Phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình - 2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


DL : Du lịch

ĐHKTQD : Đại học Kinh tế Quốc dân QLNN : Quản lý Nhà nước

TNDL : Tài nguyên du lịch

KT-XH : Kinh tế - Xã hội

CSHT : Cơ sở hạ tầng CSVCKT : Cơ sở vật chất kỹ thuật

VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm ATTP : An toàn thực phẩm

T.Quốc : Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

CSHT DL : Cơ sở hạ tầng du lịch Tr.Đồng : Triệu đồng


Phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình - 2

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,… của đất nước.

Với những lợi thế to lớn được thiên nhiên ban tặng, Ninh Bình là một trong những tỉnh sớm nhìn nhận thấy tiềm năng du lịch của tỉnh và cũng đã có những định hướng chiến lược, đầu tư, quy hoạch phát triển du lịch trong những năm qua. Và cho đến thời điểm hiện tại, du lịch Ninh Bình cũng đã gặt hái được những thành công nhất định đóng góp đáng kể vào sự phát triển du lịch trong cả nước.

Tuy nhiên, trong thực tế phát triển du lịch Ninh Bình những năm qua còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Nhận rõ tình hình đó, Nghị quyết Đại hội Đảng tỉnh lần thứ XX nhấn mạnh trong những năm tới phấn đấu Ninh Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước. Xuất phát từ tình hình nói trên, tôi quyết định chọn đề tài PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

cho luận văn thạc sĩ của mình.


2. Tổng quan nghiên cứu

Thuật ngữ chuỗi giá trị, chuỗi giá trị toàn cầu tuy mới được biết đến ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây nhưng cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở nhiều lĩnh vực khác nhau như lĩnh vực nông sản, dệt may và du lịch có thể kể đến một vài công trình nghiên cứu dưới đây:

Đề tài luận văn cao học của trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh “Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may Việt Nam” bảo vệ năm 2012 của tác giả Lương Thị Linh, người hướng dẫn khoa


học PGS.TS Hà Văn Hội. Việc phân tích thực trạng chuỗi giá trị dệt may cho thấy những đặc trưng riêng của ngành dệt may để có những giải pháp thích hợp nhằm giúp ngành dệt may Việt Nam tham gia có hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Cụ thể luận văn giải thích sự cần thiết của việc tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Đánh giá hiện trạng sự tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của Việt Nam, rút ra những hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất các giải pháp góp phần cho ngành dệt may Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, luận văn cũng có những hạn chế nhất định đó là chưa phân tích một cách toàn diện, đầy đủ các khía cạnh về chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Đồng thời, chưa có sự phân tích, làm rõ chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của Việt Nam

Đề tài nghiên cứu “Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm Bò, Cừu và Dê tỉnh Ninh Thuận” năm 2012 của nhóm tác giả Trường Đại học Cần Thơ do TS Nguyễn Phú Son làm trưởng nhóm nghiên cứu. Trong đề tài này tác giả đã phân tích thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm bò, cừu và dê tỉnh Ninh Thuận, lập bản đồ chuỗi giá trị và phân tích kinh tế 3 chuỗi giá trị: bò, cừu, dê, phân tích lợi thế cạnh tranh của 3 loại sản phẩm, phân tích ma trận SWOT của 3 loại sản phẩm, đề xuất các chiến lược nâng cấp các chuỗi giá trị, xây dựng kế hoạch hành động 2012 - 2015 để nâng cấp các chuỗi giá trị nêu trên. Đồng thời các tác giả đã nghiên cứu chỉ khảo sát chủ yếu các tác nhân từ nhà sản xuất đến tác nhân phân phối cuối cùng trong chuỗi (không khảo sát người tiêu dùng). Ngoài ra, còn tham khảo ý kiến thêm một số người cung cấp sản phẩm đầu vào (thức ăn, thuốc thú y, con giống). Tuy nhiên đề tài cũng gặp phải hạn chế do nhà cung cấp đầu vào chưa tạo ra sản phẩm ban đầu và các khoản chi phí đầu vào này được phản ánh trong chi phí sản xuất của người chăn nuôi, do vậy giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần và phân


phối lợi ích chi phí của những người cung cấp đầu vào cho việc nuôi bò, cừu, dê không phản ánh chung trong toàn chuỗi.

3. Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu


3.1. Mục đích nghiên cứu

Nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch Ninh Bình thông qua việc tạo ra chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình. Kiến nghị các giải pháp chiến lược để thực hiện mục tiêu trên.

3.2. Câu hỏi nghiên cứu

- Du lịch Ninh Bình nên chọn hình thức liên kết kinh doanh nào cho phù hợp? Tại sao phải liên kết kinh doanh? Nội dung và tiến trình đối với du lịch Ninh Bình?

- Việc hình thành và tạo ra chuỗi giá trị du lịch là cần thiết trong việc phát triển du lịch, vậy ngành du lịch Ninh Bình cần phải quan tâm đầu tư và hoạch định chính sách như thế nào cho phù hợp với môi trường du lịch hiện tại và những năm tiếp theo?

4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu

Là môi trường du lịch, Các hình thức và du khách trong chiến lược phát triển du lịch theo hướng liên kết kinh doanh và chuỗi giá trị ở Ninh Bình

4.2. Phạm vi

Đánh giá tình hình phát triển du lịch Ninh Bình từ năm 2012 – 2014 và hình thành chiến lược phát triển du lịch Ninh Bình theo hướng liên kết kinh doanh để tạo ra chuỗi giá trị ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2020


4.3. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp.

- Phương pháp phân tích thống kê, hệ thống và so sánh.

- Phương pháp định tính và định lượng.

- Phương pháp chuyên gia.


5. Ý nghĩa khoa học của luận văn

Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lí luận cơ bản về phát triển chuỗi giá trị du lịch.

- Đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch tỉnh Ninh Bình từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình.

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển chuỗi giá trị du lịch ở tỉnh Ninh Bình.

6. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về hoạt động du lịch và phát triển chuỗi giá trị du lịch

Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2012 - 2014.

Chương 3: Giải pháp phát triển chuỗi giá trị du lịch Ninh Bình


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH

1.1. Khái niệm cơ bản về du lịch


1.1.1. Khái niệm du lịch

Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa- xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới.

Thuật ngữ “du lịch” trở nên rất thông dụng. Trong ngôn ngữ nhiều nước, thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng Hy lạp “tornor” với ý nghĩa đi một vòng. Thuật ngữ này đã được Latinh hóa thành “Tornus”, và sau đó xuất hiện trong tiếng Pháp ; “tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi; còn “toursime” là người đi dạo chơi; trong tiếng Nga là “typuzm”; trong tiếng Anh có các từ liên quan “tour” là chuyến du lịch; “tourism” để chỉ các tổ chức du lịch, “tourists” là khách du lịch.

Mặc dù có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát triển với tốc độ nhanh như vậy, song cho đến nay lại tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “du lịch”. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân: do góc độ nghiên cứu khác nhau, do sự khác biệt về ngôn ngữ, do tính chất phức tạp của hoạt động du lịch, do trình độ phát triển của hoạt động du lịch có sự chênh lệch theo thời gian, không gian…Nhìn chung, cùng với quá trình phát triển của trình độ khoa học kỹ thuật, cùng với tiến trình phát triển của xã hội loài người, hoạt động du lịch ngày càng phát triển toàn diện và theo đó nhận thức về khái niệm du lịch của con người cũng ngày càng thống nhất. Trong lịch sử phát triển lý thuyết về khoa học du lịch, đã tồn tại khá nhiều quan điểm khác


nhau, chúng ta sẽ xem xét một số khái niệm tiêu biểu về du lịch.

Định nghĩa của hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Ottawa, Canada tháng 6/1991: Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm. Định nghĩa này xem xét hoạt động du lịch có góc độ khách du lịch, do vậy chưa phản ánh đầy đủ nội dung của hoạt động du lịch.

Trong luật du lịch được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua khóa I, kỳ họp thứ 7 tháng 6/2007, tại điều 4 thuật ngữ “du lịch” và “ hoạt động du lịch” được hiểu như sau:

“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

“Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan nhà nước có liên quan đến du lịch”.

Định nghĩa này xem xét du lịch như là một hoạt động, xem xét du lịch thông qua những hoạt động đặc trưng mà con người mong muốn trong các chuyến đi.

Định nghĩa của Khoa Du lịch và Khách sạn, ĐHKTQD Hà Nội đã đưa định nghĩa trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch thế giới và tại Việt Nam.

“Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa dịch vụ của những doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, ăn uống, lưu trú, tham quan,giải


trí, tìm hiểu và các nhu cầu của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị- xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”.

Định nghĩa này đã phản ánh đầy đủ nội dung và bản chất của hoạt động du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ.

Qua các định nghĩa trên, có thể thấy được sự biến đổi trong nhận thức về nội dung thuật ngữ du lịch, một số quan điểm cho rằng du lịch là một hiện tượng xã hội, một số khác lại cho rằng đây phải là một hoạt động kinh tế, nhiều học giả lồng ghép cả hai nội dung trên, tức du lịch là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế, xã hội phát sinh từ hoạt động di chuyển.

Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm kinh tế, lại vừa có đặc điểm của ngành văn hóa- xã hội.

1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch

Theo luật Du lịch của Việt Nam (năm 2005) quy định: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”. Các đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch:

- Sản phẩm du lịch về cơ bản là vô hình, không tồn tại dưới dạng vật thể trong đó yếu tố hữu hình là hàng hóa chỉ chiếm khoảng 10-20%, yếu tố vô hình là dịch vụ du lịch chiếm khoảng 80-90%. Dịch vụ là kết quả hoạt động không thể hiện bằng sản phẩm vật chất, nhưng bằng tính hữu ích của chúng và có giá trị kinh tế. Chất lượng dịch vụ chính là sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng, được xác định bằng việc so sánh giữa

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí