Pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân ở Việt Nam - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ MINH TRANG


PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


NGUYỄN THỊ MINH TRANG

Pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân ở Việt Nam - 1


PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM


Chuyên ngành : Luật Kinh tế

Mã số : 8380101.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Trí Trung

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Thị Minh Trang

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BCC : Hợp đồng hợp tác kinh doanh BHXH : Bảo hiểm xã hội

BHYT : Bảo hiểm y tế

BVĐK : Bệnh viện đa khoa

FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài KCB : Khám bệnh, chữa bệnh TTNDN : Thuế thu nhập doanh nghiệp

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN TƯ NHÂN 7

1.1. Khái quát về bệnh viện tư nhân 7

1.1.1. Khái niệm bệnh viện tư nhân 7

1.1.2. Đặc điểm của bệnh viện tư nhân 9

1.1.3. Vai trò của bệnh viện tư nhân 14

1.2. Pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân 16

1.2.1. Khái niệm pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân 16

1.2.2. Đặc điểm pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân ... 17

1.2.3. Nội dung pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân 17

1.3. Pháp luật về bệnh viện tư nhân ở một số nước trên thế giới 21

Chương II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 28

2.1. Quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân.. 28

2.1.1. Quy định về chủ đầu tư bệnh viện tư nhân 28

2.1.2. Quy định về góp vốn 30

2.1.3. Quy định về thành lập bệnh viện tư nhân 33

2.1.4. Quy định về tổ chức, hoạt động của bệnh viện tư nhân 47

2.1.5. Quy định về tổ chức lại 59

2.1.6. Quy định về chuyển nhượng vốn, mua bán doanh nghiệp đối với bệnh viện tư nhân 61

2.1.7. Quy định pháp luật về hỗ trợ tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư 67

2.1.8. Quy định về cạnh tranh trong hoạt động bệnh viện tư nhân 69

2.1.9. Các quy định về kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với bệnh viện tư nhân 73

2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân 76

2.3. Những vấn đề pháp lý đặt ra đối với pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân 83

Chương III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN TƯ NHÂN 88

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật 88

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật 89

KẾT LUẬN 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Sau hơn 20 năm thực hiện nghị quyết số 90/CP của Chính phủ ban hành ngày 21/08/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế văn hóa đã có lượng vốn hàng nghìn tỷ đồng được đầu tư vào hệ thống y tế tư nói chung và bệnh viện tư nhân nói riêng. Hiện các bệnh viện tư nhân vẫn không ngừng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt, góp phần đa dạng hóa các dịch vụ khám, chữa bệnh, nâng cao sức khỏe cho người dân. Các bệnh viện được tập trung đầu tư cả về nhân lực và vật lực, được trang bị thiết bị y tế hiện đại, góp phần giảm tải tình trạng quá tải ở các bệnh viện công.

Sự ra đời của khối bệnh viện tư nhân nằm trong chủ trương xã hội hóa y tế của Chính phủ. Nghị quyết 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã khuyến khích hợp tác công-tư, đầu tư tư nhân trong lĩnh vực y tế. Đầu tư tư nhân được khuyến khích trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngành y tế, từ sản xuất, cung ứng thuốc, trang thiết bị đến đào tạo, tư vấn sức khỏe, khám chữa bệnh… Trong số đó lĩnh vực y tế được tư nhân đầu tư nhiều vẫn là đầu tư phát triển cơ sở khám, chữa bệnh.

Báo cáo tại Hội nghị tổng kết 9 năm thi hành Luật KCB cho biết các cơ sở y tế tư nhân có bước phát triển lớn, đóng vai trò quan trọng trong cung ứng dịch vụ y tế cho người dân. Số bệnh viện và số giường bệnh ngoài công lập tăng nhanh: Năm 2005 có 43 bệnh viện trên địa bàn của 9 tỉnh, thành phố với

3.324 giường bệnh, nay đã tăng lên 250 bệnh viện với 15.475 giường bệnh (đạt 1,7 giường/vạn dân, chiếm 15% số bệnh viện và 5,6% số giường bệnh trong toàn quốc), có khoảng gần 40.000 nhà thuốc, 35.000 phòng khám đa khoa, chuyên khoa, cung cấp 43% dịch vụ ngoại trú và 2,1% tổng số dịch vụ

nội trú cho người dân. Một số bệnh viện 100% vốn nước ngoài có trang thiết bị hiện đại đã được đưa vào hoạt động.

Y tế tư nhân phát triển nhanh cả về quy mô và số lượng qua các năm. Năm 2018, 2019 tiếp tục thu hút sự tham gia của khu vực y tế tư nhân, một số bệnh viện tư nhân có quy mô được thành lập mới. Điển hình là các bệnh viện như: Bệnh viện Nhi Đức Tâm, Đăk Lăk (50 giường bệnh), Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tại Gia Lai (100 giường bệnh), Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Hải Phòng (180 giường bệnh), Bệnh viện Phương Châu Sa Đéc (50 giường bệnh), Bệnh viện Đa khoa Medlatec với một loạt cơ sở mới tại Hà Nội…

Bệnh viện tư nhân đã đạt được nhiều thành công nhất định trong hoạt động khám, chữa bệnh ngày càng khẳng định vai trò trong hệ thống y tế Việt Nam. Tuy nhiên một số bệnh viện tư vẫn còn xảy ra nhiều vi phạm trong quá trình hoạt động cũng như gặp phải nhiều vướng mắc, khó khăn. Vi phạm phổ biến của bệnh viện tư hiện nay là hoạt động không đúng với nội dung giấy phép được cấp, không công khai tên người hành nghề, bằng cấp, chứng chỉ, kinh nghiệm làm việc; không niêm yết công khai giá các dịch vụ; sử dụng lao động không có chứng chỉ hành nghề, trình độ chuyên môn tương ứng; hoạt động không đúng địa điểm ghi trong giấy phép. Cá biệt có những cơ sở sử dụng “chui” lao động là người nước ngoài, không qua sự quản lý của các cơ quan chức năng về y tế và lao động. Việc tuân thủ quy trình khám chữa bệnh ở nhiều cơ sở còn bị xem nhẹ, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Những bất cập của bệnh viện tư nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và gây khó khăn cho công tác quản lý của Nhà nước. Nguyên nhân của những bất cập trên là do cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động của bệnh viện tư nhân chưa hoàn thiện. Hiện chưa có hành lang pháp lý cụ thể cho bệnh viện tư. Các quy định pháp luật liên quan đến bệnh viện tư được quy định trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế, Luật

viện tư nhân phát triển.

Bởi những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật về tổ chức và

Đầu tư, Luật Doanh nghiệp…và các văn bản dưới luật. Điều này có thể gây khó khăn, lúng túng cho bệnh viện tư khi thực hiện các quy định của pháp luật vì các quy định còn chưa thống nhất, đồng bộ, hoặc một số quy định còn chưa phù hợp với thực tiễn. Do vậy việc nghiên cứu pháp luật bệnh viện tư nhân là cần thiết, vừa là cơ sở để hoàn thiện pháp luật vừa tạo động lực thúc đẩy bệnh


hoàn thiện hệ thống pháp luật.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Bệnh viện tư nhân là một hình thức cơ sở khám, chữa bệnh trong y tế tư

hoạt động của bệnh viện tư nhân ở Việt Nam” để hiểu rõ về quy trình thủ tục điều kiện, hoạt động của bệnh viện tư và đề xuất những giải pháp phù hợp


nhân. Có thể nói y tế tư nhân đã thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà

khoa học. Nhiều công trình nghiên cứu y tế tư nhân có thể kể đến như:

+ Thực trạng chấp hành một số quy định của pháp lệnh hành nghề y

dược tư nhân năm 2003 tại các quận của thành phố Hà Nội” (556+567),

tr.49-51 trên tạp chí Y học thực hành của tác giả Trần Quang Trung;

+ Đánh giá hiệu quả một số giải pháp tăng cường công tác quản lý

tr.90-92; Thực trạng một số vi phạm quy định của pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân năm 2003 tại các quận của thành phố Hà Nội”(569+570),


Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Huỳnh (2011);

+ “Một số kết quả đat được của y tế tư nhân tại thành phố Hồ Chí

hành nghề y tư nhân tại thành phố Đà Nẵng(2007-2009) trên tạp chí Y học thực hành (75), tr.70-73 của các tác giả Trần Quang Trung, Lê Ngọc Trọng,


Hưng (2010);

Minh, Hà Nội, Đà Nẵng (2007-2008) (741), tr (117-119) trên tạp chí Y học thực hành của các tác giả Trần Quang Trung, Lê Ngọc Trọng, Nguyễn Văn

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 29/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí