DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về khái niệm phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO 37
Bảng 2.2. Nhân
thứ c của cán bô ̣quản lý, giảng viên về muc
tiêu phát triển chương
trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO 39
Bảng 2.3. Nội dung phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy 42
Bảng 2.4. Thực trạng về các lực lượng tham gia xây dựng chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO 45
Bảng 2.5. Thực trạng thực hiện các bước trong quy trình phát triển chương
trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO 47
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - 1
- Ngành Công Nghệ Chế Tạo Máy, Chương Trình Đào Tạo Ngành Công Nghệ Chế Tạo Máy
- Một Số Mô Hình Phát Triển Chương Trình Đào Tạo Đại Học
- Khảo Sát, Đánh Giá Nhu Cầu Và Phân Tích Tình Hình
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Bảng 2.6. Thực trạng khảo sát, đánh giá nhu cầu phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO 50
Bảng 2.7. Thực trạng về việc rà soát lại chương trình đào tạo ngành Công nghệ
chế tạo máy theo tiếp cận CDIO 52
Bảng 2.8. Thực trạng về việc xác điṇ h mục đích, mục tiêu của chương trình đào
tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO 54
Bảng 2.9. Thực trạng về việc thực thi chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế
tạo máy theo tiếp cân
CDIO tai
trường Đai
hoc
Kỹ thuât
Công nghiêp
Thái Nguyên 56
Bảng 2.10. Thưc
trang về viêc
đánh giá chương trình đào tao
ngành Công nghê
chế tao
máy 59
Bảng 2.11. Đánh giá của sinh viên về các môn học trong chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên 62
Bảng 2.12. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO.. 65
Bảng 2.13. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên 67
Bảng 3.1. Khảo sát tính cấn thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 86
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mô hình xây dựng chương trình đào tạo của NoelKer và Schoenfeldt . 16 Sơ đồ 1.2. Quy trình xây dựng chương trình đào tạo của Lưu Xuân Mới 17
Sơ đồ 1.3. Quy trình phát triển chương trình đào tạo khép kín theo tiếp cân CDIO 28
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục, đặc biệt giáo dục đại học ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Điều này đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật với xu thế và xứng tầm thời đại. Chính vì thế, Đảng và nhà nước ta đã đặt ra những chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn hiện nay là đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Trong tất cả các yếu tố của quá trình giáo dục, thì chương trình đào tạo và quản lý phát triển chương trình đào tạo là một yếu tố then chốt, quyết định đến sự vận hành của cả nhà trường và tạo ra hiệu quả giáo dục.
Phát triển chương trình đào tạo có vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu đào tạo, từng bước làm chủ những phương pháp tiếp cận mới nhất, đẩy mạnh xây dựng và thực hiện các chính sách đảm bảo chất lượng toàn diện chương trình đào tạo đại học. Đây cũng chính là những giải pháp tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập, tính cạnh tranh cao; cùng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên đã có gần 60 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển. Hiện nay đã có gần 30 ngành đào tạo bậc Đại học và Sau đại học. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo, hàng năm Nhà trường luôn thực hiện đổi mới, cập nhật, phát triển chương trình đào tạo các ngành nghề nhằm đào tạo nguồn nhân lực là các cán bộ khoa học, các nhà quản lý, các kỹ sư, cử nhân về lĩnh vực Kỹ thuật, công nghệ cho các tỉnh miền núi phía Bắc và cả nước. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, cần phải đào tạo các kỹ sư không chỉ giỏi về lý thuyết, mà còn phải giỏi về tay nghề, đáp ứng được theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, chính vì vậy nên chương trình đào tạo cần biến chuyển theo hướng chú trọng hơn về thực hành. Năm 2014, trường Đại học Kỹ thuâṭ Công nghiêp̣
đã triển khai đào tao ngành Công nghê ̣chế tạo máy đào tào chương trình kỹ sư công
nghệ 4 năm thay vì 5 năm như trước đây. Chương trình được thiết kế hướng đến khối kiến thức cơ bản, hiện đại, đặc biệt chú trọng về năng lực thực hành, ứng dụng, triển khai công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, góp phần cung cấp đội ngũ cán bộ kỹ thuật chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, thực hiện Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu về người cán bộ kỹ thuật ngày càng cao hơn, đa dạng hơn, đòi hỏi chương trình phải được thiết kế, điều chỉnh, đổi mới, phát triển để bắt kịp xu thế phát triển nhanh chóng của thực tiễn. Mặt khác, cùng với trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, ngành Công nghê ̣chế tạo máy đang được tổ chức đào tạo ở rất nhiều trường khác nhau trên cả nước như Đại học Công nghiệp Hà Nôị , Đaị hoc̣
Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Bách Khoa Đà Nẵng, Sư pham Kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh… nên ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp cần được thiết kế, xây dựng, quản lý sao cho có thế mạnh riêng để có thể trở thành lựa chọn của người học và của nhà tuyển dụng.
Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng cao, càng đa dạng của thực tiễn nghề nghiệp, đồng thời nâng cao được năng lực cạnh tranh của ngành Công nghệ Chế tạo máy của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thì việc thực hiện đề tài “Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên” là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về chương trình, phát triển chương trình nói chung và thực trạng phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, đề tài tiến hành đề xuất một số biện pháp phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ chế tạo máy tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Phát triển chương trình đào tạo Đại học.
- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.
4. Giả thuyết khoa học
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường ĐHCNTN trong thời gian quan đã được triển khai đào tạo và đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên quá trình triển khai vẫn bộc lộ một số những tồn tại nhất định: nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết, quá trình đào tạo sự gắn kết, hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp còn hạn chế,… vì vậy cần có sự rà soát, điều chỉnh phát triển một cách thường xuyên. Nếu đề xuất được các biện pháp phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ Chế tạo máy ở Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp theo hướng tiếp cận năng lực người học, gắn với nhu cầu thị trường lao động thì chương trình sẽ đáp ứng được yêu cầu người học và nhu cầu xã hội, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ chế tạo máy.
- Khảo sát thực trạng phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ chế tạo máy tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.
- Đề xuất các biện pháp phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài đi sâu nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Công nghệ Chế tạo máy theo tiếp cận CDIO
- Địa bàn nghiên cứu tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu năm học 2016 - 2017.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp hệ thống hóa các tài liệu khoa học, các văn bản liên quan đến quản lý phát triển chương trình giáo dục để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương phá p phỏng vấn
Trao đổi, trò chuyện với cán bộ quản lí phòng đào tạo, các doanh nghiệp, các trưởng khoa, tổ trưởng tổ bộ môn và giảng viên tham gia xây dựng và phát triển
chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên nhằm tìm hiểu nhận thức, thái độ và cách thức tổ chức, quy trình xây dựng và phát triển chương trình đào tạo; qua đó nắm bắt thực trạng cũng như đề xuất các biện pháp phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy.
7.2.2. Phương pháp điều tra (điều tra phỏng vấn, điều tra qua phiếu, bảng hỏi)
Điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập những thông tin về các hoạt động quản lý của cán bộ quản lí, giáo viên khi thực hiện phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên. Đồng thời biết được các cách thức, quy trình áp dụng phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.
7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Nghiên cứu các báo cáo về việc phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy. Nghiên cứu về cách xây dựng, phát triển và thực hiện áp dụng chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy... để bổ sung, hoàn thiện thông tin về các vấn đề đã điều tra.
7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Trao đổi với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm nhằm tiếp thu ý kiến của họ về tính cần thiết, tầm quan trọng và tính khả thi của các biện pháp đề xuất để có những kết luận chính xác và định hướng vận dụng các biện pháp đó vào trong thực tiễn.
7.2.5. Phương pháp sử dụng toán thống kê
Để có những nhận xét khách quan về kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê toán học.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển chương trình đào tạo đại học ngành công nghệ chế tạo máy.
Chương 2. Thực trạng phát triển chương trình đào tạo đại học ngành công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.
