Gây Rối Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Khác

tranh trên thị trường thì ngày càng khốc liệt các doanh nghiệp có thể vì lợi nhuận bằng mọi thủ đoạn để khai thác bí mật kinh doanh của doanh nghiệp đối thủ. Hơn nữa, khi mà người lao động có quyền tự do lựa chọn và thay đổi nơi làm việc, sẽ có khả năng rất cao là họ mang theo thông tin đến nơi làm việc mới mà thông thường là các đối thủ cạnh tranh của công ty cũ. Cuối cùng, bản thân các thông tin bí mật không phải là giải pháp kỹ thuật nên không thể nào bảo hộ được dưới danh nghĩa sáng chế; và cũng không thể giải trình công khai để đăng ký bảo hộ do tính bảo mật của thông tin.

Trong trường hợp phát hiện ra hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh của các chủ thể khác, chủ sở hữu bí mật kinh doanh có thể yêu cầu hoặc sử dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải chấm dứt hành vi vi phạm. Nếu các chủ thể có hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh thừa nhận hành vi xâm phạm, thì chủ sở hữu nên giải quyết bằng thương lượng hòa giải nhằm đảm bảo tính bí mật. Trong trường hợp không thể giải quyết thông qua con đường thương lượng, hòa giải, chủ sở hữu có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Tòa án, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp xử lý hành vi xâm phạm thông quan các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật.

Như vậy, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh Việt Nam đã xây dựng một hệ thống khá hoàn chỉnh để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với bí mật kinh doanh của các thương nhân song trên thực tế các thương nhân Việt Nam vẫn còn rất xa lạ với việc sử dụng pháp luật và sử dụng quy trình tố tụng Tòa án để bảo vệ bí mật kinh doanh của họ.

2.1.3. Ép buộc trong kinh doanh

Khái niệm

Theo Luật Cạnh tranh 2004 (Điều 42) quy định: "Cấm doanh nghiệp ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó".

Biểu hiện của hành vi ép buộc trong kinh doanh

Một là, đối tượng của hành vi là khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác, bằng hành vi của mình doanh nghiệp vi phạm đã không trực diện giao tiếp với doanh nghiệp khác (đối thủ), mà tác động đến khách hàng hoặc đối tác của họ. Khách hàng, đối tác kinh doanh có thể là các tổ chức, cá nhân đang giao dịch hoặc sẽ giao dịch (khách hàng tiềm năng) của doanh nghiệp khác; có thể là người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân có giao dịch với doanh nghiệp bị xâm phạm.

Hai là, hình thức của hành vi là doanh nghiệp vi phạm dùng thủ đoạn đe dọa hoặc cưỡng ép những đối tượng trên để buộc họ không được giao dịch, ngừng giao dịch với doanh nghiệp khác. Dấu hiệu này được làm rõ từ những nội dung sau đây:

Việc đe dọa hoặc cưỡng ép được thực hiện nhằm khống chế ý chí của khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp vi phạm có thể trực tiếp hoặc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

gián tiếp với vai trò tổ chức hoặc thuê mướn người khác thực hiện các thủ đoạn đe dọa, cưỡng ép các đối tượng trên. Phương thức đe dọa, cưỡng ép rất đa dạng và không giống nhau trong các vụ việc cụ thể.

Yêu cầu được doanh nghiệp vi phạm đưa ra cho người bị đe dọa, bị cưỡng ép là không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp khác. Yêu cầu này có thể được đặt ra công khai hoặc ẩn chứa trong thủ đoạn đe dọa, cưỡng ép để các đối tượng bị tác động phải ngầm hiểu. Như vậy, hành vi ép buộc trong kinh doanh không bao gồm mục đích ép buộc người khác phải giao dịch với mình. Trong thực tế, đôi khi hai mục đích nói trên cùng tồn tại trong một vụ việc. Theo đó, mục đích buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác không được giao dịch, không thực hiện giao dịch với họ là để những đối tượng bị ép buộc chỉ có thể giao dịch với mình. Với nội dung này, hành vi ép buộc trong kinh doanh phản ánh chiến lược ngăn cản hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.

Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh - 5

Ba là, sự không lành mạnh của hành vi được chứng minh bằng các hậu quả gây ra cho khách hàng (người tiêu dùng, đối tác của doanh nghiệp khác) và doanh nghiệp bị xâm hại:


Với khách hàng, quyền lựa chọn của họ bị xâm phạm do bị ngăn trở, bị cưỡng ép mà không thể thiếp lập được giao dịch, không tiếp tục thực hiện được giao dịch theo ý chí của mình. Quyền lựa chọn bị khống chế sẽ dẫn đến khả năng khách hàng phải giao dịch với doanh nghiệp vi phạm hoặc người được chỉ định. Dấu hiệu ép buộc khách hàng phải giao dịch với mình hoặc với người mà mình chỉ định khi điều tra về hành vi ép buộc không được đặt ra. Hành vi này mang bản chất côn đồ trong kinh doanh, có thể gây ra những xáo trộn trong xã hội, gây ảnh hưởng lớn đến trật tự an ninh của cộng đồng, là những dấu hiệu không lành mạnh trong đời sống kinh doanh đòi hỏi pháp luật và công quyền phải thẳng tay trừng trị.

Với các doanh nghiệp khác, việc không thiết lập được, không thực hiện được những giao dịch của họ với khách hàng có thể làm cho tình hình kinh doanh bị ngăn trở, rối loạn. Mặc dù đối tượng của hành vi ép buộc trong kinh doanh là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp vi phạm, song thủ đoạn cản trở khách hàng thiết lập, thực hiện giao dịch cũng đã làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bị cản trở hoặc bị hạn chế.

Hình thức xử lý

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe doạ hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm ép buộc trong kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp ép buộc khách hàng hoặc đối tác kinh doanh lớn nhất của đối thủ cạnh tranh.

3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 và 2, doanh nghiệp vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Thực tiễn hành vi ép buộc trong kinh doanh

Ở Việt Nam, hành vi ép buộc trong kinh doanh thường xảy ra trong lĩnh vực kinh doanh nước giải khát. Các công ty lớn, tiềm năng thường tìm đến các cửa hàng kinh doanh vừa và nhỏ để thỏa thuận , ký kết hợp đồng đại lý bán hàng. Theo đó, công ty sẽ tài trợ một số tiền khá lớn, trang bị biển hiệu, bàn ghế, tủ lạnh, ly cốc,… với điều kiện các cửa hàng này chỉ được phép bán sản phẩm của họ mà không được có bất kì hình thức quảng cáo nào hoặc bán sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác. Nếu vi phạm sẽ phải bồi thường hợp đồng. Mặc dù quan hệ này được thiết lập trên cơ sở hợp đồng, về hình thức là tự nguyện, nhưng thực chất lại mang tính áp đặt, ép buộc. Các cửa hàng vì nhiều lý do khác nhau đã vô tình tiếp tay cho kiểu kinh doanh độc quyền của một số doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực bảo hiểm chúng ta cũng bắt gặp một số hiện tượng các doanh nghiệp đã sử dụng biện pháp hành chính để gây sức ép, lôi kéo, ép buộc người tham gia bảo hiểm phải mua bảo hiểm hoặc sử dụng môi giới bảo hiểm tại một doanh nghiệp, trái với quyền tự do lựa chọn, giao kết hợp đồng.

2.1.4. Gièm pha doanh nghiệp khác

Khái niệm

Theo quy định tại Điều 43 Luật cạnh tranh 2004 về hành vi gièm pha doanh nghiệp: “Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó”.

Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác là một loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh và tương đối phổ biến trong hoạt động kinh doanh, nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh hoặc kìm hãm sự phát triển kinh doanh của đối thủ cạnh tranh thông qua việc giảm lượng khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Biểu hiện của hành vi gièm pha doanh nghiệp khác

Hành vi này được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể từ đơn giản đến phức tạp, trực tiếp hoặc gián tiếp. Doanh nghiệp có thể trực tiếp thông tin cho khách hàng bằng lời nói, văn bản, hoặc cũng có thể cung cấp thông tin gián tiếp qua một bên thứ ba đến khách hàng. Nội dung được đưa ra rất đa dạng, như chất lượng sản phẩm, tình hình tài chính, uy tín và đạo đức của người quản lý, về cổ phiếu…Những thông tin này tác động đến nhận thức và đánh giá của chính khách hàng, người tiêu dùng về sản phẩm dịch vụ cũng như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khác

Biểu hiện của loại hành vi này cũng có thể là việc tung những thông tin chưa được xác nhận tính đúng sai, hành vi bêu xấu, xuyên tạc sự thật về chất lượng hàng hóa, dịch vụ của đối thủ nhằm mục đích khiến khách hàng không sử dụng hàng hóa, dịch vụ của Doanh nghiệp đối thủ.

Hình thức xử lý

Về xử lý vi phạm hành vi gièm pha doanh nghiệp khác :

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.


2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.


3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 và 2, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

Thực tiễn hành vi gièm pha doanh nghiệp khác

Điển hình có vụ việc Công ty Laska (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) có sản phẩm nước tinh khiết Laska đã bôi nhọ đối thủ cạnh tranh là Công ty TNHH Trần Liên Thịnh có sản phảm cùng loại mang tên Waterman. Lợi dụng việc Bệnh viện Quốc tế Hà Nội có gửi tới Trung tâm Công nghệ và bảo vệ môi trường – Viện kỹ thuật quân sự thực hiện xét nghiệm hai mẫu nước tinh khiết có tên là Water Stream KC và Lasska, Công ty Laska đã sửa chữa nội dung của xét nghiệm này thành một bản kết quả có nội dung giả mạo. Thay mẫu nước Water Stream KC thành Waterman, Lasska thành Laska, chuyển kết luận Water Stream KC có nồng độ Nitrit (NO2) cao hơn tiêu chuẩn thành Waterman có nồng độ NO2 cao hơn tiêu chuẩn và tung ra thị trường bản kết luận giả mạo này. Người tiêu dùng đã đồng loạt thay đổi sản phẩm mới do không có điều kiện để thẩm định. Sự việc trên đã gây thiệt hại rất lớn về uy tín, danh dự, tài sản của Công ty TNHH Trần Liên Thịnh.


Nhiều vụ việc tương tự cũng đã xảy ra như: Trong bia Tiger có gián, trong bia BIGI của Tiền Giang có ruồi, trong nước giải khát Coca-cola có vật thể lạ, trà sữa trân châu Feeling Tea có giòi,…

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc đưa tin không đúng sự thật do chủ quan hay khách quan về chủ thể kinh doanh khác là điều rất khó có thể loại bỏ. Để khắc phục hành vi này, doanh nghiệp cần chủ động:

1. Xây dựng website, hệ thống cung cấp thông tin minh bạch cho khách hàng để sẵn sàng ứng phó, trấn an thị trường khi xảy ra biến cố.

2. Khi tin đồn xuất hiện trên thị trường, cần khẩn trương, tích cực minh bạch hóa, làm rõ thông tin ngay lập tức để thông báo với toàn bộ khách hàng, đối tác của doanh nghiệp, không để tin đồn kéo dài.

3. Bản thân mỗi doanh nghiệp cần có ý thức tuân thủ pháp luật, cạnh tranh một cách lành mạnh.

4. Khi phát hiện chủ thể tung tin đồn, cần thông báo ngay cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Cục Quản lý Cạnh tranh) để có biện pháp xử lý thích đáng, yêu cầu bồi thường thiệt hại vật chất và uy tín cho doanh nghiệp cũng như yêu cầu xin lỗi công khai.

Thị trường Việt Nam những năm qua đã xuất hiện vô số các hành vi gièm pha doanh nghiệp khác, nhưng việc xử lý còn đang gặp nhiều khó khăn do không xác định được cụ thể nguồn thông tin lan truyền trong xã hội từ đâu, gây ra vô số thiệt hại cho doanh nghiệp cả về vật chất và uy tín mà nhiều khi bản thân doanh nghiệp không thể tìm ra được “kẻ chủ mưu” đã “hãm hại” mình. Những hành vi có tính chất “ném đá giấu tay” này đã trở thành một thủ đoạn vô cùng khó chịu trong những hành vi được coi là cạnh tranh không lành mạnh. Chuyện gièm pha, nói xấu nhau vì mục đích cá nhân hay doanh nghiệp mình gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác tưởng như đã được hạn chế kể từ khi Luật cạnh tranh 2004 được ra đời tuy nhiên, vẫn tồn tại không ít cá nhân, doanh nghiệp vẫn không ngại sử dụng “ngón nghề” này khi tham gia cạnh tranh.

2.1.5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác

Khái niệm

Theo điều 44 Luật cạnh tranh 2004 thì hành vi gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bị cấm là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Biều hiện của hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác

Khác với hành vi ép buộc trong kinh doanh hoặc gièm pha doanh nghiệp khác, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác không có quy định về hình thức của hành vi, mà chỉ căn cứ vào hậu quả đã xảy ra trên thực tế để nhận diện hành vi. Hậu quả là việc tình hình kinh doanh của doanh nghiệp bị gây rối đã bị gián đoạn hoặc bị cản trở bởi hành vi gây rối nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp vi phạm.


Hình thức xử lý

1.Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó

2.Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối vớ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 trong các trường hợp sau:

- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác làm cho doanh nghiệp bị gây rối không thể tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh một cách bình thường

- Hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

3.Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 , doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thutoàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

- Buộc cải chính công khai.

Thực tiễn hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác

Điển hình vụ việc tranh chấp giữa Công ty TNHH Hoàn Thắng – đơn vị quản lý Taxi Thu Hương và hãng Taxi V20 của Tân Hoàng Minh là một ví dụ về hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. Vào năm 2001, số lượng đầu xe chỉ chiếm khoảng 5% số xe taxi của Hà Nội nhưng Taxi V20 đã chiếm khoảng 30% - 40% thị phần vận chuyển hành khách bằng taxi ở Hà Nội. Vào thàng 10/2001, khi lực lượng cảnh sát điều tra vào cuộc đã phát hiện Công ty Taxi Thu Hương đã sử dụng thiết bị phát sóng khuếch đại gây nhiễu loạn hệ thống thông tin của Taxi V20 làm trung tâm vô tuyến điện của V20 tê liệt, không thể liên lạc được với lái xe, làm cho các giao dịch của V20 bị gián đoạn. Hành vi gây rối đó kéo dài 10 ngày đã làm cho V20 mất đi một lượng khách đáng kể, thiệt hại trên dưới 300 triệu đồng, tổn hại uy tín với khách hàng. Vụ việc này xảy ra trước khi có Luật cạnh tranh 2004, khi xem xét vụ việc này, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và được phép xử phạt hành chính mức cao nhất đối với công ty TNHH Hoàn Thắng, đồng thời áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề nếu công ty Hoàn Thắng tái phạm.

Cũng tương tự như trên, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh cũng có tin, vào sáng ngày 11/3/2009, 26 chủ xe thuộc 5 hợp tác xã vận tải ở Quảng Ngãi đồng loạt ký tên vào đơn kiến nghị phản đối không cho xe khách chất lượng cao Mai Linh tham gia đưa rước khách tuyến Quảng Ngãi – Đà Nẵng với lý do Sở Giao thông Vận tải Quảng Ngãi cấp phép cho Công ty Mai Linh tham gia đưa rước khách tuyến Quảng Ngãi – Đà nẵng là bất hợp lý, dẫn tơi việc “bóp chết” họ vì họ không thể cạnh tranh được với xe Mai Linh. Đây là hành vi ngăn cản hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, đã vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Trên thực tế tại Việt Nam đã xảy ra rất nhiều vụ việc gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác làm ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp bị hại cũng như khách hàng và người tiêu dùng song các hành vi này vẫn diễn ra khá phổ biến và phức tạp trên thị trường và vẫn chưa có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn.

2.1.6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Khái niệm

Trong hoạt động kinh doanh, quảng cáo là công cụ hữu hiệu và phổ biến của doanh nghiệp để giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng. Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 thì: “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”.

Với bản chất là một hoạt động xúc tiến thương mại (là quá trình thông tin nhằm định hướng hành vi mua, bán hàng hóa và sử dụng dịch vụ của khách hàng), quảng cáo là phương pháp quan trọng giúp doanh nghiệp cạnh tranh, giành thị phần cho mình trên thị trường hàng hoá, dịch vụ. Nhằm đạt được mục tiêu xúc tiến thương mại ở mức độ tối ưu, doanh nghiệp dễ có thể thực hiện quảng cáo không trung thực về giá trị và chất lượng thật của hàng hóa, sản phẩm với tính chất cạnh tranh không lành mạnh. Theo Luật Cạnh tranh (Điều 45), các doanh nghiệp bị cấm thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:

– So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;

– Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;

– Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:

+ Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành.

+ Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành.

+ Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.

– Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm.

Biểu hiện của hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

- Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu,

xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

- Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.

- Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

- Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ

Hình thức xử lý

Mức xử phạt đối với hoạt động quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh được quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sau đây:

a) So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;

b) Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng.

2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung: giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.

3. Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại Khoản 1, Khoản 2, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

Như vậy, mức xử phạt đối với doanh nghiệp thực hiện hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh được áp dụng đối với từng hành vi cụ thể. Ngoài hình thức xử phạt bằng tiền, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi hoặc buộc cải chính công khai

Thực tiễn hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Năm 2003, công ty sản xuất nệm Kymdan khi tiến hành quảng cáo trên báo đã so sánh giữa chất lượng nệm do công ty này sản xuất với hai loại nệm mút xốp và nệm lò xo

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí