Pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân ở Việt Nam - 13

thông thường. Việc quy định cụ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của bệnh viện tư.

Bổ sung các quy định, chính sách ưu đãi hỗ trợ bệnh viện tư nhân về tiền thuê đất, nhân lực, đào tạo, kiến nghị đưa đầu tư bệnh viện tư nhân vào danh mục ưu đãi đầu tư vì bệnh viện tư nhân là chủ thể kinh doanh đặc biệt, hoạt động vì mục đích cộng đồng bên cạnh mục đích vì lợi nhuận. Hơn nữa các quy định hỗ trợ sẽ tạo điều kiện cho bệnh viện tư hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với bệnh viện công.

Quy định cụ thể về cơ chế phối hợp chuyên môn giữa các bác sĩ tại bệnh viện công và bệnh viện tư, các quy định về liên thông trong hoạt động để tăng hiệu quả hoạt động khám, chữa bệnh cũng như phát huy tối đa nguồn lực về con người của hai khối bệnh viện công - tư.

Thứ hai cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật của các bệnh viện tư. Công tác kiểm tra chung về việc thi hành pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh hoặc kiểm tra theo chuyên đề nhằm nắm bắt tình hình triển khai các văn bản pháp luật đồng thời nắm bắt kịp thời các khó khăn vướng mắc các đơn vị gặp phải trong quá trình triển khai thi hành pháp luật từ đó có những đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành văn bản mới cho phù hợp. Công tác thanh tra kiểm nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của các quy định pháp luật phù hợp điều kiện thực tiễn tại Việt Nam và tính hội nhập quốc tế.

Thứ ba hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với bệnh viện tư nhân. Trong quá trình kiểm tra các bệnh viện tư nhân, các cơ quan chức năng phát hiện nhiều sai phạm nhưng chưa xử lý triệt để được sai phạm, xử phạt còn chưa thể hiện rõ tính răn đe. Do vậy cần pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế cũng cần có những điều chỉnh về mức độ xử lí vi phạm, cũng như tránh trường hợp khung xử phạt vi phạm

hành chính vượt quá thẩm quyền xử phạt của cơ quan chức năng để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý, tuân thủ các quy định pháp luật và hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện tư.

Thứ tư đổi mới, nâng cao nhận thức về vai trò của bệnh viện tư nhân trong hệ thống y tế Việt Nam và tăng cường quản lý nhà nước đối với bệnh viện tư hiện nay. Cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về vị trí, vai trò của bệnh viện tư nhân trong hoạt động y tế để từ đó xác lập những quy phạm pháp luật phù hợp để điều chỉnh. Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan đến y tế tư, tăng cường vai trò của hội và các hội thành viên trong giám sát, phát huy vai trò của người bệnh trong hoạt động giám sát. Nghiên cứu hoàn chỉnh những quy định cụ thể để quản lý y tế tư nhân, tập trung vào 5 loại sau: Quy định về đăng ký, cấp phép hoạt động cho cơ sở hành nghề; Các quy định về tự kiểm soát thực hành chuyên môn; Quy định về kiểm định cho cơ sở KCB; Quy định về công bố thông tin; Quy định kiểm soát tài chính thông qua hệ thống chi trả; Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, xây dựng hệ thống quản lý điện tử.

Thứ năm tiếp thu ý kiến, đóng góp sửa đổi bổ sung, các quy định pháp luật của các doanh nghiệp bệnh viện gặp phải khó khăn trong quá trình hoạt động. Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo giữa cơ quan chức năng và các hiệp hội y tế tư nhân để tháo gỡ vướng mắc khi thực hiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực y tế.

Thứ sáu học hỏi mô hình bệnh viện tư cũng như công tác quản lý của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới để áp dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam.

TIỂU KẾT CHƯƠNG III

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Trước xu thế phát triển của xã hội và tình hình thực tiễn thi hành pháp luật của bệnh viện tư nhân, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân là cần thiết. Trong định hướng hoàn thiện pháp luật cần đáp ứng các yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính, đồng bộ với hệ thống pháp luật y tế, kiến tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng, một môi trường y tế văn minh. Pháp luật về bệnh viện tư nhân được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật KCB, Luật BHYT và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên hiện nay pháp luật về bệnh viện tư nhân còn nhiều bất cập, chưa thống nhất, đồng bộ, các quy định còn đặt bệnh viện tư nhân như một chủ thể kinh doanh thông thường, quy định đối với bệnh viện tư nhân như một bệnh viện thông thường mà chưa có hệ thống pháp luật riêng đối với chủ thể đặc biệt này. Do vậy pháp luật cần có những sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với tình hình thực tiễn. Để hoàn thiện pháp luật về bệnh viện tư nhân trước hết phải nghiên cứu lại các quy định đối với bệnh viện tư nhân, nhận ra những mặt được và chưa được trong các quy định pháp luật trên cơ sở đó đề ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân ở Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN

Pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân ở Việt Nam - 13

Trong nhiều năm qua, từ việc thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế, hàng loạt bệnh viện tư ra đời trên khắp địa bàn cả nước đem lại nhiều lựa chọn dịch vụ y tế cho người dân. Bệnh viện tư nhân ra đời đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh chất lượng cao của người dân và đóng vai trò quan trọng trong trong việc giảm tải sức ép đối với bệnh viện công lập.

Sự hình thành bệnh viện tư nhân cũng là hình thành một chủ thể đặc biệt có những đặc điểm pha trộn giữa một đơn vị làm kinh tế và một đơn vị hoạt động vì cộng đồng. Để bệnh viện tư nhân hoạt động hiệu quả, phát triển cả về số lượng và chất lượng, hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của mình cần có những quy định pháp cụ thể, rõ ràng, hỗ trợ, ưu đãi đối với chủ thể đặc biệt này.

Vì bệnh viện tư nhân là chủ thể đặc biệt nên pháp luật về bệnh viện cũng mang những đặc điểm đặc biệt, vừa mang tính chất của một doanh nghiệp, vừa mang tính chất phúc lợi xã hội. Cho đến nay các quy định về pháp luật bệnh viện tư nhân cơ bản đã tạo ra hành lang pháp lý cụ thể cho hoạt động của bệnh viện. Bên cạnh đó, bước đầu đã tạo được động lực phát triển và tăng cường trách nhiệm của bệnh viện tư nhân trước pháp luật. Tuy nhiên do bệnh viện tư nhân hình thành muộn nên pháp luật bệnh viện tư nhân vẫn còn những mặt thiếu sót, hạn chế. Qua nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật, nghiên cứu tình hình thực tiễn thi hành pháp luật của bệnh viện tư, công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước, có thể chỉ ra những quy định pháp luật cần có sự điều chỉnh. Căn cứ vào đó để đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật bệnh viện tư nhân.

Từ việc nghiên cứu pháp luật về tổ chức bệnh viện tư nhân nhận thấy Nhà nước cần có sự quan tâm hơn đối với chủ thể đặc biệt này, cần nhiều chính sách, quy định, hỗ trợ trong quá trình thành lập, hoạt động, cần có cái nhìn khách quan, đúng đắn, đầy đủ về vai trò của bệnh viện tư nhân trong hệ thống y tế và cần có sự công bằng hơn trong hoạt động so với bệnh viện công lập.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Phương Anh (2017), Kiến tạo môi trường để y tế tư nhân phát triển, trang web: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/kien-tao-moi-truong-de-y-te- tu-nhan-phat-trien-310802 (truy cập ngày 20/03/2020).

2. Ban chấp hành Trung ương (2017), Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Hà Nội.

3. Bộ Y tế (2013), Thông tư số 43/2013/TT-BYT quy định chi tiết về phân tuyến chuyến môn kĩ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội.

4. Bộ Y tế (2015), Thông tư số 40/2015/TT-BYT quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, Hà Nội.

5. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật thương mại phần chung và thương nhân, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.72.

6. Xuân Diệp (2020), Thanh tra Bộ Y tế chỉ ra hàng loạt sai phạm của Bệnh viện Bảo Sơn 2, trang web: https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/thanh-tra-bo- y-te-chi-ra-hang-loat-sai-pham-cua-benh-vien-bao-son-2-1369489.html (truy cập ngày 25/06/2020).

7. Lê Thanh Hà và cộng sự (2016),2/3 số bệnh viện tư sống thoi thóp, trang web: https://tuoitre.vn/2-3-so-benh-vien-tu-song-thoi-thop-1066654.htm (truy cập ngày 25/06/2020).

8. Quỳnh Hoa (2014), Y tế tư nhân và kinh nghiệm xã hội hóa y tế ở Việt Nam, trang web: https://infonet.vietnamnet.vn/chuyen-de/y-te-tu-nhan-va- kinh-nghiem-xa-hoi-hoa-y-te-o-viet-nam-249983.html(truy cập ngày 15/3/2019).

9. Hồng Khanh (2019), Bệnh viện 5 sao 2.000 tỷ đồng xây 'chui' giữa Thủ đô, trang web https://vietnamnet.vn/vn/bat-dong-san/du-an/benh-vien-an- sinh-5-sao-2000-ty-dong-xay-khong-phep-o-ha-noi-580028.html (truy cập ngày 25/06/2020).

10. Lê Quang Cường (2019), Cơ chế thị trường trong chăm sóc sức khỏe và chính sách y tế, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 09(385), Hà Nội.

11. Thanh Lê (2019), Vướng mắc về cơ chế, chính sách trong công tác khám, chữa bệnh ở bệnh viện tư trang web: https://baonghean.vn/vuong-mac- ve-co-che-chinh-sach-trong-cong-tac-kham-chua-benh-o-benh-vien-tu- 250070.html (truy cập ngày 25/06/2020).

12. Nguyễn Ngọc Long (2018), Quản lý nhà nước và pháp luật đối với các cơ sở khám, chữa bệnh tư từ thực tiễn thành phố Hà Nội, LATS Luật học: 9 38 01 02, Học viện khoa học xã hội.

13. Nguyễn Thị Việt Nga (2019), Triển vọng hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, trang web: http://tapchitaichinh.vn/tai- chinh-kinh-doanh/trien-vong-hoat-dong-mua-ban-va-sap-nhap-doanh-nghiep- tai-viet-nam-301760.html (truy cập ngày 15/04/2020).

14. Minh Nguyệt (2020),Thanh tra Bộ Y tế chỉ ra sai phạm tại 11 cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân tại TP.HCM, trang web: http://thanhtravietnam.vn/tin-trong-nganh/thanh-tra-bo-y-te-chi-ra-sai-pham- tai-11-co-so-kham-chua-benh-tu-nhan-tai-tp-hcm-191019 (truy cập ngày 25/06/2020).

15. Quốc hội (2010), Luật viên chức, Hà Nội.

16. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

17. Quốc hội (2014), Luật đầu tư, Hà Nội.

18. Quốc hội (2014), Luật phá sản, Hà Nội.

19. Quốc hội (2018), Luật phòng, chống tham nhũng, Hà Nội.

20. Sơn Lâm và cộng sự (2020), Kích thích bệnh viện công thay đổi, trang web:https://tuoitre.vn/kich-thich-benh-vien-cong-thay-doi- 20200517075921578.htm, truy cập ngày 20/06/2020.

21. Tổng cục xây dựng lực lượng CAND (2011), Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội, Tr.218.

22. Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử (2014), Tổng quan dịch vụ xã hội, Hà Nội.

23. Xuân Trường (2017), Khám chữa bệnh ở các bệnh viện tư nhân: nhiều bất cập cần tháo gỡ, trang web https://laodong.vn/suc-khoe/kham-chua- benh-o-cac-bv-tu-nhan-nhieu-bat-cap-can-thao-go-511915.ldo (truy cập ngày 20/03/2020).

24. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh số 07/2003/PL- UBTVQH11 về hành nghề y dược tư nhân, Hà Nội.

25. Văn phòng Hiệp hội bệnh viện tư nhân Việt Nam, Sự không thống nhất trong việc thực hiện chính sách pháp luật về BHYT giữa Bộ Y tế và BHXH Việt Nam, trang web http://hiephoibenhvientu.com.vn/su-khong-thong- nhat-trong-thuc-hien-chinh-sach-phap-luat-ve-bhyt-giua-bo-y-te-va-bhxh- viet-nam/(truy cập ngày 30/06/2020).

Tiếng Anh

26. Chassaniol Jean-Luc Chassaniol, Philippe El Sair, Michel Hédouin (2008), The French Healthcare and Hospital System, France.

27. Lee Caroline Lee (2018), Chinese Healthcare Trends: Rising Hospital Privatization, China.

28. Lee Haejong Lee, Hewon Lee, Keon-Hyung Lee, Thomas T.H Wan (2008), Comparing efficiency between public and private hospitals in South Korea, South Korea, p.4.


PHỤ LỤC

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức BVQT Phương Châu Sa Đéc


Tổng Giám Đốc


Giám đốc chi nhánh


Phó giám đốc chuyên môn Giám đốc bệnh viện Giám đốc tài chính



Khối chuyên môn Khối hành chính


Khoa Khám bệnh

Kế hoạch Tổng hợp Tài chính kế toán HCNS - VTTB


Phòng Điều dưỡng KSNK


Ban QLCL TT&CSKH


IT Đội bảo vệ


Khoa Phụ sản Nhi khoa



Khoa Ngoại - GMHS


Khoa Nội - Da liễu


CSKH Marketing CSKH

Làm sạch


Bảo trì


Khoa Cận lâm sàng


Khoa Dược

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 29/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí