NHCSXH tỉnh Bắc Ninh thực hiện nghiêm túc đúng uy trình cho vay theo đúng uy định của NHNN c ng như các uy định do NHCSXH Việt Nam. Vì thế, chất lượng các khoản cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong thời gian gần đây được nâng cao rõ rệt.
Ngân hàng đã từng bước đơn giản hóa thủ tục vay vốn, giảm thời gian cho khách hàng trong uá trình đến giao dịch với Ngân hàng.
Ngân hàng thực hiện giao dịch với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua việc ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, phối hợp với các đoàn thể để tổ chức hệ thống giao dịch tại xã, phường. Vì vậy mô hình quản lý tín dụng chính sách đã tạo điều kiện cho người nghèo không đủ điều kiện tiếp cận với các Ngân hàng thương mại, có cơ hội tiếp cận dễ dàng với dịch vụ tín dụng NHCSXH. Các tổ tiết kiệm và vay vốn đã giúp người nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích thông ua các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật. Đảm bảo thực hiện tốt nhất nguyên tắc dân chủ, công khai tạo lòng tin cho người nghèo; thực hiện phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đảm bảo vốn tín dụng ưu đãi thực sự đến tay người nghèo một cách an toàn, có hiệu quả cao mà không cần nhiều người làm việc chuyên trách, tiết kiệm tối đa chi phí uản lý cho ngân sách Nhà nước.
Đội ng cán bộ của Ngân hàng chủ yếu là các cán bộ trẻ nhưng có sự liên kết rất chặt chẽ giữa các cán bộ với nhau, đội ng cán bộ trẻ cùng với sự năng động nhạy bén của mình phối hợp với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các cán bộ lão thành đã tạo ra một môi trường làm việc hết sức hiệu quả, một tinh thần làm việc hăng say, đoàn kết cùng phát triển.
2.3.1.2.Về mặt xã hội
Nhiều năm ua, chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã tạo điều kiện cho hàng triệu hộ gia đình có điều kiện sản xuất, kinh doanh (SXKD), phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, trong thực tế đã xảy ra tình
trạng đáng buồn là chỉ sau một thời gian thoát nghèo, không ít hộ gia đình lâm vào tình cảnh khó khăn và tái nghèo.
Việc ra đời NHCSXH là một chủ trương sáng suốt, phù hợp với ý Đảng lòng dân. Do đó đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp. Kết quả sau 17 năm hoạt động, Ngân hàng đã tạo được lòng tin và ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân, đặc biệt là nông dân nghèo.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Hoạt Động Cho Vay Ủy Thác
- Phân Tích Các Khía Cạnh Phát Triển Cho Vay Ủy Thác Thông Qua Các Tổ Chức Hội, Đoàn Thể Tại Chi Nhánh
- Phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh - 8
- Một Số Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Cho Vay Ủy Thác Thông Qua Các Tổ Chức Hội, Đoàn Thể Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Chi Nhánh
- Phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh - 11
- Phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh - 12
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Hoạt động cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động, phát huy tiềm lực, tạo điều kiện sản xuất, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, đời sống dân nghèo được cải thiện góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh.
Thực hiện kênh tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã thể hiện tính nhân văn, nhân ái và trách nhiệm của cộng đồng đối với người nghèo, góp phần củng cố khối liên minh công nông và thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Thực hiện tốt dịch vụ cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo, một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Nâng cao uy tín và vị thế của NHCSXH, nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát thông ua điều hành của Ban đại diện HĐQT các cấp ở địa phương, ua bình xét đối tượng được vay vốn của các tổ chức chính trị xã hội, từng bước mở rộng tính công khai, dân chủ và tính nhân dân sâu sắc trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
Về phía các tổ chức chính trị xã hội: Thông qua việc nhận uỷ thác cho vay bán phần với NHCSXH, các tổ chức này đã tập hợp được nhiều hội viên hơn, tổ chức hội không ngừng được củng cố, chất lượng hoạt động của các tổ chức hội phong phú hơn, gắn kết giữa hội viên với hội viên, giữa hội viên với từng cấp hội.
Có vốn, hội viên mạnh dạn đưa các giống cây, con mới năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, từng bước thay đổi tập quán canh tác c , xây dựng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả. Nhiều hội viên từ hộ nông dân nghèo, sản
xuất nhỏ lẻ đã phát triển trở thành các chủ trang trại có quy mô lớn, sản xuất nông sản hàng hóa, tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần xây dựng Nông thôn mới. Qua đó không chỉ xóa nghèo cho mình mà còn hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hộ khác cùng vươn lên.
NHCSXH tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các tổ chức Hội đoàn thể thường xuyên tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, dạy nghề… giúp các hộ vay vốn tổ chức sản xuất, kinh doanh hiệu quả vươn lên thoát nghèo bền vững.
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại
Thứ nhất, quy mô đầu tư cho một hộ còn thấp.
Do nguồn vốn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn vốn trung ương, một mặt do năng lực thẩm định của cán bộ còn chưa tốt, chưa đánh giá được đúng mức cho vay nên mặc dù mức cho vay tối đa một số chương trình được nâng lên (mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo là 100 triệu đồng/ hộ, giải quyết việc làm là 100 triệu đồng/ lao động, NSVSMT là 20 triệu đồng/ hộ/ 2 công trình, HSSV là 12,5 triệu đồng/ học kỳ/ HSSV…) nhưng dư nợ bình quân/hộ vẫn ở mức thấp, chỉ đạt 29,6 triệu đồng/ hộ năm 2020, chưa đáp ứng được nhu cầu của hộ vay, điều này đã phần nào tác động làm hạn chế hiệu quả vốn vay.
Thứ hai, dư nợ cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, HSSV giảm dần.
Dư nợ cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, HSSV giảm dần ua các năm và thường không đạt kế hoạch được giao từ đầu năm. Đến cuối năm ngân hàng phải điều chỉnh kế hoạch từ hộ nghèo, hộ cận nghèo, HSSV sang các chương trình cho vay khác.
Thứ ba, tỷ lệ nợ quá hạn tăng dần qua các năm.
Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2020 là 0,198% trên tổng dư nợ, tuy là vẫn nằm ở mức thấp so với trung bình của toàn hệ thống (0,21%) nhưng lại có xu hướng tăng dần ua các năm. Tỷ lệ nợ quá hạn tăng đồng nghĩa với tỷ lệ nguồn vốn
ưu đãi được quay vòng vốn giảm, ảnh hưởng tới việc tăng trưởng dư nợ cho vay ủy thác.
Thứ tư, dư nợ cho vay ủy thác chênh lệch lớn giữa các Hội đoàn thể.
Dư nợ nhận ủy thác tập trung chủ yếu vào HPN và HND. Năm 2020, nguồn vốn ủy thác qua HPN là lớn nhất, chiếm 53,38% tổng dư nợ ủy thác, tiếp theo là HND chiếm 28,79% tổng dư nợ ủy thác; HCCB và ĐTN chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, lần lượt là 12,7% và 5,13%. Sự chênh lệch lớn một phần do Hội Phụ nữ và Hội Nông dân có lực lượng hội viên đông đảo nhất trong xã hội, có nhiều kinh nghiệm trong uản lý vốn c ng như kinh nghiệm làm ăn; một phần cho thấy sự phối hợp giữa NHCSXH và HCCB, ĐTN còn chưa tích cực, chưa chặt chẽ, chưa phát huy được hết khả năng, tiềm lực của 2 Hội này.
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại
2.3.3.1.Nguyên nhân khách quan
Một là, do hoạt động của chi nhánh có tính phụ thuộc cao, nguồn vốn phụ thuộc vào kế hoạch điều chuyển của NHCSXH Việt Nam trong khi đó thì NHCSXH Việt Nam c ng không chủ động được mà phụ thuộc vào sự phê duyệt của Chính phủ và các Bộ có liên uan về tốc độ tăng trưởng và chỉ tiêu cấp bù chênh lệch lãi suất, mà việc cấp bù này lại rất chậm nên NHCSXH không chủ động được về nguồn vốn để triển khai kế hoạch cho vay ngay từ đầu năm. Đây c ng là nguyên nhân dẫn tới chi nhánh không thể mở rộng uy mô cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được. Ngoài nguồn vốn ra thì NHCSXH Việt Nam nói chung và chi nhánh nói riêng còn phụ thuộc lớn về đối tượng cho vay, lãi suất cho vay, mức cho vay theo uy định của Chính phủ.
Vốn vay chưa đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu của các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là nguồn vốn cho vay giải uyết việc làm. Hàng năm ngân sách nhà nước bổ sung vốn cho Quỹ
uốc gia về việc làm rất thấp, từ năm 2016 đến nay, ngân sách nhà nước không cấp bổ sung vốn cho Quỹ, nguồn vốn của Quỹ chỉ được bổ sung một phần từ
tiền lãi vay (10% tiền lãi cho vay từ Quỹ uốc gia về việc làm hàng năm), do đó nguồn vốn NHCSSXH trung ương phân bổ vốn về cho NHCSXH tỉnh Bắc Ninh vẫn còn ít, NHCSXH tỉnh Bắc Ninh cho vay chủ yếu bằng nguồn vốn thu hồi nợ, vốn ngân sách địa phương ủy thác nên chưa đáp ứng được nhu cầu vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm của địa phương.
Hai là, do cơ chế cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác hiện nay còn nhiều bất cập, thông ua nhiều cơ uan, nhiều tổ chức xét duyệt, chưa có sự ràng buộc trách nhiệm cụ thể cho từng tổ chức, phí ủy thác còn tương đối cao nên c ng làm giảm hiệu uả vốn vay ưu đãi. Cách thức giải ngân hiện nay chưa thực sự chú ý đến hiệu uả, chỉ cần hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trả xong món nợ c , có nhu cầu là được vay món mới ngay, điều này làm cho tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác chứa đựng rủi ro cao và khó nhận biết.
Các chính sách tín dụng ưu đãi khá nhiều, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của NHCSXH c ng thường xuyên bổ sung, sửa đổi nhưng việc quán triệt, phổ biến chưa kịp thời nên đã gây ít nhiều khó khăn cho cán bộ Hội, cán bộ Tổ trong việc tiếp thu và triển khai thực hiện.
Ba là, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh thấp, có xu hướng giảm dần
ua các năm, có nhiều hộ thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, không có khả năng sản xuất kinh doanh…không đủ điều kiện vay vốn. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ (chiếm 38% tổng dư nợ năm 2020), trong khi đó tỉnh Bắc Ninh đa số huyện chuẩn bị lên đô thị, nhiều xã chuyển thành phường nên sẽ không được vay vốn chương trình này, khiến đối tượng vay vốn sẽ giảm đi nhiều.
2.3.3.2.Nguyên nhân chủ quan
Ngoài những nguyên nhân khách uan nêu trên thì còn có một số nguyên nhân chủ uan dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong hoạt động cho vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ua các tổ chức chính trị-xã hội, đó là:
Thứ nhất, Quy trình cho vay không được tuân thủ chặt chẽ. Một số nơi, một số tổ TK&VV chưa thực hiện tốt nội dung ủy nhiệm đã ký kết: Cho vay không theo cụm dân cư liền kề, các hộ vay ở cách xa nhau, đan xen hộ vay giữa các tổ, khiến cho hoạt động uản lý của tổ gặp nhiều khó khăn. Tổ chức họp bình xét còn bị xem nhẹ, mang tính hình thức có nơi có lúc còn không tổ chức bình xét trước khi cho vay khiến cho rủi ro mất vốn tăng cao. Khâu kiểm tra, giám sát của Hội đoàn thể có nơi còn kém, chưa đi sâu, đi sát đến các hộ vay vốn dẫn đến việc các hộ vay sử dụng sai mục đích còn nhiều, vay hộ vay ké cho nhau, làm cho đồng vốn ưu đãi giảm hiệu uả.
Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng và các quy định của Ngân hàng vẫn còn chưa tốt, chưa kịp thời, có triển khai nhưng chưa đến nơi đến chốn và không đồng đều giữa các xã, các huyện và thiếu tính nghiêm túc. Một số Tổ, Ban quản lý Tổ làm việc thiếu nhiệt tình trong việc tuyên truyền vận động tổ viên, nên nhiều hộ được vay vốn chưa ý thức rõ được quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi được hưởng chính sách cho vay ưu đãi. Vì vậy đến nay vẫn còn nhiều người vay nhận thức nguồn vốn này là cho không, nhiều người có vay có khả năng trả nợ nhưng còn trông chờ, ỷ lại, chây ỳ... Tổ chức Hội, đoàn thể chưa thật sự kiên quyết tìm mọi biện pháp thu hồi nợ.
Thứ ba, Việc phối kết hợp của các tổ chức chính trị-xã hội với NHCSXH trong việc thực hiện nghiệp vụ ủy thác có lúc có nơi còn chưa tốt, chưa chủ động nên hiệu uả chưa cao.
Sự phối hợp hoạt động giữa NHCSXH huyện và tổ chức Hội cấp huyện có lúc, có nơi còn thiếu chặt chẽ và chưa thường xuyên, nên đã không kịp thời phối hợp để tìm biện pháp giải quyết các trường hợp nợ quá hạn khó đòi, những thiệt hại của người vay vốn do nguyên nhân bất khả kháng như: thiên tai, dịch bệnh... Ngoài ra, cán bộ tín dụng NHCSXH chủ yếu làm việc với Tổ trưởng Tổ TK&VV, ở nhiều xã vai trò quản lý của Hội cơ sở chưa được thể hiện rõ nét, một số cán bộ Hội cấp xã không tham gia giao ban định kỳ với
NHCSXH tại xã nên chưa nắm bắt được thông tin dẫn đến những khó khăn vướng mắc của Tổ viên không được kịp thời tháo gỡ.
Thứ tư, Một số tổ chức Hội đoàn thể chưa nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, một số cán bộ Hội năng lực yếu, chưa tâm huyết với công việc, chưa làm hết trách nhiệm của mình, vì vậy sự phối kết hợp với chi nhánh NHCSXH trong việc triển khai thực hiện các Văn bản liên tịch, Hợp đồng ủy thác có lúc, có nơi chưa được chặt chẽ, hiệu uả chưa cao.Trình độ nghiệp vụ quản lý nguồn vốn vay của một số cán bộ Hội cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa chủ động trong việc nghiên cứu tài liệu, chưa xác định được hết nội dung ủy thác dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo. Một bộ phận cán bộ Hội chưa có kinh nghiệm vay vốn, thiếu kiến thức kinh tế nên e ngại, né tránh, không muốn “dính dáng” đến chuyện tiền nong vì sợ liên lụy trách nhiệm, chưa tạo được niềm tin vì thế nguồn vốn thường được địa phương chuyển cho các tổ chức - chính trị khác. Đặc biệt còn có một vài cán bộ Hội xã, Tổ trưởng Tổ TK&VV đã xâm tiêu, chiếm dụng tiền lãi, tiền tiết kiệm của Tổ viên gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của tổ chức Các tổ chức Hội, đoàn thể trong việc nhận ủy thác vốn vay.Sự phối hợp với chính quyền địa phương và NHCSXH trong quá trình tổ chức thực hiện, trao đổi, chia sẻ thông tin, công tác giao ban, sơ kết, tổng kết chưa kịp thời, chưa thường xuyên.
Do đặc thù của cán bộ Hội, đoàn thể thường xuyên luân chuyển, nhiều người vừa quen việc lại chuyển sang công tác khác nên phần lớn các cán bộ Hội cơ sở còn lúng túng trong việc phối hợp, thực hiện các nội dung được ủy thác.....
Việc đôn đốc, nắm tình hình triển khai vốn vay của Ban quản lý cấp xã ở một số cơ sở còn lúng túng chưa thường xuyên nên không kịp thời phát hiện ra các việc sai phạm như: Tổ viên tự ý chuyển mục đích sử dụng tiền vay; quá trình sử dụng vốn không hiệu quả; gia súc, gia cầm bị chết do thiên tai, dịch bệnh... không kịp thời báo lên Hội cấp trên và Ngân hàng CSXH để có biện pháp giải quyết.
Thứ năm, về công tác tổ chức cán bộ còn một bộ phận cán bộ nhân viên trong chi nhánh chưa nhận thức rõ ý nghĩa của chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chưa thấy rõ vị trí, vai trò của NHCSXH trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, do đó chưa làm hết trách nhiệm của mình, chưa tâm huyết với nghề nghiệp.
Mặt khác, do đa số cán bộ của chi nhánh mới được tuyển dụng đều là cán bộ trẻ được học hành cơ bản, có sức khỏe tốt song lại thiếu kinh nghiệm thực tế, kinh nghiệm uản lý, kinh nghiệm kiến thức về sản xuất kinh doanh, nhưng lại không chịu học, nghiên cứu, … nên hiệu uả công tác không cao. Một bộ phận cán bộ ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, làm việc không khoa học, còn tùy tiện, ngẫu hứng, duy ý chí gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu
uả vốn đầu tư.
Công tác tổ chức cán bộ và đào tạo c ng còn một số vấn đề cần chấn chỉnh như: định biên cán bộ của chi nhánh còn ít, bình uân mỗi phòng giao dịch chỉ có 10 người trong khi đó phải phục vụ hơn 80.000 khách hàng rải rác ở các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh nên c ng gây không ít khó khăn cho chi nhánh trong việc đi sâu đi sát uản lý khách hàng, mở mang các dịch vụ và chứa đựng rủi ro tín dụng.