Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Gắn Với Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Ở Nam Định



Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA Ở NAM ĐỊNH


2.1. Giới thiệu chung về các di sản văn hóa Nam Định

2.1.1. Về di sản văn hóa vật thể

Trên địa bàn tỉnh có gần 2.000 di tích lịch sử văn hóa cách mạng, trong đó 84 di tích được xếp di tích lịch sử quốc gia và 174 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Một nét đặc trưng của tỉnh Nam Định là trên địa bàn có hai quần thể di tích với mật độ di tích lịch sử văn hóa khá dầy, là quần thể di tích lịch sử - văn hóa Trần gắn với lịch sử Vương Triều Trần (45 di tích) và quần thể di tích lịch sử - văn hóa Phủ Dầy (21 di tích) gắn với huyền thoại Thánh Mẫu Liễu Hạnh và tín ngưỡng thờ Mẫu của cộng đồng cư dân phía Bắc. Với tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ Đức Thánh Trần gắn liền với hai quần thể di tích lịch sử - văn hóa Trần, Phủ Dầy nên tại Nam Định, loại hình du lịch văn hóa tâm linh khá phát triển và thu hút đông đảo nhân dân và du khách. Những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu có khả năng khai thác phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Nam Định gồm có:

2.1.1.1. Quần thể di tích lịch sử văn hóa Trần

Quần thể di tích lịch sử văn hóa Trần gồm 45 di tích gắn với lịch sử hình thành, phát triển của vương triều Trần - một triều đại hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Xưa kia, đây là hành cung Thiên trường - nơi được ví như kinh đô thứ hai của triều Trần với cung điện Trùng Quang, Trùng Hoa (nơi dành cho các Thái Thượng Hoàng và các vua đương triều ngự), cung đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ (dành cho các hoàng thái hậu, hoàng hậu và các phi tần). Các di tích chính của quần thể bao gồm: đền Trần, chùa Tháp, đền Bảo Lộc, đền Cao Đài, chùa Đệ Tứ ... nằm trải rộng trên các xã Lộc Hạ, Lộc Vượng (ngoại thành Nam Định) và xã Mỹ Thành, Mỹ Phúc của huyện Mỹ Lộc.

- Đền Trần: là đền thờ nằm trên đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Đây là nơi thờ các vua Trần cùng các quan lại đã có công phò tá nhà Trần. Đền Trần bao gồm ba công trình kiến trúc chính là: Đền Thiên Trường, đền Trùng Hoa và đền Cố Trạch. Đến Thiên Trường được xây dựng trên nền cung Trùng Quang xưa - đây vốn là nơi các Thái Thượng Hoàng nhà Trần sau khi nhường ngôi cho

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.


vua trẻ lui về ngự. Chính giữa sân đền được lát gạch hình vuông mô phỏng gạch lát nền thời Trần khi xưa, trông xa như đồng tiền vạn lịch, lại gần có những hoa văn hình tròn bao trùm hình vuông với ý nghĩa trời tròn đất vuông vũ trụ luân hồi, họa tiết hình hoa sen, hoa chanh biểu trưng cho đạo Phật. Vì thời Trần Phật giáo được coi là quốc đạo. Nổi bật trên nền gạch là 4 chữ thọ với ý nghĩa cơ nghiệp nhà Trần trường thọ mãi cùng với trời đất. Trong khuôn viên đền Trần, ngôi đền Thiên Trường là ngôi đền có kết cấu cổ nhất với bộ cánh cửa chạm rồng - được coi là vật báu có 1 không 2 của ngôi đền được chạm khắc từ thời Hậu Lê đến nay đã hơn 300 năm mang nhiều phong cách triều Nguyễn. Đền Trùng Hoa nằm phía Tây đền Thiên Trường, xưa là cung Trùng Hoa - nơi các vua trẻ từ kinh thành Thăng Long về chầu hầu Thái Thượng Hoàng. Năm 2000 nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, UBND thành phố Hà Nội hỗ trợ UBND tỉnh Nam Định xây dựng lại cung Trùng Hoa và đến năm 2005 tỉnh Nam Định đã đúc tượng đồng thờ ở đây. Trong đền hiện có tượng 14 vị vua Trần, mỗi pho nặng 9 tạ và nhiều hiện vật liên quan đến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của quân dân Đại Việt và các di vật khảo cổ thời Trần. Đền Cố Trạch nằm phía Đông đền Thiên Trường, xưa là nhà của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, nay là nơi thờ tự ông cùng gia tộc và các danh tướng thân tín. Đền có bộ cửa gỗ cung cấm khắc họa hình ảnh hào hùng của cuộc kháng chiến thần thánh.

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định - 6

- Chùa Phổ Minh (chùa Tháp): Chùa được xây dựng lại vào năm Thiệu Long thứ năm (1262) để phục vụ nhu cầu lễ Phật của các Thái Thượng Hoàng và các thân vương quý tộc thời Trần. Sân chùa, theo sử cũ chép lại, có nhà thủy tọa, có đỉnh đồng nặng hơn 7.000 cân, được liệt vào "An Nam tứ đại khí" của Đại Việt. Trước chùa có cây tháp cổ được xây dựng cách đây khoảng 700 năm với chiều cao 19m51, gồm 14 tầng, trên đỉnh tháp đặt quách đá đựng xá lỵ của đức vua Trần Nhân Tông - đệ nhất tông phái Trúc Lâm.

- Đền Bảo Lộc: Đền được xây dựng trên đất "thang mộc" của An Sinh Vương Trẫn Liễu, thân phụ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và là anh trai của Trần Thái Tông - vị vua đầu tiên của vương triều Trần. Đây cũng là nơi sinh ra và lớn lên của vị anh hùng tài ba, lỗi lạc Trần Quốc Tuấn.

- Đền Cao Đài: Đây là thái ấp xưa của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải và vợ ông là công chúa Phụng Dương (con gái Thái sư Trần Thủ Độ).


- Đền Lựu Phố: Đây là nơi thờ Thái sư Trần Thủ Độ và Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung. Đền được xây dựng trên địa danh cổ Lựu Viên, tương truyền lúc sinh thời, Thái sư Trần Thủ Độ đã từng sống và làm việc ở đây mỗi khi về chầu, yết kiến vua Trần và Thái thượng hoàng tại cung điện Trùng Quang và Trùng Hoa.

- Chùa Đệ Tứ: Chùa được xây dựng trên nền cũ của cung Đệ Tứ - nơi ở của các Hoàng Thái Hậu, Hoàng Hậu và các cung tần mỹ nữ nhà Trần. Hiện nay chùa Đệ Tứ thờ Phật và danh tướng Trần Nhật Duật.

2.1.1.2. Cụm di tích Phủ Dầy

Phủ Dầy là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu, là điểm thu hút khách lớn nhất trong hệ thống các di tích của tín ngưỡng Tứ Phủ. Bởi đây là quê hương của Mẫu Liễu Hạnh (bà sinh ở Vân Cát và hóa ở Tiên Hương) và là nơi tập trung những nét tinh túy nhất của văn hóa Đạo Mẫu. Phủ Dầy là một quần thể gồm 21 di tích nằm ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, cách thành phố Nam Định 14km về phía Tây Nam. Quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy liên quan đến sự tích, truyền thuyết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một trong "tứ bất tử" của điện thần Việt Nam. Các điểm di tích được bao bọc bởi dãy núi Sót, đột khởi giữa vùng đồng bằng châu thổ dập dờn sóng lúa tạo nên nét độc đáo không nơi nào có được. Các di tích được xây dựng với quy mô bề thế mang phong cách kiến trúc cổ truyền dân tộc. Trong đó ba di tích quan trọng nhất là phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát và lăng bà chúa Liễu đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.

Phủ Tiên Hương và phủ Vân Cát đều nằm ở bìa làng trong một không gian thoáng đãng, thiêng liêng, huyền mặc. Phủ quay về hướng Tây Nam theo quan niệm phương Đông truyền thống (phương Nam là miền đất thánh thiện trong sáng, miền của trí tuệ, mát mẻ, miền của Thánh nhân. Quay về hướng Tây là hợp với quy luật đối đãi của âm dương, để di tích có sức linh, vì thuận hướng trời đất). Cụm di tích cũng nằm trên mảnh đất lành với cây cối linh thiêng (cây đại mang tư cách "thiên mệnh thụ" hút khí thiêng của trời truyền xuống cho đất để muôn loài sinh sôi nảy nở; cây mít hiện diện cho đại trí tuệ, đại giác ngộ, đưa tới bờ giải thoát; cây gạo như con đường tiếp cận với cõi niết bàn).

- Phủ Tiên Hương : là một kiến trúc khá quy mô, được xây dựng theo kiến trúc Trung Hoa vào cuối thế kỷ XVI, cao rộng thoáng mát. Phủ Tiên Hương có 19 tòa, với


81 gian lớn nhỏ, theo kiến trúc "nội trùng thiềm, ngoại chữ quốc". Trước cửa phủ là một hồ nước hình bán nguyệt được kè bằng đá bao quanh (mang ý nghĩa tụ thủy để tụ phúc). Bậc lên xuống hồ có tay vịn bằng đá chạm hình rồng uốn khúc. Án ngữ trước mặt đền phía ngoài hồ là ba tòa phương đình cao, mái vuông, các xà, kèo, bẩy gỗ đều chạm trổ hình rồng, phượng và hoa lá công phu. Công trình chính gồm bốn lớp cung bề thế với các cung đệ tứ, cung đệ tam, cung đệ nhị và cung đệ nhất (chính cung). Tại chính cung thờ Tam tòa Thánh Mẫu và Tổ phụ, Tổ mẫu. phía sau phủ có khu vườn nhỏ với động Sơn trang cổ kính. Trải qua nhiều lần tu sửa, phủ có quy mô to lớn như hiện nay và mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn với nhiều công trình xây dựng bằng đá nổi bật là lan can giếng cổ bán nguyệt, thềm phương du và bức bình phong phía trước cửa phủ. Trong phủ còn lưu giữ nhiều đạo sắc phong và cổ vật có giá trị liên quan đến Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Phủ Tiên Hương được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.

- Phủ Vân Cát: nằm ở phía tây bắc thôn Vân Cát, xã Kim Thái, cách phủ Tiên Hương chừng 1km. Phủ nằm giữa đền làng và chùa Long Vân, cùng chung một sân lớn, tạo thành một quần thể kiến trúc thờ Mẫu. Thần - Phật có quy mô lớn được dựng nên từ thời Lê Cảnh Trị (1663-1671). Phủ Vân Cát, vì thế còn lưu giữ nhiều mảng kiến trúc gỗ đặc trưng thời Hậu Lê. Bên cạnh đó, nhiều công trình trùng tu thời Nguyễn như thủy đình phía trước cửa phủ và những tấm bia cổ từ thời Tự Đức đến thời Bảo Đại càng làm đa dạng thêm phong cách kiến trúc cho phủ Vân Cát. Phủ Vân Cát được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia.

- Lăng Mẫu: Lăng mộ Thánh Mẫu Liễu Hạnh xây dựng năm 1938 ở xã Kim Thái (huyện Vụ Bản) - một công trình mang đậm dấu ấn kiến trúc bằng đá thời Nguyễn, làm kiểu hình vuông, trung tâm lăng là ngôi mộ hình bát giác, mộ ở thế đất cao, có bốn cửa và bậc thang lên xuống, từ ngoài vào trong tạo 5 lớp tường hoa có 60 búp sen bằng đá quý. Lăng Mẫu Liễu Hạnh là công trình kiến trúc hoàn toàn bằng đá. Đây là một tác phẩm điêu khắc công phu và đạt yêu cầu kỹ, mỹ thuật cao. Do vậy, năm 1975, Lăng Mẫu đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa. Nhiều thập kỷ nay, lăng Mẫu đã thu hút hàng triệu lượt khách hành hương, tham quan du lịch, góp phần không nhỏ làm tăng ý nghĩa cũng như vẻ đẹp khu quần thể di tích lịch sử - văn hóa Phủ Dầy.

2.1.1.3. Chùa Cổ Lễ


Chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, cách thành phố Nam Định 15km về phía Đông Nam. Chùa được xây dựng từ thời Lý (khoảng thế kỷ XI), đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Kiến trúc chùa rất độc đáo bởi sự giao thoa, gặp gỡ giữa nghệ thuật kiến trúc phương Đông và phương Tây. Không giống với bất kỳ ngôi chùa nào ở miền bắc Việt Nam, chùa có kiến trúc mái vòm cuốn cao tạo không gian cao, thoáng, rộng rãi. Trước chùa có cây tháp cửu phẩm liên hoa "chín tầng hoa sen" cao 32m được xây dựng trên bè móng ghép bằng 50 cây gỗ lim. Trong chùa có quả chuông đồng nặng tới 9000kg.

2.1.1.4. Chùa Keo Hành Thiện

Chùa nằm ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, nằm đối diện với chùa Keo Thái Bình qua sông Hồng, quê hương Cố Tổng Bí thư Trường Chinh - người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chùa được xây dựng từ thời Lý. Kiến trúc chùa chủ yếu bằng gỗ được chạm khắc tinh xảo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Nét độc đáo là ngôi chùa không có sư tăng trụ trì. Hàng năm lễ hội chùa Keo Hành Thiện mở trùng thời gian với lễ hội chùa Keo Thái Bình. Nhiều hoạt động văn hóa thể thao dân gian truyền thống được tổ chức như thi đấu võ vật dân tộc, thi bơi trải, thi bắt vịt, thi cọ lửa, thi thổi cơm...

2.1.1.5. Nhà lưu niệm Cố Tổng bí thư Trường Chinh

Đây là nơi sinh thành của cố Tổng bí thư Trường Chinh. Ngôi nhà nằm trong làng Hành Thiện - một ngôi làng cổ có truyền thống học vấn khoa bảng của Nam Định, có nhiều người đỗ cao trong các kỳ thi ngày xưa. Người xưa từng nói: "Đông Cổ Am, Nam Hành Thiện" là để so sánh truyền thống hiếu học, khoa bảng của người làng Hành Thiện với người dân Cổ Am (Vĩnh Bảo - Hải Phòng là quê hương của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm). Tại đây còn lưu giữ nhiều hiện vật quý có liên quan đến thân thế, sự nghiệp của vị lãnh tụ - người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặc biệt là không gian kiến trúc tiêu biểu của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ thời phong kiến với hai dãy nhà gỗ lợp ngói và dãy nhà ngang lợp bổi...

2.1.1.6. Nhà thờ Phú Nhai

Thuộc xã Xuân Phương - huyện Xuân Trường. Nhà thờ Phú Nhai được xây dựng năm 1930, có tháp chuông cao 44m. Đây là nhà thờ có quy mô lớn, kiến trúc độc


đáo. Hàng năm, vào ngày lễ thánh nơi đây là điểm tập trung hàng ngàn các con chiên trong mọi miền của đất nước.

2.1.2. Về di sản văn hóa phi vật thể

Nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, Nam Định có nền văn hóa dân gian phong phú. Nền văn hóa này bắt nguồn từ đời sống của nhân dân và được phát triển với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa đa dạng với các loại hình nghệ thuật như hát chèo, hát văn, rối nước, hát xẩm... với những hội làng truyền thống như vật võ, bơi chải, rước kiệu... Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Nam Định, trên 100 lễ hội truyền thống được tổ chức vào dịp đầu xuân, cuối thu. Các lễ hội truyền thống trong tỉnh thu hút nhiều người tham dự như: Hội chợ Viềng xuân, lễ hội Đền Trần, lễ hội Phủ Dầy, lễ hội chùa Keo Hành Thiện, chùa Cổ Lễ ...

2.1.2.1. Hội chợ Viềng

Hội chợ Viềng xuân là sinh hoạt văn hóa độc đáo của tỉnh Nam Định. Đây là phiên chợ đặc biệt, mỗi năm chỉ họp một lần, từ đêm mồng 7 đến sáng mùng 8 tháng giêng âm lịch, người đi chợ không vì mục đích mua hàng mà đi chợ để cầu may năm mới là chính. Chợ họp ở hai nơi: Phủ Dầy thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (nên gọi là chợ Viềng Phủ) và chợ Chùa ở thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực (nên gọi là chợ Viềng Chùa). Phiên chợ, người dân trong vùng và các địa phương lân cận bày bán nhiều loại sản phẩm của địa phương như các loại nông cụ, cây giống, đồ cổ, đồ cũ bằng gốm, sứ, đồng, gỗ... Người đi chợ đông như trẩy hội. Người xem, người đi lễ, người mua, người bán đều với nhu cầu tâm linh, mua bán lấy may cho một năm mới nên rất vui vẻ. Đặc biệt khi đến nơi này còn có món đặc sản thịt bê thui, mang nét rất đặc trưng của hội chợ Viềng, và đa số du khách sau khi chơi chợ đều mua ít nhiều món đặc sản này về làm quà nhân dịp tết đầu năm cho người thân và gia đình.

2.1.2.2. Lễ hội đền Trần:

Nói tới lễ hội Đền Trần trước hết phải nói tới lễ khai ấn Đền Trần. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người dân Nam Định nói riêng và người dân cả nước nói chung. Lễ khai ấn thường diễn ra vào đêm 14, rạng sáng ngày 15 tháng giêng âm lịch, tại đền Trần, với ý nghĩa cầu mong thiên hạ thái bình, thịnh vượng. Người dân xin ấn với mong ước được may mắn, mạnh khỏe, bình an, làm ăn phát đạt, thăng quan tiến chức.


Bên cạnh lễ khai ấn được diễn ra tại quần thể di tích lịch sử đền Trần còn có lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo được tổ chức từ ngày 1-20 tháng 8 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Các nghi thức tế lễ long trọng cùng với các hoạt động văn hóa thể thao dân gian truyền thống đặc sắc được tổ chức tại nhiều điểm thuộc quần thể di tích này.

2.1.2.3. Lễ hội Phủ Dầy

Người dân Nam Định có câu: "Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ". Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức hàng năm từ ngày mồng 3 đến ngày mồng 8 tháng 3 âm lịch. Theo truyền thuyết dân gian, bà Chúa Liễu Hạnh được nhân dân suy tôn là Thánh Mẫu

- một trong "tứ bất tử" của điện thần Việt Nam. Lễ hội Phủ Dầy là một trong những lễ hội có nhiều loại hình thể thao, văn hóa dân gian độc đáo, tiêu biểu cho nền văn minh lúa nước sông Hồng được bảo tồn như thi đấu cờ đèn dưới nước, Hoa Trượng Hội, Múa Rồng, thả Rồng bay, thả đèn trời, hát cung văn... Hàng năm, lễ hội Phủ Dầy thu hút hàng trăm nghìn lượt khách trong đó có nhiều khách du lịch quốc tế.

2.1.2.6. Nghi lễ Chầu văn - Hát văn hầu đồng

Trong năm 2012, 2013 "Nghi lễ chầu văn của người Việt" "Lễ hội Phủ Dầy" đã được Bộ VHTT &DL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là hình thức diễn xướng tổng hợp giữa âm nhạc, hát, thờ cúng, nhảy múa. Ban văn chuyên tấu nhạc và hát văn chầu theo làn điệu và bài bản riêng, sao cho phù hợp, ăn khớp với người lên đồng. hát văn có làn điệu riêng, độc đáo, nhưng trong đó cũng thu hút nhiều hình thức dân ca khác, như ca trù, trống quân, quan họ, cải lương... Người lên đồng để cho hồn các thần linh của tín ngưỡng Tứ phủ nhập vào thân xác mình, rồi làm các nghi lễ trước ban thờ, ăn mặc, nhảy múa, phán truyền theo tư cách và địa vị của thần linh ấy để ban phúc lộc, trừ tà, chữa bệnh ... cho người dân.

2.1.3. Văn hóa ẩm thực

Trong mỗi chuyến du lịch của du khách tới một điểm du lịch nào đó họ không thể không thưởng thức những món ăn ngon, lạ, độc đáo, mang đậm bản sắc địa phương. Với mỗi điểm đến, sức hấp dẫn khách du lịch không chỉ bởi các tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn mà còn phải kể tới một nét văn hóa nữa đó chính là văn hóa ẩm thực. Đến Nam Định du khách được thưởng thức rất nhiều món ăn ngon, nổi tiếng từ bao đời nay như:


- Phở bò: Phở bò Nam Định từ lâu đã là một thương hiệu nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà còn lan sang nhiều tỉnh khác. Trước đây, nói tới phở ngon người ta chỉ nghĩ đến phở Hà Nội, nhưng những năm gần đây phở Nam Định đang dần gây dựng được chỗ đứng vững chắc trong lòng người yêu ẩm thực bởi hương vị độc đáo của mình.

- Bánh nhãn Hải Hậu: Nhiều người nhầm tưởng rằng bánh nhãn được làm từ quả nhãn nhưng kỳ thực không phải vậy. Do hình dạng tròn tròn, vàng ngon như long nhãn nên người dân địa phương mới sáng tạo đặt tên như thế. Bánh nhãn được làm từ bột gạo nếp trộn với trứng gà tươi đánh nhuyễn. Bánh nhãn ngọt vừa, không đậm sắc như kẹo, ăn lâu ngấy. Nó có vị thơm dẻo, mềm giòn của nếp, vị bùi béo của trứng gà, vị mát thanh của đường kính nên rất hợp ăn cùng khi uống trà hoặc mang theo đi dã ngoại. Tới Nam Định du lịch, đặc biệt là khi về nghỉ dưỡng tại vùng biển Hải Hậu, du khách nào cũng thưởng thức và mua về làm quà món bánh thanh ngon này.

- Nem nắm Giao Thủy: Sở dĩ gọi là nem nắm bởi nem có hình một nắm tròn, màu vàng nhạt, được làm từ bì và thịt lợn trộn đều với thính gạo lẫn các phụ gia khác như tỏi, nước mắm... rồi ăn cùng với lá sung và lá đinh lăng. Nó có vị béo ngậy của thịt, vị thơm nồng của thính, vị sần sật của bì lợn, vị bùi của lá sung và hòa quyện với vị đặc trưng của nước mắm Sa Châu. Vị ngon ấy đưa đến xuất xứ của câu ca dao "Tay cầm bầu rượu nắm nem. Mải vui quên hết lời em dặn dò"

- Bánh gai Bà Thi: Nam Định là mảnh đất sinh ra những chiếc bánh gai thơm ngon, dẻo ngọt và nó là thứ đặc sản tiêu biểu của đất Thành Nam này. Bánh gai Nam Định nổi tiếng nhất là Bánh gai Bà Thi. Đây là món bánh gai truyền thống giữ được hương vị nguyên bản của lá gai và gạo nếp. Cùng với nhân bánh là sự tổng hợp của nhiều nguyên liệu như đỗ xanh bỏ vỏ, thịt mỡ, lạc, sen, dừa… mỗi loại một chút nhưng những nguyên liệu đó đủ để hòa quyện vào nhau và tôn lên một mùi vị khác biệt, thơm ngậy và ngọt bùi.

- Kẹo Sìu Châu: Khi được thưởng thức chiếc kẹo sìu châu thì người ta có thể cảm nhận được hương thơm vương giả như hoa lan, ăn vào sẽ nhận ra ngay hương vị thơm ngon, đặc sản của vùng quê Nam Định. Kỹ thuật làm kẹo sìu châu được xem là một tuyệt đỉnh của kỹ thuật làm kẹo lạc. Để nấu được kẹo, người thợ cần phải có đôi

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023