền vững.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌


Kết luận:

Đà Lạt – Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái. Với địa hình, cảnh quan đa dạng, khác nhau từ hệ sinh thái, vùng rừng núi cao, đến hệ sinh thái vùng rừng núi thấp, có khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup Núi Bà, có vườn quốc gia Cát Tiên, đặc biệt có thành phố Đà Lạt với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hoà, địa hình miền núi đa dạng phong phú, đồng thời với núi non hùng vĩ, với những đồi cỏ và hoa tạo nên cảnh quan vô cùng xinh đẹp, với những ưu thế đó, Đà Lạt đã và đang trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước về: tham quan, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo và du lịch sinh thái.

Tuy nhiên, trong thời gian qua hoạt động du lịch và DLST ở Lâm Đồng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẳn có, việc đầu tư nâng cấp môi trường cảnh quan chưa được quan tâm thực hiện đúng mức. Công tác gìn giữ, tôn tạo và phát triển môi trường cảnh quan chưa tương xứng, chưa theo kịp với tốc độ phát triển du lịch của Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới.

Ngoài ra, ở các khu, điểm du lịch còn nặng khai thác tài nguyên thiên nhiên. Qua quá trình khai thác du lịch, môi trường cảnh quan đã và đang có dấu hiệu xuống cấp. Trong khi đó, phần lớn các đơn vị sử dụng chưa có những phương án, kế hoạch cụ thể gắn với việc nâng cấp, tôn tạo môi trường cảnh quan với đầu tư phát triển khu du lịch nói chung và DLST nói riêng...Nhìn chung, công tác khôi phục phát triển cảnh quan môi trường ở các khu điểm du lịch và DLST chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục và có hiệu quả.

Nhân định này càng thấy rõ hơn qua thăm dò ý kiến của: du khách, một số nhà quản lý, của sinh viên, của ngươi dân đang sinh sống trên địa bàn Lâm Đồng- Đà Lạt: công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thuế, giá cả, quản lý khách, nạn cò mồi…vẫn còn nhiều bất cập, việc thực hiện quy hoạch các khu điểm du lịch quá chậm, trình độ cán bộ làm công tác du lịch chưa đáp ứng được so với yêu cầu hiện nay.

Trong tương lai du lịch sinh thái Lâm Đồng sẽ phát triển mạnh mẽ theo hướng du lịch sinh thái bền vững. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần tổ chức thực hiện thành công các giải pháp đã đề ra:

- Giải pháp về thị trường,

- Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

- Giải pháp về đầu tư cho du lịch sinh thái

- Giải pháp về quy hoạch

- Giải pháp về nâng cao nhận thức xã hội đối với môi trường

Lâm Đồng phát triển DLST mang lại lợi ích kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cư địa phương, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho Lâm Đồng theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, bảo vệ tài nguyên và môi trường...Và phát triển DLST Lâm Đồng sẽ góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương nói riêng và DLST Việt Nam nói chung.


Kiến nghị:

Để triển khai thực hiện các định hướng và giải pháp về phát triển DLST ở

Lâm Đồng một cách có hiệu quả, xin có một số kiến nghị như sau:

* Đối với Tổng cục Du lịch Việt Nam: Sớm tiến hành xây dựng chiến lược phát triển DLST quốc gia để định hướng cho hoạt động DLST của cả nước nói chung và của tỉnh Lâm Đồng nói riêng.

* Đối với Chính phủ, Bộ KH&ĐT: Quan tâm, tạo điều kiện, ủng hộ các đề xuất của địa phương về xây dựng chiến lược phát triển DLST và có chính sách ưu tiên hỗ trợ tài chính cho công tác đầu tư vào những loại hình này.

* Đối với UBND tỉnh Lâm Đồng: chỉ đạo các cấp, các ngành tiến hành nhanh chóng các thủ tục về giao đất, rừng cho các dự án đã được phê duyệt. Đặc biệt là ngành địa chính, ngành quản lý rừng cần giải quyết nhanh các thủ tục cho thuê đất, giao rừng cho các nhà đầu tư. Đồng thời chỉ đạo các cấp chính quyền ở các địa phương và các sở, ban, ngành liên quan trong tỉnh có trách nhiệm cùng phối hợp với các nhà đầu tư đền bù, giải tỏa nhanh các hộ dân đang sản xuất, kinh doanh, sinh sống trên diện tích đất của dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương sở tại và các ngành chức năng quản lý và bảo vệ những di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được điều tra khảo sát nhưng hiện chưa có chủ đầu tư.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, cung cấp thông tin rộng rãi cho mọi người dân, mọi ngành, mọi cấp có ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên nói chung và tài nguyên du lịch nói riêng. Đồng thời cung cấp đầy đủ kịp thời những thông tin về phát triển du lịch. Định hướng cho các doanh nghiệp tập trung vào việc đầu tư tôn tạo, bảo vệ danh lam thắng cảnh phục vụ cho khai thác kinh doanh du lịch.

- Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho toàn xã hội và cho ngành du lịch để hiểu biết được những giá trị to lớn của tài nguyên thiên nhiên nói chung, tài nguyên du lịch nói riêng, bảo vệ khai thác một cách tốt nhất, có hiệu quả cao nhất các nguồn tài nguyên

* Đối với Sở Du lịch & Thương mại Lâm Đồng là cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh cần tiến hành lập quy hoạch chi tiết về phát triển DLST tại các khu vực có tiềm năng. Tranh thủ sự tài trợ giúp đỡ về mặt kỹ thuật, tài chính của các tổ chức trong và ngoài nước để đầu tư cho loại hình này, đặc biệt là những khu DLST trọng điểm.

* Đối với UBND thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, các huyện, các xã trong tỉnh có tài nguyên DLST:

- Cần tăng cường công tác bảo vệ và quản lý một cách chặt chẽ các địa điểm du lịch và DLST trên địa bàn.

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng cư dân địa phương để bảo tồn được môi trường sinh thái.

* Đối với Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch sinh thái, các ban quản lý tài nguyên rừng, các cơ quan bảo tồn, bảo tàng trên địa bàn tỉnh: cần có kế hoạch đầu tư cụ thể để khai thác có hiệu quả các tour, tuyến, điểm du lịch sinh thái. Đồng thời phải phối hợp chặt chẽ với nhau để đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá các sản phẩm DLST đến khách du lịch trong nước và quốc tế.

Để phát triển và khai thác hợp lý, bảo vệ được các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở Lâm Đồng phục vụ cho du lịch phát triển. Trong kế hoạch ngân sách

của tỉnh cần dành một khoản kinh phí thỏa đáng để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đến các vùng tài nguyên có cơ sở hạ tầng, kỹ thuật còn khó khăn nhằm thu hút vốn đầu tư phục vụ phát triển du lịch, đặc biệt là các khu vực đã được ghi trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lâm Đồng giai đoạn 1996 – 2010 và quy hoạch tổng thể đã được điều chỉnh. Đặc biệt chú trọng việc tuyên truyền, hướng dẫn một số công tác chuyên môn đơn giản để mỗi ngươi dân Đà Lạt –Lâm Đồng sẽ là: “một hướng dẫn viên du lịch thân thiện” của du khách khi đến với DLST Lâm Đồng./.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2024