Phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh - 12


- Quan tâm chỉ đạo các tổ chức Hội đoàn thể, UBND các xã phối kết hợp chặt chẽ với NHCSXH để không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các điểm giao dịch tại xã, từng bước hoàn thiện mô hình màng lưới hoạt động của NHCSXH để phục vụ nhân dân tốt hơn, hiệu uả hơn, công khai hơn, dân chủ hơn.

3.3.4. Đối với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cho vay

- Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng ưu đãi để người vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích c ng như trách nhiệm trả nợ khi đến hạn. Tuyên truyền cho hội viên về việc gửi tiền gửi ua tổ TK&VV khi vay vốn.

- Chỉ đạo Hội các cấp thực hiện tốt các công việc được NHCSXH uỷ nhiệm, đưa chỉ tiêu thực hiện các chương trình tín dụng chính sách vào bình xét thi đua định kỳ, thi đua hàng năm.

- Chỉ đạo Tổ TK&VV bình xét cho vay công khai, dân chủ, đúng đối tượng thụ hưởng, tiếp tục nâng dần mức cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và cho vay bổ sung để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh đối với những hộ nghèo, cận nghèo nhằm thoát nghèo bền vững; thực hiện duy trì lịch sinh hoạt Tổ theo định kỳ.

- Xây dựng và triển khai chương trình kiểm tra, giám sát ngay từ đầu năm; uá trình kiểm tra tập trung kiểm tra những cơ sở có tỷ lệ nợ uá hạn trên 1%; kiểm tra việc thực hiện uy trình tại tổ chức Hội cấp dưới, tổ TK&VV kết hợp với việc củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội cơ sở, Tổ TK&VV.

- Phối hợp cùng với chính uyền địa phương, các cơ uan khuyến nông hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật gắn với thực hiện các chương trình tín dụng nhằm nâng cao hiệu uả nguồn vốn tín dụng chính sách.

- Không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Hội đoàn thể để lãnh đạo hội viên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình.


- Phối kết hợp cùng với NHCSXH để từng bước hoàn thiện uy trình nghiệp vụ ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách ua các Hội đoàn thể; thực hiện tốt các khâu công việc đã được ký kết trong hợp đồng ủy thác. Tăng cường tập huấn kiến thức để nâng cao trình độ cho cán bộ, hội viên, tổ trưởng tổ vay vốn để giúp họ có đủ kiến thức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, từ đó góp phần nâng cao hiệu uả vốn vay ưu đãi.

- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát đối với tổ tiết kiệm và vay vốn, kiểm tra sử dụng vốn vay để uốn nắn chỉnh sửa và xử lý kịp thời những tồn tại nhằm phát huy hiệu uả vốn vay, giúp người dân tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo.


KẾT LUẬN


Chương trình cho vay vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo phương thức ủy thác tại tỉnh Bắc Ninh đã được thực hiện từ năm 2004 đến nay đã mang lại những thành công đáng kể. Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chương trình nhận ủy thác cho vay tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua tổ chức Các tổ chức Hội, đoàn thể.

Qua nghiên cứu cho thấy Các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác cho vay tín dụng ưu đãi đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là phù hợp. Các tổ chức chính trị -xã hội về cơ bản đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách tín dụng đến với hộ vay nằm trên địa bàn tỉnh.

Để thực hiện chương trình cho vay ủy thác, tại Bắc Ninh đã thực hiện thành lập các Tổ TK&VV. Số Tổ TK&VV được thành lập do Các tổ chức Hội, đoàn thể quản lý ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Số lượng và chất lượng dư nợ cho vay tăng đều ua các năm. Hội đoàn thể các cấp và các tổ TK&VV cơ bản đã thực hiện tốt công tác ủy thác nhưng có một số nơi, một số tổ còn chưa thực hiện đúng vai trò, nhiệm vụ của mình dẫn đến sai sót trong công tác vay vốn.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu như trên, tác giả mạnh dạn đưa ra các giải pháp về đa dạng hóa nguồn vốn cho vay, giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn cho vay, giải pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng, giải pháp nâng cao năng lực đội ng quản lý, đội ng cán bộ tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chương trình nhận ủy thác tín dụng ưu đãi đối với người nghèo của các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Bắc Ninh.

Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài này một cách hoàn chỉnh nhất, song do mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa nhận thấy được. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Võ Thúy Anh và Phan Đặng My Phương (2010), Tạp chí Khoa học công nghệ, Nâng cao hiệu quả chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội tại thành phố Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng số 5 (40);

2. Báo cáo kết uả giám sát một số chỉ tiêu hoạt động của kiểm tra kiểm toán nội bộ NHCSXH tỉnh Bắc Ninh các năm;

3. Báo cáo kết uả hoạt động Ban đại diện HĐQT NHCSXH năm 2020;

4. Báo cáo kết uả hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ua các năm của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh;

5. Báo cáo tình hình đói nghèo ở Việt Nam, Tổng cục thống kê (12/2020);

6. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 và định hướng phát triển giai đoạn 2021 – 2025 của tỉnh ủy Bắc Ninh;

7. Báo cáo tổng kết chương trình giảm nghèo bền vững 2016-2020.

8. Dương Đăng Chinh (2009), Lý thuyết tài chính, Giáo trình, NXB Tài Chính, Hà Nội;

9. Nguyễn Văn Đức (2015), luận văn Thạc sỹ, Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Đại học Thương mại Hà Nội;

10. Nguyễn Ngọc Hà (2020), luận văn Thạc sỹ, Nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo ở Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Học viện Tài chính, Hà Nội;

11. Học viện Hành Chính (2020), Tìm hiểu Hành chính công Hoa Kỳ lý thuyết và thực tiễn, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

12. Đặng Thị Phương Nam (2018), luận văn Thạch sỹ, Nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội.

13. Lê Thị Thúy Nga (2019), luận văn Thạc sỹ, Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa.

14. Phạm Thị Lệ Ninh (2020), luận văn Thạc sỹ, Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị.

15. Đỗ Thị Thủy (2019), luận văn Thạc sỹ, Nâng cao chất lượng cho vay học sinh sinh viên tại chi nhánh Ngân hàng CSXH thành phố Hà Nội, Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ.

(Dành cho cán bộ Ngân hàng CSXH, Tổ TK&VV, cán bộ Các tổ chức Hội, đoàn thể, Hội Phụ nữ, Hội CCB, Đoàn Thanh niên

các cấp thuộc tỉnh Bắc Ninh)

Hình thức phỏng vấn: Theo cách tiếp cận cá nhân đối với cán bộ Ngân hàng CSXH và Tổ TK&VV; đối với cán bộ Hội các cấp theo hình thức phỏng vấn nhóm)

Câu hỏi phỏng vấn:

1. Theo ông, bà mô hình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng CSXH theo phương thức ủy thác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã phù hợp chưa?

2. Theo ông, bà các cấp Hội đoàn thể tỉnh Bắc Ninh đã phát huy được hết vai trò của mình chưa?

3. Theo ông, bà công tác phối hợp quản lý đối với chương trình cho vay của Ngân hàng CSXH theo phương thức ủy thác tại tỉnh Bắc Ninh đã được thực hiện tốt chưa?

4. Theo ông, bà các cấp Hội đoàn thể tỉnh Bắc Ninh đã làm tốt công tác tuyên truyền về chương trình cho vay tín dụng ưu đã của Chính phủ chưa?

5. Theo ông, bà công tác quản lý, thành lập các Tổ TK&VV theo địa bàn gặp thuận lợi, khó khăn gì?

BẢN CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn ua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 15% toàn bộ nội dung luận văn. Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng luận văn đã nộp để bảo vệ trước hội đồng. Nếu sai tôi xin chịu các hình thức kỉ luật theo uy định hiện hành của Trường.



Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2021

HỌC VIÊN CAO HỌC

(Kí và ghi rõ họ tên)


Vũ Đình Công

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh - 12

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí