Phát triển bền vững ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

---------------


MAI ĐỨC PHÚC


PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025


Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã ngành: 8310102


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn


TP.HCM - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN


*******


Tôi cam đoan rằng đề tài “Phát triển bền vững ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong công trình này là trung thực và chưa từng được sự công bố trong bất kì công trình nào khác.


TP.HCM ngày 03 tháng 01 năm 2019

Tác giả


Mai Đức Phúc


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation - Diễn đàn Hợp tác Kinh tế

châu Á – Thái Bình Dương

GDP

Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa

UBND

Uỷ ban nhân dân

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

WAR

Wildlife at Risk - Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã

WHO

World Health Organisation – Tổ chức Y tế Thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 - 1


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1. Tiêu chí liên quan đến văn hóa và xã hội 15

Bảng 1.2. Tiêu chí liên quan đến môi trường trong phát triển bền vững 17

Bảng 2.1.Tỷ trọng khách du lịch đến TP.HCM so với cả nước Giai đoạn 2005-2017 .29 Bảng 2.2. Thống kê số lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn TP.HCM 31

Bảng 2.3. Thống kê đóng góp của du lịch vào GDP của TP.HCM 32

Bảng 2.4. Doanh thu và tốc độ tăng của doanh thu du lịch thành phố so với cả nước giai đoạn 2005 – 2017 34

Bảng 2.5. Thống kê nguồn tài chính phục vụ trùng tu di sản văn hóa 37

Bảng 2.6. Khối lượng thu gom rác tại TP.HCM 40

Bảng 2.7. Ước tính lượng nước thải phát sinh từ khách du lịch 40

Bảng 2.8. Thống kê số lượng hệ sinh thái nước biển ven bờ 46

Bảng 2.9. Năng lực tổ chức quản lý bền vững của của doanh nghiệp 49

Bảng 2.10. Tình hình gia tăng lợi ích đối với cộng đồng 52

Bảng 2.11. Hạn chế liên quan đến gia tăng lợi ích đối với di sản văn hoá 54

Bảng 2.12. Hạn chế liên quan đến tối đa hoá lợi ích đối với môi trường 55

Bảng 2.13. Sự quan tâm của doanh nghiệp đối với vấn đề bảo tồn các nguồn tài nguyên 56


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 6

1.1. Quan điểm về phát triển bền vững 6

1.2. Lý luận chung về phát triển du lịch bền vững 7

1.2.1. Khái niệm du lịch bền vững 7

1.2.2. Đặc điểm của phát triển du lịch bền vững 9

1.2.3. Vai trò của phát triển du lịch bền vững 10

1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 10

1.3.1. Nguyên tắc khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý 10

1.3.2. Nguyên tắc bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững 11

1.3.3. Nguyên tắc phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương 11

1.3.4. Nguyên tắc thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch bền vững 12

1.4. Nội dung phát triển du lịch bền vững 12

1.4.1. Yếu tố kinh tế 12

1.4.2. Yếu tố về văn hoá - xã hội 14

1.4.3. Yếu tố về môi trường 15

1.5.Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở một số địa phương trong nước

................................................................................................................................................18

Tóm tắt chương 1. 26

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 27

2.1. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh và phát triển du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh

................................................................................................................................................27


2.1.1. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh 27

2.1.2. Tổng quan về phát triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh 29

2.2. Thực trạng phát triển bền vững ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 32

2.2.1. Hiệu quả kinh tế trong phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh 32

2.2.2. Hiệu quả về văn hoá-xã hội trong phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh 35

2.2.3. Thực trạng về môi trường trong phát triển bền vững ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 39

2.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh 48

2.3.1. Kết quả đạt được 48

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 49

Tóm tắt chương 2. 60

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 61

3.1. Định hướng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 61

3.2. Các giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh 63

3.2.1. Đổi mới tư duy về phát triển du lịch bền vững 64

3.2.2. Giải pháp xây dựng quy hoạch phát triển du lịch bền vững 70

3.2.3. Giải pháp phát huy sự tham gia của doanh nghiệp trong phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh 75

3.2.4. Giải pháp phát huy sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh 80

Tóm tắt chương 3. 83

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 84

1. Một số kiến nghị để phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 84

2. Kết luận 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Tài liệu tiếng Việt 90

Tài liệu tiếng Anh 91

PHỤ LỤC 1 92

CÂU HỎI KHẢO SÁT 92

PHỤ LỤC 2 97

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

TP.HCM là Thành phố biểu tượng của sự phát triển năng động bật nhất cả nước và đi đầu về việc thu hút khách du lịch. Năm 2011, lượng du khách quốc tế tới TP.HCM là 3,5 triệu lượt chiếm 58,3% so với cả nước. Đến năm 2015, con số này tăng lên 4,6 triệu và cũng chiếm 58,2% so với cả nước. Năm 2015, du lịch của TP.HCM mang về 94.600 tỷ đồng.

Lượng khách du lịch đến TP.HCM ngày càng tăng cho thấy sức hút cũng như hiệu quả của chính sách du lịch của thành phố. Tuy nhiên, điều đó cũng đặt ra một số thách thức cho Thành phố, trong đó có những thách thức liên quan đến chính sách phát triển du lịch bền vững. Có thể kể ra một số thách thức cơ bản như: TP.HCM chưa có định hướng chiến lược rõ ràng về phát triển du lịch bền vững; TP.HCM chưa có những hành động cụ thể, liên tục và thống nhất kết hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn để đạt được phát triển du lịch bền vững. Về phía các doanh nghiệp du lịch, ý thức về phát triển du lịch bền vững chưa đảm bảo. Các doanh nghiệp chưa có những hành động cụ thể để góp phần vào phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM.

Nói cách khác, TP.HCM không những tích cực hơn nữa để có thể vừa làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, nhằm làm cho họ quay lại nhiều hơn nữa, mà còn làm cho du lịch trở thành động lực cho phát triển kinh tế của TP.HCM. Không những vậy, vấn đề cảnh quan và môi trường tự nhiên cũng chưa được đảm bảo.

Bên cạnh thực trạng trên, việc phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM cần được đặt ra để phù hợp với chiến lược phát triển du lịch chug của cả nước. Ngày 30/11/2012, Chính phủ ban hành Quyết định 2473/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; chiến lược này đặt ra mục tiêu là: “Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển”. Mục tiêu này cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/08/2022