Phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Quân đội – MB - 2


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN


Bài luận văn tập trung nghiên cứu về chất một trong những hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội - MB là phát triển các sản phẩm Bancassurance tại NH TMCP Quân đội - MB, gồm 3 chương với kết quả nghiên cứu chính của từng chương như sau:

Chương 1: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản chung của Bancassurance Ngân hàng thương mại và, phát triển các sản phẩm Bancassurance đồng thời nêu ra định nghĩa vai trò và các mô hình về Bancassurance, các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng và kinh nghiệm đến phát triển các sản phẩm Bancassurance.

Chương 2: Nêu tổng quan về NH TMCP Quân đội - MB, phân tích thực trạng các sản phẩm Bancassurance, đánh giá các mặt đạt được và chưa đạt đồng thời tìm nguyên nhân cho các mặt chưa đạt được đó.

Chương 3: Nêu lên những định hướng phát triển sản phẩm Bancassurance của NH TMCP Quân đội MB, luận văn đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển các sản phẩm Bancassurance tại NH TMCP Quân đội MB.


MỞ ĐẦU


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

1. Tính cấp thiết của đề tài


Phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Quân đội – MB - 2

Trước xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để duy trì sự tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm và các ngân hàng thương mại trong nước phải luôn nâng cao chất lượng hoạt động, không ngừng cải tiến quản lý điều hành, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm. Ðồng thời, các doanh nghiệp bảo hiểm và các ngân hàng thương mại phải có những thay đổi trong chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing và chiến lược phân phối sản phẩm.

Bacassurance là thuật ngữ chỉ mối liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm nhằm đa dạng hóa hoạt động dịch vụ của hai bên. Bancassurance phát triển đầu tiên tại Châu Âu (Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ) và sau đó lan rộng sang Mỹ, Canada và các nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hiện nay có rất nhiều ngân hàng tham gia vào hoạt động bancassurance (theo số liệu của Swiss Re, hiện tại có 70% đến 90% ngân hàng tại các nước Châu Âu, và 100% ngân hàng tại Pháp tham gia vào hoạt động Bancassurance, con số này chiếm khoảng 20% tại Mỹ).

Tại Việt Nam, mặc dù Bancassurance không còn là khái niệm mới mẻ nhưng hoạt động liên kết này vẫn đang ở những bước phát triển đầu tiên và hứa hẹn nhiều tiềm năng. Việc các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam phát triển các mô hình bancassurance là hoàn toàn hợp lý do có rất nhiều lợi thế về thị trường, thương hiệu, cơ sở vật chất, tiềm lực. Tuy nhiên hoạt động Bancassurance của bản thân các Bancassurance này chưa thật sự hiệu quả: điển hình là trường hợp của Bảo Ngân, VCLI; hoặc phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thực tế do việc khai thác thị trường tiềm năng vẫn còn rất nhiều vướng mắc.

Là một trong những ngân hàng thương mại lớn về quy mô tổng tài sản và hiệu quả kinh doanh. Ngân hàng TMCP Quân đội đang nỗ lực tái cơ cấu toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình để trở thành một định chế tài chính ngân hàng vững mạnh dẫn đầu thị trường. Trong đó, việc phát triển các sản phẩm Bancassurance được Ngân hàng TMCP Quân đội – MB tập trung phát triển. Hiểu được tầm quan trọng của phát


triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Quân đội – MB, tác giả lựa chọn vấn đề “Phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Quân đội – MB” làm đề tài cho Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Ngoại Thương của mình.

2. Tình hình nghiên cứu


Do tầm quan trọng của Bancassurance và các sản phẩm Bancassurance của các ngân hàng thương mại, vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu phân tích trong nhiều bài nghiên cứu khoa học, luận văn, bài viết. Cụ thể:

Nghiên cứu “Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam nhìn từ góc độ sự hài lòng của khách hàng” của tác giả Nguyễn Thị Nhung (2010) đăng trên Tạp chí Công nghệ ngân hàng số 53/2010 đã hệ thống hóa các vấn đề về Bancassurance như khái niệm, đặc điểm và vai trò của Bancassurance. Tiếp đó, nghiên cứu phân tích và đánh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm và sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Ðồng dựa trên việc phân tích số liệu từ kết quả khảo sát 170 khách hàng. Cuối cùng, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Ðồng nói riêng.

Nghiên cứu “Phát triển hoạtđộng Bancassurance của các công ty bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhànước Việt Nam” – Luận án Tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế quốc dân của tác giả Đoàn Thị Thanh Tâm (2014) đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về Bancassurance và phát triển hoạt động Bancassurance của công ty bảo hiểm. Tiếp đến, nghiên cứu phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bancassurance của các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc cácngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam. Cuối cùng, nghiên cứu đánh giá cơ sở phát triển hoạt động Bancassurance và đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động Bancassurance của các doanh nghiệp bảo hiểm thuộccác ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam.

Nghiên cứu “Phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt” của tác giả Nguyễn Ngọc Hội (2012) – Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Ngoại Thương đã hệ thống hóa các khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố

3


ảnh hưởng đến phát triển các sản phẩm Bancassurance tại các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu cũng đánh giá việc triển khai phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt trong năm 2010 đến năm 2012. Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra các định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt.

Nghiên cứu “Phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát trển Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hương Giang (2014) – Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã hệ thống hóa các khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các sản phẩm Bancassurance tại các ngân hàng thương mại. Tiếp đó, tác giả đánh giá việc triển khai phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát trển Việt Nam trong năm 2010 đến năm 2014. Cuối cùng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát trển Việt Nam.

Các nghiên cứu trên đã làm rõ cơ sở lý luận về Bancassurance và phát triển các sản phẩm Bancassurance của các ngân hàng thương mại. Các nghiên cứu cũng phân tích và đánh giá thực trạng phát triển các sản phẩm Bancassurance của một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Nghiên cứu này, tác giả phân tích và đánh giá thựa trạng phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Quân đội – MB nhằm đề xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp với sự phát triển thực tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội – MB.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


3.1. Mục đích nghiên cứu


Mục đích của nghiên cứu là đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Quân đội – MB.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, những nhiệm vụ chính của nghiên cứu là:

4


- Khái quát các vấn đề về Bancassurance và phát triển các sản phẩm Bancassurance trong ngân hàng thương mại

- Phân tích và đnahs giá thực trạng phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Quân đội – MB

- Đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Quân đội – MB.

4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Quân đội – MB.

4.2. Phạm vi nghiên cứu


- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Quân đội - MB

- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu về thực trạng phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Quân đội – MB được thu thập trong giai đoạn 5 năm 2015 – 2019. Các giải pháp đề xuất đẩy mạnh phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Quân đội – MB được đề xuất cho giai đoạn 2020 – 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu


Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về Bancassurance và phát triển các sản phẩm Bancassurance trong ngân hàng thương mại nhằm làm rõ các khái niệm, vai trò, các mô hình Bancassurance, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các sản phẩm Bancassurance trong ngân hàng thương mại.


Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Quân đội – MB trong thời gian 05 năm từ năm 2015 đến năm 2019.

Phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải được sử dụng trong Chương 3 khi nghiên cứu để lập luận cho các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Quân đội - MB trong thời gian tới (2020 – 2025).

6. Kết cấu của luận văn


Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về Bancassurance và phát triển các sản phẩm Bancassurance trong ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Quân đội - MB

Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Quân đội - MB


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BANCASSURANCE VÀ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM BANCASSURANCE TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về Bancassurance


1.1.1. Khái niệm Bancassurance


Bancassurance là thuật ngữ chỉ mối quan hệ liên kết ngân hàng và bảo hiểm và là hoạt động phát sinh do nhu cầu thực tế của xã hội. Do sự khác nhau về môi trường kinh tế xã hội, mức độ phát triển dịch vụ và mối quan hệ liên kết, khung pháp lý và tập quán thương mại cũng như thói quen tiêu dùng, khái niệm bancassurance rất đa dạng.

Theo Locatelli (2003), chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm và dịch vụ tài chính: “Bancassurance là một chiến lược của các ngân hàng và các công ty bảo hiểm nhằm khai thác với phương thức ít nhiều thích hợp thị trường các dịch vụ tài chính”. Khái niệm này được Swiss Re và tác giả đưa ra dưới góc độ nghiên cứu về chiến lược kinh doanh mà các ngân hàng hay các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển hoạt động trong thị trường dịch vụ tài chính nói chung và thị trường tài chính Châu Á nói riêng. Khái niệm này cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể khác nhau trên thị trường tài chính.

Theo Kumar (2001), trên góc độ kết hợp giữa ngân hàng và bảo hiểm, “Thuật ngữ Bancassurance chỉ nỗ lực chung của các ngân hàng và các nhà bảo hiểm trong việc cung cấp các dịch vụ cho các khách hàng của ngân hàng”. Định nghĩa phản ánh bản chất của Bancassurance chính là sự liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho cùng một cơ sở khách hàng của ngân hàng.

Jongeneel (2011) định nghĩa “Bancassurance là việc phân phối các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm thông qua một kênh phân phối chung đến cùng một cơ sở khách hàng”. Điểm mấu chốt của khái niệm này là cả ngân hàng và bảo hiểm sử dụng chung một dữ liệu khách hàng trong việc phân phối sản phẩm và dịch vụ.

Trong nghiên cứu của Steven (2007) “Bancassurance là việc bán các sản phẩm bảo hiểm bán lẻ cho cơ sở khách hàng của ngân hàng”. Đây là khái niệm được đưa ra trong nghiên cứu về Bancassurance tại các nước trên thế giới, đặc biệt là tại các thị


trường phát triển. Có thể thấy khái niệm này nhấn mạnh vào việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm bán lẻ qua các ngân hàng cho khách hàng của ngân hàng. Trên thực tế đây cũng là lĩnh vực phân phối bảo hiểm thành công nhất của các Bancassurance tại Châu Âu.

Từ thực tế phát triển của Bancassurance tại các thị trường và các nghiên cứu liên quan đến Bancassurance của các nhà chuyên môn có thể tóm lược các thuật ngữ cơ bản liên quan đến Bancassurance như sau: “Bancassurance là sự kết hợp giữa bảo hiểm và ngân hàng để tối đa hóa dịch vụ và lợi nhuận của các bên”; Kênh phân phối Bancassurane được xác định là “kênh phân phối các sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng, phân phối các sản phẩm bảo hiểm đến các khách hàng của ngân hàng”. Xét trên mối quan hệ ràng buộc, một Bancassurance được cấu thành bởi nhiều bên như ngân hàng, bảo hiểm, khách hàng và chịu tác động bởi các bên liên quan như cơ quan quản lý giám sát, các hiệp hội nghề tuy nhiên bảo hiểm vẫn giữ vai trò chủ đạo. Một Bancassurance phát triển thể hiện một mô hình hoạt động bao gồm cả quá trình thiết kế sản phẩm, phân phối sản phẩm nhằm cung cấp dịch vụ phù hợp nhất và tối đa hóa quyền lợi của các bên.

1.1.2. Vai trò của Bancassurance


Mặc dù ra đời chưa lâu nhưng Bancassurance đã trở thành một trong những hình thức phân phối phổ biến nhờ những ưu thế của nó không chỉ đối với phía doanh nghiệp bảo hiểm mà ngay cả đối với ngân hàng cũng như khách hàng của ngân hàng. Có thể tóm tắt lợi ích thông qua bảng tổng hợp sau:

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 29/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí