Khuyến Mại Nhằm Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

của các doanh nghiệp khác sản xuất. Mặc dù Kymdan không gọi trực tiếp tên của đối thủ cạnh tranh trong quảng cáo của Kymdan, người ta dễ dàng nhận ra được sản phẩm của các công ty khác. Công ty Vạn Thành, Ưu Việt và Anh Dũng đã kiện công ty Cổ phần cao su Sài Gòn – Kymdan về hành vi quảng cáo này đồng thời yêu cầu Kymdan chấm dứt ngay hành vi quảng cáo và xin lỗi công khai. Ngày 17/07/2003, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ra phán quyết trong phiên xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp này, theo đó, hành vi quảng cáo của Kymdan là vi phạm pháp luật, vì vậy, Kymdan phải xin lỗi công khai các công ty Vạn Thành, Ưu Việt, Anh Dũng đồng thời sửa lại nội dung quảng cáo.

Cũng tương tự như vụ việc trên là vụ việc công ty cà phê Trung Nguyên với thương hiệu G7 nổi tiếng cũng bị quy vào một trong những doanh nghiệp có hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể là công ty Trung Nguyên đã sử dụng nhãn hiệu ba chiều hình cốc đỏ của Nestle để so sánh trực tiếp sản phẩm G7 của họ với sản phẩm Nescafe của Nestel. Đó là hành vi bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Tóm lại, quảng cáo mặc dù là công cụ để doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm và quảng bá thương hiệu của mình tới công chúng, tới người tiêu dùng, song, doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật trong lĩnh vực này để không biến quảng cáo thành nguyên nhân phá hoại hình ảnh, uy tín của bản thân doanh nghiệp mình và các đối thủ cạnh tranh khác.

2.1.7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Khái niệm

Khuyến mại (hay chính xác là khuyến mãi) : được hiểu là sự kiện hoặc tập hợp các sự kiện/hoạt động tập trung của hơn một doanh nghiệp/tổ chức hoặc một chính sách/chương trình hành động nhằm xúc tiến hỗ trợ hoạt động bán hàng và làm tăng trưởng giao dịch thương mại. Đơn giản hơn, có thể hiểu khuyến mại là khuyến khích phát triển thương mại, mục đích chính của khuyến mại là kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy người tiêu dùng mua và mua nhiều hơn các hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc phân phối. Ngoài ra, hoạt động khuyến mại còn nhằm mục đích quảng bá thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp.

Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi thông qua hoạt động khuyến mại của thương nhân nhưng nhằm gây ra những bất lợi cho đối thủ cạnh tranh của mình nhằm thu về cho mình những lợi ích nhất định.

Biểu hiện của hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Một là hành vi khuyến mại gian dối về giải thưởng: đối với hành vi này, bên vi phạm đã đưa ra những thông tin sai lệch về giải thưởng, trao thưởng không đúng theo nội dung cam kết, công bố trong thể lệ khuyến mại hay các thông tin, quảng cáo trước khi

thực hiện chương trình khuyến mại. hành vi này có tính chất lôi kéo bất chính người tiêu dùng để họ tham gia chương trình khuyến mại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Hai là hành vi khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng. Trường hợp này bên vi phạm đã gian dối, không trung thực trong quá trình, cách thức thực hiện khuyến mại với các hình thức khác nhau như tặng quà, tổ chức thi có giải hay chương trình may rủi… về bản chất, hành vi này có phần giống với hành vi “tổ chức khuyến mại gian dối về giải thưởng”.

Ba là hành vi phân biệt đối xử giữa các khách hàng, không đảm bảo sự bình đẳng và cơ hội hưởng lợi ích kinh tế dành cho mọi người tham gia trong cùng một chương trình khuyến mại. tuy nhiên, căn cứ vào chiến lược kinh doanh chung của doanh nghiệp để nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại một địa phương nhất định, pháp luật sẽ không can thiệp nếu như doanh nghiệp thực hiện ưu đãi lớn hơn đối với khách hàng tại địa phương riêng biệt này.

Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh - 6

Bốn là hành vi tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa khác cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình. Đây là một hình thực khuyến mại đặc biệt, bị pháp luật cấm bởi tính chất của nó nhằm cản trở, gây rối hoạt động của doanh nghiệp khác, phá vỡ các quan hệ ổn định của khách hàng đối với đối thủ cạnh tranh.

Ngoài các hành vi cụ thể nêu trên, khoản 5 điều 46 Luật cạnh tranh 2004 cũng quy định: “Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có quy định cấm”. Đây có thể coi là một quy định mở của pháp luật trong trường hợp các hành hành vi cụ thể trên chưa bao quát hết được các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp.

Hình thức xử lý

Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng; Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng; Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại; Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình.

Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định trên trong trường hợp quy mô tổ chức khuyến mại thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để

thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; Buộc cải chính công khai.

Thực tiễn hành vi khuyến mãi nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Có nhiều hành vi gian dối khác nhau về phần thưởng đã được các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện trong hoạt động khuyến mại. Trong vụ gian dối về giải thưởng của công ty điện tử LG diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2006 thì việc gian dối về giải thưởng thực hiện kín đáo, rất khó phát hiện. Giải thưởng được đưa ra bao gồm chiếc xe Toyota trị giá gần 30.000 USD (giải nhất), xe tải Huyndai 1,5 tấn (giải nhì), xe máy Honda Dylan (giải ba). Chương trình bốc thăm giải thưởng đang được diễn ra thì có một khách hàng tuyên bố lá phiếu 233 mà anh ta đang giữ cuống vé không có trong thùng phiếu. Ban tổ chức để khách hàng đó kiểm tra thùng. Quả nhiên trong thùng không có lá phiếu số 233. Và tất cả các tờ phiếu từ số 200 trở lên do một số người khác nắm giữ đều không có trong thùng.

Tương tự, chương trình khuyến mại của một công ty bia "bật nắp chai trúng thưởng” diễn ra cách đây không lâu. Trong chương trình này, cơ cấu giải thưởng gồm

200.000 giải thưởng, trong đó có 6 xe ôtô BMW, không ai có thể chắc chắn rằng có đủ

200.000 giải thưởng với 6 nắp chai in hình xe BMW trong số sản phẩm được bán trong đợt khuyến mại. Theo ông Đỗ Thắng Hải, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Thương mại- nay là Bộ Công thương), trong tổng số 215 tỉ đồng giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà các thương nhân đăng ký thì tổng số giá trị giải thưởng đã trao rất thấp, chỉ đạt 6 tỷ đồng, tương đương 3% tổng số tiền đã đăng ký cho chương trình khuyến mại. Như vậy, giá trị thật mà các doanh nghiệp trao cho khách hàng nhỏ hơn rất nhiều những con số được nêu ra trong chương trình khuyến mại. Khách hàng cũng không nhận được nhiều những phần thưởng có giá trị từ các chương trình khuyến mại gian dối trên.

Trong bài báo "Đánh lừa người tiêu dùng bằng các chiêu khuyến mại” đăng trên trang web báo Lao động ngày 23/12/2010 đã đưa ra một trường hợp khuyến mại gian dối của siêu thị Vinaconex (Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội). Một khách hàng mua sản phẩm tại siêu thị Vinaconex thì nhận được phiếu cào trong chương trình khuyến mại "Mừng giáng sinh – Chào năm mới”. Sau khi cào, khách hàng này trúng giải nhất với trị giá 500.000 đồng. Tuy nhiên, khi đến lĩnh thưởng thì điều kiện lĩnh thưởng là: "Phiếu chỉ có giá trị lĩnh thưởng khi khách hàng mang theo phiếu này và mua 01 chiếc áo Complet hoặc 01 bộ quần áo Complet tại cửa hàng”. Khách hàng này vui mừng đi xem quần áo Comple để mua thì thất vọng khi nhận ra rằng các sản phẩm này có giá từ 880.000 đồng đến 3.200.000 đồng/bộ nhưng chất lượng tồi đến mức "có cho không cũng không nhận”.

Chương trình khuyến mại của mạng di động Vinaphone thực hiện từ ngày 15/5 đến 17/5/2010, khuyến mại nhân 100% số tiền nạp thẻ cho các thuê bao của mạng. Tuy chương trình khuyến mại thực hiện trong 03 ngày như trên nhưng không phải khách hàng nào cũng nhận được tiền khuyến mại. Chỉ những khách hàng nhận được tin nhắn thông báo về việc khuyến mại thì mới được hưởng khuyến mại. Tuy nhiên, một điều băn khoăn được đưa ra đó là Vinaphone dựa vào tiêu chí nào để phân loại cho các thuê bao mạng di

động được hưởng khuyến mại và tổng số thuê bao được hưởng khuyến mại là bao nhiêu. Câu trả lời không rõ ràng từ phía lãnh đạo của Vinaphone, đó là tiêu chí phân loại có thể thay đổi, có khi là ưu đãi cho khách hàng trung thành, các thuê bao trả trước đã sử dụng nhiều năm, có khi là những người vừa hòa mạng, cước phí phát sinh chưa nhiều. Rõ ràng là đã có sự phân biệt đối xử đối với khách hàng trong chương trình khuyến mại của Vinaphone.

Việc mạng di động Viettel đã tố giác mạng di động MobileFone về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong đơn tố giác ngày 17/6/2009, mạng di động Viettel đã nêu rõ hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh của mạng MoblieFone tại địa bàn tỉnh Hải Dương. Tại đây, MobiFone đã bán hàng lưu động với chương trình "Đổi sim mạng khác lấy sim MobiFone có 230.000 đồng trong tài khoản”. Theo đó, khách hàng có sim của mạng khác (trong đó có Viettel), còn tài khoản dưới 15.000 đồng và còn hạn sử dụng, có thể đổi miễn phí lấy 1sim MobiZone của MobiFone có sẵn trong tài khoản

50.000 đồng, mỗi tháng tặng thêm 15.000 đồng, tặng trong 12 tháng. Như vậy, có thể thấy đây là hành vi khuyến mại trực tiếp gây ảnh hưởng đến đối thủ cạnh tranh của MobiFone. Hãng này thu hút khách hàng của mạng di động khác chuyển sang sử dụng dịch vụ của mình bằng việc khuyến mại không lành mạnh. Việc làm này đã vi phạm nghiêm trọng về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh.

Thực trạng hiện nay cho thấy, có rất nhiều chương trình khuyến mại được tổ chức với hình thức phong phú, hấp dẫn và quy mô khác nhau trong phạm vi cả nước như: Các chương trình ưu đãi quà tặng, giảm giá hàng hóa, bốc thăm trúng thưởng… Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng công cụ khuyến mại với mục đích hướng khách hàng tiến tới hành vi mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ để tăng doanh thu và tìm kiếm lợi nhuận. Đồng thời, ưu đãi mà người tiêu dùng nhận được qua mỗi chương trình khuyến mại cũng thể hiện sự chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Những chương trình khuyến mại diễn ra hợp pháp sẽ kết hợp lợi ích của doanh nghiệp với người tiêu dùng, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp và kích cầu tiêu dùng xã hội, cũng như kích thích tính cạnh tranh trong thị trường. Tuy nhiên, vì mục tiêu doanh thu và lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã bằng nhiều chiêu thức không chấp hành các quy định của pháp luật về khuyến mại, cạnh tranh thị phần, lôi kéo khách hàng bằng các hành vi không lành mạnh, gây ảnh hưởng tới thị trường kinh doanh và lợi ích người tiêu dùng.

Nhìn chung, các hành vi vi phạm pháp luật về hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại Điều 46 Luật cạnh tranh 2004 khá rõ ràng, được áp dụng dễ dàng trong thực tế, tạo điều kiện giúp các cơ quan quản lý cạnh tranh thuận tiện trong việc áp dụng các quy định pháp luật trong quá trình thực thi.

2.1.8. Phân biệt đối xử trong hiệp hội

Khái niệm

Luật cạnh tranh không giải thích thế nào là hiệp hội và thực tế ở Việt Nam đã tồn tại rất nhiều tên gọi khác nhau của hội như: hội, hiệp hội, liên hiệp, liên minh, liên đoàn, ủy ban,…Tuy nhiên, là chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của luật cạnh tranh thì chỉ có

các hiệp hội hành nghề. Hiệp hội ngành nghề bao gồm hiệp hội ngành hàng và hiệp hội nghề nghiệp, gọi chung là hiệp hội, được thành lập trên cơ sở sự tự nguyện của các doanh nghiệp thành viên có chung lợi ích, là nơi cung cấp các thông tin đã được xử lý về các lĩnh vực trên thị trường trong nước và quốc tế, nơi học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp. Với vai trò của mình, thông qua những hành động nhất định, hiệp hội có thể tạo ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Phân biệt đối xử (hay kỳ thị) là một thuật ngữ xã hội học nhằm chỉ tới một sự đối xử, một hành vi, định kiến với một cá nhân hay một nhóm nhất định dựa vào sự phân loại tầng lớp hay đẳng cấp. Nó bao gồm việc loại bỏ hoặc hạn chế các thành viên trong một nhóm khỏi những cơ hội mà những nhóm khác được tiếp cận. Liên Hiệp Quốc giải thích như sau: "Những hành vi phân biệt đối xử có nhiều hình thức, nhưng tất cả chúng đều có liên quan đến một số hình thức loại trừ và từ chối”.

Biểu hiện của hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội

Từ chối doanh nghiệp có đủ điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi hiệp hội nếu việc từ chối đó mang tính phân biệt đối xử và làm cho doanh nghiệp đó bị bất lợi trong cạnh tranh.


Hạn chế bất hợp lý hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác có liên quan tới mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên.

Hình thức xử lý

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Từ chối doanh nghiệp có đủ điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi hiệp hội nếu việc từ chối đó mang tính phân biệt đối xử và làm cho doanh nghiệp đó bị bất lợi trong cạnh tranh;


b) Hạn chế bất hợp lý hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác có liên quan tới mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện hành vi vi phạm nhiều lần đối với một doanh nghiệp;

b) Thực hiện hành vi vi phạm đối với nhiều doanh nghiệp cùng một lúc.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 2 trong trường hợp hạn chế bất hợp lý để chèn ép doanh nghiệp thành viên phải rút khỏi hiệp hội.

Thực tiễn hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội

Hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội chưa xảy ra phổ biến ở nước ta. Trong ví dụ đã nêu trên, việc Công ty taxi Thu Hương cạnh tranh không lành mạnh với Công ty taxi V20 của Tân Hoàng Minh được xem xét dưới góc độ là hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. Tuy nhiên theo pháp luật của Hàn Quốc và Nhật Bản thì hành vi vi phạm của taxi Thu Hương với sự tiếp tay của Hiệp hội mà Công ty taxi Thu Hương là thành viên, có thể xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh cấm các hiệp hội thực hiện. Hiệp hội đã có sự phân biệt đối xử đối với Công ty taxi V20, hiệp hội có hành vi bao che cho Công ty taxi Thu Hương, ngăn chặn cơ hội cũng như tiềm năng của Công ty taxi V20.

Tính đến năm 2009, có khoảng 400 hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc ( trong đó có 70 hiệp hội các tổ chức kinh tế), gần 3000 hội có phạm vi hoạt động cấp tỉnh và hàng chục nghìn hội được tổ chức và hoạt động trong phạm vi cấp huyện. Tuy nhiên pháp luật về hiệp hội hiện nay vẫn còn chưa đồng bộ và đầy đủ, cần phải bổ sung điều chỉnh và hoàn thiện hơn nữa.

2.1.9. Bán hàng đa cấp bất chính

Khái niệm

Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện:

1. Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau.

2. Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia.

3. Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị, bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.

Bán hàng đa cấp bất chính là hành vi bán hàng đa cấp không chính đáng, trái với đạo đức, pháp luật.

Biểu hiện của hành vi bán hàng đa cấp bất chính

1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.

2. Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại.

3. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.

4. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.



vi:

Hình thức xử lý

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành


a) Hoạt động bán hàng đa cấp mà không đảm bảo các điều kiện đăng ký hoạt động

bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.

b) Không thực hiện thủ tục đề nghị cấp bổ sung, thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi có thay đổi, bổ sung liên quan đến hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

c) Không thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bị mất hoặc bị rách, nát.


d) Cung cấp thông tin gian dối trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

đ) Không triển khai hoạt động bán hàng đa cấp trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc tạm ngừng hoạt động bán hàng đa cấp quá 12 tháng liên tục.

e) Ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với cá nhân không đủ điều kiện tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.

g) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.

h) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến việc cấp, đổi, thu hồi thẻ thành viên bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.


i) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ công bố công khai tại trụ sở và cung cấp cho người có dự định tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp các thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật.

k) Không thường xuyên giám sát hoạt động của người tham gia bán hàng đa cấp để bảo đảm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện đúng Quy tắc hoạt động, Chương trình trả thưởng của doanh nghiệp.

l) Không khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người tham gia bán hàng đa cấp để nộp vào ngân sách nhà nước trước khi chi trả hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác cho người tham gia bán hàng đa cấp.

m) Không quản lý người tham gia bán hàng đa cấp qua hệ thống thẻ thành viên theo quy định của pháp luật.

n) Không thông báo hoặc thông báo không đúng, không đầy đủ cho người tham gia bán hàng đa cấp những hàng hóa thuộc diện không được doanh nghiệp mua lại trước khi người đó tiến hành mua hàng.

o) Ký hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp không bằng hình thức văn bản hoặc không bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành

vi:

a) Không thực hiện đúng quy định về đối tượng kinh doanh theo phương thức đa

cấp hoặc kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với hàng hóa chưa đăng ký với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ được pháp luật quy định khi tạm ngừng hoạt động bán hàng đa cấp hoặc tiếp tục hoạt động bán hàng đa cấp sau thời gian tạm ngừng.

c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thông báo đến cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp.

d) Hoạt động bán hàng đa cấp ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp không có trụ sở chính khi chưa có xác nhận của Sở Công Thương tỉnh, thành phố đó về việc tiếp nhận hồ sơ thông báo hoạt động.

đ) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thông báo đến Sở Công Thương nơi tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo theo quy định của pháp luật.

e) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ mua lại hàng hóa của người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.

g) Trả cho người tham gia bán hàng đa cấp tổng giá trị hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác trong một năm vượt quá 40% doanh thu bán hàng đa cấp trong năm đó của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

h) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ pháp luật quy định khi chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.

i) Rút khoản tiền ký quỹ khi chưa có văn bản đồng ý của Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp trừ trường hợp doanh nghiệp rút khoản tiền đã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023