ký quỹ vào ngân hàng thương mại để thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
k) Không thực hiện thay đổi văn bản xác nhận ký quỹ hoặc thực hiện thủ tục thay đổi văn bản xác nhận ký quỹ nhưng không thông báo đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi có sự thay đổi liên quan tới các nội dung cơ bản của văn bản xác nhận ký quỹ.
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ báo cáo định kỳ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền doanh nghiệp bán hàng đa cấp từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
c) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua một số lượng hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
d) Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm một khoản tiền dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình.
đ) Hạn chế một cách bất hợp lý quyền phát triển mạng lưới của người tham gia bán hàng đa cấp dưới bất kỳ hình thức nào.
e) Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp Luật Điều Chỉnh Các Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Ở Việt Nam
- Gây Rối Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Khác
- Khuyến Mại Nhằm Cạnh Tranh Không Lành Mạnh
- Trình Tự Tố Tụng Xử Lý Cạnh Tranh Không Lành Mạnh
- Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh - 9
- Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh - 10
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
g) Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng.
h) Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải tuyển dụng mới hoặc gia hạn hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với một số lượng nhất định người tham gia bán hàng đa cấp để được quyền hưởng hoa hồng, tiền thưởng hoặc các lợi ích kinh tế khác.
i) Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo liên quan tới các nội dung trong chương trình đào tạo cơ bản phải trả tiền hoặc phí dưới bất kỳ hình thức nào, trừ chi phí hợp lý để mua tài liệu đào tạo.
k) Ép buộc người tham gia bán hàng đa cấp phải tham gia các hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không thuộc chương trình đào tạo cơ bản của doanh nghiệp.
l) Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không thuộc nội dung cơ bản của chương trình đào tạo phải trả tiền hoặc phí cao hơn mức chi phí hợp lý để thực hiện hoạt động đó.
m) Thu phí đối với việc cấp, đổi thẻ thành viên cho người tham gia bán hàng đa cấp dưới bất kỳ hình thức nào.
n) Không cam kết cho người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
o) Cản trở người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa theo quy định của pháp
luật.
p) Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia
mạng lưới bán hàng đa cấp, về tính chất, công dụng của hàng hóa, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
q) Duy trì nhiều hơn một vị trí kinh doanh đa cấp, hợp đồng bán hàng đa cấp mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp.
r) Kinh doanh theo mô hình kim tự tháp.
s) Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp.
t) Yêu cầu, xúi giục người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại Khoản 3 đối với các hành vi quy định tại Khoản 3 trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
5. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đối với hành vi quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 1 và hành vi quy định tại Khoản 3 trừ trường hợp kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
c) Buộc cải chính công khai.
Thực trạng hành vi bán hàng đa cấp bất chính
Phương thức kinh doanh bán hàng đa cấp bất chính đã xuất hiện ở Việt Nam thông qua các sản phẩm như: mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị khử trùng,… thông thường, các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp không quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà tổ chức các hội nghị, hội thảo khách hàng để giới thiệu sản phẩm. Thuyết trình viên được mời đến hội nghị này tự xưng là dược sỹ, bác sỹ, tổng giám đốc,… Vai trò của họ là quảng cáo sản phẩm khiến khách hàng tin tưởng đó là sản phẩm có công dụng diệu kỳ. Khách hàng tin tưởng mà mua sản phẩm đó với giá trị đắt gấp nhiều lần giá trị thực của sản phẩm, các công ty sẽ hưởng hoa hồng từ những nạn nhân đó.
Hiện nay, cơ quan chức năng vẫn còn nhiều lúng túng trong quản lý hoạt động của mô hình kinh doanh dạng này. Từ 1998, kinh doanh đa cấp đã xuất hiện ở Việt Nam nhưng mãi đến 24/8/2005, Chính phủ mới ban hành Nghị định 110/2005/NĐ-CP thừa nhận tính hợp pháp của hình thức kinh doanh này. Vẫn tồn tại nhiều đơn vị tổ chức bán hàng đa cấp vẫn chưa có giấy phép kinh doanh và hoạt động lén lút. Khi tiến hàng hoạt động thanh tra, kiểm tra các cơ quan chức năng rất khó phát hiện và quản lý.
2.2. Các cơ quan quản lý cạnh tranh
Vào giữa thập niên thứ hai của quá trình đổi mới, các nhà làm luật Việt Nam đã đặt ra nhiệm vụ trọng yếu là phải xây dựng một đạo luật cạnh tranh mang tầm vóc của một đạo luật căn bản trong cấu trúc pháp luật thương mại. Trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm xây dựng Luật Cạnh tranh ở các nước, Luật Cạnh tranh Việt Nam đã được ban hành năm 2004. Gắn liền với quá trình hình thành pháp luật cạnh tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam cũng được thành lập như là một thiết chế kinh tế đặc biệt, được xây dựng để thực thi pháp luật cạnh tranh trên tinh thần bảo vệ các thiết chế kinh tế, thúc đẩy, giám sát các hoạt động kinh tế để tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.
Hiện nay hệ thống cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam được thành lập và tổ chức với hai cơ quan riêng biệt là Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh.
2.2.1 Cục quản lý cạnh tranh
Sự ra đời cục quản lý cạnh tranh
Năm 2003, Bộ trưởng Bộ Công thương đã thành lập Ban Quản lý cạnh tranh. Ngày 26/02/2004, để triển khai Nghị định số 29/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 0235/2004/QĐ-BTM thành lập Cục Quản lý cạnh tranh trên cơ sở Ban Quản lý cạnh tranh. Theo Quyết định số 1808/2004/QĐ-BTM ngày 06/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Công thương thì Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan thuộc Bộ Công thương có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Các đơn vị trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh bao gồm: Phòng Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, Phòng Giám sát và quản lý cạnh tranh, Phòng Điều tra và xử lý các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Phòng Bảo vệ người tiêu dùng, Phòng Kiểm soát theo mẫu - điều kiện giao dịch chung, Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài, Phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong nước, Phòng Hợp tác quốc tế, Văn phòng, Trung tâm thông tin, Trung tâm đào tạo điều tra viên và các Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Vị trí và chức năng
Cục Quản lý cạnh tranh là tổ chức thuộc Bộ Công Thương có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước. Cục Quản lý cạnh tranh có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Vietnam Competition Authority, tên viết tắt: VCA, trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
Với chức năng chính là tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, Cục Quản lý cạnh tranh đã và đang nỗ lực hoạt động nhằm:
Thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh
Tiêu chí hoạt động của Cục là tạo lập và duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh với cơ hội kinh doanh bình đẳng cho tất cả doanh nghiệp trên thị trường, khuyến khích và thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, qua đó đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, sự phát triển khoa học công nghệ và tiến bộ xã hội.
Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước những hành vi hạn chế cạnh tranh
Cục có nhiệm vụ điều tra các vụ việc liên quan đến các hành vi làm giảm, bóp méo và cản trở cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, Cục có nhiệm vụ tổ chức điều tra các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường và kiểm soát hiệu quả các hoạt động tập trung kinh tế. Sau khi kết thúc điều tra, Cục chuyển báo cáo điều tra và kiến nghị lên Hội đồng Cạnh tranh hoặc các cấp có thẩm quyền xem xét xử lý vụ việc.
Chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Nỗ lực hạn chế và loại bỏ hành vi cạnh tranh không lành mạnh như chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, gièm pha hoặc gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, quảng cáo, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, bán hàng đa cấp bất chính,… nhằm đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đối với các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, Cục có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Cục chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Để thực hiện trách nhiệm này, cục sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng và các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên toàn quốc nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người tiêu dùng được các nhà sản xuất cũng như các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ tôn trọng.
Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn cho ngành sản xuất trong nuớc
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và xuất phát từ thực tế nhiều ngành sản xuất của Việt Nam hiện còn non trẻ, Cục Quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ kiến nghị áp dụng những biện pháp phòng vệ chính đáng, cho phép những ngành công nghiệp còn non trẻ đó một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Đồng thời Cục cũng nỗ lực nhằm đảm bảo loại bỏ tác động tiêu cực của các hành vi bán phá giá và trợ cấp hàng hóa nhập khẩu, qua đó tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn cho ngành sản xuất trong nước.
Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nuớc phòng, chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài
Cục chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương trong việc chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan hỗ trợ cho các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu phòng, chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
Nhiệm vụ và quyền hạn
- Xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành hoặc để Bộ trưởng Bộ Công thương trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành. Phát hiện và kiến nghị cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền về những văn bản đã ban hành có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
- Về cạnh tranh:
a) Thụ lý, tổ chức điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh để Hội đồng cạnh tranh xử lý theo quy định của pháp luật.
b) Tổ chức điều tra, xử lý hoặc đề xuất biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh theo quy định của pháp luật.
c) Thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ theo các quy định của pháp luật để trình Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định.
d) Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế.
đ) Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, các doanh nghiệp độc quyền, về quy tắc cạnh tranh trong hiệp hội, về các trường hợp miễn trừ.
- Về xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
b) Thụ lý, tổ chức điều tra việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt nam để đề xuất áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ theo quy định của pháp luật.
c) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp tạm thời và quyết định áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời theo quy định của pháp luật.
d) Báo cáo kết quả điều tra lên Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện, rà soát việc chấp hành các quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
- Cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá; chủ trì hoặc phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
- Đầu mối, phối hợp với các Bộ, ngành đối thoại về quy chế kinh tế thị trường với các quốc gia, vùng lãnh thổ; chủ trì hoặc tham gia đàm phán vấn đề cạnh tranh và phòng vệ thương mại trong các điều ước quốc tế về thương mại theo phân công của Bộ trưởng Bộ Công thương.
- Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
a) Tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; xử lý hoặc đề xuất biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
c) Công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý cạnh tranh.
- Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng và thực thi pháp luật cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; được sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của công việc theo quy định của pháp luật.
- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách có liên quan đến các lĩnh vực cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.
- Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý và cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Công thương.
- Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cục Quản lý cạnh tranh theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Bộ Công thương.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ về thi đua, khen thưởng, kỷ luật, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Công thương.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao, tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Công thương giao.
Những bất cập trong tổ chức và hoạt động của Cục quản lý cạnh tranh
Thứ nhất, trong điều kiện mới được thành lập chưa lâu, số lượng chuyên gia cạnh tranh còn ít thì việc đào tạo, bồi dưỡng điều tra viên, chuyên gia,… chỉ mới đáp ứng được nhu cầu trước mắt và chất lượng vẫn còn hạn chế. Số lượng các điều tra viên của Cục chưa đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội và người tiêu dùng.
Thứ hai, qua gần 5 năm hoạt động, Cục quản lý cạnh tranh vẫn chưa có nhiều động thái nhằm thể hiện vai trò của mình trong đời sống xã hội và chức năng chuyên biệt của nó trong hệ thống cơ quan nhà nước. Các khảo sát gần đây cho thấy hiểu biết của cộng đồng đối với Luật Cạnh tranh dừng lại ở mức “biết Luật Cạnh tranh mới ra đời” và nhận thức về cơ quan quản lý cạnh tranh cũng không khả quan hơn. Điều này xuất phát từ nguyên do kết quả hoạt động của Cục Quản lý cạnh tranh chưa tạo được con số ấn tượng.
Thứ ba, hiện nay, Cục Quản lý cạnh tranh được quy định “ôm đồm” quá nhiều chức năng, từ điều tra xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, điều tra các hành vi hạn chế cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng đến quản lý nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế. Có một thực tế là không một cơ quan quản lý cạnh tranh nào trên thế giới được quy định nhiều chức năng, đặc biệt là bao gồm cả các chức năng thực thi pháp luật về các biện pháp đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế như Việt Nam. Điều này đã dẫn đến tình trạng quá tải cho hoạt động của Cục quản lý cạnh tranh trong thời gian qua.
2.2.2. Hội đồng cạnh tranh
Sự ra đời hội đồng cạnh tranh
Hội đồng cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập gồm từ 11 đến 15 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương. Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh cũng được Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm trong số thành viên của Hội đồng cạnh tranh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương. Ngày 09/01/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh. Ngày 12/06/2006, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 843/QĐ-TTg bổ nhiệm 11 thành viên Hội đồng cạnh tranh. Thành viên Hội đồng cạnh tranh là đại diện của các bộ: Bộ Công thương, Bộ Tư Pháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư,… Hội đồng cạnh tranh gồm 01 Chủ tịch, giúp việc cho Chủ tịch có 02 Phó Chủ tịch. Để giúp việc cho Hội đồng, ngày 28/08/2006, Bộ trưởng Bộ Công thương đã có Quyết định số 1378/QĐ-BTM thành lập Ban Thư ký Hội đồng cạnh tranh. Ban Thư ký gồm 8 người làm việc chuyên trách. Tháng 01/2009, Thủ tướng Chính phủ đã bổ nhiệm thêm 5 thành viên nâng tổng số thành viên Hội đồng cạnh tranh lên 16 người.