Trong Hình Thức Hợp Tác Đầu Tư, Hợp Tác Kinh Doanh

- Công bố thông tin định kì: Định kỳ 06 tháng và hàng năm theo năm tài chính cho đến khi trái phiếu đáo hạn, CTCK phát hành gửi nội dung công bố thông tin định kỳ cho nhà đầu tư sở hữu trái phiếu và Sở giao dịch chứng khoán.6

Nội dung công bố thông tin được quy định tại điều 121 Luật chứng khoán 2019.

- Đăng ký, lưu ký trái phiếu: Theo điều 15 Luật chứng khoán 2019 thì CTCK chào bán trái phiếu riêng lẻ phải đăng ký, lưu ký trái phiếu trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo dã nhận được báo cáo kết quả chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ của công ty chứng khoán.

Ngoài ra, việc phát hành trái phiếu cho đúng đối tượng mục tiêu cũng được pháp luật quy định tại điều 128 Luật doanh nghiệp 2020; điểm b khoản 2 điều 31 Luật chứng khoán 2019. Theo đó chỉ có nhà đầu tư chuyên nghiệp mới được phép đầu tư trái phiếu phát hành riêng lẻ. Quy định về nhà đầu tư chuyên nghiệp được nêu rõ tại điều 11 Luật chứng khoán 2019.

Như vậy, việc phát hành trái phiếu riêng lẻ để huy động vốn là một nghiệp vụ được quản lý chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro vỡ nợ và tạo nên bong bóng trái phiếu.

2.1.1.4. Trong hình thức hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh

Không có quy định nào cấm công ty chứng khoán vay vốn của khách hàng, nhà đầu tư hay cá nhân, pháp nhân nói chung để hoạt động kinh doanh. Tất nhiên, việc gửi tiền ăn lãi tại các công ty chứng khoán có phần rủi ro hơn gửi ngân hàng.

Hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh không phải là một kênh huy động chính thức được pháp luật thừa nhận và điều chỉnh, vì vậy hình thức không được các cơ quan quản lý khuyến khích. Hiện tại chưa có một nguồn luật nào điều chỉnh cụ thể và trực tiếp hình thức huy động này mà được chiều chỉnh gián tiếp qua Luật dân sự 2015, Luật đầu tư 2020 và Luật các tổ chức tín dụng 2010. Cụ thể, đối với việc hình thành hợp đồng hợp tác kinh doanh là một trong những hình thức của hợp đồng hợp tác kinh doanh trong đó hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp



phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế

6 Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 122/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 hướng dẫn về chế độ công bố thông tin theo quy định của Nghị định 153/2020/NĐ- CP và khoản 1 điều 21 Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định của chính phủ về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế

nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm7. Bên cạnh đó, về hình thức của hợp đồng hợp tác còn phải được lập thành văn bản8.

Theo khoản 14 điều 3 Luật đầu tư 2020 thì Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. Như vậy là hợp đồng hợp tác kinh doanh hay còn gọi là thoả thuận hợp tác kinh doanh với sự tham gia của các bên nhằm hưởng lợi nhuận. Nắm rõ được khái niệm về hợp đồng hợp tác kinh doanh thì các CTCK thường kí hợp đồng hợp tác đầu tư với các cá nhân hoặc doanh nghiệp kinh tế phi tài chính với hình thức đầu tư hưởng lợi nhuận cố định theo tỷ lệ %/năm.

Theo khoản 1điều 27 Luật đầu tư 2020 thì việc ký kết hợp đồng hợp tác giữa các nhà đầu tư trong nước thì tuân theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015. Do đó, những yêu cầu về hình thức, cách thức, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên được nêu rõ tại Mục 8 Bộ Luật dân sự bao gồm từ điều 504 đến 511. Vì bản chất tương tự hình thức huy động tiền gửi với tên gọi khác vì “nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận”9. Tuy nhiên, các CTCK không được phép nhận tiền gửi mà chỉ có một số chủ thể được thực hiện nghiệp vụ này như NHTM, hợp tác xã, công ty tài chính (được nhận tiền gửi của tổ chức), công ty cho thuê tài chính (được nhận tiền gửi của tổ chức). Như vậy hình thức huy động của CTCK cũng bị ảnh hưởng bởi quy định này của pháp luật.

2.1.1.5. Trong các hình thức huy động vốn khác

Ngoài ra còn một số quy định khác liên quan tới hoạt động sử dụng vốn

“Điều 17. Quản lý tiền của khách hàng

1. Công ty chứng khoán phải quản lý tách bạch tiền gửi giao dịch chứng khoán của từng khách hàng, tách bạch tiền của khách hàng với tiền của công ty chứng khoán.


7 Khoản 1 điều 504 Bộ luật dân sự 2015

8 Khoản 2 điều 504 Bộ luật dân sự 2015

9 Khoản 13 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010

2. Công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận và chi trả tiền mặt để giao dịch chứng khoán của khách hàng mà phải thực hiện qua ngân hàng thương mại.

3. Công ty chứng khoán không được lạm dụng tiền của khách hàng dưới mọi hình thức. Các giao dịch liên quan đến tiền của khách hàng chỉ được phép thực hiện theo quy định của pháp luật.

4. Công ty chứng khoán phải xây dựng hệ thống quản lý tách bạch tiền của khách hàng theo phương thức nêu tại Điểm a Khoản này. …

b) Công ty chứng khoán mở tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng thương mại để quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng. Tài khoản chuyên dụng phải mở riêng biệt và tách bạch với các tài khoản khác của công ty chứng khoán.”

Quy định này nhằm quán triệt hoàn toàn việc sử dụng tiền trong tài khoản của nhà đầu tư để thực hiện các mục đích khác của CTCK làm tăng rủi ro trong việc sử dụng nguồn vốn của CTCK.

2.1.2. Xử lý vi phạm trong hoạt động huy động vốn tại Công ty chứng khoán

Các CTCK có hành vi vi phạm liên quan tới hoạt động huy động vốn thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Luật chứng khoán 2019 ra đời tạo ra khung khổ pháp lý đồng bộ, khả thi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng, thúc đẩy TTCK phát triển bền vững. Những quy định mới liên quan đến xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán nói chung và trong hoạt động huy động vốn của CTCK nói riêng phù hợp với thực tiễn phát triển của thị trường, giải quyết được những bất cập trong xử lý vi phạm hành chính theo quy định cũ, được kỳ vọng góp phần tăng cường răn đe các CTCK đảm bảo thị trường vốn được hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững.

Việc xử lý vi phạm trong hoạt động chứng khoán được thực hiện theo điều 132 Luật chứng khoán 2019. Theo đó mức phạt tiền tối đa là 10 lần khoản thu trái pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm mà được quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều 12 Luật chứng khoán 2019. Hoặc tối đa 3 tỷ đồng đối với các hành vi vi phạm khác. Như vậy, đối với hoạt động huy động vốn, tuỳ vào từng vụ việc cụ thể sẽ có những mức xử phạt vi phạm khác nhau. Nhưng nhìn chung mức phạt vi phạm thường chỉ dừng lại ở phạt hành chính. Ngoài ra các mức xử lí vi phạm nặng nhất như tạm

dừng hoạt động công ty hoặc giải thể thì vẫn có thể được áp dụng nếu công ty vi phạm ở mức độ lớn mà không khắc phục trong khoảng thời gian cho phép của cơ quan quản lý. Các trường hợp này thì Bộ trưởng Bộ tài chính sẽ là người đưa ra quyết định.

Cụ thể:

- Đối với hoạt động phát hành trái phiếu thì mức xử phạt được quy định như sau10:

Bảng 1: Mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ


Hình thức vi phạm

Mức xử phạt hành chính

(VND)

Không thực hiện đúng quy định về thông báo PHTP

Thực hiện mua lại TP trước hạn không đúng phương án đã được chấp thuận

Không công bố báo cáo sử dụng vốn

50.000.000-

70.000.000.000

Thực hiện chào bán không đúng thời gian quy định

Không thực hiện đăng kí, lưu kí trái phiếu chào bán theo đúng thời hạn quy định

70.000.000-

100.000.000

Không sửa đổi thông tin, bổ sung hồ sơ khi phát hiện sai sót trong hồ sơ đã nộp lên cơ quan có thẩm quyền

PHTP không đúng theo phương án đã đăng kí hoặc phương án đã được chấp thuận

Nội dung CBTT có tính chất quảng cáo, lựa chọn NĐT tham gia mua TP không đúng theo quy định pháp luật

Chuyển nhượng TP trong thời gian hạn chế chuyển nhượng

100.000.000-

150.000.000

Thay đổi phương án và mục đich sử dụng số tiền thu hoặc sử dụng số tiền đã thu được sai mục đích ban đầu mà không thông

qua các cấp có thẩm quyền của công ty

150.000.000-

200.000.000

Chào bán, PHTP khi chưa đáp ứng đủ điền kiện theo quy định của pháp luật.

Không đảm bảo việc chào bán, PHTP đáp ứng đủ điều kiện theo pháp luật. Không đảm bảo thông tin trong hồ sơ là trung thực và

chính xác.

200.000.000-

300.000.000

Làm giả giấy tờ chào bán, PHTP riêng lẻ

1.000.000.000-

1.500.000.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Pháp luật về huy động vốn trong lĩnh vực chứng khoán: Thực tiễn thực hiện và một số đề xuất cho các công ty chứng khoán Việt Nam - 6


10 Điều 8 Nghị định 156/202/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

- Đối với vi phạm về chào bán thêm cổ phiếu để huy động vốn11 (nước ngoài) mức xử phạt hành chính được quy định như sau:

Bảng 2: Mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động chào bán thêm cổ phiếu để huy động vốn



Hình thức vi phạm

Mức xử phạt hành chính

(VND)

Không sửa đổi, bổ sung hồ sơ, tài liệu báo cáo khi phát hiện thông tin không chính xác

Thực hiện phát hành thêm cổ phần không đúng với phương án đã

báo cáo hoặc đăng kí

100.000.000-

150.000.000

Thực hiện phát hành thêm cổ phiếu nhưng chưa hoặc không báo cáo và đăng kí

Thực hiện phát hành thêm cổ phiếu khi chưa đáp ứng đủ điều kiện

theo quy định của pháp luật

200.000.000-

300.000.000

Lập hồ sơ, tài liệu báo cáo phát hành thêm cổ phiếu có thông tin

sai lệch, sai sự thật hoặc che dấu sự thật

400.000.000-

500.000.000

Làm giả giấy tờ chứng minh đủ điều kiện phát hành thêm cổ

phiếu

1.000.000.000-

1.500.000.000


Theo điểm a khoản 2 điều 26 Nghị định 156/2020/NĐ-CP thì CTCK cũng bị phạt 50 đến 70 triệu đồng khi không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, dữ liệu, tài liệu, chứng từ liên quan đến hoạt động của công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam; hồ sơ, dữ liệu, tài liệu, chứng từ lưu giữ không phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch huy động vốn của công ty chứng khoán hoặc chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó CTCK sẽ bị xử phạt từ 100 đến 150 triệu đồng khi thỏa thuận hoặc đưa ra


11 Điều 12 Nghị đinh 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

lãi suất cụ thể hoặc chia sẻ lợi nhuận với khách hàng để lôi kéo khách hàng tham gia giao dịch hoặc thực hiện việc tăng giảm vốn điều lệ không đúng với quy định của pháp luật12. Đối với việc vi phạm các hạn chế vay nợ thì CTCK cũng bị xử phạt với mức 150 đến 200 triệu đồng13. Theo đó, nếu vi phạm các quy định về hạn chế vay nợ tại điều 26 Thông tư 121/2020/TT-BTC thì tuỳ vào mức độ khác nhau sẽ bị phạt các mức tiền khác nhau.

Ngoài các chế tài phạt vi phạm cụ thể thì đối với tất cả các hình thức vi phạm sau khi được phát hiện sẽ bị buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, huỷ bỏ kết quả đã thực hiện, khắc phục hậu quả đã gây ra và kèm theo một số hình thức xử phạt bổ sung phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

2.2. Thực trạng huy động vốn của các công ty chứng khoán tại Việt Nam

2.2.1. Nhu cầu huy động vốn của các công ty chứng khoán tại Việt Nam

Mỗi công ty chứng khoán khác nhau sẽ có cơ cấu vốn khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, nguồn vốn của các công ty chứng khoán sẽ bao gồm hai thành phần chính là vốn chủ sở hữu và vốn nợ. Vốn chủ sở hữu thường được hình thành từ vốn điều lệ và lợi nhuận không chia, vốn nợ được hình thành từ việc đi vay và phát hành trái phiếu. Chi tiết về cấu trúc nguồn vốn cơ bản của các công ty chứng khoán trên thị trường Việt Nam hiện nay được thể hiện trong bảng sau:


12 Điểm a và d khoản 3 điều 26 Nghị định 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

13 Điểm d khoản 3 điều 26 Nghị định 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Bảng 3: Mô tả cấu trúc nợ phải trả của các CTCK thông qua Báo cáo tài chính


A. NỢ PHẢI TRẢ

I. Nợ phải trả ngắn hạn

1. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn

1.1. Vay ngắn hạn

2. Phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán

3. Phải trả người bán ngắn hạn

4. Người mua trả tiền trước ngắn hạn

5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

6. Phải trả người lao động

7. Các khoản trích nộp phúc lợi nhân viên

8. Chi phí phải trả ngắn hạn

9. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn

10. Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn

11. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác

12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

II. Nợ phải trả dài hạn

1. Trái phiếu phát hành dài hạn

2. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU

I. Vốn chủ sở hữu

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu

1.1. Vốn góp của chủ sở hữu

a. Cổ phiếu phổ thông

1.2. Cổ phiếu quỹ

2. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

3. Quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ

4. Các quỹ khác thuộc Vốn chủ sở hữu

5. Lợi nhuận chưa phân phối

5.1 Lợi nhuận đã thực hiện

5.2 Lợi nhuận chưa thực hiện

Nguồn: Theo BCTC bán niên 2021 của Công ty cổ phần chứng khoán MB

Căn cứ vào bảng trên, ta có thể thấy rằng vốn của công ty chứng khoán đến từ nhiều nguồn khác nhau như nguồn phải trả người bán, phải trả người lao động, phải trả nhà nước, vay và nợ thuê tài chính, nhận ký quỹ ký cược, phát hành trái phiếu, vốn góp, lợi nhuận chưa phân phối, … Tuy nhiên, khi nghiên cứu kĩ vào bảng cân đối kế toán thể hiện tình hình thực tế của các công ty thì chiếm tỷ trọng lớn là nguồn vay, phát hành trái phiếu và vốn chủ sở hữu. Bảng dưới đây sẽ thể hiện điều đó thông qua tình hình huy động vốn của các công ty chứng khoán theo báo cáo tài chính tới Q2.2021 của một số CTCK lớn trên thị trường hiện nay.

Bảng 4: Số dư nợ phải trả của các công ty chứng khoán tại thời điểm 30.06.202114 Đơn vị: tỷ đồng


SSI

VND

VPS

TCBS

VCI

HSC

FPTS

MBS

Tổng tài

sản

41,910

22,523

19,875

13,401

11,51

7

15,541

6,168

8,912

Nợ phải trả

30,510

17,688

14,691

5,747

6,214

10,736

3,610

5,855

Vay và nợ thuê tài sản chính ngắn

hạn


27,578


11,506


11,302


4,049


3,904


8,968


1,085


3,902

Trái phiếu

ngắn hạn


200


412

1,623




Nhận ký quỹ, ký cược ngắn

hạn


2








955

Trái phiếu

dài hạn


550


431




585

Nợ khác

2,930

5,433

3,387

856

687

1,767

2,525

413

Vốn chủ sở

hữu

15,539

8,534

6,121

8,137

5,451

9,169

3,724

3,057

Nguồn: Số liệu lấy từ BCTC bán niên 2021 của các CTCK tại website công bố


14 Số liệu lấy từ BCTC bán niên 2021 của các CTCK tại website công bố

Ngày đăng: 13/07/2023