Vị trí và chức năng
Hội đồng Cạnh tranh là cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh độc lập do Chính phủ thành lập, có chức năng tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh.
Hội đồng Cạnh tranh có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Viet Nam Competition Council, viết tắt là VCC. Hội đồng Cạnh tranh có tư cách pháp nhân, có trụ sở làm việc tại Hà Nội, có con dấu hình Quốc huy và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước. Kinh phí hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Về tổ chức xử lý, giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh:
a) Tổ chức tiếp nhận Báo cáo điều tra và Hồ sơ vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định tại Điều 93 Luật Cạnh tranh.
b) Xử phạt, xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định tại Điều 119 Luật Cạnh tranh.
c) Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
2. Về giải quyết khiếu nại:
a) Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật cạnh tranh.
Có thể bạn quan tâm!
- Gây Rối Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Khác
- Khuyến Mại Nhằm Cạnh Tranh Không Lành Mạnh
- Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh - 7
- Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh - 9
- Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh - 10
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
b) Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định khác của Hội đồng Cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh, Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh, Chủ tọa Phiên điều trần theo trình tự, thủ tục của pháp luật khiếu nại.
3. Về tham gia tố tụng hành chính:
Tham gia tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật tố tụng hành chính.
4. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác:
a) Theo dõi việc thi hành các Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
b) Tham gia ý kiến đối với các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch ngành, lĩnh vực, văn bản hành chính có liên quan.
c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh trong phạm vi thẩm quyền.
d) Tổ chức nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở dữ liệu, tài liệu liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Cạnh tranh.
đ) Hợp tác quốc tế về cạnh tranh trong phạm vi thẩm quyền.
e) Báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh.
g) Các nhiệm vụ khác trong phạm vi thẩm quyền.
Những bất cập trong tổ chức và hoạt động của hội đồng cạnh tranh
Thứ nhất, xét về mặt tổ chức, chúng ta chưa xác định được Hội đồng cạnh tranh trực thuộc Chính phủ hay Bộ Công thương. Nghị định số 05/2006/NĐ-CP chỉ quy định Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước độc lập mà chưa khẳng định rõ ràng nó trực thuộc cơ quan nào trong bộ máy hành pháp. Với tình trạng lấp lửng này, những cuộc tranh luận về tổ chức của Hội đồng cạnh tranh đến nay vẫn chưa thể kết thúc.
Thứ hai, các luận thuyết nền tảng của pháp luật cạnh tranh đã khẳng định rằng tính độc lập và tự quyết tạo nền tảng vững chắc cho các cơ quan quản lý cạnh tranh hoạt động độc lập và có hiệu quả. Dựa vào nội dung của Nghị định số 05/2006/NĐ-CP khó có thể khẳng định được sự độc lập của Hội đồng cạnh tranh. Việc Bộ trưởng Bộ Công thương có khả năng: đề nghị Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên và chủ tịch Hội đồng cạnh tranh; quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban thư ký Hội đồng cạnh tranh – bộ phận giúp việc cho Hội đồng; phê duyệt quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng cạnh tranh sẽ dẫn đến khả năng chi phối đối với việc tổ chức và hoạt động của cơ quan này. Ngoài ra, kinh phí hoạt động của Hội đồng cạnh tranh được bố trí theo dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công thương . Với những ràng buộc này, các ý định đưa Hội đồng cạnh tranh thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Bộ Công thương là rất mong manh. Dù biết rằng, do sự hạn chế về khả năng lựa chọn nhân sự và những non kém về kinh nghiệm trong việc thực thi pháp luật cạnh tranh đã làm chúng ta không có nhiều khả năng lựa chọn những phương án tối ưu, song điều đó không thể là cơ sở để trao toàn bộ khả năng thi hành đạo luật này cho Bộ Công thương. Nhất là trong điều kiện hiện nay, Bộ này vẫn còn đóng vai trò chủ quản của một số công ty nhà nước quan trọng và những nghi ngờ về tính khách quan trong hoạt động của các cơ quan quản lý cạnh tranh vẫn còn cơ sở.
Thứ ba, về sự phân định thẩm quyền giữa Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh. Vấn đề này có nhiều điểm chưa thực sự hợp lý. Căn cứ vào các quy định tại Mục 4 và 5 Chương V của Luật Cạnh tranh 2004 có thể thấy rằng, trong một vụ việc về hành vi lạm dụng, cơ quan có thẩm quyền xử lý là Hội đồng cạnh tranh, song gần như tất cả các hoạt động tố tụng đều do Cục quản lý cạnh tranh tiến hành. Hội đồng cạnh tranh chỉ có thẩm quyền tổ chức phiên điều trần và ra quyết định xử lý vụ việc, giải quyết các khiếu nại các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh về hành vi hạn chế cạnh tranh. Như vậy, cho dù là cơ quan có quyền cao nhất, nhưng kết quả xử lý của Hội đồng cạnh tranh gần
như phải lệ thuộc vào kết quả của các hoạt động tố tụng trước đó của Cục quản lý cạnh tranh. Nếu có bất cứ nghi ngờ gì về kết quả điều tra thì phải trả lại hồ sơ để cơ quan điều tra tiến hành điều tra lại. Rõ ràng, cách thiết kế cơ chế phân quyền theo các quy định hiện hành có vẻ đảm bảo sự chuyên môn hoá cao độ song lại làm mờ nhạt đi vai trò rất quan trọng của Hội đồng cạnh tranh là xử lý vụ việc . Điều này đặt ra cho chúng ta yêu cầu phải xây dựng lại cơ chế phân quyền này.
Thứ tư, trên thực tế, hoạt động của Hội đồng cạnh tranh trong thời gian qua khá mờ nhạt, dường như trở thành “cái bóng” của Cục Quản lý cạnh tranh. Số lượng vụ việc hạn chế cạnh tranh đã xử lý dừng ở mức khiêm tốn: một vụ (điều đó còn phụ thuộc vào số lượng hồ sơ vụ việc mà Cục Quản lý cạnh tranh chuyển sang và Hội đồng chỉ có chức năng xử lý chứ không có chức năng điều tra). Hội đồng cạnh tranh cũng gặp những khó khăn như: hầu hết các thành viên đều kiêm nhiệm, bộ máy còn chưa hoàn chỉnh về nhân sự và biên chế. Bên cạnh đó, Hội đồng chưa có những hoạt động nổi bật về các chức năng còn lại (quảng bá, tuyên truyền pháp luật cạnh tranh, học hỏi kinh nghiệm xây dựng, tổ chức của các nước trên thế giới, hoàn thiện pháp luật cạnh tranh,…). Vì vậy, mô hình tổ chức cũng như hoạt động của Hội đồng cạnh tranh Việt Nam chỉ mới dừng lại ở mức còn sơ khai, chưa hoàn thiện.
2.3. Trình tự tố tụng xử lý cạnh tranh không lành mạnh
2.3.1. Khiếu nại và thụ lý đơn khiếu nại
Khiếu nại
Trong trường hợp tổ chức và cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm do hành vi vi phạm luật cạnh tranh thì tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đến Cơ quan quản lý cạnh tranh.
Thời hiệu khiếu nại là 2 năm, kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện.
Thụ lý hồ sơ khiếu nại
Cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý đơn khiếu nại khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Hồ sơ khiếu nại hợp lệ.
+ Còn thời hiệu khiếu nại.
+ Người khiếu nại đã nộp tạm ứng phí giải quyết vụ việc trong thời hạn yêu cầu.
2.3.2. Điều tra vụ việc cạnh tranh
Điều tra sơ bộ
Mỗi vụ việc cạnh tranh đều bắt đầu bằng thủ tục điều tra sơ bộ và được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Cơ quan quản lý cạnh tranh trong những trường hợp sau:
+ Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đã được cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý.
+ Cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện có dấu hiệu vi phạm của Luật này.
Thời hạn điều tra sơ bộ là 30 ngày kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ. Căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ và kiến nghị của điều tra viên, Thủ trưởng của cơ quan quản lý cạnh tranh ra một trong số các quyết định sau:
+ Đình chỉ điều tra nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy không có hành vi vi phạm quy định của Luật cạnh tranh.
+ Điều tra chính thức nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy có hành vi vi phạm quy định của Luật cạnh tranh.
Điều tra chính thức
Nội dung điều tra chính thức:
1. Đối với vụ việc thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, nội dung điều tra bao gồm:
a) Xác minh thị trường liên quan;
b) Xác minh thị phần trên thị trường liên quan của bên bị điều tra;
c) Thu thập và phân tích chứng cứ về hành vi vi phạm.
2. Đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, điều tra viên phải xác định căn cứ cho rằng bên bị điều tra đã hoặc đang thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Thời hạn điều tra chính thức được quy định như sau:
- Đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, thời hạn điều tra chính thức là chín mươi ngày, kể từ ngày có quyết định; trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn, nhưng không quá sáu mươi ngày;
- Đối với vụ việc thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, thời hạn điều tra chính thức là một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra; trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá sáu mươi ngày;
3. Việc gia hạn thời hạn điều tra phải được điều tra viên thông báo đến tất cả các bên liên quan trong thời hạn chậm nhất là bảy ngày làm việc trước ngày hết hạn điều tra.
2.3.3. Xử lý vụ việc cạnh tranh
Có 2 hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về cạnh tranh:
+ Cảnh cáo
+ Phạt tiền
Các hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:
+ Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
+ Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
+ Chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất, buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua.
+ Cải chính công khai.
+ Loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh.
+ Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm.
2.4. Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh dù thực hiện dưới hình thức nào cũng đều gây ra thiệt hại về quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể mà pháp luật cạnh tranh bảo vệ. Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý với hành động của mình, tùy vào mức độ vi phạm và hậu quả đã xảy ra mà chủ thể sẽ bị áp dụng 1 trong 3 chế tài sau:
Chế tài hành chính: xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính.
Chế tài hình sự: xử phạt hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, người vi
phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Chế tài dân sự: xử phạt hành vi vi phạm gây thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2.4.1. Chế tài hành chính
Chế tài hành chính không đồng nhất với trách nhiệm hành chính. Chế tài hành chính chỉ là một bộ phận của quy phạm pháp luật hành chính. Về hình thức là các biện pháp trách nhiệm hành chính mang tính cưỡng chế áp dụng với chủ thể vi phạm. Về nội
dung là sự đánh giá tiêu cực của nhà nước và xã hội đối với hành vi vi phạm và người thực hiện hành vi đó.
Các hình thức chế tài xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu là các chế tài hành chính, được quy định trong các quy phạm pháp luật mang tính xử phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. Các hình thức xử lý cụ thể:
Hình thức xử phạt chính: phạt tiền.
Các hình thức phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Ngoài các hình thức xử phạt trên, chủ thể vi phạm có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính công khai. Chế tài hành chính được pháp luật của các nước trên Thế giới áp dụng chủ yếu là phạt tiền.
Cụ thể: Luật thương mại lành mạnh và những quy định về độc quyền của Hàn Quốc năm 1980 (phạt tiền với mức không quá 2% mức doanh thu của doanh nghiệp, trong trường hợp doanh thu không tồn tại thì mức tiền phạt không quá 500 triệu won). Luật Cạnh tranh thương mại của Thái Lan năm 1999 (phạt tiền không quá 6 triệu baht đối với thương nhân có hành vi cạnh tranh không tự do và không bình đẳng, gây thiệt hại, cản trở hoặc hạn chế hoạt động của những thương nhân khác, ngăn chặn thương nhân khác hoạt động kinh doanh hoặc buộc thương nhân khác phải kết thúc hoạt động kinh doanh). Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Cộng hòa liên bang Đức cũng có rất nhiều quy định phạt tiền.
Có thể thấy, chế tài hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh của pháp luật Việt Nam có nhiều nét tương đồng với pháp luật cạnh tranh của nhiều nước trên Thế giới. Các chế tài hành chính này cùng với các hình thức, biện pháp xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã góp phần răn đe, phòng ngừa các chủ thể kinh doanh có ý định thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh để thu lợi bất chính về mình. Tuy nhiên, hình thức và mức độ áp dụng của từng nước là khác nhau đối với từng hành vi vi phạm.
Ví dụ: Tháng 8-11/2007, phát hiện vụ việc Công ty CP Liên kết tri thức in tờ rơi có nội dung sai lệch về sản phẩm bán hàng đa cấp cục quản lý cạnh tranh đã có biên bản ghi nhận hành vi bán hàng đa cấp bất chính của doanh nghiệp và có quyết định xử phạt hành chính 85 triệu đồng.
2.4.2. Chế tài hình sự
Chế tài hình sự là chế tài được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự và được áp dụng với người thực hiện hành vi phạm tội. Chế tài hình sự là bộ phận hợp thành của quy phạm pháp luật hình sự, xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong quy phạm pháp luật hình
sự đó. Hình phạt áp dụng đối với các tội danh trên thường là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn. Một số trường hợp bị áp dụng hình phạt rất nặng như tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, còn có thể áp dụng các biện pháp tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh được quy định trong BLHS năm 1999 như: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156 BLHS); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157 BLHS); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158 BLHS); tội lừa dối khách hàng (Điều 162 BLHS); tội quảng cáo gian dối (Điều 168 BLHS).
Để bảo đảm sự bình đẳng, lành mạnh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần bảo đảm cho kinh tế thị trường phát triển ổn định, BLHS năm 2015 đã bổ sung một điều luật riêng quy định với những chế tài hình sự nghiêm khắc đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người nào trực tiếp tham gia hoặc thực hiện các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh, thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây :
1. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
2. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận;
3. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, nguồn cung dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
Thứ hai, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
- Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền thị trường;
- Thu lợi bất chính 5.000.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại cho người khác 3.000.000.000 đồng trở lên.
Thứ ba, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Thứ tư, pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
2.4.3. Chế tài dân sự
Chế tài dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi ngoài mong muốn được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm trong quan hệ dân sự khi họ thực hiện, thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự. Chế tài dân sự thường liên quan đến tài sản (buộc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận...) hoặc có thể là những biện pháp chế tài khác (buộc chấm dứt hành vi vi phạm, buộc xin lỗi, cải chính công khai...)
Theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam, khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì phải dẫn chiếu đến pháp luật dân sự. Vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ được áp dụng theocác quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tại Chương XX của Bộ luật Dân sự năm 2015 và pháp luật có liên quan.