- TNDL : Tài nguyên du lịch
- TNDLNV : Tài nguyên du lịch nhân văn
- TNDLST : Tài nguyên du lịch sinh thái
- TNDLTN : Tài nguyên du lịch tự nhiên
- TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
- UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
- VHBĐ : Văn hóa bản địa
- VQG : Vườn quốc gia
- WWF : Qũy Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên
MỞ ĐẦU
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch sinh thái huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - 1
- Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Về Du Lịch Sinh Thái
- Bảo Vệ Và Phát Huy Bản Sắc Văn Hoá Cộng Đồng
- Du Lịch Sinh Thái Ở Vườn Quốc Gia Galapagos (Ecuador)
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, du lịch sinh thái (DLST) đã và đang phát triển nhanh chóng trong phạm vi nhiều quốc gia trên thế giới, ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Đặc biệt trong hai thập kỷ qua khi mà các nhà máy, các xí nghiệp ngày càng phát triển, dân số không ngừng gia tăng, đô thị hóa và tập trung dân cư, khu công nghiệp với nhiều nhà máy, khói bụi giao thông…đang là vấn nạn thì việc tìm về với tự nhiên là nhu cầu tất yếu.
DLST đang trở thành một bộ phận có tốc độ tăng trưởng mạnh về tỷ trọng trong ngành du lịch. Nơi nào còn giữ nhiều khu thiên nhiên, có được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về DLST và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn định, từ đó sẽ mang lại những lợi ích kinh tế to lớn góp phần làm tăng thu nhập quốc dân, tạo nhiều cơ hội về việc làm, cải thiện đời sống, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư các địa phương, nhất là ở những nơi có các khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN), các cảnh quan thiên nhiên và di tích văn hóa hấp dẫn.
Xuất phát từ nhận thức về lợi ích của DLST đối với bảo tồn môi trường tự nhiên, bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. DLST cần được chú ý đầu tư nghiên cứu phát triển.
Việt Nam với cảnh quan thiên nhiên đa dạng, giàu tiềm năng để phát triển DLST. Trong đó, vùng ĐBSCL hiện đang được đầu tư phát triển nhiều loại hình DLST hấp dẫn: du lịch cồn, miệt vườn, du lịch sông nước, DLST biển đảo…
Điển hình cho hệ thống các đảo và quần đảo, trong đó có Phú Quốc được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển thành trung tâm DLST lớn nhất nước, có tầm cở trong khu vực.
Phú Quốc được đánh giá là nơi nhiều tiềm năng phát triển DLST: các bãi biển, đảo, đa dạng sinh học biển, hệ sinh thái (HST) Vườn quốc gia (VQG); tài nguyên
nhân văn, với các di tích văn hóa gắn liền với cộng đồng dân cư trên đảo…Hiện nay,
bước đầu DLST đã được hình thành và phát triển, hiện đã khai thác được các loại hình tham quan VQG, lặn ngắm san hô, câu cá, mực phục vụ nhu cầu du khách. Tuy nhiên chỉ ở mức độ lệ thuộc vào tài nguyên, tự phát là chính mà chưa có hướng khai du lịch đúng nghĩa, phát huy hết tiềm năng, lợi thế để phát triển lâu dài. Do vậy, Phú Quốc cần được đánh giá đúng tiềm năng, hiện trạng hoạt động DLST và trên cơ sở đó đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp nhằm góp phần phát triển DLST. Đồng thời cũng có kế hoạch bảo vệ tài nguyên vốn có của đảo phục vụ phát triển trong thời gian tới là vấn đề hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những mong muốn như trên, tôi chọn “Phát triển du lịch sinh thái huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Mục tiêu cần đạt được của đề tài là phân tích, đánh giá được tiềm năng, hiện trạng phát triển DLST Phú Quốc. Qua đó đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển nhằm thúc đẩy phát triển DLST Phú Quốc.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tổng quan những vấn đề lí luận và thực tiễn về DLST.
- Phân tích, đánh giá các tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST ở Phú Quốc.
- Trên cơ sở đó, đưa ra định hướng và giải pháp phát triển DLST Phú Quốc thời gian tới.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
3.1.Về nội dung
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau đây: Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST ở Phú Quốc.
Đề xuất một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm vào việc khai thác tốt hoạt động DLST của huyện đảo.
3.2. Về không gian
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu phần đảo chính của huyện Phú Quốc.
3.3. Về thời gian
Các số liệu được sử dụng để phân tích, đánh giá hiện trạng từ năm 2000- 2012, định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
4.1. Trên thế giới
Trong vài thập niên gần đây, du lịch phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Không chỉ ở các nước phát triển mà ngay cả các nước đang phát triển, du lịch được xem như là một trong số những ngành kinh tế chủ đạo. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của mình, du lịch ngày càng bộc lộ rõ những tác động tiêu cực của mình đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Vì thế, các nhà nghiên cứu du lịch đã cố gắng tìm ra những mô hình phát triển du lịch nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của du lịch đến các lĩnh vực nêu trên, đồng thời giúp cân bằng giữa ba mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Mục đích của họ là nhằm tiến tới mục tiêu phát triển bền vững (PTBV). Mô hình có mối quan hệ mắc xích với PTBV là mô hình DLST.
Từ những năm 1990 trở lại đây, trên thế giới đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu của hội DLST (1992, 1993); Chương trình môi trường Liên hiệp Quốc (1979); Tổ chức Du lịch Thế Giới (1994)… Đó là là các công trình nghiên cứu về DLST của Burns; Holden (1995); Pata (1993); Cater (1993); Glaser (1996); Wrihgt (1993). Đáng chú ý là công trình nghiên cứu “DLST hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lí” của Kreg Lindberg (1999) và các chuyên gia của hội DLST quốc tế.
4.2. Ở Việt Nam
DLST mới chỉ nổi lên từ những năm 90 của thế kỉ XX, song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường. Đã có nhiều hội nghị, hội thảo về DLST được tổ chức ở Việt Nam. Hội nghị Quốc tế về Du lịch bền vững ở Việt Nam do Tổng cục Du lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ Hanns Seidel
(Cộng hòa Liên Bang Đức) tổ chức tại Huế (tháng 5/1997) . Các vấn đề về DLST, du lịch với môi trường được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm thảo luận.
Hội thảo về DLST với Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam diễn ra tại Hà Nội (tháng 4/1998)…Trong đó, có rất nhiều tham luận của các tác giả (Nguyễn Thượng Hùng, Đặng Huy Huỳnh, Lê Văn Lanh, Võ Trí Chung…). Các báo cáo tham luận chủ yếu tổng quan một số khía cạnh lí luận về DLST và đã có một số nghiên cứu đánh giá về tiềm năng DLST ở Việt Nam (Phạm Trung Lương, Koeman…).
Bên cạnh đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng sách, giáo trình, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ… của các tác giả: Phạm Trung Lương, Nguyễn Thị Sơn, Lê Huy Bá, Nguyễn Song Toàn, Trần Quang Hiệu, Phạm Thị Bích Hằng… đã nghiên cứu về DLST ở các mức độ khác nhau.
Ở khu vực ĐBSCL, DLST cũng được quan tâm chú ý phát triển, trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu rõ sản phẩm đặc trưng của vùng du lịch Tây Nam Bộ là: DLST, khai thác các giá trị văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng, sinh thái biển, đảo…
Với chiến lược phát triển du lịch chung của cả nước, Phú Quốc được chú trọng đầu tư phát triển mạnh du lịch thời gian tới, do đó Phú Quốc cũng là nơi tập trung nhiều nghiên cứu. Trong đó có một số nghiên cứu liên quan đến đề tài như:
“Quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch Phú Quốc theo hướng chủ yếu là du lịch chất lượng cao, gắn với nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng” do Tổng cục du lịch trình Chính phủ phê duyệt năm 2005.
“Quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển đảo Phú Quốc”do Bộ xây dựng trình Chính phủ phê duyệt năm 2005.
“Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang đến năm 2020”, do Bộ xây dựng - công ty tư vấn xây dựng Kiên Giang làm chủ đề tài (2005).
“Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch bền vững huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang đến năm 2020”, do tiến sĩ Trương Thị Kim Chuyên làm chủ nhiệm đề tài (2006).
“Phát triển các loại hình du lịch huyện đảo Phú Quốc theo hướng bền vững”
của Đinh Thị Thanh Mai (2011).
Ngoài ra, còn có quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội huyện liên quan đến du lịch được chính phủ phê duyệt, bước đầu áp dụng vào khai thác và phát triển huyện đảo.
5. Quan điểm nghiên cứu
5.1. Quan điểm hệ thống
Đối tượng nghiên cứu của khoa học Địa lí du lịch là hệ thống lãnh thổ du lịch. Hệ thống này bao gồm nhiều thành phần (tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa) có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Do đó, bất kì một sự thay đổi nào dù lớn hay nhỏ của một thành phần tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác trong toàn bộ hệ thống. Đối với Phú Quốc là địa thế ở đảo, chỉ cần sự thay đổi về một thành phần nào đó sẽ dẫn đến sự thay đổi về môi trường, cảnh quan và từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng SPDL và tất nhiên cũng ảnh hưởng đến lượng khách đến hàng năm... Do đó, trong nghiên cứu cần phải thấy được mối quan hệ này để đưa ra các giải pháp đúng đắn giúp cho các thành phần của hệ thống lãnh thổ du lịch phát triển một cách đồng bộ.
5.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Các đối tượng nghiên cứu trong Địa lí du lịch có những đặc trưng riêng nhưng quá trình tồn tại và phát triển của chúng gắn liền với một lãnh thổ nhất định. Lãnh thổ du lịch Phú Quốc là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch (tài nguyên du lịch (TNDL), cơ sở hạ tầng (CSHT), cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT), nguồn lao động, khách du lịch...), đồng thời là nơi mà các hoạt động liên quan đến du lịch có thể diễn ra. Do đó, trong quá trình nghiên cứu, cần phải xem xét và đánh giá tất cả các đối tượng có liên quan đến hoạt động du lịch trên địa bàn Phú Quốc để đảm bảo tính toàn diện và khách quan.
