Pháp luật Việt Nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng - 24


1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP, buộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN trả cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP số tiền 572.000.000 đồng tiền bồi thường thiệt hại. Lý do, Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP bị Công ty Phúc Đại Lợi phạt do không thực hiện hợp đồng mua bán xe đầu kéo.

2. Bác yêu cầu của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP về việc buộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN nhận 22 xe đầu kéo để thay thế cho toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP. Bác yêu cầu của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP về việc công nhận chấm dứt việc thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP tại Ngân hàng và chấm dứt bảo lãnh của ông Huỳnh Văn Th, bà Trần Thị Th.

3. Chấp nhận yêu cầu phản tố của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN: Buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP phải bàn giao 14 giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của 14 xe đầu kéo nhập khẩu (có danh sách kèm theo). Nếu Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP không bàn giao thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN có quyền đề nghị Cục đăng kiểm Việt Nam cấp lại; Buộc Công ty HP phải trả Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam số tiền… tổng cộng là: 19.932.906.384 VNĐ; Buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP phải trả Công ty cổ phần thương mại HM số tiền thuê kho và lãi phát sinh theo Hợp đồng giao xe cho bên thứ ba giữ tài sản thế chấp số 01-06 ngày 13/6/2008 tính đến ngày 04/4/2011 là 1.654.258.750 đồng. Công ty cổ phần thương mại HM có trách nhiệm quản lý số xe ô tô đầu kéo (22 xe) để đảm bảo thi hành án...

Ngày 26 và 28/4/2011, Công ty HP kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm.

Ngày 26/4/2011, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN có đơn kháng cáo phần quyết định của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về việc “Buộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN trả cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP số tiền 572.000.000 đồng tiền bồi thường thiệt hại do Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP bị Công ty Phúc Đại Lợi phạt do không thực hiện hợp đồng mua bán xe đầu kéo”.

Tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 227/2011/KDTM-PT ngày 11 và 14/11/2011, Tòa phúc thẩm tối cao tại Hà Nội đã quyết định:

Không chấp nhận kháng cáo của Công ty HP; Chấp nhận kháng cáo của Ngân hàng, sửa một phần quyết định của bản án sơ thẩm. Xử:

1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN không phải bồi thường cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP số tiền 1.144.000.000 đồng do


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP bị Công ty Phúc Đại Lợi phạt do không thực hiện hợp đồng mua bán xe đầu kéo.

2. Bác yêu cầu của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP về việc buộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN nhận 22 xe đầu kéo để thay thế cho toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP.

Pháp luật Việt Nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng - 24

Bác yêu cầu của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP về công nhận việc chấm dứt thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN; chấm dứt việc bảo lãnh của ông Huỳnh Văn Th, bà Trần Thị Th.

3. Chấp nhận yêu cầu phản tố của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP phải bàn giao 14 giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của 14 xe đầu kéo nhập khẩu (có danh sách kèm theo). Nếu Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP không bàn giao thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN có quyền đề nghị Cục đăng kiểm Việt Nam cấp lại; Buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP phải trả Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN số tiền 19.932.906.384 đồng.

Nếu Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP không trả hoặc trả không đủ số tiền thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN có quyền đề nghị Cơ quan thi hành án phát mại tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay (22 xe đầu kéo) và có quyền rút tiền tại các sổ tiết kiệm: sổ AA 563649, sổ AA 572448, sổ AA 572449 mang tên bà Trần Thị Th và các quyển sổ tiết kiệm: sổ PL140520, sổ PL140522 mang tên ông Huỳnh Văn Th. Các sổ tiết kiệm này đều ở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.

4. Chấp nhận yêu cầu độc lập của Công ty cổ phần Thương mại HM.

Buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP phải trả Công ty cổ phần thương mại HM số tiền thuê kho và lãi phát sinh theo Hợp đồng giao xe cho bên thứ ba giữ tài sản thế chấp số 01-06 ngày 13/6/2008 tính đến ngày 04/4/2011 là 1.654.258.750 đồng. Công ty cổ phần Thương mại HM có trách nhiệm quản lý số xe ô tô đầu kéo (22 xe) hiện có để đảm bảo thi hành án. Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí phúc thẩm.

Sau khi xét xử phúc thẩm, Công ty HP có nhiều đơn đề nghị xét lại bản án phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm.

Tại Quyết định kháng nghị số 40/2014/KN-KDTM ngày 25/8/2014, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử thủ tục Giám đốc thẩm theo hướng hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 227/2011/KDTM-PT ngày 11 và 14/11/2011 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 48/2011/KDTM-ST ngày


04, 05 và 13/4/2011 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nhận định:

…. đối với tài sản thế chấp là 22 xe đầu kéo còn lại thấy đây là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo quy định tại khoản 3 Điều 349 BLDS năm 2005 thì bên thế chấp tài sản có quyền được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh... số tiền thu được... trở thành tài sản thế chấp cho số tài sản đã bán…

Công ty HP đã có nhiều văn bản đề nghị Ngân hàng tiến hành các biện pháp xử lý tài sản thế chấp để thanh toán nợ cho Ngân hàng như: Đối với số xe ô tô đầu kéo (22 xe) là tài sản luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh thì Công ty HP đã liên tục yêu cầu Ngân hàng phối hợp bán để thanh toán nợ…. Tuy nhiên, Ngân hàng cho rằng đây là hành vi bán xe không đúng giá; không đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên và đồng thời người thụ hưởng là Công ty HP chứ không phải Ngân hàng nên đã không đồng ý cho bán lô xe ô tô trên, do đó, dẫn đến việc Công ty HP không thể xử lý 22 chiếc xe là tài sản luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh để thanh toán nợ cho Ngân hàng…

Đối với tài sản thế chấp, bảo lãnh cho khoản vay của Công ty HP tại Ngân hàng thuộc quyền sở hữu của ông Th và bà Th thì sau khi ký hợp đồng bảo lãnh cầm cố giấy tờ có giá, ngày 18/3/2008, bà Th đã lập giấy ủy quyền với nội dung bà Th ủy quyền cho Ngân hàng được toàn quyền xử lý tài sản cầm cố (rút tiền từ các số tiết kiệm để cấn trừ nợ) nhưng Ngân hàng đã không thực hiện. Ngày 15/8/2008, Ngân hàng đã có văn bản đề nghị Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam phong tỏa các tài khoản của ông Th, bà Th để xử lý. Khi phát sinh tranh chấp thì ông Th, bà Th tiếp tục đề nghị Ngân hàng phối hợp với mình trong việc xử lý tài sản bảo đảm…. để thu hồi nợ nhưng Ngân hàng không thực hiện các biện pháp nghiệp vụ tài chính ngân hàng để thu hồi nợ khi mà những người có nghĩa vụ thanh toán đã yêu cầu thanh toán. Đây là lỗi của Ngân hàng.

Như vậy, trong quá trình xử lý các tài sản thế chấp, bảo lãnh, Ngân hàng cũngcó lỗi nhưng khi giải quyết vụ án Ngân hàng lại yêu cầu Tòa án buộc Công ty HP phảichịu toàn bộ tiền lãi quá hạn (5.127.403.000 đồng); Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấpphúc thẩm chấp nhận yêu cầu này của Ngân hàng là không đúng, gây thiệt hại choCông ty HP vì cả hai bên đều có lỗi trong việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ (cóthể xem trường hợp này là rủi ro trong kinh doanh, nên các bên phải có trách nhiệmhạn chế mức thiệt hại phát sinh thấp nhất cho nhau). Cho nên khi giải quyết lại vụ án, Tòa án cần phải làm rõ thời điểm nào Công ty HP đề nghị cho xử lý tài sản thế chấp để


thanh toán nợ; lý do vì sao Ngân hàng không chấp nhận cho Công ty HP bán số xe thế chấp (tài sản luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh) để thanh toán nợ thông qua bảo lãnh cũng như tất toán các số tiết kiệm nhằm xác định mức độ lỗi của từng bên... để làm căn cứ xác định có hay không việc tính lãi trên số tiền chậm thanh toán của Công ty HP đối với Ngân hàng cũng như thời điểm tính lãi bắt đầu từ khi nào? Ngân hàng có lỗi trong việc chậm thanh toán của Công ty HP thì không được tính lãi quá hạn…

Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3, Điều 291, khoản 3, Điều 297 và Điều 299 của BLTTDS (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011).

QUYẾT ĐỊNH:

Hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 227/2011/KDTM-PT ngày 11 và 14/11/2011 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 48/2011/KDTM-ST ngày 04, 05 và 13/4/2011 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật…

------------------------------


Vụ án thứ 4: Bản án số 396/2017/DS-ST ngày 07/9/2017 Tòa án nhân dân quận 8, TP. Hồ Chí Minh về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa Công ty tài chính TNHH Một thành viên H (nguyên đơn) với ông Lưu Q H (bị đơn)

Tóm tắt nội dung vụ án:

Theo đơn khởi kiện ngày 25/5/2016, tại các bản tự khai và các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, nguyên đơn Công ty tài chính H ký Hợp đồng tín dụng số 3425317852 ngày 12/8/2014 cho ông H số tiền 20.474.000 đồng để sử dụng mục đích tiêu dùng.

Theo thỏa thuận trong hợp đồng, ông H phải thanh toán cho nguyên đơn số tiền

32.175.000 đồng (bao gồm cả gốc và lãi vay trong 15 tháng. Mỗi tháng ông phải trả cho Công ty 2.145.000 đồng vào ngày 16 hàng tháng. Kỳ đầu tiên vào ngày 16/9/2014. Nếu không thanh toán đúng hạn như đã thỏa thuận, ông H còn phải chịu tiền phạt do vi phạm nghĩa vụ thanh toán cho mỗi tháng trễ hạn.

Thực hiện hợp đồng, ông H đã nhận khoản tiền vay. Sau đó ông H đã thanh toán cho Công ty được 05 lần với số tiền 12.620.000 đồng. Tuy nhiên, từ ngày 08/4/2015 đến ngày xét xử, ông H không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho Công ty mặc dù Công ty đã dùng nhiều biện pháp nhắc nhở. Hiện nay ông H còn nợ công ty số tiền 19.555.000 đồng.

Do không thỏa thuận được, nên Công ty tài chính H khởi kiện yêu cầu ông H phải trả số tiền vốn 19.555.000 đồng và số tiền phạt do vi phạm nghĩa vụ thanh toán là

1.350.000 đồng. Tổng cộng số tiền là 20.905.000 đồng.


Bị đơn ông H hiện có mặt tại nơi cư trú, Tòa án tiến hành tống đạt, thông báo thụ lý vụ án, Giấy triệu tập, thông báo phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Quyết định đưa vụ án ra xét xử và Quyết định hoãn phiên tòa những ông H vẫn vắng mặt không đến tòa trình bày theo yêu cầu.

Nhận định của Tòa án cấp sơ thẩm

[2] Về các yêu cầu của các đương sự

Căn cứ vào các chứng cứ và lời trình bày của đương sự có đủ cơ sở xác định Hợp đồng tín dụng trả góp 3425317852 ngày 12/8/2014 giữa Công ty tài chính H với ông H gồm các điều khoản chính như sau: Số tiền vay: 20.474.000 đồng, thời hạn vay 15 tháng kể từ ngày giải ngân; ngày trả góp đầu tiên 16/9/2014; ngày trả góp hàng tháng là ngày 16; số tiền trả góp hàng tháng là 2.145.000 đồng; mục đích tiêu dùng cánhân; lãi suất 6,06%/tháng.

Thực hiện hợp đồng, ông H đã thanh toán cho Công ty tài chính H số tiền

19.555.000 đồng là có căn cứ pháp luật.

Xét yêu cầu của Công ty tài chính H đề nghị ông H thanh toán số tiền vốn

19.555.000 đồng như đã phân tích là có căn cứ, buộc ông H thanh toán số tiền vốn

19.555.000 đồng. Do ông H đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng tín dụng mà hai bên ký kết.

Đối với khoản phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán là 1.350.000 đồng đã được các bên thỏa thuận ký kết trong hợp đồng tín dụng trả góp số 3425317852 ngày 12/8/2014 là có căn cứ để chấp nhận. Tổng cộng số tiền ông H có nghĩa vụ thanh toán cho Công ty tài chính H là 20.905.000 đồng.

[3] Về án phí dân sự sơ thẩm…

Quyết định:

Căn cứ Điều 26, Điều 35, Điều 39, Điều 92, Điều 147, Điều 227, Điều 228 và Điều 273 của Bộ luật tố dụng dân sự; Điều 471 của Bộ luật dân sự năm 2005; Luật Các tổ chức tín dụng; Điều 27 Pháp lệnh về án phí, lệ phí tòa án.

Tuyên xử:

1. Chấp nhận yêu cầu của Công ty tài chính H.

Buộc ông H phải có nghĩa vụ thanh toán cho Công ty tài chính H số tiền

19.555.000 đồng và số tiền phạt do vi phạm nghĩa vụ thanh toán là 1.350.000 đồng. Tổng cộng số tiền là 20.905.000 đồng theo Hợp đồng tín dụng trả góp số 3425317852 ngày 12/8/2014.

Số tiền lãi được tính tiếp theo cho ông H kể từ ngày 7/9/2017 trên số tiền thựctế vay cho đến khi thi hành án xong theo mức lãi suất nợ quá hạn mà hai bên đã thỏathuận ký kết.

Phương thức thanh toán: trả một lần ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật. Thi hành tại cơ quan thi hành án dân sự thẩm quyền.

2. Áp phí dân sự sơ thẩm


Vụ án thứ 5: Quyết định Giám đốc thẩm số 25/2015/KDTM ngày 06/11/2015 của Tòa án nhân dân tối cao về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa Ngân hàng thương mại cổ phần SGCT (nguyên đơn) với Công ty trách nhiệm hữu hạn rượu VPh (bị đơn)197

Tóm tắt nội dung vụ án:

Theo Đơn khởi kiện đề ngày 28/7/2011 của Ngân hàng thương mại cổ phần SGCT và các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, thì thấy:

Ngân hàng thương mại cổ phần SGCT (gọi tắt là “Ngân hàng”) cho Công ty TNHH rượu VPh (gọi tắt là “Công ty rượu VPh”) vay tiền theo 04 HĐTD, gồm: HĐTD trung - dài hạn số 173/2005/HĐTD-TDH-DN ngày 09/9/2005; số 50/2006/HĐTD-TDH-DN ngày 01 /3/2006; số 250/2006/HĐTDDA-DN ngày

30/11/2006 và số 07/2007/HĐTDDA-DN ngày 08/01/2007. Ngân hàng đã giải ngân cho Công ty rượu VPh vay theo bốn HĐTD nêu trên với tổng số tiền là 91.997.696.573 đồng; mục đích sử dụng tiền vay: đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cồn, gas, rượu, phân vi sinh tại thôn Mặc Hàn, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa, Phú Yên.

Tại 04 HĐTD, các bên thỏa thuận về lãi suất như sau: Lãi suất cho vay năm đầu tiên là 1,2%/tháng; các năm tiếp theo: lãi suất tiết kiệm 12 tháng lãnh lãi sau do Tổng giám đốc Ngân hàng công bố từng thời kỳ + 0,45%/tháng; phạt chậm trả đối với nợ gốc quá hạn (lãi suất nợ quá hạn) bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn. Lãi suất cho vay và phạt chậm trả thay đổi theo thông báo từng thời điểm của Ngân hàng.

Ngoài lãi suất cho vay trong hạn và lãi suất nợ quá hạn như nêu trên, tại HĐTD trung-dài hạn số 173/2005/LIĐTD-TDH-DN ngày 09/9/2005 và HĐTD trung- dài hạn số 50/2006/HĐTD-TDH-DN ngày 01/3/2006, các bên còn có thỏa thuận về phạt chậm trả đối với nợ lãi vốn vay (phạt chậm trả lãi) như sau: Chậm trả từ 11 đến 30 ngày: mức phạt 2%, chậm trả trên 30 ngày: mức phạt là 5% tính trên số lãi vốn vay chậm trả. Đối với Hợp đồng tín dụng số 250/2006/HĐTDDA-DN ngày 30/11/2006 và Hợp đồng tín dụng số 07/2007/HĐTDDA-DN ngày 08/01/2007 các bên thỏa thuận phạt chậm trả lãi như sau: chậm trả từ 1 đến 30 ngày: mức phạt 2%, chậm trả trên 30 ngày: mức phạt 5% tính trên số lãi vốn vay chậm trả.

Tài sản bảo đảm nợ vay:

Sau khi giải ngân theo các HĐTD nêu trên, Ngân hàng và Công ty rượu VPh đã ký bốn Phụ kiện nhận nợ và trả nợ số 173/PK-NNTN/2006 ngày 28/02/2006; số 50/PK-NNTN/2006 ngày 15/4/2006; số 250/PK-NNTN/2007 ngày 15/01/2007 và số 07/PK-NNTN/2007 ngày 30/5/2007. Trong các “Phụ kiện nhận nợ và trả nợ” nói trên, tại mục 3 đều có ghi “tài sản bảo đảm nợ vay”: Một phần trị giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tọa lạc tại 839 Lũy Bán Bích, phường Tân Thành, quận


197 Xem toàn văn quyết định tại: http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/545500/3377352


Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh (trị giá 48.843.000.000 đồng); Một phần trị giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tọa lạc tại 576 Lũy Bán Bích, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh (trị giá 22.320.000.000 đồng); Cam kết thế chấp toàn bộ nhà xưởng, máy móc thiết bị của dự án đầu tư xây dụng nhà máy cồn-gas, rượu, phân vi sinh tại tỉnh Phú Yên (tài sản thuộc quyền sở hữu của Công ty rượu VPh)…

Riêng đối với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tọa lạc tại 576 Lũy Bán Bích, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh và toàn bộ nhà xưởng, máy móc thiết bị của dự án đầu tư xây dựng nhà máy cồn-gas, rượu, phân vi sinh tại tỉnh Phú Yên thì các bên không ký kết hợp đồng thế chấp.

Tính đến ngày 27/7/2011, Công ty rượu VPh chỉ thanh toán được 2.400.000.000 đồng tiền gốc và 12.997.713.704 đồng tiền lãi. Ngân hàng khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty rượu VPh thanh toán 174.779.285.912 đồng (trong đó nợ gốc 89.597.696.573 đồng và nợ lãi (lãi trong hạn, lãi quá hạn, phạt chậm trả lãi) 85.181.589.339 đồng) và tiền lãi phát sinh cho đến khi thanh toán hết nợ cho Ngân hàng, nếu không thanh toán được thì cho phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ…

Nhận định:

…Việc các bên thỏa thuận về lãi trong hạn, phạt chậm trả đối với nợ gốc quá hạn (lãi suất nợ quá hạn) bằng 150% lãi suất trong hạn là đúng pháp luật… Tuy nhiên, các bên còn có thỏa thuận về phạt chậm trả đối với nợ lãi vốn vay (phạt chậm trả lãi)với mức 2% hoặc 5% tính trên số lãi vay chậm trả là không đúng quy định tại khoản 5Điều 474 BLDS năm 2005. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc Công ty rượu VPh phải thanh toán cho Ngân hàng 2.163.143.899 đồng tiền phạt chậm trả đối với nợ lãi vốn vay (phạt chậm trả lãi) là không đúng pháp luật.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm quyết định: “Buộc Công ty rượu VPh có trách nhiệm thanh toán cho Ngân hàng thương mại cổ phần SGCT số tiền 174.779.285.912 đồng (trong đó nợ gốc 89.597.696.573 đồng và nợ lãi 85.181.589.339 đồng) và lãi phát sinh cho đến ngày thanh toán dứt điểm số tiền này theo lãi suất tại các HĐTD hai bên đã ký kết và” kể từ ngày Ngân hàng thương mại cổ phần SGCT có đơn yêu cầu thi hành án mà Công ty rượu VPh chưa thanh toán đủ số tiền thuộc nghĩa vụ của mình thì hàng tháng Công ty rượu VPh còn phải trả lãi theolãi suất thỏa thuận tại HĐTD hai bên đã ký kết tương ứng với thời gian và số tiềnchậm trả” là không đúng, gây thiệt hại cho Công ty rượu VPh, vì như vậy thì khoản85.181.589.259 đồng tiền lãi phải chịu thêm một lần lãi trong hạn nữa là lãi chồng lãi(khoản lãi phải chịu lãi nhiều lần).

Mặt khác, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm tuyên thời điểm tiếp tục chịu lãi (tính từ khi Ngân hàng có đơn yêu cầu thi hành án) là không đúng; thời điểm tiếp tục chịu lãi của số tiền nợ gốc chưa thanh toán theo các HĐTD phải được tính từ ngày tiếp sau ngày xét xử sơ thẩm mới đúng.


Về việc xử lý tài sản thế chấp:

Bên cạnh đó, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm quyết định: “Trường hợp Công ty TNHH rượu VPh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì Ngân hàng thương mại cổ phần SGCT được quyền yêu cầu phát mại...toàn bộ máy móc thiết bị và công trình trên đất tại Km32 Quốc lộ 25, thôn Mặc Hàn, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên của Công ty TNHH rượu VPh”cũng là không đúng và không thể thi hành được. Bởi vì hai bên không ký hợp đồng thế chấp. Công ty rượu VPh chỉ mới “Cam kết thế chấp toàn bộ nhà xưởng, máy móc thiết bị của dự án đầu tư xây dựng nhà máy cồn-gas, rượu, phân vi sinh...” tại Km 32 quốc lộ 25 thôn Mặc Hàn, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên trong các Phụ kiện nhận nợ và trả nợ. Trong khi đó, theo tài liệu, chứng cứ do BIDV Phú Tài gửi kèm theo đơn đề nghị giám đốc thẩm thì Công ty rượu VPh đã đem“Công trình xây dựng của nhà máy sản

xuất đường, cồn, rượu, phân vi sinh tổng hợp...” ”toàn bộ máy móc thiết bị, dây

chuyền sản xuất của hệ thống sản xuất đường, cồn, rượu, phân vi sinh tổng hợp” tạiKm 32 quốc lộ 25 thôn Mặc Hàn, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên thế chấpcho BIDV Phú Tài theo các Hợp đồng thế chấp bất động sản số 01/2011/HĐTC ngày21/6/2011 và số 02/2011/HĐTC ngày 22/6/2011 để bảo đảm cho các khoản vay củaCông ty TNHH sản xuất - thương mại tổng hợp VPh tại BIDV Phú Tài. Các hợp đồng thế chấp nêu trên đều được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, toàn bộ máy móc thiết bị và công trình trên đất tại Km32 Quốc lộ 25, thôn Mặc Hàn, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên của Công ty rượu VPh đã được thế chấp cho BIDV Phú Tài nên không thể thi hành quyết định nêu trên của Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm. Khi giải quyết vụ án này, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không biết việc thế chấp nêu trên nên đã không đưa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam vào tham gia tố tụng. Khi giải quyết lại vụ án này, cần phải đưa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chủ doanh nghiệp dệt may thương mại VPh vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết vụ án (phần liên quan đến tài sản trên), bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng khoản 3, Điều 4 Luật thương mại để giải quyết vụ án này là không đúng.

Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3, Điều 291, khoản 3, Điều 297 và Điều 299 BLTTDS (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011);

QUYẾT ĐỊNH:

1- Hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 61/2012/KDTM-PT ngày 28/8/2012 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và Bản án kinh

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí