Du Lịch Sinh Thái Ở Vườn Quốc Gia Galapagos (Ecuador)

người dân. DLST tại Nhật Bản phát triển ngày càng định hình rõ là một trào lưu của khách du lịch. DLST cũng đã trở thành một trong những hướng ưu tiên của chính phủ Nhật Bản, hướng tới mục tiêu PTBV.

DLST của Nhật Bản thực sự trở thành một loại hình du lịch được quan tâm phát triển từ đầu những năm 1990, khi Ủy ban Môi trường (nay là Bộ Môi trường) Nhật Bản tiến hành nghiên cứu về các giải pháp phát triển DLST ở đảo Okinawa (đảo phía Nam Nhật Bản). Năm 1998, Hội đồng Xúc tiến DLST Nhật Bản được thành lập. Hội đồng đưa ra các chính sách phát triển DLST tại Nhật Bản hướng tới việc bảo tồn và PTBV của các nguồn tài nguyên tự nhiên, lịch sử, văn hóa của các vùng. Hội đồng bao gồm cả những đại diện của những cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (các bộ Môi trường; Đất đai, Cơ sở Hạ tầng, Giao thông và Du lịch; Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản …), các cơ quan quản lý nhà nước của địa phương, các hiệp hội du lịch, đại diện cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực DLST. Đứng đầu Hội đồng là Bộ truởng Bộ Môi trường Nhật Bản [38].

Chính sách do Hội đồng Xúc tiến DLST đưa ra không chỉ tập trung trực tiếp vào việc xây dựng và phát triển loại hình du lịch này ở Nhật Bản mà còn liên quan tới bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, giảm các tác động tiêu cực của du lịch và nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường. Hội đồng đã đưa ra “5 giải pháp xúc tiến DLST”, đó là:

- Xây dựng luật về DLST nhằm phổ biến và khuyếch trương hoạt động DLST.

- Đưa ra một danh sách các “chương trình du lịch sinh thái” và quảng bá các hoạt động và kinh doanh DLST.

- Xây dựng “Giải thưởng lớn về du lịch sinh thái” nhằm cổ vũ cho những hoạt động du lịch này.

- Biên soạn “Sổ tay phát triển du lịch sinh thái” nhằm cung cấp những kiến thức, hướng dẫn phát triển DLST.

- Phát triển dự án về DLST tại một số địa phương.

Hiện nay, Bộ Môi trường trực tiếp đầu tư phát triển thành công các mô hình này, mô hình chia thành ba nhóm: nhóm các vùng bảo tồn tự nhiên (tại Shiretoko,

Shirakami, Ogasawara, Yakushima), nhóm các vùng có nhiều khách du lịch (tại Urabandai, Bắc núi Phú Sĩ, Rokko, Sasebo), và nhóm các vùng có tài nguyên nhân văn đặc sắc đi cùng với những tài nguyên du lịch tự nhiên tái sinh (Tajiri, Hanno- naguri, Iida region, Kosei, Nanki-Kumano). Nội dung chính của các dự án này gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

- Hình thành các “Hội đồng xúc tiến du lịch sinh thái địa phương” với sự tham gia của chính quyền địa phương, HDV, công ty lữ hành, các tổ chức phi lợi nhuận, giới nghiên cứu...

- Xây dựng các quy định cho khách du lịch về bảo vệ môi trường tự nhiên

Phát triển du lịch sinh thái huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - 5

- Phát triển nguồn nhân lực hay xây dựng các chương trình phát triển DLST tại các địa phương.

Bên cạnh các dự án phát triển DLST là một loạt các dự án nhằm sử dụng hữu hiệu hơn các VQG. Tại Nhật Bản có 28 VQG, đón nhận khoảng 370 triệu lượt khách một năm. Nhà nước đưa ra nhiều biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề phục vụ PTBV tại các VQG, ví dụ như quy định về số lượng ô tô được ra vào 25 VQG, tu tạo hệ thống đường mòn lên núi và bảo vệ thảm thực vật hai bên đường, trang bị hệ thống nhà vệ sinh tại các vùng núi, phát triển các hệ thống kiểm soát việc sử dụng các VQG … Bộ Môi trường Nhật Bản cũng phối hợp với các cơ quan và tổ chức du lịch trong nước và quốc tế xây dựng và phổ biến các quy định và tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch bền vững tại các khu bảo tồn như “Hướng dẫn về du lịch tại các vườn và khu bảo tồn tại khu vực Đông Á”.

Thực tiễn phát triển DLST tại Nhật Bản cho thấy tầm quan trọng của một định hướng và kế hoạch phát triển DLST rõ ràng. Định hướng vừa có thể được xem là bước đi tiên phong trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vừa là cơ sở phát triển một loại hình kinh doanh của một quốc gia. Do vậy, tổ chức như một Hội đồng quốc gia với sự tham gia của nhiều Bộ, Ban, Ngành, của giới kinh doanh và cộng đồng địa phương là cần thiết.

Ở nước ta có nhiều tiềm năng phát triển DLST, có thể học tập mô hình phát triển DLST của Nhật Bản để vừa phát huy hiệu quả kinh tế cao, vừa khai thác hợp lí,

bảo vệ tài nguyên sinh thái đảm bảo PTBV. Trong đó, Phú Quốc có tiềm năng DLST rất lớn, là huyện đảo có thể là nơi thí điểm cho mô hình phát triển DLST này.

1.3.2. Du lịch sinh thái ở Lào‌


Mở cửa đón dòng du khách nước ngoài vào những năm 1990, chính quyền Lào đã nhận thấy cơ hội phát triển kinh tế từ ngành công nghiệp không khói. Dựa vào thế mạnh thiên nhiên chưa bị bàn tay con người tàn phá cùng với sự tham vấn của Tổ chức UNESCO, chính phủ đã thành lập 20 khu công viên quốc gia (chiếm 14% lãnh thổ Lào) dành cho mục đích khai thác DLST.

Theo các số liệu chính thức, từ 20.000 du khách năm 1999, đến năm 2010 đã có gần 250.000 du khách bốn phương đến với khu rừng quốc gia Nam Ha với diện tích 220.000 ha, nơi sinh sống của loài vượn tay dài, voi, một số loài báo giữa những bụi tre khổng lồ và những ngôi làng của dân bản địa dọc theo sông Namtha, một nhánh của sông Mekong [39].

Vẻ đẹp hoang sơ cùng sự phong phú, đa dạng văn hóa của vô số chủng tộc thiểu số ở tỉnh Louang Namtha, cực bắc nước Lào đã thu hút ngày càng nhiều du khách.

Với sự trợ giúp của UNESCO, từ năm 1999 công viên quốc gia Nam Ha đã thực hiện mô hình DLST dựa trên những cấu tạo tại chỗ, với người dân bản địa làm nòng cốt. Hàng loạt ngôi làng đã ký hợp đồng với các hãng du lịch địa phương cung cấp các dịch vụ phục vụ khách du lịch như tham gia đưa khách khám phá những con đường mòn, ẩm thực truyền thống và chỗ ngủ qua đêm...

Những quy định giới hạn số du khách cho mỗi lần tham quan, những tranh vẽ đề nghị du khách cần tôn trọng những nơi chốn linh thiêng, không chụp ảnh khi chưa được phép, nhà tour không đưa khách vào thăm làng khi chưa tham khảo ý kiến dân làng... cũng như dân làng luôn được cung cấp thông tin để hiểu rõ mục đích của du khách đã giúp khách du lịch và các bộ tộc xích lại gần nhau hơn.

Các du khách nhận định sắc màu cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống tại các ngôi làng nằm sâu trong các khu rừng hoang sơ ở Lào có sức thu hút mãnh liệt đối với những khách du lịch có máu phiêu lưu. Trong khi đó, tại các ngôi làng, người

dân tộc Akhas, Hmongs hay Khmus thường chăm chú vào các công việc thường nhật của mình mà chẳng mấy bận tâm đến các du khách đang chiêm ngưỡng họ.

Sự kỳ vọng của cơ quan du lịch Lào vào chiến lược DLST sẽ giúp Lào trở thành một điểm đến du lịch bền vững nổi tiếng thế giới. Đồng thời tránh được tình trạng hàng loạt cụm khách sạn bằng bêtông và hàng đoàn xe chở khách có máy lạnh có thể tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái khi khai thác du lịch đang dần trở thành hiện thực...

Với tiềm năng DLST của nước ta, nếu được đầu tư phát triển mạnh cũng sẽ trở thành quốc gia nổi tiếng được nhiều nước biết đến.

1.3.3. Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Galapagos (Ecuador)‌


VQG Galapagos nằm trong quần đảo cùng tên thuộc chủ quyền của nước Ecuador. Từ lâu nơi đây đã nổi tiếng thế giới về sự độc đáo, khác lạ của thế giới hoang dã. Các loài động, thực vật ở VQG đa dạng và thể hiện tính đặc hữu ở mức độ cao. Về động vật có kỳ đà biển, rùa biển, chim cánh cụt, hải cẩu, rùa Galapagos, chim hải âu lớn, sư tử biển, cá mập...Chính sự độc đáo và bạo dạn của thế giới động vật trong giao tiếp với con người đã làm cho Galapagos trở thành điểm thu hút khách du lịch thiên nhiên hàng đầu trên thế giới. Bên cạnh đó, Galapagos còn có một số loài thực vật đặc hữu như xương rồng khổng lồ, hướng dương...Đây là những giá trị rất lớn giúp cho Galapagos có thể phát triển tốt loại hình DLST [7].

Quá trình phát triển của Galapagos luôn gặp phải những mối đe dọa đến thiên nhiên, môi trường, du lịch từ hoạt động của con người.

Trên 200 năm trước con người đã đến quần đảo Galapagos và dẫn đến việc du nhập vào những loài sinh vật ngoại lai. Điều này đưa đến sự tuyệt chủng một số loài động vật đặc hữu trên đảo. Cùng với đó, sự khai thác nguồn lợi biển quá mức từ người dân trên đảo đe dọa các loài hải sâm, tôm hùm và cá mập.

Tác động của cư dân địa phương đã làm giảm tính ĐDSH ở Vườn và từ đó ảnh hưởng đến TNDL. Bên cạnh đó, sự phát triển du lịch thiếu quản lý, hướng dẫn nghiêm ngặt cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến thế giới hoang dã trên đảo.

Đứng trước nguy cơ tuyệt chủng của một số loài sinh vật đặc hữu, sự tác động xấu đến môi trường, TNTN đang bị đe dọa cạn kiệt...Dịch vụ công viên quốc gia Galapagos đã quản lí du lịch từ những năm 1970 của thế kỷ XX vì thế có thể cung cấp cái nhìn thấu đáo, hữu dụng về chương trình DLST thành công để có thể vận dụng vào các địa bàn phát triển DLST. Cách quản lý DLST ở VQG Galapagos cụ thể như sau:

- Tất cả các tàu chở khách tham quan bắt buộc phải có HDV được đào tạo bài bản về DLST và được cấp giấy phép đi cùng làm công tác hướng dẫn.

- Để hạn chế sự tác động của du khách lên tài nguyên, các tàu được thiết kế nhằm phục vụ ăn uống, tham quan của du khách, giảm sự phát triển CSHT trên đảo.

- Một số đường mòn thiên nhiên trên đảo được thiết lập để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách nhưng có giới hạn rõ ràng phạm vi được phép tham quan.

- Một số khẩu hiệu được thiết lập ở VQG như: Không lấy gì ngoài những bức ảnh và kỉ niệm đẹp; không để lại gì ngoài những dấu chân; không làm hại đến động vật hoang dã.

- Hạn chế khả năng tiếp cận để du khách không làm hoảng hốt, xua đuổi động vật trong trạng thái nghỉ ngơi hoặc làm tổ.

- Du khách không được hút thuốc và sử dụng điện thoại trên đảo.

- Các loại rác rưởi, chai lọ, chất dẻo phế thải từ thuyền du lịch không được vứt xuống biển mà phải được sắp xếp ở nơi quy định.

- Khuyến khích du khách không nên mua những hàng lưu niệm được làm từ các loài sinh vật bản địa Galapagos.

- Các tàu không được phép đưa du khách đến tham quan ở các đảo chưa bị xâm nhập bởi sinh vật ngoại lai.

- VQG có thu phí vào cổng, hoặc phí sử dụng theo hệ thống giá có sự phân biệt giữa khách nội địa và khách quốc tế, giữa các lứa tuổi của du khách. Khách quốc tế phải chi trả nhiều hơn đối với khách nội địa, khách là người lớn chi trả nhiều hơn đối với khách là trẻ em (3-11 tuổi). Đối tượng miễn giảm phí tham quan là trẻ em dưới 2 tuổi.


tịch...

- VQG cũng tuân thủ chặt chẽ sức chứa trong DLST.

- Khách du lịch đến VQG được quản lý bằng cách khai báo họ, tên, tuổi, quốc


- Các tàu phải báo cáo số lượng du khách cho mỗi chuyến tham quan.

- HDV cũng phải báo cáo số lượng khách và các tuyến điểm tham quan, thời

gian tham quan để tiện cho việc quản lý khách cũng như hoạt động du lịch ở VQG.

- Có cơ chế phân chia lợi nhuận từ du lịch cho các đối tượng khác nhau: 40% cho VQG, 20% cho khu vực tự trị Galapagos, 10% cho chính quyền địa phương tỉnh Galapagos, 10% cho viện quốc gia Galapagos, 5% cho Bộ môi trường, 5% cho Hải quân quốc gia, 5% cho Hệ thống kiểm dịch và điều khiển, 5% cho Khu bảo tồn biển [13].

- Ban quản lý du lịch nhận thức được rằng nếu người dân địa phương không được tham gia vào các quyết định và quá trình quản lý, nếu họ không được hưởng lợi từ du lịch, có thể họ sẽ tạo nguồn tài chính bằng cách chuyển sang các hoạt động gây hại cho môi trường. Cho nên, họ đã tạo điều kiện cho người dân địa phương được tham gia vào hoạt động du lịch như cung cấp dịch vụ ăn uống, lưu trú, tham quan; bán hàng lưu niệm; làm HDV,...Nhờ vậy, đã làm giảm đáng kể những tác động xấu của cư dân đến quần đảo.

Hiện tại, VQG Galapagos đã trở thành điểm DLST nổi tiếng trên thế giới không chỉ về thế giới sinh vật độc đáo, hấp dẫn mà còn về cách làm du lịch ở đây.

Với nước ta, có rất nhiều hệ thống các VQG nếu được khai thác tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và giúp bảo tồn nguồn tài quý giá của quốc gia.

1.4. Phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam‌


Trong những năm qua, DLST đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi.

Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nước ta có nhiều tiềm năng cho phát triển DLST: các VQG, KBTTN, KDTSQ với các loài động, thực vật đa dạng,

phong phú; nhiều HST đặc trưng: HST san hô, HST đất ngập nước, HST vùng cát ven biển, các HST rừng...

Các tiềm năng nhân văn cho phát triển DLST ở Việt Nam cũng rất đa dạng và phong phú. Ngoài các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, nhiều nghề thủ công truyền thống với kỹ năng độc đáo, nhiều lễ hội gắn liền với các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc cùng với những nét riêng, tinh tế của nghệ thuật ẩm thực được hòa quyện, đan xen trên nền kiến trúc phong cảnh có giá trị triết học phương Đông đã tạo cho Việt Nam sức hấp dẫn về du lịch.

Tuy là loại hình du lịch khá mới ở nước ta, nhưng trước nhu cầu của thị trường và khả năng đáp ứng của các tiềm năng DLST của Việt Nam, tại một số nơi hoạt động DLST cũng đã hình thành dưới các hình thức khai thác tiềm năng TNDLTN khác nhau như du lịch tham quan, nghiên cứu ở một số khu VQG (Cát Bà, Cúc Phương, Ba Bể, Nam Cát Tiên, Tam Nông, U Minh...); du lịch thám hiểm, nghiên cứu vùng núi cao như Phanxipăng; du lịch tham quan miệt vườn, sông nước ĐBSCL; du lịch lặn biển (Hạ Long - Cát Bà, Nha Trang), thám hiểm hang động (Phong Nha)...Một số điểm DLST tiêu biểu của nước ta như:

VQG Nam Cát Tiên: là VQG lớn nhất của Việt Nam và là khu lưu trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới, nằm trên vùng ranh giới của ba tỉnh Đồng Nai-Bình Phước-Lâm Đồng có diện tích 73.878 ha. HST động, thực vật đa dạng đại diện cho cả Nam Bộ.

Rừng có nhiều loại gỗ, hơn 600 loài thực vật, hơn 100 loài cây gỗ quý, hàng trăm loại cây dược liệu, hơn 60 loài cây phong lan...

Động vật có 240 loài chim, có nhiều loài chim quý: trĩ lông đỏ, cò quắm xanh...

VQG có giá trị bảo tồn bậc nhất nước ta, là một điểm nóng về đa dạng sinh

học.

Hiện nay, Vườn đang phát triển các loại hình DLST chủ yếu: du lịch khám phá

bằng xe đạp địa hình, đi bộ xuyên rừng, tham quan làng dân tộc Mạ, S'tieng, du lịch nghiên cứu học tập, xem chim, xem thú ban đêm, đi thuyền trên sông...Mỗi năm,

Vườn đón hơn 10.000 lượt khách trong đó có hơn 3000 lượt khách quốc tế. Đối tượng khách quốc tế đến đây ngoài một số đi du lịch thông thường, còn có một số lượng lớn là các nhà khoa học nghiên cứu về động, thực vật của hệ sinh thái rừng.

VQG Bạch Mã: Được thành lập từ năm 1991 với diện tích 22.031 ha. VQG có HST rừng mưa nhiệt đới rất giàu, đẹp được công nhận là trung tâm ĐDSH của Đông Dương. Địa hình đa dạng rừng núi, sông hồ, dạng đồng bằng...còn có khu di tích khảo cổ, nền VHBĐ. Ngoài ra, ở những nơi có dân cư sinh sống thì có nhiều vườn cây ăn trái như: xoài, chôm chôm, ổi, mận...Với khu nhà vườn thoáng mát, lịch sự.

Hiện nay, Vườn đã và đang được đầu tư tái phục hồi lại đường mòn sinh thái và các CSHT khác, nhằm phục vụ cho khách tham quan nghiên cứu với các loại hình chủ yếu: đi bộ tham quan rừng Chò đen, Trĩ Sao, Ngũ hồ, nhà vườn Khe Su...

VQG Tràm Chim: là KBTTN đất ngập nước cách sông Mêkông 25km về phía Tây, gần biên giới Campuchia, thuộc địa phận 4 xã: Tân Công Sinh, Phú Thọ, Phú Hiệp và Phú Đức của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp Mười với tổng diện tích là 7.612 ha.

HST đa dạng, có trên 200 loài chim, có nhiều loài chim di trú quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng (Sếu đầu đỏ). Ngoài ra, còn có 130 loài thực vật bậc cao, có một số loài đặc hữu của Đồng Tháp Mười và 55 loài cá, có loài đại diện cho thủy vực ngập nước ở ĐBSCL.

VQG Tràm Chim còn là căn cứ địa cách mạng trong cuộc chiến tranh giải phóng đất nước với những chiến công hiển hách của quân dân ta.

Hiện VQG là đang phát triển các loại hình: câu cá giải trí, tham quan cảnh quan HST đất ngập nước, những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đến khảo sát, nghiên cứu.

Lượng khách đến tham quan Vườn không ngừng tăng, trung bình mỗi năm có hơn 5000 lượt khách tham quan, trong đó khách quốc tế cũng tăng liên tục.

Ngoài ra, còn có các vườn chim, các khu vui chơi do con người tạo nên để tham quan du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/08/2023