Các Nguyên Nhân Thuộc Về Môi Trường Luật Pháp


mà làm theo cảm tính là chính. Hầu hết các TCTCNT NGOs nhỏ hơn chủ yếu hoạt động như một “dự án” do một tổ chức quần chúng làm đầu mối điều phối, không có sự kiểm soát nội bộ, kiểm tra kỹ thuật, khả năng quản lý cũng như không có khả năng kiểm soát để theo dõi, ghi nhận và báo cáo hoặc phân tích dữ liệu thực hiện. Hiện nay, NHNN đang cân nhắc đến việc cho phép các TCTCNT NGOs sáp nhập lại thành những công ty lớn hơn theo bảo lãnh của một bên thứ ba nhằm tăng cường năng lực pháp lý và tài chính của các tổ chức này [46].

f. Nguồn nhân lực thiếu về số lượng, thấp về chất lượng

Tất cả các TCTCNT đều bị hạn chế về cả số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân lực, kể cả các TCTCNT chuyên biệt. AGRIBANK có khả năng tốt nhất để thu hút được một khối lượng lớn các nhân viên có trình độ chuyên môn đúng chuyên ngành do chính sách chung của ngân hàng. Tuy vậy, hiện nay hầu hết các cán bộ, nhất là cán bộ tín dụng của AGRIBANK đều bị quá tải với khối lượng công việc lớn. Trung bình mỗi cán bộ tín dụng quản lý khoảng 5 tỷ VND với 1040 khoản vay. Điều này dẫn đến tình trạng cán bộ tín dụng khó kiểm soát được khách hàng, dễ dàng gây ra rủi ro đạo đức từ phía khách hàng.

Đối với NHCSXH, nhân viên của NHCSXH phần lớn là các cán bộ của AGRIBANK chuyển sang, sự kết hợp giữa quy định chính sách về tín dụng trợ cấp và sự thiếu hụt chuyên môn về tài chính vi mô trong NHCSXH đã dẫn tới việc cung ứng dịch vụ hướng theo nguồn cung chứ không dựa trên phân tích nhu cầu. Giống như AGRIBANK, nhân lực của NHCSXH đang phải đối mặt với những khó khăn về năng lực hiểu biết thị trường, lập kế hoạch kinh doanh, áp dụng hệ thống hoạt động, cơ chế phân phối và định hướng khách hàng hướng theo nhu cầu thay đổi của đối tượng nghèo.

Các TCTCNT NGOs cũng gặp vấn đề lớn về nhân lực. Nguồn nhân lực của các tổ chức này có kỹ năng lập kế hoạch và phát triển cộng đồng rất tốt.


Tuy vậy, kỹ năng chuyên môn về tài chính nông thôn, về kiểm soát nội bộ, kiểm tra kỹ thuật…. rất kém.

Đặc biệt trong trường hợp của các QTDND mới được thành lập gần đây, ngoài mối quan ngại về năng lực đội ngũ, các hệ thống kế toán và kiểm tra năng lực vẫn tỏ ra không hiệu quả, được thực hiện một cách thủ công với rất ít trợ giúp của công nghệ và kỹ thuật.

g. Năng lực quản trị rủi ro thấp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Điều này thể hiện thông qua nhận thức về rủi ro, quản lý thông tin và mức độ chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ của TCTCNT.

Nhận thức về rủi ro chưa rõ ràng

Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam - 16

Như đã trình bày ở mục 2.3.2.1.e., các TCTCNT hiện nay chưa nhận thức đúng đắn về mức độ nguy hiểm của rủi ro nên vẫn còn tình trạng báo cáo số liệu nợ xấu, nợ quá hạn thấp hơn so với thực tế, điều chỉnh số liệu hoặc sử dụng nhiều biện pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đảo nợ, khoanh nợ….để có con số thấp hơn kế hoạch. Các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động như dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR trong nhiều trường hợp không được thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện mang tính chất đối phó. Nhận thức không đúng đắn về rủi ro, che dấu rủi ro là cách nhanh nhất để một tổ chức tài chính rơi vào khủng hoảng và thậm chí phá sản.

Quản lý thông tin kém

Cả AGRIBANK và NHCSXH đều dựa vào thông tin của lãnh đạo địa phương cung cấp. Tuy nhiên, lãnh đạo địa phương không có thông tin đầy đủ về các hoạt động tín dụng trong địa bàn của mình phụ trách, và cũng không thể khẳng định tất cả hộ gia đình của địa phương đều được tiếp cận thông tin. Đôi khi những người có phương án đầu tư hiệu quả không được tiếp cận với các chương trình cho vay vốn; trong khi họ hàng, bạn bè của các nhà chức trách địa phương lại thường có tên trong danh sách được hưởng những


chương trình vay vốn ưu đãi. Việc ghi lại và báo cáo dữ liệu riêng biệt cho khu vực nông thôn vẫn chưa được thực hiện, dữ liệu tài chính được đánh giá là tuân theo một tiêu chuẩn rất thấp.

Các quỹ tín dụng nhân dân cũng gặp khó khăn về thông tin và chia sẻ thông tin trong hệ thống do tính rời rạc, lẻ tẻ và hiệu quả hoạt động của Hiệp hội QTDND chưa cao. Trong năm 2005, QTDNDTW đã tiến hành chuyển đổi thành công việc quản lý thông tin sang hệ thống BMS (banking management system), và DID đang tiếp tục hỗ trợ để triển khai xây dựng đề án hệ thống phần mềm ngân hàng bán lẻ thống nhất cho toàn hệ thống QTDND (PCFs-BMS). Tuy nhiên, hệ thống này cho tới hiện nay vẫn chưa xây dựng xong.

Việc liên kết thông tin của các TCTCNT NGOs có vẻ tốt hơn do họ phát triển được tổ công tác về tài chính vi mô và chia sẻ các thông tin liên quan tới chương trình qua email thường xuyên, cũng như tổ chức các hội thảo và chuẩn bị bản tin tài chính vi mô theo quý. Tuy vậy, việc chia sẻ thông tin về khách hàng vẫn còn rất hạn chế. Điểm yếu lớn nhất của các TCTCNT NGOs là không có hệ thống quản lý thông tin (MIS) hữu hiệu và tự động hóa để theo dõi và giám sát kết quả hoạt động tài chính cũng như cho vay. Ngoại trừ CEP và dự án tín dụng Việt – Bỉ, việc quản lý thông tin hiện nay tại các TCTCNT NGOs rất thủ công, chỉ làm trên Excel hoặc bằng tay.

Quy trình nghiệp vụ chưa được chuẩn hóa

Hiện tại, chỉ có AGRIBANK là có quy trình chuẩn cho hoạt động tín dụng của mình thông qua sự hỗ trợ kỹ thuật của ADB với số vốn 590 ngàn USD. Tuy vậy, quy trình này không áp dụng được vào thực tế, và hiện nay các cán bộ tín dụng vẫn làm theo quy trình cũ. NHCSXH và QTDND cũng có quy trình, nhưng mức độ chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế chưa được đặt ra.


PWC đã ký hợp đồng soạn thảo sách hướng dẫn kiểm toán nội bộ cho dự án tín dụng Việt – Bỉ, trong khi KPMG đã cung cấp đào tạo về quản lý tài chính cho các nhà cung cấp tài chính vi mô và thực hiện kiểm toán các chương trình cho NHCSXH. Các TCTCNT NGOs thường không có quy trình rõ ràng cho các nghiệp vụ tài chính của mình mà áp dụng nhiều phương thức khác nhau.

2.3.2.2.2. Các nguyên nhân thuộc về môi trường luật pháp

a. Các quy định pháp lý cho hoạt động của các TCTCNT vừa thiếu vừa yếu

Hiện nay, các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động của các TCTCNT không hề tính đến đặc trưng riêng có khu vực này. Vì vậy, các đơn vị này chịu sự điều chỉnh giống như các TCTC đô thị. Các quy định về quản lý an toàn, về trích lập, xử lý rủi ro, về dự trữ, về phát triển dịch vụ, về thuế thu nhập…. được áp dụng chung cho mọi loại TCTCNT. Trong khi đó, khả năng rủi ro, lợi nhuận, cơ sở khách hàng… của các TCTCNT rất khác biệt, và điều này vô tình đã tạo ra sân chơi không bình đẳng cho các TCTCNT. Đặc biệt, hệ thống QTDND hiện nay bị điều chỉnh tương tự như một ngân hàng lớn, với các chỉ tiêu CAR, nợ quá hạn, thuế suất thuế thu nhập… tương đương.

Các QTDND có điểm mạnh rất lớn là định hướng hoạt động theo đúng nhu cầu khách hàng. Tuy vậy, các quỹ này không được phép mở rộng phạm vi đối tượng phục vụ của mình ra quá nhóm thành viên đã đăng ký của họ (trừ trường hợp cho vay người nghèo). Điều này đã gây ra hạn chế rất lớn cho việc tăng trưởng quy mô của các quỹ. Để lấy được giấy phép của NHNN, và đạt được độ bền vững về hoạt động và tài chính, các QTDND phải cân bằng nguồn vốn của mình, và không thể tập trung riêng – hay thậm chí chủ yếu – đến mảng khách hàng nghèo trong cộng đồng. Ngân hàng nhà nước và Chính phủ chưa tin tưởng vào sự hoạt động


an toàn của các QTDND nên đã có các phương thức, biện pháp quản lý giám sát quá trực tiếp, hành chính đối với hệ thống này.

Trước khi có sự ra đời của nghị định 28, Việt Nam chưa có một khung pháp lý nào đối với hoạt động tài chính quy mô nhỏ, và cũng chưa có sự nhất trí nào về một chính sách tài chính vi mô hợp lý. Nghị định 28 đưa ra nền pháp lý cần thiết cho khu vực tài chính bán chính thức, nhưng ngay từ khi ra đời, nghị định này đã gây ra rất nhiều tranh cãi [9].

Tới cuối năm 2007, Chính phủ đã có nghị định 165 sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Nghị định 28. Những điểm nổi bật của Nghị định 165 là: cho phép TCTC quy mô nhỏ được hạch toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính chứ không nhất thiết theo hướng dẫn của NHNN (sửa đổi điều 30); cho phép các TCTC quy mô nhỏ không huy động tiết kiệm tự nguyện được quyền tiếp tục hoạt động như bình thường (sửa đổi điều 37 khoản 2), bãi bỏ một số quy định về việc thu hồi giấy phép, phá sản, góp vốn và chuyển nhượng và miễn trừ (bãi bỏ điểm đ khoản 2 Điều 13, Điều 15, Điều 20 và Điều 36) [9, 11]. Tuy vậy, một số vướng mắc như: chế tài TCTC quy mô nhỏ như NHTM, vấn đề về vốn pháp định, phạm vi hoạt động… vẫn tồn tại. Do đó, việc triển khai nghị định 28 và nghị định 165 đã bị chậm trễ. Ngày 2/4/2008, tức sau hơn ba năm ra đời nghị định 28, NHNN mới hoàn thành và ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định [39].

Các hạn chế khác đòi hỏi việc tăng cường can thiệp pháp lý để phát triển hoạt động của các TCTCNT ở Việt Nam bao gồm :

- Nhu cầu cấp thiết để tạo ra và duy trì cơ sở dữ liệu thông tin cập nhật và liên tục về các tổ chức tài chính phục vụ thị trường, kể các chất lượng tài sản, các nguồn vốn, và phân đoạn thị trường để tăng cường quản lý rủi ro


- Việc thiếu hệ thống tham chiếu tín dụng (văn phòng) với ít nhất hệ thống đăng ký vay cũng làm tăng rủi ro của việc quá nhiều tín dụng, và do đó không phát hiện được rủi ro của danh mục đầu tư tại thị trường hoạt động tốt

- Sự xếp hạng thường xuyên của các TCTCNT lớn và trung bình (chính thức và bán chính thức) cũng cải thiện lòng tin và hiểu biết thị trường tài chính trong ngành này.

Với quy định khuyến khích và địa vị pháp lý rõ ràng, các TCTCNT bán chính thức dường như cũng phát triển khả năng lớn hơn để sánh vai với các TCTCNT chính thức, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, tăng cường nỗ lực để hoạt động chuyên nghiệp hơn. Việc tuân thủ các quy định pháp lý mới chắc chắn sẽ làm phát sinh chi phí, nhưng tạo cơ sở để tăng cường khả năng về tổ chức và thể chế của các TCTCNT này. Trong tương lai, các TCTCNT sẽ cần đầu tư nhiều hơn vào đào tạo nhân viên và quản lý, phát triển hệ thống thông tin quản lý và kế toán để đáp ứng các quy định bổ sung yêu cầu các TCTCVM phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn báo cáo mới của NHNN [46].

b. Việc áp dụng các tiêu chuẩn kế toán quốc tế hiện tại chưa được thực hiện tốt.

Các quy định của NHNN ban hành liên quan tới các tỷ lệ đảm bảo an toàn và quản lý rủi ro đã tiến gần tới tiêu chuẩn quốc tế [21], [43], [46- 48], nhưng các chế tài kiểm tra việc thực hiện còn nhiều vấn đề. Số liệu tài chính của các TCTCNT gặp rất nhiều vấn đề, có sự chênh lệch lớn giữa số liệu theo chuẩn kế toán Việt Nam và chuẩn kế toán quốc tế. Phần phụ lục 2.7 minh họa rõ hơn vấn đề số liệu và các chuẩn kế toán của các TCTCNT Việt Nam.

c. Quan niệm chưa hợp lý về cách cung cấp tín dụng cho người nghèo

Cách tiếp cận tín dụng đối với người nghèo hiện nay vẫn là chính sách lãi suất thấp, thể hiện rất rõ thông qua hoạt động của NHCSXH và các


chương trình hỗ trợ của chính phủ. Điều này có thể dẫn đến ba sai lệch như sau.

