doanh, thương mại sơ thẩm số 01/2012/KDTM-ST ngày 09/4/2012 Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên.
2- Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
----------------------------
Vụ án thứ 6: Quyết định Giám đốc thẩm số 32/2014/KDTM-GĐT ngày 31/7/2014 về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu VN (nguyên đơn) đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất Thương mại Cao su TC (bị đơn)
Tóm tắt nội dung vụ án:
Theo Đơn khởi kiện đề ngày 16/02/2012, lời trình bày của nguyên đơn trong quá trình giải quyết vụ án và các tài liệu chứng cứ do nguyên đơn xuất trình thì thấy:
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu VN (sau đây viết tắt theo tên giao dịch là Eximbank) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất Thương mại Cao su TC (sau đây viết tắt là Công ty TC) đã ký HĐTD (cho vay theo hạn mức đối với khách hàng là doanh nghiệp) số 2000- LAV-201101382 ngày 14/3/2011, phụ lục đính kèm, Biên bản sửa đổi bổ sung số 01/11 ngày 21/07/2011 và các HĐTD kiêm khế ước nhận nợ thì Eximbank cho Công ty TC vay ngoại tệ (USD) theo hình thức Công ty TC vay bằng USD nhưng bán lại cho Eximbank để nhận Việt Nam đồng. Theo đó, Eximbank đã giải ngân cho Công ty TC tổng cộng là 1.779.349,11 USD nhưng đã bán lại cho Ngân hàng nhận bằng Việt Nam đồng….
Riêng bà Nguyễn Thị Hồng T có ký Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 93/EIBSGD1-TDDN/BLTS/11 ngày 15/3/2011, thế chấp quyền sử dụng 250 m2 đất thuộc thửa 909-23, tờ bản đồ số 6, lô BI-07 khu dân sư Trung Sơn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, bảo đảm cho số tiền vay 9.990.000.000 đồng hoặc ngoại tệ tương đương; Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 94/EIBSGD1-TDDN/BLTS/2011 ngày 15/3/2011, bà Nguyễn Thị Hồng T đã thế chấp 02 bất động sản (nhà, đất) tọa lạc tại số 30A và 38A đường Nhiêu Tâm, phường 5, quận 5, TP. Hồ Chí Minh, bảo đảm cho số tiền vay 13.800.000.000 đồng hoặc ngoại tệ tương đương…
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật Việt Nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng - 22
- Pháp luật Việt Nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng - 23
- Pháp luật Việt Nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng - 24
- Pháp luật Việt Nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng - 26
- Pháp luật Việt Nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng - 27
- Pháp luật Việt Nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng - 28
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Đối với các tài sản bà T thế chấp tại hai hợp đồng thế chấp nói trên thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông Nguyễn Văn Đ và bà Nguyễn Thị N, ông Đ và bà N đã ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Hồng T thế chấp theo Hợp đồng ủy quyền ngày 19/10/2009, số công chứng 28629 (hợp đồng ủy quyền này được công chứng nên hợp pháp).
Tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 105/2013/KDTM-PT ngày 18/01/2013, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, quyết định:
Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu VN; Chấp nhận yêu cầu của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: ông Nguyễn Văn Đ, bà Nguyễn Thị N và bà Nguyễn Thị Hồng T; Chấp nhận một phần yêu cầu của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: ông, bà Nguyễn Thành T, Phan Thị N, Huỳnh Thanh B, Đoàn Thế Đ, Nguyễn Thị X.
1. Buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất Thương mại Cao su TC phải thanh toán cho Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu VN toàn bộ nợ gốc và lãi tính đến hết ngày 23/9/2012 gồm: Vốn gốc: 1.413.514,11 USD; Lãi trong hạn: 71.837,54 USD; Lãi quá hạn: 32.632,29 USD; Lãi phạt: 2.441,57 USD. Tổng cộng là: 1.520.425,51 USD (Một triệu năm trăm hai mươi ngàn bốn trăm hai mươi lăm Đô la Mỹ và năm mươi một cent) được thanh toán bằng VNĐ theo tỷ giá quy đổi USD tại thời điểm thanh toán…
2. Xử lý tài sản thế chấp:
2.1. Hủy bỏ Hợp đồng thế chấp số 93/EIBSGD1-TDDN/BLTS/11 ngàỵ 15/3/2011 công chứng số 006463 ngày 15/3/2011 và Hợp đồng thế chấp số 94/EIBSGD1-TDDN/BLTS/11 ngày 15/3/2011 công chứng số 006462 ngàỵ 15/3/2011 (Đối với Quyền sử dụng 250m2 đất thuộc thửa 909-23, tờ bản đồ số 6, lô BI-07 khu dân cư Trung Sơn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh; 02 (hai) bất động sản tọa lạc tại số 30A và 38A đường Nhiêu Tâm, phường 5, quận 5, TP. Hồ Chí Minh) khi án có hiệu lực pháp luật…
2.2. Trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất Thương mại Cao su TC không thanh toán hoặc không trả hết số nợ thì Ngân hàng được quyền yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật kể cả việc kê biên, phát mãi tài sản thế chấp trong hạn mức tín dụng vốn gốc và các loại tiền lãi, tiền phạt, đã thỏa thuận thế chấp sau đây để Ngân hàng thương mại xuất nhập khẩu Việt Nam thu hồi nợ:…
3. Án phí kinh doanh, thương mại…
Sau khi xét xử phúc thẩm, Ngân hàng có nhiều đơn đề nghị xem xét bản án phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm; Ngày 16/4/2013, Ngân hàng nhà nước Việt Nam có Văn bản số 2640/NHNN-PC gửi Tòa án nhân dân tối cao về việc đề nghị xem xét bản án phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm; Ngày 15/2/2013, Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất thương mại Cao su TC có đơn đề nghị xem xét bản án phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm vì các hợp đồng thế chấp có hiệu lực pháp luật.
Tại Quyết định kháng nghị số 81/KN-KDTM ngày 13/12/2013, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị theo hướng hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 105/2013/KDTM-PT ngày 18/01/2013 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh về vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp HĐTD giữa nguyên đơn là Ngân hàng
thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu VN (Eximbank) và bị đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất Thương mại Cao su TC.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nhận định của tòa án:
… Các hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm công nhận các Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liên với đất số 388/EIBSGD1-TDDN/BLTS/11 ngày 25/7/2011; Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 384/EIBSGD1-TDDN/BLTS/11 ngày 25/7/2011; Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 385/EIBSGD1-TDDN/BLTS/11 ngày 25/7/2011 hợp pháp, có giá trị pháp lý là đúng.
Đối với hai Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 93/EIBSGD1- TDDN/BLTS/11 ngày 15/3/2011 và Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 94/EIBSGD1-TDDN/BLTS/2011 ngày 15/3/2011, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng ông Đạt, bà Năm chỉ ủy quyền cho bà Tươi thế chấp chứ không ủy quyền cho bà Tươi đem tài sản bảo lãnh cho người khác vay tiền và Tòa án cấp phúc thẩm còn cho rằng tại hợp đồng thế chấp có ghi: bên thế chấp có cả tên ông Đ, bà N nhưng ông Đ, bà N không ký tên là không đầy đủ để từ đó xác định các hợp đồng này vô hiệu là không đúng, vì:
Tại Hợp đồng ủy quyền số công chứng 28629 ngày 19/10/2009, ông Nguyễn Văn Đ và bà Nguyễn Thị N chủ sở hữu các tài sản gồm: Nhà và đất tại 129 Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh; Quyền sử dụng 250 m2 đất thuộc thửa 909-23, tờ bản đồ số 6, lô BI-07 KDC Trung Sơn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh và 02 (hai) bất động sản tọa lạc tại số 30A và 38A đường Nhiêu Tâm, Phường 5, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Hồng T được: “... thế chấp, xóa thế chấp, bán chuyển nhượng hoặc tặng cho, hủy hợp đồng mua bán-chuyển nhượng, xóa thế chấp, hợp đồng tặng cho (kể cả trước và sau khi xây dựng) đối với các tài sản nêu trên, căn cứ theo những quy định của pháp luật”. Việc ủy quyền này đúng theo quy định của pháp luật.
Tại khoản 1 Điều 31 Nghị Định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007; điểm 2.1 khoản 2 mục I Thông tư liên tịch số 03/2006TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 và điểm a mục 1.1 mục I Thông tư 04 ngày 13/6/2006; khoản 4 Điều 72 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 đều có quy định việc bảo lãnh bằng quyền sử dụngđất và tài sản gắn liền với đất là thế chấp bằng quyền sử dụng đất cho người thứ ba. Ông Đ, bà N ủy quyền cho bà Tươi được quyền thế chấp tài sản thuộc quyền sở hữu của mình nên không bắt buộc ông Đ, bà N phải ký vào hợp đồng thế chấp.
Căn cứ vào hợp đồng ủy quyền nêu trên, bà T đã ký Hợp đồng thế chấp để bảođảm cho khoản vay của Công ty TC tại Eximbank là phù hợp với nội dung ủy quyền
của ông Đ, bà N. Các hợp đồng này được công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảmđúng quy định của pháp luật. Do đó, các hợp đồng thế chấp này là hợp pháp, không bị vô hiệu.
Ngoài ra, tại HĐTD (cho vay theo hạn mức đối với khách hàng là doanh nghiệp) số 2000-LAV-201101382 và phụ lục đính kèm có quy định: Bên vay là Côngty TC phải gánh chịu lãi trong hạn, lãi quá hạn (bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn)và còn phải chịu phạt do chậm trả lãi là lãi chồng lãi nên Eximbank yêu cầu Công tyTC trả số tiền phạt 2.441,57 USD. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chấpnhận yêu cầu này là không đúng pháp luật…
QUYẾT ĐỊNH:
1. Hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 105/2013/KDTM- PT ngày 18/01/2013 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh về vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp HĐTD giữa nguyên đơn Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu VN và bị đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất Thương mại Cao su TC.
---------------------------
Vụ án thứ 7: Án lệ số 08/2016/AL của Tòa án nhân dân tối cao về mối quan hệ giữa hợp đồng bảo đảm với hợp đồng tín dụng, xác định lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng tín dụng kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm (được công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17/10/2016 của Tòa án nhân dân tối cao).198
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:
- Các Điều 471, 474 và Điều 476 Bộ luật dân sự 2005;
- Khoản 2, Điều 91 Luật các TCTD năm 2010;
- Khoản 1, Điều 1 Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14-4-2010 của NHNN hướng dẫn TCTD cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận;
- Khoản 2, Điều 11 Quy chế cho vay ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31-12-2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước sửa đổi, bổ sung bằng Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3-2-2005.
Tóm tắt nội dung vụ án:
Theo đơn khởi kiện đề ngày 20-7-2010 và các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương VN - Chi nhánh Thăng Long (sau đây viết tắt là Vietcombank) và Công ty cổ phần Dược phẩm K (Công ty K) có ký
198 Xem toàn văn án lệ tại: http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/an-le/14741/an-le-so-08-2016-al-ve-xac-dinh-lai- suat-viec-dieu-chinh-lai-suat-trong-hop-dong-tin-dung-ke-tu-ngay-tiep-theo-cua-ngay-xet-xu-so-tham
kết 04 HĐTD, gồm: Hợp đồng tín dụng số 03/07/NHNT-TL ngày 25-12-2007; số 04/07/NHNT-TL ngày 28-12-2007; số 144/08/NHNT-TL ngày 28-3-2008 và số
234/08/NHNT-TL ngày 27-5-2008…. Thực hiện hợp đồng, Vietcombank - Chi nhánh Thăng Long đã giải ngân cho Công ty K vay số tiền theo các HĐTD nói trên. Công ty K chỉ mới trả được một phần tiền nợ gốc và nợ lãi. Vietcombank khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty K phải thanh toán số tiền còn nợ gốc và lãi của 04 HĐTD nêu trên là 8.197.957.837 đồng…
Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 32/2011/KDTM-ST ngày 24-3- 2011, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:
“1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương VN đối với Công ty cổ phần Dược phẩm K. Buộc Công ty K có trách nhiệm phải trả cho Ngân hàng tổng số tiền nợ gốc và lãi là 8.197.957.837 đồng.
2. Không chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương VN đòi phát mãi các tài sản là giá trị quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở …
Ngày 04-4-2011, Vietcombank có đơn kháng cáo.
Tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 148/2011/KDTM-PT ngày 17-8-2011, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định: “Sửa Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 32/2011/KDTM-ST ngày 23 và 24-3-2011 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về phần nghĩa vụ bảo lãnh đối với bà Nguyễn Thị Ph và vợ, chồng ông Nguyễn Đăng D, bà Đỗ Thị L, cụ thể như sau:
Xử: Các Biên bản bàn giao hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh ngày 03-9-2007 giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương VN - Chi nhánh Thăng Long với bà Nguyễn Thị Ph và vợ chồng ông Nguyễn Đăng D, bà Đỗ Thị L là hợp đồng bảo lãnh. Buộc Công ty cổ phần Dược phẩm K phải có trách nhiệm thanh toán trả cho Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương VN tổng số tiền nợ gốc và nợ lãi là 8.197.957.837 đồng...
Sau khi xét xử phúc thẩm, bà Nguyễn Thị Ph; ông Nguyễn Đăng D và bà Đỗ Thị L có nhiều đơn đề nghị xét lại bản án nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm. Tại Quyết định kháng nghị số 34/2012/KDTM-KN ngày 15-10-2012, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử thủ tục giám đốc thẩm theo hướng hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 148/2011/KDTM-PT ngày 17-8-2011 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Tòa này xét xử lại.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện Kiểm sát tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nhận định:
…hai hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn Ngân hàng đều không nêu rõ bảo đảm cho khoản vay theo HĐTD nào và đều được ký kết sau khi 04 HĐTD (số 03/07/NHNT-TL ngày 25- 12-2007; số 04/07/NHNT-TL ngày 28-12-2007; số 144/08/NHNT-TL ngày 28-3-2008
và số 234/08/NHNT-TL ngày 27-5-2008) đã được Vietcombank - Chi nhánh Thăng Long giải ngân… Tại phiên tòa sơ thẩm, ông Đỗ Văn Ch - Giám đốc Công ty K trình bày: “Công ty K không biết việc viết thêm này” và “Không đồng ý với yêu cầu phát mại của Ngân hàng. Các tài sản của bà Ph và vợ chồng ông D, bà L là do Ngân hàng ghi thêm trong các HĐTD”…
Bên cạnh hai hợp đồng thế chấp nêu trên thì trong hồ sơ vụ án có 02 bộ tài liệu liên quan đến việc thế chấp tài sản: 01 bộ của bà Ph; 01 bộ của vợ chồng ông D, bà L; trong mỗi bộ đều có: Biên bản định giá tài sản và Biên bản bàn giao tài sản cùng đề ngày 03-9-2007; Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (ngày 29-01-2008 của bà Ph; ngày 25- 6-2008 của ông D, bà L). Tuy nhiên, trong các Biên bản và Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp này cũng không nói rõ bảo đảm cho khoản vay của HĐTD nào…
Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm quyết định: “Kể từ ngày bản án cóhiệu lực pháp luật và người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, người phảithi hành án còn phải trả lãi đối với số tiền chậm thi hành án theo lãi suất cơ bản doNHNN công bố tương ứng với thời gian chậm thi hành án” cũng là không đúng. Đốivới các khoản tiền vay của tổ chức Ngân hàng, tín dụng, ngoài khoản tiền nợ gốc, lãivay trong hạn, lãi vay quá hạn, phí mà bên vay phải thanh toán cho bên cho vay theoHĐTD tính đến ngày xét xử sơ thẩm, thì kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩmbên vay còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanhtoán, theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toánxong khoản nợ gốc này.