5.3. Quan điểm kinh tế - sinh thái bền vững
Phát triển DLST Phú Quốc nói chung không ngoài mục đích kinh tế nhưng còn phải tính đến khả năng khai thác, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên vùng biển đảo của đất
nước, giữ bền vững HST vùng biển đảo. Bên cạnh đó, còn phải tích cực tạo công ăn việc làm và mang lại lợi ích cho cư dân địa phương trên đảo và giữ gìn văn hóa truyền thống của họ. DLST chỉ có thể phát triển khi địa bàn có HST đa dạng, đặc thù, văn hóa bản địa (VHBĐ) nguyên vẹn. Bởi vậy, các lợi ích đạt được từ du lịch phải quay trở lại hỗ trợ bảo tồn tài nguyên ở Phú Quốc nhằm đảm bảo môi trường du lịch PTBV.
5.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mọi sự vật và hiện tượng đều có lịch sử hình thành, phát triển và biến đổi của nó. Đó là quy luật tất yếu của sự phát triển. Do đó, cần phải nghiên cứu quá khứ làm căn cứ cho việc đánh giá tình hình phát triển, biến đổi ở hiện tại. Nghiên cứu hiện tại để biết thực trạng và làm cơ sở dự báo, định hướng cho tương lai. Luận văn vận dụng quan điểm này để: phân tích, đánh giá quá trình hình thành, phát triển của DLST Phú Quốc; sự biến đổi về lượng khách và doanh thu du lịch theo thời gian; mối tương quan giữa CSVCKT phục vụ du lịch với tốc độ tăng trưởng của du khách để có định hướng đúng đắn cho việc đầu tư phát triển các dịch vụ.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập phân tích và tổng hợp tài liệu
Tài liệu được thu thập để phục vụ nghiên cứu đề tài này bao gồm các nguồn chủ yếu như sau: tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành, tạp chí và báo cáo khoa học liên ngành, sách chuyên ngành, báo cáo tổng kết cơ quan chức năng địa phương, số liệu thống kê… Các nguồn tài liệu này đòi hỏi người nghiên cứu phải thu thập và xử lí nhằm nhận thức được cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu của những người đi trước; các chủ trương và chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu và số liệu thống kê,…Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tiến hành lựa chọn và xử lí (phân tích, tổng hợp, so sánh) nhằm chắt lọc ra những thông tin cần thiết cho nội dung đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa
Đối với đề tài nghiên cứu ở một địa bàn cụ thể nhất thiết phải có quá trình thực địa. Quá trình này giúp người nghiên cứu thu thập thêm tài liệu có liên quan đến đề
tài (ở dạng ấn phẩm hoặc tự ghi chép), đồng thời kiểm chứng tính chính xác của thực tế so với sách vở. Bên cạnh đó, còn giúp người nghiên cứu phần nào phát huy tính độc lập của mình trong nghiên cứu và có cái nhìn xác đáng, toàn diện hơn từ thực tế.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sẽ tiến hành đi thực địa để thu thập bản đồ, tài liệu, chụp ảnh, tham quan và đồng thời cũng đến các điểm DLST để thấy được tiềm năng từ đó có những định hướng, giải pháp hợp lí cho DLST các điểm thời gian tới.
6.3. Phương pháp phân tích số liệu thống kê
Nghiên cứu hoạt động du lịch có rất nhiều số liệu ở nhiều lĩnh vực như lượng khách, doanh thu, đầu tư... Các số liệu đó đều mang tính định lượng. Nghiên cứu, phân tích các số liệu này để có những nhận định, đánh giá khoa học, phù hợp với thực tế.
Các số liệu được sử dụng trong luận văn chủ yếu từ Niên giám thống kê huyện Phú Quốc và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Kiên Giang cung cấp. Trên cơ sở nguồn số liệu đó chúng tôi tiến hành sử lí, phân tích để có những phân tích, đánh giá, dự báo trong tương lai phù hợp, đồng thời có thể xây dựng được bản đồ, biểu đồ và đưa ra được những kết luận chân thực, chính xác.
6.4. Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu địa lí nói chung và địa lí du lịch nói riêng. Bản đồ thể hiện sự phân bố, mối liên hệ và động thái của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau. Vì thế bản đồ vừa là nguồn tư liệu quý giá giúp người nghiên cứu có thể khai thác những thông tin cần thiết, đồng thời là phương tiện thể hiện một cách trực quan, khái quát một số đối tượng nghiên cứu của đề tài.
6.5. Phương pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp các số liệu thu thập được. Tùy thuộc vào tính hệ thống và khả năng thu thập thông tin, số liệu có thể được trình bày dưới nhiều dạng, từ đơn giản đến phức tạp, từ dạng