- Hạn chế hoàn toàn khả năng đưa ra mức lãi suất của các TCTCNT để có thể trang trải mọi chi phí thông qua các giới hạn lãi suất. Kết quả là các TCTCNT khác bị đẩy ra khỏi thị trường, các NHTM và các TCTCNT mới không được khuyến khích tham gia vào thị trường

- NHCSXH chịu một nửa lãi suất của AGRIBANK, là đối tượng được miễn thuế và được Chính phủ bảo lãnh. Các chính sách liên quan tới NHCSXH và một chừng mực nào đó liên quan tới NHPT cho dù là có thiện chí, đã gây ra những sai lệch trong hệ thống, giảm huy động vốn và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới mức độ ổn định bền vững của các TCTCNT khác.

- Tăng thái độ trông chờ, ỷ lại, phụ thuộc vào bao cấp của các hộ nghèo Vì vậy, thị trường tài chính nông thôn không có sự cạnh tranh lành

mạnh, bị bóp méo. Đây là những khó khăn thách thức trong thời kỳ quá độ

của một nền kinh tế thị trường tự do.

2.3.2.2.3. Các nguyên nhân thuộc về môi trường kinh tế

a. Chưa có chiến lược chung cho sự phát triển của khu vực tài chính nông thôn Tại Việt Nam, tài chính nông thôn thường được coi là phương tiện

trợ cấp cho người dân nôn thôn, và các mục tiêu định lượng lớn nhất là đáp ứng được nhu cầu tài chính của người dân, đặc biệt là người nghèo. Điều này đưa đến nỗ lực cung kéo do Chính phủ Việt Nam thực hiện, minh chứng bằng sự phát triển của NHCSXH, hệ thống QTDND, các quỹ tín dụng quay vòng, và các chương trình xã hội và phát triển cộng đồng có định hướng rõ ràng, các nhà tài trợ và các NGOs. Tuy vậy, có rất ít sự quan tâm dành cho chất lượng tài chính của các khoản tín dụng được cung


cấp, sự bền vững của các tổ chức này trong việc cung cấp dịch vụ, và khả năng hoàn trả của người vay.

Hiện nay Việt Nam chưa có chiến lược toàn diện nào đề ra tầm nhìn và định hướng chiến lược của tài chính nông thôn trong 10 năm tới. Có hai lý do chính. Thứ nhất, tài chính nông thôn thường được nhìn nhận như một công cụ xã hội hơn là một công cụ kinh tế. Vì vậy, không có sự liên kết chặt chẽ giữa tài chính nông thôn với chính sách tiền tệ hay chiến lược phát triển khu vực tài chính của đất nước. Xu thế chủ yếu là xem tài chính nông thôn như một công cụ xã hội chống lại đói nghèo và cần được bao cấp. Thứ hai, giữa các TCTCNT hiện đang rất thiếu tính liên kết mạng lưới và điều phối, cũng như sự phối hợp với ngành tài chính nông thôn quốc tế. Do vậy, các tổ chức này thiếu sự so sánh với các nhà cung ứng khác về khả năng thực hiện, khả năng công nghệ, kiến thức thực hành.

b. Môi trường cạnh tranh trên thị trường tài chính nông thôn còn nhiều bất cập Môi trường cạnh tranh về vốn vay còn nhiều hạn chế, sân chơi

không bình đẳng. Ngân hàng Chính sách đang gặp những khó khăn vì phụ thuộc vào tài trợ của Chính phủ, khả năng huy động vốn hạn chế do mạng lưới hầu như không có chi nhánh độc lập, tỷ lệ hoàn vốn cho vay còn thấp... nên không thể đồng thời cải thiện phúc lợi khu vực nông thôn và bảo tồn vốn kinh doanh.

Nếu cho vay gặp thiên tai địch họa thì chỉ có các TCTD Nhà nước được xoá nợ, còn các TCTD khác như QTDND hay các TCTCNT NGOs phải tự bù đắp. Đây là một bất bình đẳng. Trong cơ chế cạnh tranh lãi suất, nhiều tổ chức tín dụng nhỏ đã không thể nâng lãi suất huy động quá cao, mà đành thu hẹp phạm vi hoạt động do không đủ nguồn vốn đầu tư.

Như báo cáo đề án của NHNN: "Các NHTMNN cho vay vùng có

điều kiện khó khăn chỉ ưu đãi một phần lãi suất, còn cơ chế về nghiệp vụ

Xem tất cả 251 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí