Sự Phát Triển Về Số Lượng Nhãn Sinh Thái Châu Âu Được Cấp Từ Năm 1992 Đến 2010 (Tính Đến 30/7/2010) [124]

để chi trả cho các hoạt động phục hồi cần thiết. Khoản tiền ký quỹ phụ thuộc

vào dự án phục hồi

và tương ứng với

70% chi phí ước tính đối

với

việc phục

hồi khu vực khai thác. Khoản

ký quỹ được sử dụng cho khu vực

phục

hồi với

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

các mục tiêu: nạo vét lòng hồ bao gồm: bùn đáy và cảnh quan hồ, dọn dẹp đá thải, chất thải khai thác, xử lý chất ô nhiễm trong nước hồ.

Đối với các dự án thăm dò, khai thác kéo dài một năm hoặc ít hơn thì

khoản ký quỹ phải được thực hiện trong 15 ngày phê duyệt kế hoạch phục hồi

vùng khai thác. Nếu các dự án này kéo dài hơn 1 năm thì khoản ký quỹ phải

được chi trả hàng năm với lần chi trả đầu tiên tương ứng với chi phí ước tính của việc phục hồi đã được thực hiện hoặc sẽ thực hiện trong suốt một năm đó. Mỗi

khoản ký quỹ hàng năm phải chi trả tương ứng với chi phí phục hồi ước tính

trong năm đó.

Đối với các dự án khai thác mỏ, khoản ký quỹ hàng năm của DN được xác lập dựa trên thời gian thực hiện dự án. DN sẽ được xác lập lịch trình ký quỹ (tối đa là 15 năm) một lần phê duyệt kế hoạch phục hồi. Khi kế hoạch được áp dụng

thì lần chi trả khoản

ký quỹ đầu tiên trong 15 ngày phê duyệt

kế hoạch

phục

hồi.

Khi các hoạt

động

khai thác kéo dài không đến

10 năm, khoản ký quỹ có

thể được trì hoãn và bổ sung vào khoản chi trả hàng năm tiếp theo. Không được trì hoãn khoản ký quỹ này quá 2 năm. Khi các hoạt động khai thác mỏ kéo dài quá

10 năm, hai lần chi trả tài khoản ký quỹ liên tiếp không quá 3 năm.

Ký quỹ môi trường tại Philipin [128]

có thể được trì hoãn nhưng

Ký quỹ môi trường cũng được áp dụng trong lĩnh vực khai thác khoáng

sản

tại

Philipin. Theo Nghị định sửa đổi

số 7942 nhằm

triển

khai thực hiện

Luật Khai thác mỏ năm 1995 của Philipin, tại điều 13 qui định về khoản ký quỹ mà người khai thác khoáng sản phải chi trả để được thực hiện dự án có nội dung

như sau: người ký hợp đồng sẽ phải chi trả cho Chính phủ một khoản tiền đặt

cọc có giá trị tối thiểu bằng 5% giá trị thị trường của toàn bộ sản lượng khoáng sản khai thác hoặc các sản phẩm chế biến không bao gồm tất cả các loại thuế

khác. 10% khoản

tiền

trên và 10% doanh thu khác như quản

lý hành chính, vệ

sinh, khai thác và các phí liên quan khác được thu từ hoạt

động

thăm dò, khai

thác, phát triển

và sử dụng

các nguồn

tài nguyên khoáng sản cùng với khoáng

sản dự trữ sẽ được Chính phủ quản lý như một quỹ tín dụng và sẽ được ký quỹ

vào ngân quỹ của Chính phủ để phân phối cho các dự án đặc biệt và các chi phí hành chính khác liên quan đến thăm dò, khai thác, phát triển và quản lý môi trường khoáng sản.

Pháp luật về nhãn sinh thái

Đây là một dạng công cụ kinh tế thông qua việc

khuyến

khích tiêu dùng

các sản

phẩm thân thiện với môi trường tác động

đến

nhà sản xuất

trong việc

thay đổi quy trình công nghệ nhằm đáp ứng được các tiêu chí môi trường, giảm thiểu các tác động môi trường, giảm tiêu thụ năng lượng, giảm sử dụng nguyên nhiên liệu đầu vào.... Nhãn sinh thái khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà

sản xuất,

giúp cho nhà sản xuất

có thể tạo dựng hình ảnh và có vị thế trên thị

trường vì những

sản

phẩm loại này thường có sức cạnh

tranh cao và giá thành

cũng cao hơn so với các sản phẩm cùng loại khác. Đồng thời nó cũng thông tin, giáo dục cho người tiêu dùng về những tính năng thân thiện với môi trường của sản phẩm, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.

Nhãn sinh thái Châu Âu

Nhãn sinh thái Châu Âu đã được Hội đồng Bộ trưởng môi trường Châu Âu thông qua theo Quyết định số 880/92 ngày 23 tháng 3 năm 1992 bao gồm các sản phẩm tẩy rửa, giấy, dệt, các sản phẩm trong nhà và làm vườn, thiết bị, chất bôi trơn và các dịch vụ như nhà ở du lịch. Trong khi nhãn sinh thái Châu Âu có biểu

tượng hình bông hoa rất đơn

giản nhưng

các tiêu chí đặt

ra rất

chặt chẽ. Nhãn

sinh thái được cấp cho một sản phẩm hoặc dịch vụ không chỉ dựa trên một yếu tố đơn thuần mà thông qua quá trình nghiên cứu, phân tích tác động của sản phẩm hoặc dịch vụ trong vòng đời của nó, bắt đầu từ khai thác nguyên liệu thô trong

giai đoạn tiền sản xuất, đến sản xuất, phân phối và thải bỏ. Một số điều kiện

sản

phẩm hoặc dịch

vụ cần đạt

được như:

có số lượng lớn

được bán trên thị

trường, có ít nhất một

giai đoạn

trong toàn bộ vòng đời

có tác động

đến

môi

trường, có tiềm năng cải thiện môi trường khi được tiêu dùng cũng như khuyến khích nhu cầu được cấp nhãn sinh thái của nhà sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ.

Nhãn sinh thái Châu Âu nhanh chóng trở thành một thương hiệu quốc tế. Các nhà sản xuất muốn bán sản phẩm của họ trên khắp thị trường Châu Âu đã thực sự nhận ra những lợi thế cạnh tranh mà nhãn sinh thái Châu Âu mang lại.

Sản

phẩm

mang logo hình bông hoa có thể được tiếp

thị trên toàn Liên minh

Châu Âu (bao gồm 15 quốc gia thành viên) và 02 quốc gia EEA (Na Uy, Iceland).

Đến đầu năm 2010, đã có hơn 1000 nhãn sinh thái Châu Âu được cấp cho 26 chủng loại sản phẩm, trong đó dịch vụ du lịch chiếm 37% tổng số giấy chứng

nhận. Ý và Pháp là hai quốc

gia có số chủ sở hữu nhãn sinh thái lớn nhất,

với

331 và 203 giấy phép tương ứng. Đứng thứ ba là Tây Ban Nha và Đức với hơn 60 giấy phép.


Hình 1. Sự phát triển về số lượng nhãn sinh thái Châu Âu được cấp từ năm 1992 đến 2010 (tính đến 30/7/2010) [124]


Mặc dù chương trình này chưa có số lượng thống kê về những kết quả về 1

Mặc dù, chương trình này chưa có số lượng thống kê về những kết quả về sự cải thiện môi trường, song một số sản phẩm được dán nhãn sinh thái Châu Âu đã thể hiện rõ sự giảm thiểu tác động xấu tới môi trường. Ví dụ, năm 1993 việc phát thải chất Clo trong quá trình làm trắng bột giấy giảm từ 175.000 tấn

xuống

còn 10.000 tấn, quá trình sản

xuất

giấy

giảm 11% việc

phát thải

SO2,

giảm 21% COD, giảm 50% AOX. Sản phẩm sơn được dán nhãn giảm 78% việc

phát thải tr.100].

khí CO, 58% NOX, 64% CxHx so với sản phẩm

sơn cùng loại [55,

Nhãn sinh thái của Mỹ (Con dấu xanh – Green Seal) [55, tr.101]

Chương trình “Con dấu xanh” là một trong những chương trình tiên phong trong việc thúc đẩy nền kinh tế bền vững tại Mỹ. Năm 1989, “Con dấu xanh” được thành lập với tư cách là một tổ chức phi Chính phủ độc lập có mục tiêu hỗ

trợ người tiêu dùng tìm thấy

được những

sản

phẩm

thực

sự xanh. Hiện

nay,

chương trình này cung cấp tiêu chí và hướng dẫn cho các nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ hướng tới tính bền vững trong sản phẩm và dịch vụ. “Con dấu xanh” có 30 tiêu chuẩn đã ban hành cho hơn 193 loại sản phẩm và dịch vụ.

Đối tượng tập trung đầu

tiên của

Chương trình “Con dấu

xanh” là nội

dung mua sắm của người tiêu dùng. Chương trình xây dựng các hướng dẫn mua

sắm cho cộng

đồng thông qua việc khuyến cáo và chứng nhận

các sản phẩm

hoặc

dịch

vụ thân thiện môi trường qua các tờ rơi, tạp

chí, quảng

cáo. Những

thông tin này được thu thập vào biên soạn thành “Báo cáo lựa chọn xanh” phát

hành hàng năm. Sau đó, chương trình tập

trung hơn

vào các tổ chức mua sắm

bởi tầm ảnh hưởng rộng lớn của các tổ chức này, đặc biệt tập trung đối với các tổ chức Nhà nước từ trung ương tới địa phương nhằm cung cấp các thông tin hữu ích về các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường để từ đó tạo ra sự ảnh hưởng đáng kể đến các chính sách thị trường. Hơn thế, chương trình đã tác động lớn đến ý thức và xu hướng tiêu dùng của người dân cũng như các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ, tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc giảm thiểu ô nhiễm, BVMT.

Chương trình cũng đã nỗ lực hài hoà với một số chương trình nhãn sinh

thái quốc

tế như nhãn sinh thái Châu Âu. Trong số các chứng nhận

được cấp,

“Con dấu xanh” cũng được cấp cho một số nhà sản xuất nước ngoài như Canada (công ty sản xuất giấy in, thiết bị vệ sinh và dầu máy), Nhật Bản (công ty sản xuất hệ thống sưởi ấm), Hàn Quốc (công ty sản xuất các sản phẩm tẩy trắng).

2.3.1.4. Kinh nghiệm sử dụng pháp luật về chế tài xử phạt trong bảo vệ môi trường

Chế tài xử phạt vi phạm pháp luật BVMT là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức trong các hoạt động có liên quan đến môi trường. Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy, việc áp dụng chế tài xử phạt đủ mạnh, đảm bảo sức răn đe sẽ có tác dụng tích cực trong việc thực thi pháp luật BVMT.

Kinh nghiệm của Hoa Kỳ

Hệ thống cưỡng chế môi trường của Hoa Kỳ gồm ba cấp: Liên bang, bang và chính quyền địa phương (hạt). Mỗi cấp có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rất cụ thể.

Ở cấp liên bang: có Cục Bảo vệ môi trường Liên bang (EPA). Đây là cơ quan Chính phủ quản lý chung về môi trường, xử lý các vụ việc môi trường lớn, có tính chất nghiêm trọng, xảy ra ở phạm vi lớn hơn một bang.

Ở cấp bang: có Cục Bảo vệ môi trường bang. Cục này có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề môi trường trong địa phận của bang.

Ở cấp hạt: ở các hạt có lực lượng thanh tra, cảnh sát môi trường, luật sư, công tố viên chịu trách nhiệm về các vấn đề môi trường của địa phương.

Bên cạnh Cục Bảo vệ môi trường Liên bang, một số bộ, ngành khác cũng tham gia quản lý và xử lý vi phạm môi trường như: Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Cảnh sát bảo vệ bờ biển. Các cơ quan này đều có lực lượng thanh tra, cảnh sát và công tố viên để điều tra và xử lý vi phạm môi trường trong lĩnh vực mình phụ trách.

Các vi phạm pháp luật về môi trường ở Hoa Kỳ có thể bị xử phạt theo từng cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào tính chất và phạm vi của người vi phạm. Các hình thức xử phạt vi phạm môi trường của họ được chia thành ba loại: (1)Xử lý hành chính: EPA sẽ thông báo cho cá nhân hoặc cơ sở vi phạm về hành vi vi phạm môi trường của họ và yêu cầu tuân thủ các quy định về môi trường, bồi thường thiệt hại gây ra. Đây là hình thức xử phạt nhẹ nhất đối với các lỗi nhẹ do người làm lỗi không cố ý mà vô tình hoặc do thiếu kiến thức gây ra; (2)Xử lý dân sự: trong các trường hợp vi phạm nặng hơn hoặc các bên không chịu chấp hành xử lý hành chính như trên thì EPA sẽ tiến hành điều tra thêm và kiện ra tòa án. Tòa án sẽ ra quyết định xử lý dân sự. Ngoài việc phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra, người vi phạm còn bị phạt tiền hoặc bị phạt tù; (3)Xử lý hình sự: đối với các vụ án nghiêm trọng, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người và môi trường. Khi vi phạm cố ý, lặp đi lặp lại thì EPA sẽ phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan tiến hành điều tra, lập hồ sơ vụ việc và đưa ra Tòa án để xử lý hình sự. Hình phạt gồm: bồi thường thiệt hại, phạt tiền và phạt tù. Trong quá trình điều tra, các vụ vi phạm về môi trường thì lực lượng cảnh sát, thanh tra và công tố viên đóng vai trò quan trọng. Ba lực lượng này sẽ phối hợp với các chuyên viên kỹ thuật thuộc các phòng chuyên môn tìm ra các bằng chứng vi phạm môi trường và đưa ra các biện pháp xử lý, có thể đưa ra xét xử hành chính, dân sự hoặc hình sự.

- Kinh nghiệm của Philippin

Ở Philippine, các tội phạm trong lĩnh vực BVMT chỉ được quy định trong các đạo luật về môi trường, không được quy định trong Luật Hình sự. Nhìn chung, các

hình phạt mà Philippin áp dụng đối với tội phạm môi trường rất nặng.

Điều 47 Luật Không khí sạch năm 1999 quy định: người nào có hành vi gây ô nhiễm không khí thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị phạt tiền từ 10.000 pesos đến

100.000 pesos hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến sáu năm, hoặc bị áp dụng cả hai hình phạt trên. Nếu người vi phạm là pháp nhân thì người quản lý đứng đầu pháp nhân, nhân viên kiểm soát ô nhiễm sẽ phải chịu hình phạt này. Nếu pháp nhân có ba lần vi phạm trong một năm hoặc vi phạm ba năm liên tiếp trở lên, coi thường lệnh của các cơ quan quản lý môi trường về việc đình chỉ hoạt động của cơ sở thì theo quy định của Điều 48 người phạm tội bị phạt tù từ sáu tháng đến 10 năm.

Điều 48 Luật Quản lý chất thải rắn năm 2000 quy định cấm các hành vi sau: (1)vứt chất thải tại nơi công cộng; (2)thực hiện hoạt động thu gom, vận chuyển

chất thải vi phạm quy định về vệ sinh môi trường và vi phạm giấy phép môi

trường đã được cấp; (3)đốt chất thải rắn đã thải trực tiếp vào không khí; (4)thu gom chất thải mà không phân loại theo đúng quy định…Điều 28 Luật Bảo tồn các khu hoang dã quy định: người nào có hành vi trái pháp luật, xâm hại các loại động vật hoang dã đã được bảo tồn thì bị phạt như sau: (a)phạt tù từ 6 năm 1 ngày đến

12 năm hoặc bị

phạt tiền từ

100.000 pesos đến 1.000.000 pesos khi loài bị xâm

phạm là loài đặc biệt quý hiếm; (b)phạt tù từ 4 năm 1 ngày đến 6 năm hoặc bị phạt tiền từ 50.000 pesos đến 500.000 pesos nếu loài bị xâm hại là loài có nguy cơ bị tuyệt chủng; (c)phạt tù từ 2 năm 1 ngày đến 4 năm hoặc bị phạt tiền từ 30.000 pesos đến 300.000 pesos khi loài bị xâm hại là loài dễ bị tổn thương…

2.3.2. Bài học kinh nghiệm về pháp luật sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Kinh nghiệm của nước ngoài về sử dụng các CCKT vào hoạch định chính

sách môi trường cho thấy: đối với các nước đang phát triển và các nước đang trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường như Việt Nam, do điều kiện luật pháp, thể chế chưa hoàn thiện, trình độ dân trí chưa cao nên có nhiều vấn đề đặt ra cần cân nhắc kỹ trước khi xây dựng và vận dụng pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT.

Thnht, việc sử dụng các CCKT trong BVMT phải được thực hiện từng bước, cẩn trọng. Thực tế cho thấy đối với các nước đang phát triển, do điều kiện luật pháp, chính sách, thể chế chưa hoàn thiện, cộng với trình độ dân trí hạn chế… cho nên việc sử dụng các CCKT trong BVMT phải được thực hiện từng bước, cẩn

trọng dựa trên những cân nhắc kỹ lưỡng về kinh tế, kỹ thuật, xã hội, chính trị… sao cho phù hợp, tránh nóng vội. Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaixia… đều tiến hành từng bước trong việc áp dụng các công cụ kinh tế. Nếu nóng vội sẽ bị thất bại. Bài học thất bại trong việc thực hiện chương trình trao đổi giấy phép chất thải công nghiệp của Philippin là một ví dụ.

Thhai, các vấn đề liên quan tới thuế, phí và lệ phí môi trường

- Các vấn đề kỹ thuật: Cơ sở để xác định mức thuế là cần phải nắm được chi

phí hoạt động của người gây ô nhiễm, phải có hệ thống giám sát ô nhiễm

(monitoring), các điều kiện địa lý, tỷ lệ lạm phát… Đây thực sự là vấn đề khó xác định đối với cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm về BVMT. Căn cứ để tính mức phí phải đầy đủ, toàn diện, dựa trên chất lượng thải và nồng độ chất thải. Nếu chỉ dựa vào nồng độ chất thải hoặc lượng chất thải thì sẽ tạo ra kẻ hở cho các đối tượng tìm cách lẩn tránh khoản phí này. Bài học của các nước đang phát triển, đặc biệt là Hàn Quốc cho ta thấy rõ điều này. Bên cạnh đó, mức phí phải cao hơn chi phí vận hành hệ thống xử lý ô nhiễm và phải tính theo lũy tiến. Nếu mức phí quá thấp, thấp hơn cả chi phí vận hành hệ thống xử lý ô nhiễm thì các cơ sở sẽ sẵn sang nộp phí chứ không vận hành hệ thống xử lý ô nhiễm – kết quả là không thể giảm ô nhiễm. Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác đã vấp phải thất bại này và họ đã phải điều chỉnh. Để giảm thiểu ô nhiễm, hầu hết các nước đang phát triển đã áp dụng xuất phí theo lũy tiến – tức là càng xả thải nhiều, nồng độ càng cao thì càng phải nộp phí cao. Cách làm này khuyến khích các cơ sở sản xuất giảm thiệu lượng chất thải ra môi trường.

- Các vấn đề chính trị: Đó là sự phản ứng của công chúng, các nhóm xã hội khi đánh thuế môi trường do nhận thức về môi trường còn thấp. Các DN có thể phản đối thuế môi trường vì chúng tăng thêm gánh nặng chi phí sản xuất đối với họ, làm tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường.

Thba, các tác động về mặt phân phối, trợ cấp

Từ kinh nghiệm của các nước đã và đang sử dụng pháp luật về CCKT nhằm BVMT cho thấy nó có thể gây tác động tiêu cực tới nhóm dân cư thu nhập thấp. Để khắc phục tình trạng đó, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp đặc biệt để giảm nhẹ gánh nặng này, chẳng hạn thông qua các ngành có mức độ giảm thuế, ưu đãi, tín dụng hoặc trợ cấp nhất định. Ví dụ: có thể trợ giá điện để khuyến khích người

nghèo sử dụng các loại năng lượng này nhằm hạn chế củi gỗ, than là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

Thtư, các vấn đề về thể chế, trách nhiệm pháp lý với môi trường

Sử dụng pháp luật về các CCKT trong BVMT đòi hỏi phải có các cơ cấu thể chế phù hợp, đặc biệt là giám sát thi hành các chính sách. Việt Nam đã có Luật BVMT nhưng thực tế hiệu lực của nó còn thấp. Điều đó đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu và đề ra những chủ trương chính sách phù hợp nhằm đưa Luật BVMT vào cuộc sống.

Mục tiêu chủ yếu của việc sử dụng pháp luật về các CCKT trong BVMT nhằm đạt được một sự liên kết hữu hiệu giữa các chính sách kinh tế và các chính sách môi trường. Mặc dù các CCKT đã được phát hiện và ứng dụng đầu tiên ở các nước công nghiệp phát triển OECD, song chúng cũng có thể đem lại lợi ích cho các nước đang phát triển và các nước đang chuyển đổi nền kinh tế như Việt Nam. Cải cách kinh tế đang được tiến hành theo chiều rộng lẫn chiều sâu ở Việt Nam là cơ hội rất thuận lợi cho việc sử dụng các CCKT trong BVMT một cách có hiệu quả hơn so với các quy chế mang tính chất mệnh lệnh và kiểm soát vì ở các nước đang phát triển cũng như các nước có nền kinh tế chuyển đổi đang còn rất thiếu cơ sở hạ tầng chính và luật pháp có hiệu quả. Đối với Việt Nam, khi sử dụng các CCKT trong BVMT cần chú ý đến các tác động sau đây:

- Bổ sung và hoàn thiện chính sách Nhà nước: Trong nền KTTT, suy thoái môi trường có thể do sự thất bại của thị trường gây ra, chẳng hạn khi giá cả không phản ánh đầy đủ các giá trị môi trường. Những suy thoái môi trường cũng có thể nảy sinh do do sự can thiệp không hợp lý, do những chính sách yếu kém của Nhà nước. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong khu vực đã chứng tỏ điều đó. Yêu cầu phải đổi mới cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với định hướng phát triển bền vững, hình thành và tạo điều kiện cho các thị trường phát triển đồng bộ, hoạt động một cách hữu hiệu, đảm bảo một sự phát triển nhịp nhàng, cân đối giữ các ngành, các lĩnh vực, các vùng tổng thể của nền kinh tế quốc dân, kiểm soát được lạm phát, cung cấp thông tin chính xác, rõ ràng và hiệu quả cho các đơn vị kinh tế, xóa bỏ các độc quyền kinh doanh, hướng tới một thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

- Cần phải có cơ cấu thể chế và các kỹ năng hành chính phù hợp, xác định rõ và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, đặc biệt đối với đất đai, bất động sản. Xây dựng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/09/2023