KẾT LUẬN
Du lịch trên toàn cầu phát triển với tốc độ cao đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, đồng thời đang làm cho môi trường thiên nhiên, văn hóa xã hội ở nhiều nơi bị biến động đáng lo ngại. Phát triển các loại hình du lịch theo hướng bền vững đang được tổ chức du lịch quốc tế quan tâm nghiên cứu, là hướng chiến lược để phát triển du lịch mà Đảng và nhà nước quan tâm, là mục tiêu mà du lịch huyện đảo Phú Quốc cần đạt tới.
Phú Quốc là một huyện đảo, có vị trí địa lý đặc biệt, có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Những thắng cảnh thiên nhiên độc đáo cùng với cảnh quan văn hóa, lịch sử tín ngưỡng, tôn giáo và tập quán của nhiều thành phần dân tộc sinh sống trên một địa bàn nhỏ hẹp đã bổ sung cho nhau tạo thành hương sắc đặc thù của Phú Quốc – Kiên Giang.
Trên cơ sở tiếp cận lý luận về du lịch bền vững, vừa khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực tiễn các loại hình du lịch cho thấy du lịch Phú Quốc đã đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế địa phương, có xu hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Phú Quốc nói riêng, tỉnh Kiên Giang nói chung. Sự phát triển đa dạng các loại hình, các sản phẩm du lịch trong thời gian qua đã có tác động thu hút khách du lịch đến với Phú Quốc ngày một tăng, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội huyện đảo theo hướng tích cực và bền vững nền kinh tế.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của du lịch Phú Quốc trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều dấu hiệu bất cập như loại hình du lịch còn mang tính đơn điệu, quy mô không lớn, không có sức thu hút khách, sản phẩm du lịch còn mang tính trùng lặp, gây nhàm chán. Thêm vào đó cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, quy hoạch xây dựng một số điểm du lịch, cơ sở lưu trú chưa hợp lý... gây ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của du khách, nguy cơ bị phá vỡ cân bằng hệ sinh thái biển – đảo và tính nguyên bản của các đảo đang ở mức báo động. Nhận thức chung về vai trò, vị trí, ý nghĩa của ngành du lịch trong xã hội, trong dân, trong các ngành, các cấp chưa được đầy đủ, chưa thực sự tạo được sự chuyển biến sâu sắc trong xã hội ý thức trách nhiệm tham gia phát triển du lịch bền vững. Cơ chế phối hợp các cấp, các ngành và địa phương trong việc quản lý bảo tồn tài nguyên du lịch không được rõ ràng, không giữ được vẽ nguyên trạng của nó, chưa tạo nên sức mạnh tổng hợp trong việc phát triển ngành du lịch.
Để tháo gỡ những bất cập đang nảy sinh trong vấn đề xây dựng và khai thác các loại hình du lịch hiệu quả của huyện Phú Quốc, luận văn đã đề xuất những định hướng, giải pháp và những kiến nghị để phát triển du lịch trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc và yêu cầu phát triển du lịch bền vững. Các giải pháp tập trung vào 9 vấn đề cụ thể: lựa chọn ưu tiên các loại hình du lịch hiệu quả; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao nhận thức cộng đồng; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm đặc trưng; đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo và cải cách mạnh cơ chế quản lý, phát triển du lịch kết hợp với bảo vệ môi trường, tài nguyên.
Bên cạnh những kết quả và đóng góp trên, luận văn còn một số vấn đề tồn tại mà trong giới hạn nghiên cứu chưa có điều kiện khắc phục. Việc đánh giá, so sánh các loại hình du lịch giữa Phú Quốc và các điểm du lịch khác phần lớn chỉ mang tính chủ quan của bản thân tác giả mà chưa có chính kiến của các nhà nghiên cứu. Việc xây dựng các mô hình du lịch chỉ dùng lại ở lý thuyết mà chưa có khả năng kiểm nghiệm bằng thực tế. Vì vậy, luận văn chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu bước đầu, vận dụng những cơ sở lý luận về phát triển du lịch vào địa bàn cụ thể huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.
Tiếp thu các nghiên cứu đi trước, tác giả luận văn “Phát triển các loại hình du lịch huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang theo hướng bền vững’’ mong muốn được đóng góp một phần vào nguồn tài liệu về du lịch huyện nhà. Hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn mang lại tính thực tiễn, có thể là tài liệu tham khảo, góp thêm căn cứ khoa học cho việc xây dựng đa dạng các loại hình du lịch Phú Quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Ở Huyện Đảo Phú Quốc Theo Hướng Bền Vững
- Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Ở Phú Quốc Theo Hướng Bền Vững
- Đào Tạo Bồi Dưỡng, Nâng Cao Trình Độ Lao Động Ngành Du Lịch
- Phát triển các loại hình du lịch huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang theo hướng bền vững - 15
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
I. TÀI LIỆU TRONG NƯỚC
A. SÁCH THAM KHẢO
1. Lê Huy Bá (2006), Du lịch sinh thái, Nxb. Khoa học và Kỷ thuật
2. Nguyễn Công Bình (1995), Đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên cứu phát triển. Nxb KHXH, Hà Nội.
3. Lý Mỹ Hạnh (1993), Địa lý tỉnh Kiên Giang, Sở GD và ĐT tỉnh Kiên Giang.
4. Phạm Hoàng Hộ (1985), Thực vật ở đảo Phú Quốc, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Trần Văn Huấn (1998), Tiềm năng ở đảo Phú Quốc xưa và nay, Nxb ĐHQG Hà Nội.
7. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái. Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục.
8. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục.
9. Nguyễn Tấn Phát (1996), Tìm hiểu Kiên Giang. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Kiên Giang
10. Nguyễn Minh Tuệ (1996), Địa lý du lịch. Nxb TP Hồ Chí Minh.
11. Lê Văn Thắng (2006), Du lịch và Môi Trường, Nxb Khoa học và Kỷ thuật.
12. Lê Thông (1998), Tổ chức lãnh thổ du lịch, Nxb Giáo dục.
13. Trần Văn Thông (2002) Tổng quan du lịch, Nxb Giáo dục.
B. CÁC LOẠI TÀI LIỆU KHÁC
14. Ban quản lý Đầu tư và phát triển Phú Quốc (2007), Báo cáo tình hình đầu tư phát triển đảo Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang.
15. Cẩm nang du lịch và đặc sản Phú Quốc (2005), Nxb Thế Giới.
16. Cẩm nang du lịch từ Hà Tiên đến Phú Quốc (2003), Nxb Thanh Niên.
17. Dự án phát triển của Liên Hợp Quốc (2003), Dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc.
18. Phòng Công Thương – Khoa học Công nghệ (2007), Báo cáo Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008, UBND huyện Phú Quốc
19. Phân Viện điều tra Quy hoạch Rừng II (2001), Dự án đầu tư phát triển vườn quốc gia Phú Quốc và vùng đệm.
20. Quyết định 14/2006/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 04/01/2004, Về việc quy hoạch phát triển giao thông bền vững đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
21. Quyết định 178/2004/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 05/10/2004, Về việc phê duyệt Đề án Phát triển Tổng thể Đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
22. Quyết định 229/2005/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 16/09/2006, Về Quy chế nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.
23. Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Kiên Giang, Báo cáo hiện trạng môi trường huyện Phú Quốc từ 2003 đến nay.
24. Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Kiên Giang, Diện tích rạn san hô và độ che phủ trung bình của san hô ở đảo Phú Quốc.
25. Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Kiên Giang, Sơ đồ các rạn san hô ở các vùng biển Nam An Thới.
26. Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Kiên Giang, Các thảm cỏ chính ở vùng ven bờ đảo Phú Quốc.
27. UBND tỉnh Kiên Giang: Dự án đầu tư phát triển Vườn Quốc Gia Phú Quốc và vùng đệm giai đoạn 2001 – 2010, Phân viện điều tra quy hoạch rừng II, 2001.
28. UBND huyện Phú Quốc, 1999, Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Quốc
– tỉnh Kiên Giang thời kỳ 1999 -2010.
29. UBND huyện Phú Quốc, Báo cáo tổng kết năm 2005
30. UBND huyện Phú Quốc, Báo cáo tổng kết năm 2009
31. UBND huyện Phú Quốc, Báo cáo tổng kết năm 2010
32. UBND tỉnh Kiên Giang (2010), Báo cáo sơ kết công tác phát triển du lịch 5 năm ( 2006 – 2010).
33. UBND tỉnh Kiên Giang (2010), Báo cáo tổng kết đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010 – 2015
34. UBND huyện (2010), Báo cáo tổng kết đại hội Đảng bộ huyện khóa X.
B. BÁO, TẠP CHÍ, INTERNET
35. “ Đầu tư phát triển đảo ngọc Phú Quốc: Khởi sắc nhưng vẫn còn chậm”, Sài Gòn giải phóng, ngày 11/01/2010.
36. “Khu dự trử sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang”, Sài Gòn giải phóng, ngày 26/10/2010.
37. “Lặn ngắm san hô – một thú vui của du khách khi đến Phú Quốc”, báo kinh tế Sài gòn, ngày 12/02/2010.
38. “Lặn ngắm san hô trên biển Phú Quốc”, tạp chí du lịch, ngày 23/05/2011.
39. Ts Nguyễn Xuân Niệm, “Khu dự trử sinh quyển biển đảo Kiên Giang”, tạp chí Du lịch, ngày 05/07/2011.
40. “Phát triển du lịch Phú Quốc như thế nào?”, báo kinh tế Sài Gòn, ngày 02/12/2008
41. “Phú Quốc bãi biển đẹp và sạch nhất thế giới, báo kinh tế Sài Gòn, ngày 01/03/ 2008.
42. “Quyến rũ đảo biển Tây Nam”, theo thời báo kinh tế Sài Gòn, ngày 09/01/2009.
43. Đăng Nguyễn, “Phú Quốc: Phát huy lợi thế trong phát triển kinh tế du lịch”, tạp chí văn hóa du lịch Kiên Giang, ngày 05/07/2006.
II. TIẾNG NƯỚC NGOÀI
1. Boo,e. (1990). Ectourism: the potentials and pitfall. Baltimore: WWF
2. Greg Ringer (2000). Ecotourism planning. University of Ofegon International Studies.
3. Vietnam Economic Time. March 2006.“Phu Quoc farmers abandoning pepper”.
HÌNH ẢNH
Suối tranh
Sự hoang sơ của các bãi biển
Dinh Cậu
Nấm tràm
Gỏi cá trích
Khu nghỉ dưỡng La Veranda resort
Một góc khu Resort Sài Gòn Phú Quốc