Tiềm Năng Và Hiện Trạng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Phú Quốc

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI PHÚ QUỐC‌


2.1. Khái quát về huyện đảo Phú Quốc‌


2.1.1. Vị trí địa lí‌


Đảo Phú Quốc cùng với các đảo và quần đảo lân cận tạo thành huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,19 km².

Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nằm trong vịnh Thái Lan, đồng thời cũng là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, có hình thể như một hình tam giác gần giống như lục địa Nam Mỹ, chiều dài từ Bắc xuống Nam là 52km, nơi hẹp nhất là 3m, rộng nhất là 25km [5].

Tọa độ địa lí của đảo Phú Quốc: từ 103029đến 10409kinh Đông và từ 9048

đến 10026vĩ Bắc. Phú Quốc cách thành phố Rạch Giá (Kiên Giang) 120km, cách thị xã Hà Tiên là 46km. Nếu tính về khoảng cách đến trung tâm đô thị các nước Đông Nam Á thì đây là điểm gần nhất so với bất kỳ vị trí nào ở Việt Nam. Phú Quốc cách điểm gần nhất của Campuchia là 3km; cách khu công nghiệp, du lịch Thái Lan khoảng 500km; cách Miền đông Malaysia 700km; cách Singapore 1.000 km. Đặc biệt, nếu kênh đào Kra của Thái Lan được xây dựng và đưa vào sử dụng, Phú Quốc sẽ trở thành đầu mối trao đổi hàng hóa bằng đường hàng hải quốc tế quan trọng. Như vậy, việc đón các tàu khách du lịch quốc tế ghé ngang kết hợp các tour du lịch với các nước lân cận trong khu vực sẽ giúp Phú Quốc có nhiều lợi thế cạnh tranh để phát triển du lịch.

Vị trí địa lí của Phú Quốc rất thuận lợi, nằm gọn trong vùng biển giàu có về tài nguyên. Thiên nhiên ở Phú Quốc rất trù phú do đây là nơi tập trung của hỗn hợp nhiều HST từ biển, hồ, sông, suối đến đồng bằng, rừng rậm, với nhiều loại gỗ, chim, thú quý hiếm... Đây là tiềm năng rất lớn cho Phú Quốc để phát triển DLST.

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên‌


Phú Quốc được mệnh danh là xứ sở của 99 ngọn núi, với địa hình khá phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi sông suối và đồi núi, độ cao thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Các dãy núi thấp dần ra phía biển hình thành các bãi biển, xen kẽ là những đồng bằng hẹp, những bãi cát trắng trải dài như Bãi Trường, bãi Dài, bãi Dương Đông... các chân núi nhô ra bờ biển tạo thành mũi Gành Dầu, mũi Trâu Nằm, mũi Đá Bạc... Với địa hình đứt gãy, Phú Quốc có những khe suối, thác nước đẹp như Suối Tranh, Suối Đá Bàn, suối Tiên... Tất cả tạo cho Phú Quốc có cảnh quan đa dạng và là tiềm năng lớn để phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là DLST.

Nằm lọt sâu trong vịnh Thái Lan, xung quanh biển bao bọc, Phú Quốc có khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa điển hình, nóng ẩm quanh năm, ít biến động thất thường. Do tác động của biển, thời tiết ở Phú Quốc luôn mát mẻ. Tốc độ gió trung bình 4m/s, có khi lên đến 24m/s. Mùa khô có độ ẩm trung bình 78%, nhiệt độ cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 (350C). Nhìn chung, mùa khô là mùa du lịch ở Phú Quốc. Du khách thích đến Phú Quốc vào thời gian này vì đây là thời điểm có thể

tham gia được nhiều hoạt động du lịch ngoài trời như: lướt sóng, thuyền buồm, tắm nắng, tắm biển, lặn, nhảy dù…

Phú Quốc có sông Dương Đông và một số sông suối nhỏ. Chế độ nước sông suối của Phú Quốc có liên quan chặt chẽ với chế độ mưa, đặc điểm địa hình và thủy triều. Nhìn chung, lưu lượng nước biến đổi theo mùa, vì vậy tình trạng thiếu nước ngọt trong sản xuất và sinh hoạt thường xảy ra vào mùa khô trên đảo. Hiện nay, vấn đề cần giải quyết là cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, cho các hoạt động dịch vụ và cho sản xuất vào mùa khô. Do mạch nước ngầm hạ thấp, tạo điều kiện cho việc xâm nhập mặn, từ đó ảnh hưởng chất lượng nguồn nước mặt. Nguy cơ này ngày càng tăng khi nhu cầu nước cho du lịch, cho sản xuất và sinh hoạt của huyện đảo tăng lên trong thời gian tới.

HST của Phú Quốc khá đa dạng và phong phú, tập trung chủ yếu trong các VQG, KDTSQ trên đảo. Nơi đây có rất nhiều giống cây đặc chủng như: kiền kiền,

sơn huyết, ổi rừng, kim giao, hoàng dân gia...; các loại động vật quý như: cu li lợn, khỉ đuôi dài, sóc đỏ, trăn gấm, kỳ đà vằn, kỳ đà hoa, đồi mồi, chìa vôi vàng, chồn bay, vượn mà trắng, cá sấu nước ngọt... Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình DLST ở Phú Quốc.

Cùng với HST trên cạn, HST dưới biển cũng giàu có về trữ lượng và thành phần loài. Đặc biệt, san hô và cỏ biển là những nguồn tài nguyên quý giá, còn nguyên vẹn được bảo tồn trên vùng biển của đảo Phú Quốc. Đây là thế mạnh để phát triển các hoạt động du lịch biển như tham quan, lặn biển, gắn với nghiên cứu sinh vật biển.

2.1.3. Đặc điểm KT-XH‌


2.1.3.1. Các đơn vị hành chính

Huyện đảo Phú Quốc được chia thành 8 xã và 2 thị trấn. Trừ xã Thổ Châu là đơn vị hành chính tại quần đảo Thổ Chu, các đơn vị hành chính còn lại đều nằm trên đảo Phú Quốc, trong đó thủ phủ huyện Phú Quốc là thị trấn Dương Đông nằm ở phía Tây Bắc đảo.


Bảng 2.1. Diện tích, dân số các xã, thị trấn Phú Quốc năm 2012


Số TT

Tên đơn vị hành chính

Diện tích (km2)

Dân số (Người)

1

Thị trấn Dương Đông

15.06

35.842

2

Thị trấn An Thới

27.04

22.366

3

Xã Dương Tơ

81.77

6.838

4

Xã Cửa Cạn

40.17

3.548

5

Xã Gành Dầu

57.99

4.482

6

Xã Cửa Dương

184.63

7.525

7

Xã Bãi Thơm

98.43

4.647

8

Xã Hòn Thơm

7.25

2.546

9

Xã Hàm Ninh

62.87

7.723

10

Xã Thổ Châu

13.98

1.897


Toàn huyện

589.19

97.414

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch sinh thái huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - 6

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Quốc năm 2013

2.1.3.2. Dân cư, nguồn lao động

Năm 2012, dân số của huyện Phú Quốc có 97.414 người, mật độ dân số trung bình là 165.33 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều giữa các vùng trên đảo và giữa đảo lớn và các đảo nhỏ. Nhìn chung, dân cư ở Phú Quốc tập trung chủ yếu ở thị trấn Dương Đông và các xã thuộc khu vực Nam đảo. Chỉ tính riêng thị trấn Dương Đông, thị trấn An Thới và xã Dương Tơ chiếm 66% dân số toàn đảo; các xã còn lại dân cư thưa thớt.

Theo số liệu thống kê đến năm 2012, tổng số lao động trong toàn huyện là

44.517 người, tăng gấp 1.3 lần so với năm 2005 (34.038 người). Lao động trong ngành dịch vụ chiếm 71.4%, trong đó lao động trong ngành du lịch tăng lên liên tục: năm 2000 chỉ có 1.817 lao động chiếm 6.1%; năm 2004 là 2.197 chiếm 6.62%; năm 2012 là 6.570 lao động chiếm 12%. Chất lượng nguồn lao động của huyện tuy có tăng khá so với những năm trước đây, nhưng so với yêu cầu vẫn còn thiếu hụt rất lớn. Lực lượng có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm tỷ lệ rất thấp, chủ yếu thuộc các ngành giáo dục, y tế, các ngành khác chưa đáng kể.

2.1.3.3. Kinh tế

Trong những năm qua, kinh tế của huyện đã đạt được thành tích đáng kể. Năm 2012, tốc độ phát triển kinh tế đạt 27.77%, thu nhập bình quân đầu người đạt 50.28 triệu/năm. Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch tích cực theo xu hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đặc biệt Phú Quốc đang hướng mạnh vào dịch vụ du lịch. Trong thời kỳ 2005-2012, tỷ trọng nông lâm thủy sản giảm từ 31.8% còn 13.44%; công nghiệp - xây dựng giảm từ 33.25% còn 31.40%; thương mại – dịch vụ tăng từ 35.57% lên 55.15% [22].

Hoạt động kinh tế truyền thống của huyện là nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Đây là ngành chủ lực của huyện đảo, hơn 50% dân số sinh sống nhờ đánh bắt hải sản, tổng sản lượng thủy sản tăng liên tục và đạt 163.540 tấn (2012). Ngành này góp phần chủ yếu để giải quyết được việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tạo nguồn lợi thủy sản góp phần cung cấp nguồn thực phẩm giàu đạm cho du khách. Ngoài ra, huyện cũng phát triển các hoạt động nông nghiệp: trồng hồ tiêu với diện tích 385 ha, sản

lượng tiêu hạt đạt 870 tấn (2012); sản lượng rau màu đạt 3.528 tấn, trên huyện hiện có 02 công ty chuyên trồng rau sạch, khả năng cung cấp ngày càng nhiều cho thị trường nội huyện, chất lượng ngày càng được nâng lên, nhất là đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm để cung cấp cho nhân dân và các nhà hàng phục vụ khách du lịch... Huyện Phú Quốc còn phát triển ngành chăn nuôi: bò (3.327 con), lợn (5.750 con) cung cấp nguồn thực phẩm cho người dân và du khách. Một số ngành công nghiệp - thủ công nghiệp chế biến ở Phú Quốc khá phát triển như: chế biến nước mắm (có khoảng 100 cơ sở chế biến với sản lượng 2.26 triệu lít), chế biến khô các loại, sản xuất rượu sim... tạo sản phẩm phục vụ cho du khách.

Phú Quốc trong những năm gần đây kinh tế luôn tăng trưởng ở mức cao, chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện, nhu cầu vui chơi giải trí, du lịch tăng nhanh và đặc biệt cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện là tiền đề quan trọng thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế và phát triển du lịch.

2.2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Phú Quốc‌


2.2.1. Tài nguyên DLST Phú Quốc‌


Với đặc điểm vị trí địa lí, địa hình và hình thái lãnh thổ, tài nguyên DLST Phú Quốc rất phong phú và đa dạng mà tiêu biểu là một số loại sau:

2.2.1.1. Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù

Phú Quốc được sự ưu đãi của thiên nhiên, có điều kiện tự nhiên thuận lợi với các HST đa dạng, giàu tiềm năng. Song có giá trị nhất đối với hoạt động DLST ở đây là HST rừng; HST núi cao; HST San hô, cỏ biển; HST biển đảo; cảnh quan thiên nhiên…tập trung chủ yếu trong VQG, Khu bảo tồn biển Phú Quốc.

* HST rừng:

Rừng Phú Quốc khá phong phú với diện tích trên 38.100 km2, chiếm 64.15% diện tích tự nhiên của đảo.


Bảng 2.2. Thống kê tài nguyên rừng huyện Phú Quốc năm 2009


Chỉ tiêu

Hiện trạng

Trữ lượng (m3)

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

Diện tích đất có rừng Rừng tự nhiên

Rừng lá rộng Rừng giàu Rừng trung bình Rừng nghèo

Rừng non phục hồi đường kính lớn Rừng non phục hồi đường kính nhỏ Rừng tràm

Rừng ngập mặn

Rừng trồng

38.536

37.233

33.471

381

2.236

7.537

11.227

12.090

3.678

80

1.303

100

96.6

89.8

1.0

6.0

20.2

30.1

32.4

9.8

0.2

3.38

1.422.076

1.425.705

57.396

136.312

248.721

295.316

687.360

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phú Quốc năm 2010

Trong đó, diện tích rừng tự nhiên chiếm 96.6%, rừng trồng chiếm 3.38%. Rừng Phú Quốc là nơi giao nhau của ba khu hệ thực vật: khu hệ thực vật Malaixia, khu hệ thực vật nóng khô Miến Điện và khu hệ thực vật Hymalaia, vì vậy rất phong phú về hệ thực vật và động vật. Độ che phủ cao nhất của rừng tập trung ở vùng Bắc đảo với diện tích 14.400 ha (bao gồm các dãy núi Hàm Ninh, Bãi Dài). Rừng có nhiều loại gỗ, loài thú quý hiếm trong đó một số loài được xếp vào danh sách động vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ [6]. Đây là tiềm năng to lớn để Phú Quốc phát triển DLST.

VQG Phú Quốc: VQG Phú Quốc được thành lập theo Quyết định số 91/2001/QĐ-TTg ngày 8 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc đảo Phú Quốc thành VQG Phú Quốc.

VQG Phú Quốc được xem là một khu bảo tồn gien, có ý nghĩa trong việc lập các khu bảo tồn, khu DLST nhằm phục vụ cho học tập, nghiên cứu và cả cho hoạt động DLST kết hợp. Bao gồm địa phận KBTTN Bắc đảo, khu vực núi Hàm Rồng, Gành Dầu và Cửa Cạn. Vườn có ranh giới hành chính thuộc các xã: Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Cạn và một phần các xã Cửa Dương, Hàm Ninh, Dương Tơ, và thị trấn Dương Đông.

Với tổng diện tích trên 31.422ha, VQG Phú Quốc được chia thành 3 phân khu chức năng, đó là: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (8.786 ha), phân khu phục hồi sinh thái (22.603 ha) và phân khu hành chính – dịch vụ – nghiên cứu khoa học (33ha). Hệ thực vật ở VQG khá phong phú. Thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng thường xanh mọc trên địa hình đồi núi thấp với tổng số lượng lên tới 470 loài thực vật bậc cao (thuộc 91 họ), bao gồm: các loài cây đại mộc (Tràm, Đậu, Vên Vên, Dầu Song Nàng, Dầu Cát, Cầy, Dẻ, Săng Sót, Da, Bứa,…), các loài phong lan quý (Lan Vân Hài, Ái Lan Lá Đẹp, Âm Lan Núi…), các loài dược thảo quý (Hà Thủ Ô, Bí Kỳ Nam, Cam Thảo, Nhân Trần, Đỗ Trọng, Sa Nhân…) và một số loài sống ký sinh khác (Phong Lan, Dương Xỉ, dây leo bông trắng…). Bên cạnh một hệ thực vật phong phú, hệ động vật ở đây cũng rất đa dạng bao gồm: 30 loài thú, trong đó 5 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như: Sói rừng, Khỉ bạch, Vượn pillê…; 200 loài chim với 4 loài được ghi vào danh mục Đỏ của tổ chức IUCN và 3 loài ghi vào sách Đỏ Việt Nam; 50 loài bò sát, trong đó 9 loài được ghi vào danh mục IUCN và 18 loài ghi vào sách Đỏ trong nước…[6].

VQG Phú Quốc còn có phần biển với những Rạn San hô đủ hình dáng, sắc màu. Nơi đây có gần 100 loài san hô cứng, gần 20 loài san hô mềm và 62 loài rong biển. Thêm vào đó, khu hệ cá trong các Rạn San hô biển cũng rất dồi dào với các loài cá mú, cá bướm và một số loài khác, trong đó, có một số loài rất quan trọng và quí hiếm như: Trai Tai Tượng, Ốc Đun Cái, Đồi Mồi, Bò Biển (Dugong)…

Ngoài ra trên đảo còn có khoảng hơn 3.000ha rừng tràm dọc lưu vực các rạch và khoảng 120ha rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng cửa rạch Cửa Cạn và Dương Đông.

Với HST rừng, biển đa dạng, phong phú, VQG Phú Quốc là nơi có thể xây dựng khu DLST gắn với thiên nhiên, với nhiều hoạt động DLST thân thiện môi trường: tham quan học tập về rừng nhiệt đới, cắm trại, nghiên cứu khoa học kết hợp nghỉ ngơi, giáo dục môi trường...

Tuy hiện nay VQG được bảo vệ nghiêm ngặt, cấm tất cả các hoạt động khai thác, săn bắn trái phép HST động, thực vật nhưng vẫn còn tồn tại tình trạng chặt phá một số nơi làm ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ HST, nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.

* HST sông suối:

Ngoài HST núi cao, Phú Quốc còn có HST sông suối. Phú Quốc có một số sông rạch tự nhiên như: sông Dương Đông, Rạch Tràm, Cửa Cạn. Sông rạch ở Phú Quốc chủ yếu bắt nguồn từ khu vực phía Đông chảy về hướng Tây. Sông uốn khúc ngoằn ngoèo ẩn, hiện giữa những cánh rừng tràm, có những đoạn chảy qua những khu rừng thuộc VQG với HST thực vật đa dạng. Đáng kể nhất là sông Rạch Tràm một bên bờ sông là rừng tràm xen lẫn với cây dầu và cây sao; còn một bên là rừng ngập mặn gồm các loài cây: vẹt, đước, bần và cây cóc đỏ. Trong khi ở thượng nguồn lại có nhiều dây choại, bòng bong, lau sậy, hoa mua, thù lù, nụ áo, tàu bay, tâm thất, bèo tản nhọn với màu nước đỏ đặc trưng. Ngoài ra, Phú Quốc còn có nhiều dòng suối bắt nguồn từ các dãy núi tạo ra cảnh quan tự nhiên rất đẹp: suối Tranh, suối Tiên, Suối Đá Bàn, suối Đá Ngọn. Đây là những tiềm năng rất lớn cho phát triển DLST: tham quan, khám phá thiên nhiên hoang sơ, tắm suối, dã ngoại, giáo dục môi trường.

* HST san hô, cỏ biển:

Phú Quốc có HST rạn san hô, thảm cỏ biển rất lớn. Các HST này là cơ sở để xây dựng thành khu bảo tồn biển và được UBND tỉnh Kiên Giang xếp hạng di tích danh thắng ngày 4/12/2009. Với diện tích rạn san hô là 9.720ha và thảm cỏ biển là 6.825ha nằm trên địa bàn các xã: Hòn Thơm, Bãi Thơm và xã Hàm Ninh. Khu bảo tồn biển Phú Quốc gồm khu phía Đông Bắc, Đông Nam đảo Phú Quốc và khu phía Nam quần đảo An Thới. Diện tích mặt nước của khu bảo tồn biển là 26.863,17 ha, trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt 2.952,45 ha, vùng phục hồi sinh thái rộng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/08/2023