Trường hợp trong HĐTD, các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất chovay theo từng thời kỳ của Ngân hàng cho vay thì lãi suất mà bên vay phải tiếp tụcthanh toán cho Ngân hàng cho vay theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điềuchỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng cho vay.
Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3, Điều 291; khoản 3, Điều 297; Điều 299 của BLTTDS (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011),
QUYẾT ĐỊNH:
1. Hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 148/2011/KDTM-PT ngày 17-8-2011 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp HĐTD giữa nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương VN với bị đơn là Công ty cổ phần Dược phẩm K và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị Ph, ông Nguyễn Đăng D, bà Đỗ Thị L.
2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Nội dung án lệ:
Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm quyết định: “Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, người phải thi hành án còn phải trả lãi đối với số tiền chậm thi hành án theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố tương ứng với thời gian chậm thi hành án”cũng là không đúng. Đối
với các khoản tiền vay của tổ chức Ngân hàng, tín dụng, ngoài khoản tiền nợ gốc, lãi vay trong hạn, lãi vay quá hạn, phí mà Bên vay phải thanh toán cho bên cho vay theo HĐTD tính đến ngày xét xử sơ thẩm, thì kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm bên vay còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán, theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này. Trường hợp trong HĐTD, các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng cho vay thì lãi suất mà Bên vay phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng cho vay theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng cho vay”.
---------------------------
Vụ án thứ 8: Án lệ số 11/2017/AL về công nhận hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất mà trên đất có tài sản không thuộc sở hữu của bên thế chấp (được công bố theo Quyết định số 299/QĐ-CA ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao).199
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Tại đơn khởi kiện đề ngày 06-10-2011 và các lời khai tại Tòa án, nguyên đơn là Ngân hàng Thương mại cổ phần A trình bày:
Ngày 16-6-2008, Ngân hàng Thương mại cổ phần A (sau đây viết tắt là Ngân hàng) và Công ty trách nhiệm hữu hạn B (sau đây viết tắt là Công ty B) ký Hợp đồng tín dụng số 1702-LAV-200800142. Theo đó, Ngân hàng cho Công ty B vay 10.000.000.000 đồng và/hoặc bằng ngoại tệ tương đương…. Tính đến ngày 05-10- 2011, Công ty B còn nợ gốc và lãi của 03 Khế ước là 4.368.570.503 đồng…
Tài sản bảo đảm cho khoản vay nêu trên là nhà, đất [thửa đất số 43, tờ bản đồ số 5I-I-33 (1996)] tại số 432, tổ 28, phường E, quận G, thành phố Hà Nội thuộc quyền sở hữu và sử dụng của ông Trần Duyên H và bà Lưu Thị Minh N (theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở số 10107490390 do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 07-12-2000), do ông Trần Duyên H, bà Lưu Thị Minh N thế chấp theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ngày 11-6-2008. Hợp đồng thế chấp này được Phòng công chứng số 6 thành phố Hà Nội công chứng ngày 11-6-2008 và Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm ngày 11-6-2008.
Ngày 30-10-2009, Ngân hàng và Công ty B tiếp tục ký Hợp đồng tín dụng số 1702-LAV-200900583. Theo đó, Ngân hàng cho Công ty B vay 180.000 USD. Mục
199 Xem tại: https://anle.toaan.gov.vn/toaan/faces/lnk/dt/chitietanle?id=ANLETOAANGOVVN004616&_afrLoop=20046590 750520296&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=jey6r6wek&_adf.ctrl- state=rjlw6sany_22#!%40%40%3F_afrWindowId%3Djey6r6wek%26_afrLoop%3D20046590750520296%26id
%3DANLETOAANGOVVN004616%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3Drjlw6sany_26, truy cập lúc 8:08 ngày 21/1/2019
đích vay để thanh toán tiền vận chuyển hàng hóa lô hàng xuất khẩu; thời hạn vay 09 tháng; lãi suất vay 5,1%/năm; lãi suất quá hạn bằng 150%; Ngân hàng đã giải ngân đủ số tiền vay 180.000 USD cho Công ty B. Công ty B mới trả cho Ngân hàng số tiền nợ gốc là 100.750 USD và số nợ lãi là 1.334,50 USD. Tính đến ngày 05-10-2011, Công ty B còn nợ gốc là 79.205 USD và nợ lãi là 16.879,69 USD. Tổng cộng cả nợ gốc và lãi là 96.120,69 USD.
Tài sản bảo đảm cho khoản vay của Hợp đồng tín dụng số 1702-LAV-2009058 gồm: Lô hàng 19 xe ô tô tải thành phẩm,… được đăng ký giao dịch bảo đảm tại Cục đăng ký giao dịch bảo đảm thành phố Hà Nội ngày 02-11-2009; Số dư tài khoản tiền gửi kỳ hạn 03 tháng trị giá 1.620.000.000 đồng do Ngân hàng phát hành. Do Công ty B đã thực hiện được một phần nợ vay nên Ngân hàng đã giải chấp số tiền 1.620.000.000 đồng tiền gửi trong tài khoản tiết kiệm của Công ty B, tương ứng với số nợ đã thanh toán.
Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện Ngân hàng xác nhận: đối với khoản vay 180.000 USD, Công ty B đã trả xong nợ gốc; chỉ còn lại nợ lãi là 5.392,81 USD; tài sản bảo đảm là 19 xe ô tô, hiện đã bán 18 chiếc, còn lại 01 chiếc; đề nghị Tòa án cho xử lý nốt chiếc xe còn lại để thu hồi nợ vay còn thiếu.
Ngân hàng yêu cầu Tòa án buộc: Công ty B thanh toán số nợ gốc và lãi bằng VNĐ của Hợp đồng tín dụng số 1702-LAV-200800142 là 4.368.570.503 đồng; Công ty B thanh toán 5.392,81 USD nợ lãi bằng USD của Hợp đồng tín dụng số 1702-LAV- 200900583.
Trong trường hợp, Công ty B không thanh toán hoặc thanh toán không đủ đề nghị Tòa án phát mãi tài sản thế chấp là:Quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở tại số 432, tổ 28, phường E, quận G, thành phố Hà Nội thuộc quyền sở hữu và sử dụng của ông Trần Duyên H và bà Lưu Thị Minh N; 01 xe ô tô tải thành phẩm, trọng tải 1,75 tấn, hiệu JMP mới 100% do Công ty B lắp ráp theo Hợp đồng thế chấp số 219/2009/EIBHBT-CC ngày 29-10-2009.
Đại diện bị đơn là anh Trần Lưu H1 - Tổng Giám đốc Công ty B trình bày: Thừa nhận số tiền nợ gốc, lãi và tài sản thế chấp như Ngân hàng trình bày nhưng đề nghị Ngân hàng cho trả nợ dần.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Trần Duyên H và bà Lưu Thị Minh N trình bày: Ông bà thừa nhận ký hợp đồng thế chấp nhà, đất số 432 nêu trên để bảo đảm cho khoản vay tối đa là 3.000.000.000 đồng của Công ty B. Hợp đồng thế chấp được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm. Gia đình ông Trần Duyên H và bà Lưu Thị Minh N cũng đã hỗ trợ Công ty trả được gần 600.000.000 đồng cho khoản vay có tài sản thế chấp là nhà và đất của ông bà. Ông, bà đề nghị Ngân hàng gia hạn khoản nợ của Công ty B để Công ty có thời gian phục hồi sản xuất, thu xếp trả nợ cho