Những Điều Kiện Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Dlst Phú Quốc

13.592,95 ha và vùng phát triển 10.317,77 ha. Ngoài chức năng bảo tồn loài, sinh cảnh các HST rạn san hô, thảm cỏ biển, Khu bảo tồn biển Phú Quốc còn bảo tồn HST rừng ngập mặn và các loài động thực vật biển quí hiếm ở huyện đảo.

Vùng thảm cỏ biển rộng lớn, phía Nam đảo là quần đảo An Thới đây là khu vực có những rạn san hô lớn sinh sống, các rạn san hô ở đây đang là nơi cư trú và cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho các loài cá sống ở rạn, nơi đây có tới 152 loài cá thuộc 71 giống và 31 họ, trong đó các họ cá có giá trị kinh tế cao như cá mú 13 loài, cá mó 11 loài, cá dìa 8 loài, 7 loài cá hồng, 8 loài cá đổng. Tảo biển có 98 loài thuộc 51 giống, trong đó có 31 loài tảo đỏ, tảo lục và tảo nâu. Động vật thân mềm có 132 loài thuộc ba giống của 35 họ thân mềm sinh sống trong rạn san hô, phổ biến nhất là ốc đụn, ngọc trai, trai tai tượng vảy. Da gai có 32 loài thuộc 23 giống của 15 họ da gai, trong đó hải sâm là phong phú nhất. Đặc biệt tại vùng biển này ghi nhận có sự xuất hiện của những loài nằm trong danh mục bị đe dọa tuyệt chủng như Dugong (Bò biển), Rùa biển, Cá heo, ngoài hệ động vật hệ thực vật ở đây rất phong phú hiện đảo có 9 loài cỏ biển sinh sống, phân bố ở phía Đông đảo và một ít ở Bắc và Nam đảo với tổng diện tích 10.600 ha [30].

Khu bảo tồn lõi San hô: Phú Quốc có 21 điểm có san hô, phía Tây Bắc đảo 3 điểm và phía Nam đảo 18 điểm, sự phân bố và diện tích rạn san hô chủ yếu tập trung ở xung quanh các cụm đảo phía Tây Nam quần đảo An Thới như: Hòn Bần, Hòn Thầy Bói, Hòn Đồi Mồi, Hòn Móng Tay, Gành Dầu, Mũi Ông Quới, Cửa Cạn,... Tổng diện tích Rạn San hô tại vùng biển là 473,9 ha, trong đó tập trung chủ yếu ở phía Nam đảo với diện tích 362,2 ha (76%), diện tích lớn nhất ở khu vực Cửa Cạn 37 ha và nhỏ nhất là Hòn Bần 1,2 ha [32].

Với sự đa dạng HST động, thực vật sống trong vùng thảm cỏ biển là điều kiện thuận lợi cho tổ chức các hoạt động DLST: tham quan, lặn biển ngắm san hô, thảm cỏ, HST đa dạng dưới đáy biển, học tập, nghiên cứu sinh vật biển.

* HST bãi biển và các đảo ven bờ:

Phú Quốc với hơn 150 km đường bờ biển, nhiều dãy núi thấp dần ra phía biển Phú Quốc hình thành nhiều bãi biển, xen kẽ là những đồng bằng hẹp, những bãi cát

trắng trải dài, nước trong xanh như: bãi Sao, bãi Khem, bãi Dài, bãi Trường, bãi Thơm, Rạch Vẹm, Vũng Bầu, Đá Chồng, Ông Lang... thích hợp cho xây dựng các khu DLST chất lượng cao với nhiều loại hình du lịch tham quan ngắm cảnh, học tập nghiên cứu các công viên chuyên đề biển, tham quan các làng chài trên đảo kết hợp với các hoạt động thể thao gắn với biển.

Địa hình bờ biển Phú Quốc, ngoài những bãi biển đẹp thuận lợi cho hoạt động tắm biển, còn có dạng bờ mài mòn đá gốc ở phía Bắc và các mũi đá chạy sát ra biển tạo nhiều cảnh quan đẹp như mũi Gành Dầu, mũi Tàu Rũ, mũi Ông Đội, ... Các dạng địa hình này tạo điều kiện phát triển DLST với các loại hình tham quan, câu cá, kết hợp tìm hiểu văn hóa địa phương.

Ngoài đảo chính, Phú Quốc còn rất nhiều các đảo ven bờ: hòn Đồi Mồi, hòn Móng Tay, hòn Thầy Bói ở phí Bắc đảo; hòn Dăm Trong, Dăm Ngoài, hòn Rỏi, hòn Thơm, hòn Vang, hòn Ghầm Ghì, v.v.. Các quần đảo An Thới, Thổ Chu cũng là nơi có nhiều cảnh quan đẹp, có HST đa dạng. Nơi đây có thể xây dựng trung tâm nghiên cứu sinh thái biển, khu DLST chất lượng cao với các hoạt động du lịch tham quan, học tập, nghiên cứu ĐDSH biển, khám phá thiên nhiên hoang sơ trên các đảo...

2.2.1.2. Các hệ sinh thái nông nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Ngày nay, HST nông nghiệp đã được nhìn nhận là tài nguyên DLST độc đáo, các tổ chức du lịch nhiều nơi đã tập trung khai thác tạo nên các sản phẩm DLST nông thôn, DLST vườn trại hấp dẫn, nhất là các vùng nông nghiệp nhiệt đới.

* HST vườn tiêu: Ở Phú Quốc, kiểu DLST tham quan vườn tiêu đã bắt đầu xuất hiện và phát triển mặc dù chưa được hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó, song ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Phát triển du lịch sinh thái huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - 7

Phú Quốc được mệnh danh là “Vương quốc hồ tiêu”, với diện tích khoảng 471 ha tập trung ở 3 xã Cửa Dương, Cửa Cạn và Dương Tơ. Hồ tiêu là một loại cây trồng lợi thế, có giá trị kinh tế cao, làm giàu cho hàng ngàn hộ nông dân trên địa bàn. Loại hình DLST kiểu tham quan vườn tiêu này đang được sự quan tâm của khách quốc tế và là một dạng tài nguyên du lịch độc đáo, cần khai thác để tạo nên các sản phẩm DLST trang trại hấp dẫn.

Hiện nay, do giá cả bấp bênh nên nhiều hộ nông dân chuyển sang trồng các loại cây khác, diện tích hồ tiêu thu hẹp dần. Song, do chính sách phát triển du lịch của huyện quy hoạch các khu DLST trong đó có trang trại trồng hồ tiêu, nhiều vườn tiêu đã được chỉnh trang phát triển thành các điểm DLST tiếp đoán du khách đến tham quan, mua tiêu làm quà cho bạn bè, người thân khi du lịch trên đảo.

* Trang trại nuôi chó Phú Quốc: Được biết đến vào đầu thế kỷ thứ XIX khi người Pháp đánh chiếm đảo Phú Quốc làm thuộc địa, và được nhắc tới như là một thương hiệu từ những địa chỉ của các trang web nói về loài chó săn quý hiếm này trên thế giới.

Chó Phú Quốc có nhiều điểm đặc biệt, như có xoáy lưng; ngực nở, bụng thon; đuôi vót cần câu; lông sát dưới 2cm; chân màng vịt, khả năng săn bắt, đào hang, leo rào, nhanh nhẹn, hiếu kỳ, trung thành tuyệt đối với chủ.

Với đặc điểm quý này, Phú Quốc đã thành lập trang trạng nuôi chó để có thể vừa bảo tồn gen chó quý, đồng thời cũng là nơi để tham quan, mua giống chó Phú Quốc với những ai thích thú với loài thú cưng này khi đến du lịch. Ngoài ra, Phú Quốc còn có điều kiện phát triển các trang trại nuôi heo rừng vừa phục vụ tham quan, vừa cung cấp nguồn thực phẩm cho khách du lịch.

* Vườn cây ăn trái, rau sạch: Với diện tích đất Feralit vàng xám rộng lớn, rất thuận lợi cho phát triển trồng cây ăn trái và rau sạch. Hiện nay, trên huyện đảo hình thành và phát triển rất nhiều vườn chôm chôm, sầu riêng; hai công ty rau sạch phát triển theo công nghệ của Châu Âu để cung cấp rau sạch cho người dân và khách du lịch. Với điều kiện này, Phú Quốc có thể phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng các vườn cây ăn trái, khu sản xuất rau sạch thành những ĐDL sinh thái chất lượng cao, vừa có sản phẩm phục vụ du lịch, vừa thấy được quy trình sản xuất hiện đại tạo nên sự đa dạng cho DLST trên huyện đảo.

2.2.1.3. Văn hóa bản địa

Bên cạnh những tiềm năng DLST tự nhiên thì tiềm năng du lịch nhân văn (văn hóa bản địa) tại các khu vực sinh thái tự nhiên là một cấu thành không thể tách rời. Nguồn TNDLNV bao gồm những giá trị văn hóa truyển thống của cộng đồng dân cư

bản địa như: tập tục, lối sống, sinh hoạt lễ hội, văn hóa dân gian, các sản phẩm thủ công truyền thống, các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, các đặc sản ẩm thực…

Ở huyện đảo Phú Quốc, tài nguyên này khá đa dạng, góp phần quan trọng làm nên sự phong phú, hấp dẫn cho các loại hình DLST nơi đây.

* Di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội

Ngược dòng lịch sử, quá trình hình thành và phát triển huyện đảo trải qua nhiều cuộc chiến, ghi nhiều dấu ấn lịch sử, nhiều di tích được người dân lưu truyền cho đến ngày nay.

Phú Quốc là nơi hội tụ của nhiều tộc người Việt, Hoa, Khmer... đến sinh cơ, lập nghiệp. Người Việt phần lớn có gốc từ miền Trung, người Hoa chủ yếu là người gốc Hải Nam đến định cư và lập nghiệp. Đặc biệt, lịch sử Phú Quốc gắn liền với công lao khai mở của Mạc Cửu và dòng họ Mạc cách đây khoảng 300 năm. Do đặc điểm trên, nền văn hóa Phú Quốc, trước hết là văn hóa dân gian, là dòng văn hóa tích hợp từ nhiều nguồn khác nhau, hình thành nên một dòng VHBĐ bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.

Phú Quốc là mảnh đất có nhiều di tích tích lịch sử - văn hoá như: Đền thờ Nguyễn Trung Trực, Giếng Gia Long, Tảng đá Ngai Vua, Mộ Hoàng tử Cảnh, Dấu giày vua Gia Long, Mũi Ông Đội, Lăng mộ bà lớn tướng Lê Kim Định, Dinh Cậu…có giá trị nhân văn sâu sắc, gắn với các lễ hội truyền thống và lịch sử như lễ hội Đình Thần Dương Đông, thờ Thần nước bà Thuỷ Long Thánh Mẫu, lễ hội Dinh thờ cá Ông, lễ hội Sùng Hưng Cổ Tự, lễ hội Đình Thần An Thới và Lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực... Đây là những nơi hấp dẫn, có thể xây dựng các phòng trưng bày, bảo tàng để phục vụ cho hoạt động tham quan, học tập, nghiên cứu văn hóa địa phương cho du khách.

Bên cạnh đó, Phú Quốc còn có những di tích lịch sử, các sản phẩm đặc trưng khác như:

- Nhà tù Phú Quốc với cái tên "Căng cây dừa", "Nhà lao cây Dừa", và "Trại giam tù binh cộng sản Phú Quốc" do Mỹ xây dựng từ năm 1967 - 1973, trong đó di tích nhà tù Phú Quốc đã được công nhận và xếp hạng.

- Bảo tàng Cội Nguồn nơi lưu giữ và trưng bày những nét văn hóa đặc trưng của người dân Phú Quốc, các phong tục tập quán và các hoạt động kinh tế truyền thống của đào Phú Quốc. Hiện nay, bảo tàng Cội Nguồn là một điểm đến lí tưởng cho du khách tìm hiểu văn hóa địa phương trên huyện đảo.

* Làng nghề truyền thống

Được hình thành từ lâu đời, gắn bó với cuộc sống người dân trên đảo, Phú Quốc có nghề sản xuất nước mắm, các làng chài ven biển.

Với nguồn cá cơm phong phú của vùng biển Phú Quốc, nghề sản xuất nước mắm cá cơm của huyện đảo hình thành từ lâu đời, truyền từ đời này sang đời khác trở thành đặc sản nổi tiếng trên cả nước và thế giới, tập trung chủ yếu ở Dương Đông và An Thới.

Các nhà thùng có thể tổ chức thành các điểm để du khách tham quan, nghiên cứu, mua sắm sản phẩm làm quà.

Ngoài các làng nghề, Phú Quốc còn có nhiều làng chài ven biển: Bãi Thơm, Rạch Vẹm, Rạch Tràm, Gành Dầu, Cửa Cạn, Hàm Ninh. Đây là một điểm đến đến để du khách có thể vừa tham quan, tìm hiểu đời sống người dân, mua sắm đặc sản địa phương, trãi nghiệm cuộc sống thật sự của ngư dân vùng ven biển. Đáng kể nhất là làng chài Hàm Ninh, làng nằm trên bờ biển phía Ðông đảo. Thể hiện rõ cuộc sống ở đây gần như còn giữ nguyên vẻ hoang sơ gắn với nghề lặn ngọc trai, bắt hải sâm (đồn đột) và giăng lưới ghẹ.

2.2.2. Những điều kiện ảnh hưởng đến phát triển DLST Phú Quốc‌


2.2.2.1. Kết cấu hạ tầng

* Hệ thống giao thông

Giao thông là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển du lịch huyện đảo. Mạng lưới giao thông toàn huyện bao gồm giao thông đường thủy, đường bộ, đường hàng không đã có những chuyển biến tích cực.

- Đường bộ: Theo số liệu thống kê năm 2010, tổng chiều dài đường bộ toàn huyện là 149km, trong đó có 132.6 km đường tỉnh lộ; 37.4 km đường nội ô thị trấn và gồm 5 tuyến đường chính : tuyến An Thới – Dương Đông – Bãi Thơm (50km), tuyến

xuyên đảo theo hướng Bắc – Nam nối các điểm dân cư nông thôn. Hầu hết các điểm dân cư đô thị đều đã có đường ô tô. Khối lượng hành khách vận chuyển bằng phương tiện đường bộ năm 2012 (3.096 nghìn khách) tăng nhanh so với năm 2009 (1.293 nghìn khách) [26].

Hiện Phú Quốc có nhiều doanh nghiệp du lịch hoạt động nên dịch vụ vận chuyển khách chủ yếu bằng ô tô đáp ứng được yêu cầu. Với dịch vụ vận chuyển theo tour, tuyến, các doanh nghiệp còn cho thuê xe honda, ô tô du lịch từ 7 chổ đến 50 chổ để phục vụ cho du khách khi có yêu cầu vận chuyển. Đặc biệt, trên huyện đảo có 3 hãng taxi hoạt động: Sasco, Mai Linh, Hoàng Long với trang bị xe 7 chổ hiện đại phục vụ 24/24 nhu cầu đi lại của khách rất thuận tiện.

Tuy nhiên, hiện nay giao thông bộ của huyện đảo cũng gặp nhiều khó khăn, thi công chậm, tuyến trục chính Bắc –Nam vẫn chưa hoàn thành, các tuyến đường bộ ven biển chưa xây dựng, các tuyến đường xẻ xuống các điểm du lịch chưa được thi công, hiện tại chỉ là những đường đá đỏ tạm bợ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trên huyện đảo.

- Đường biển: Tuyến đường biển có vị thế quan trọng trong chiến lược phát triển của huyện đảo. Hệ thống cảng gồm: Bãi Vòng, Bãi Thơm, Cảng quốc tế An Thới hiện tại đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa và khách du lịch. Năm 2012, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 2.531 nghìn tấn tăng 71.71% so với năm trước. Vận chuyển hành khách trong năm đạt 6.393 nghìn khách tăng 28.89% so cùng kỳ năm trước. Phú Quốc có 2 tuyến đường biển chính: Các tuyến đường biển vận chuyển hành khách và hàng hóa quan trọng nối đảo với đất liền: Phú Quốc - Rạch Giá dài 120km ; Phú Quốc – Hà Tiên dài 50km ; tuyến đường biển vận chuyển hành khách và hàng hóa nối đảo lớn với các đảo nhỏ như Phú Quốc – Thổ Chu dài 120km, Phú Quốc – Hòn Thơm dài 10km, Thổ Châu – An Thới dài 110km…

Hiện có ba công ty cung cấp dịch vụ tàu cao tốc: Hảng tàu Superdong, hảng tàu Dương Đông, hảng tàu Trameco...chạy với tốc độ trung bình khoảng 26 hải lý/giờ (48.36 km/giờ), vì vậy việc di chuyển từ Phú Quốc vào thành phố Rạch Giá chỉ mất khoảng 2 giờ 20 phút (trước đây mất 6 -8 giờ), Phú Quốc – Hà Tiên hết 1 giờ 10

phút...Theo tính toán các tàu cao tốc chạy ở hai tuyến từ đất liền ra đảo và ngược lại một ngày có thể vận chuyển được khoảng 2.000 lượt khách ra vào (sức chở từ 171 - 289 hành khách/ chuyến). Ngoài ra, tuyến Phú Quốc - Hà Tiên còn có phà cao tốc Thạnh Thới có năng lực chở trọng tải lớn, có khả năng chở được 20 xe ô tô loại lớn, 500 hành khách và 150 xe máy tạo thêm thuận lợi cho giao thông ra đảo [26].

Tuy nhiên, tương lai khi lượng khách quốc tế tăng cần phải xây dựng hệ thống cảng ở phía Đông đảo có thể tiếp đoán tàu du lịch trọng tải lớn của các nước, có thế mới phát huy được thế mạnh du lịch của huyện đảo.

- Đường hàng không: Dự án được khởi công ngày 23-11-2008 với tổng mức đầu tư hơn 16.200 tỉ đồng, do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đầu tư. Ngày 15/12/2012 sân bay tổ chức khánh thành, tổng diện tích sàn 24.325m2, đáp ứng phục vụ trên 2,65 triệu hành khách/ năm, công suất giờ cao điểm đạt 1.350 hành khách/giờ, được đầu tư các trang thiết bị công nghệ tiên tiến. Sân bay quốc tế Phú Quốc đưa vào khai thác góp phần phát triển đảo trở thành trung tâm DLST, nghỉ dưỡng và du lịch biển tầm cỡ khu vực và quốc tế. Cùng với sân bay quốc tế Cần Thơ, sân bay quốc tế Phú Quốc sẽ giúp Kiên Giang và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL kết nối trực tiếp với các vùng trong nước, với khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Hiện tại, sân bay có hai hãng hàng không đang hoạt động là Vietnam Airline và Vietjet, mỗi ngày có đến 20 chuyến bay đi các tỉnh thành Rạch Giá, Cần Thơ, TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội. Riêng các đường bay quốc tế thời gian tới sẽ tập trung vào các tuyến đường bay du lịch nối Phú Quốc với Singapore, Hongkong, Thailand, Malaysia...

* Hệ thống cung cấp điện

Hiện nay, đảo vẫn chưa có mạng lưới điện quốc gia, điện thắp sáng và điện sản xuất được cung cấp bởi 2 nhà máy Diezel công suất 7MW tại thị trấn Dương Đông và một nhà máy đặt tại xã Cửa Dương. Từ năm 2006 đến nay, tổng lượng điện phát ra tăng từ 37.450.000 KWh (năm 2006) lên 53.234.000 Wh (năm 2010), hiện nay 8/8 xã đã có điện. Thị trấn Dương Đông có 45.5km đường dây điện trung thế; 46,3km đường dây điện hạ thế. Tuy nhiên, công suất điện của các nhà máy không đủ

đáp ứng nhu cầu điện cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là các nhà hàng khách sạn, các khu du lịch, một số khu vực phải sử dụng máy phát điện với công suất nhỏ. Tình trạng thiếu điện, cắt điện xãy ra thường xuyên gây khó khăn cho vấn đề phát triển kinh tế, xã hội [26]. Để đáp ứng được nhu cầu điện trong sinh hoạt, trong sản xuất và đặc biệt trong ngành du lịch thì dự án đưa điện từ đất liền ra đảo bằng cách lắp đặt hệ thống cáp ngầm xuyên biển từ Hà Tiên đến Phú Quốc với tổng chiều dài là 53 km cần sớm được thi công. Dự án này do tập đoàn điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư với số vốn là 260 triệu USD, kế hoạch hoàn thành đến tháng 6 năm 2014. Ngoài ra, để có đủ nguồn năng lượng, Phú Quốc ngoài nguồn năng lượng truyền tải từ đất liền ra thì còn phải sử dụng nguồn năng lượng từ các nguồn năng lượng tự nhiên như năng lượng mặt trời, sức gió... Điều này vừa thức đẩy kinh tế phát triển vừa đảm bảo được môi trường sinh thái bền vững [33].

* Hệ thống cung cấp nước

3

Toàn đảo đều có hệ thống chứa nước mưa với tổng dung tích 30.00m , 21

3

giếng khoan công suất 1400m /ngày đêm, trạm cấp nước (hồ Dương Đông) với công

3

suất 3.3 triệu m , cung cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt toàn đảo (chiếm 60 -

70% nhu cầu sử dụng của đảo). Ngoài ra, người dân trên đảo có thói quen tự trữ nước mưa để sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt. Tính đến năm 2009 toàn huyện có hơn 900 bể chứa nước mưa tại nhà. Tại các điểm kinh doanh nhà hàng, khách sạn, các ĐDL, nguồn nước chủ yếu được cung cấp từ nguồn nước ngầm trên đảo.

Tuy nhiên, việc khai thác nước ngầm trên đảo cũng đang có nhiều vấn đề đáng quan tâm như nguy cơ hạ mực nước ngầm, tạo điều kiện cho hiện tượng xâm nhập mặn, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước mặt. Nguy cơ này càng ngày càng gia tăng khi nhu cầu nước cho du lịch, cho sản xuất và sinh hoạt ngày một tăng cao.

* Hệ thống thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin trên đảo phát triển tốt. Điện thoại, mạng đã phủ sóng trên đảo lớn và các đảo nhỏ. Dịch vụ internet phát triển mạnh. Hiện nay, với trạm thu và phát vệ tinh tại đất liền (Hòn Quéo – Hòn Đất), đã giúp cho hầu hết các đảo đều đã bắt được các kênh phát trực tiếp trên vệ tinh như VT1, VT2, VT3, VT4... cũng như

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/08/2023