Chương 3. Biện pháp phát triển chương trình đào tạo đại học ngành công nghệ chế tạo máy ở trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài về phát triển chương trình đào tạo đại học
Chương trình đào tạo định hướng kết quả đầu ra không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình đào tạo, trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn.
Phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra chính là việc định hướng kết quả đầu ra tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển đầu vào sang điều khiển đầu ra, tức là chú ý đến kết quả học tập của sinh viên.
Phát triển chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục đại học. Đây là một vấn đề được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình sau:
- R. Diamon với công trình “Thiết kế và đánh giá chương trình khóa học” [theo 44]. đã nghiên cứu và chỉ ra các bước và quy trình để thiết kế và đánh giá chương trình đào tạo của một khóa học.
- Jon Wiles; Joseph Bondi (2005) với công trình nghiên cứu “Xây dựng chương trình học” [19]. Với công trình này Jon Wiles và Joseph Bondi đã nói lên quan điểm, cách thức xây dựng một chương trình đào tạo.
- Yvone Osborne (2010) với công trình “Hướng dẫn xây dựng chương trình đào tạo dựa trên năng lực” [dẫn theo 7], Brisbane, Australia của Trường Đại học Công nghệ Queensland. Với công trình này, tác giả đã dựa vào năng lực của người học để hướng dẫn việc xây dựng chương trình đào tạo.
- Tyler nghiên cứu về chương trình đào tạo, về cấu trúc theo ông phải đảm bảo 4 phần:
+ Mục tiêu đào tạo.
+ Nội dung đào tạo.
+ Phương pháp đào tạo.
+ Cách đánh giá kết quả đào tạo.
Bên cạnh đó, còn có một số tác giả khác cũng rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo như: Hilda Taba, John Deweys, Bondi… Những tác giả này cũng chỉ ra cách thức tiếp cận khi thực hiện xây dựng và phát triển chương trình đào tạo.
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước về phát triển chương trình đào tạo đại học
Bất cứ tài liệu nào khi viết về giáo dục học, đi sâu vào lý luận dạy học đều đề cập tới chương trình, nội dung đào tạo. Có thể khẳng định, chương trình đào tạo đại học giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện đào tạo nguồn nhân lực, đáp ưng nhu cầu của xã hội. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu chương trình đào tạo như sau:
- Tác giả Nguyên Thanh Sơn có công trình nghiên cứu về “Phát triển chương trình đào tạo đại học theo định hướng chuẩn đầu ra” tại Trường Đại học Yersin Đà Lạt [30]. Công trình này tác giả đã tập trung tìm hiểu lý thuyết phát triển chương trình đào tạo đại học, qua đó đề xuất quy trình và đưa ra một số kiến nghị về công tác phát triển chương trình đào tạo tại các trường đại học ở Việt Nam.
- Năm 2010, Lâm Quang Thiệp và Lê Viết Khuyến cũng có công trình nghiên cứu về việc phát triển chương trình đào tạo đại học. Đó là tác phẩm “Phát triển chương trình giáo dục/đào tạo đại học” tại trường Cao đẳng sư phạm Sơn La [31].
- Tác giả Trần Khánh Đức cũng có công trình nghiên cứu về “Phát triển chương trình đào tạo” tại Hà Nội [7].
Bên cạnh những nghiên cứu trên về việc phát triển chương trình đào tạo, các nghiên cứu về vấn đề phát triển chương trình đào tạo đại học ở Việt Nam trong thời gian qua tiêu biểu như Phạm Thị Huyền với tác phẩm “Xây dựng chương trình đào tạo đại học theo định hướng mới nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội” tại Hội thảo toàn quốc Giáo dục Đại học Việt Nam - Hội nhập quốc tế [18]; Hay Nguyễn Vũ Bích Hiền với tác phẩm “Các xu hướng phát triển chương trình đào tạo theo quan điểm lấy người học làm trung tâm” [11, tr.57, 148-155].
Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy là một trong những nội dung được các trường đại học khối ngành kỹ thuật quan tâm hàng đầu.