Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam - 20

145

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Trên cơ sở thực trạng của Chương 3, nội dung của Chương 4 đã làm rò những vấn đề bối cảnh và xu thế có tác động đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Trước xu thế và diễn biến toàn cầu ở Việt Nam và trên thế giới, vấn đề diễn biến phức tạp, nguy hiểm và kéo dài của dịch bệnh Covid 19 có ảnh hưởng lớn đến hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong giai đoạn hiện tại như: tạm dừng, hạn chế các hoạt động thực hành nghi lễ hay các lớp truyền dạy, và nhiều hoạt động tổ chức lễ hội, du lịch văn hóa có liên quan; tăng cường sử dụng kết nối không dây của cá nhân và nhóm người trong việc thực hành các hoạt động biểu diễn trong đó có biểu diễn, thực hành các giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Không chỉ thế, các di sản văn hóa phi vật thể cũng đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác trước xu hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ảnh hưởng lớn đến việc gìn giữ các giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Điều này càng trầm trọng hơn trong việc tìm thế hệ tiếp nối để lưu truyền các giá trị này trong đời sống của cộng đồng. Ngoài ra, đối với các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh, có được tiếng vang lớn thì ở trong tình trạng bị “thương mại hóa”, “di sản hóa” và có khi là “hành chính hóa” khiến cho di sản văn hóa phi vật thể thay đổi, biến tướng, không còn thực sự thuộc sở hữu của cộng đồng.

Trước những diễn biến và xu thế tác động đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, quan điểm của việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần: Quán triệt quan điểm của Đảng về gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể; Đảm bảo tính kế thừa trong giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; Đảm bảo sự phù hợp với Công ước của UNESCO về di sản văn hóa phi vật thể; Hoàn thiện theo hướng đổi mới, tiến bộ, tinh gọn, thông minh và hiệu quả; Đảm bảo mục tiêu giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; Nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể phải được thực hiện trên cơ sở: Rà soát, hệ thống hóa pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; Đổi mới, hoàn thiện các quy định về tổ chức, hoạt động và phối hợp của các cá nhân, tổ chức quản lý về di sản văn hóa phi vật thể; Hoàn thiện các quy định về xã hội hóa hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; Hoàn thiện các quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát thi hành pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể. Trên cơ sở đó có một số vấn đề cần được làm rò,

146

thống nhất, hay hoàn thiện và bổ sung: Thống nhất việc sử dụng đúng thuật ngữ phù hợp, loại bỏ các cụm từ gây hiểu lầm, không tồn tại với Công ước năm 2003 mà Việt Nam đã tham gia. Quy định nhất quán các hình thức di sản văn hóa phi vật thể trong Luật và các văn bản dưới luật.

147

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN CHUNG

Pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Vai trò quan trọng đầu tiên thể hiện ở việc công nhận các giá trị di sản văn hóa phi vật thể và được bảo vệ bởi pháp luật hiện hành. Đây là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện các chính sách về bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng.

Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam - 20

Hệ thống pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở nước ta mặc dù ra đời muộn nhưng chúng ta đã kịp thời xây dựng văn bản pháp luật phù hợp với Công ước năm 2003, quá trình tổ chức thực hiện luật đã tạo ra bước biến mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện quan điểm pháp luật là công cụ điều chỉnh đạt hiệu quả nhất quá trình bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Hiện tại, Việt Nam không có luật riêng về di sản văn hóa phi vật thể nhưng nội dung của di sản văn hóa được tích hợp trong Luật Di sản văn hóa phi vật thể và các văn bản hướng dẫn dưới luật. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật này đã quy định rò các loại hình di sản văn hóa phi vật thể được pháp luật bảo vệ, vai trò của các bên liên quan bao gồm: cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cộng đồng dân cư và người dân. Bên cạnh đó cũng có quy định về cơ chế thưởng nhằm khuyến khích đối với các cá nhân, cộng đồng có đóng góp tích cực cho việc bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, và chế tài phạt đối với các hành vi vi phạm trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Song song với những quy định đã có về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, các quy định pháp luật hiện tại thể hiện một số điểm hạn chế trong các tiêu chí về tuân thủ Công ước quốc tế, đảm bảo tính thống nhất, toàn diện và nhất quán. Do đó, cần hoàn thiện các quy định liên quan đến vai trò của các chủ thể, các hình thức và phương pháp để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đảm bảo tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện pháp luật.

Thứ nhất, tuân theo Công ước năm 2003 của UNESCO về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể mà Việt Nam đã tham gia theo đúng tinh thần cam kết tuân thủ các khuyến nghị, nội luật hoá các quy định của Công ước quốc tế và tôn trọng sự khác biệt. Nhấn mạnh vai trò sở hữu cộng đồng đối với di sản văn hóa phi vật thể và nâng cao nhận thức nhân dân trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Sự tham gia của Nhà nước với vai trò là “bà đỡ” qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn, giám sát các bên tuân thủ các quy định đó.

Cần chỉnh sửa và thống nhất thuật ngữ trong các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, để Việt Nam giữ đúng cam kết khi tham gia Công ước quốc tế, đảm bảo tính tôn nghiêm của pháp luật quốc gia. Điều này không chỉ giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng mà còn thể hiện sự tôn trọng

148

đối với cộng đồng sở hữu di sản văn hóa phi vật thể, đưa di sản về đúng vị trí của nó.

Đối với di sản văn hóa phi vật thể không phân cấp di sản mà cần sử dụng từ ngữ thể hiện vị trí về mặt không gian của di sản văn hóa phi vật thể. Thay vì dùng cụm di sản văn hóa phi vật thể tỉnh A thì dùng cụm từ di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn (ở) tỉnh A. Sử dụng đúng cụm từ “ghi danh” vào Danh mục thay vì sử dụng từ “công nhận” di sản văn hóa phi vật thể. Sử dụng đầy đủ và nhấn mạnh vào tính “đại diện” khi nói về Danh mục di sản văn hóa phi vật thể của Công ước. Cụm Danh mục đại diện di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần phải được sử dụng chính xác, không được thay từ, bớt từ gây hiểm lầm, không phản ánh đúng bản chất của vấn đề. Tất cả các văn bản có chứa các cụm từ dễ gây hiểu lầm, không phản ảnh rò nghĩa đều đã được nêu cụ thể trong Chương 3.

Thứ hai, đối với phân loại hay các hình thức cụ thể của di sản văn hóa phi vật thể cần được thống nhất giữa các văn bản pháp luật. Ngoài ra nên đưa phân loại này vào Luật Di sản văn hóa. Các văn bản dưới luật có thể quy định chi tiết hơn, cụ thể hơn các loại hình của di sản văn hóa phi vật thể.

Thứ ba, cần chỉnh sửa, quy định rò, làm rò các hình thức xử phạt, và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến giá trị di sản văn hóa phi vật thể dựa trên nguyên tắc tôn trọng cộng đồng sở hữu di sản văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó làm rò chi tiết mức độ vi phạm pháp luật, chủ thể chịu trách nhiệm và khung hình phạt đối với hành vi vi phạm về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Thứ tư, quy định cụ thể, chi tiết hơn các biện pháp nhằm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể cho từng loại hình cụ thể do mỗi loại hình có những đặc điểm rất khác nhau nên hình thức bảo vệ, và phát huy cần được làm rò hơn. Việc làm rò các cách thức bảo vệ và phát huy các loại hình của di sản văn hóa phi vật thể là cơ sở để thực thi các biện pháp hữu hiệu cho công tác này trên thực tế. Song song với đó, cần quy định rò về “cơ chế, chính sách khuyến khích” cụ thể là gì, cơ chế thực hiện, chủ thể thực hiện, khi nào cần có chính sách khuyến khích.

Luận án là một công trình nghiên cứu tâm huyết, nghiêm túc của tác giả trong quá trình rà soát hệ thống pháp luật cùng với việc phân tích, đánh giá, khảo sát thực hiện pháp luật bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp vừa có tính bao quát, vừa có ý nghĩa luận giải chi tiết nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Nội dung Luận án là nguồn tài liệu đáng giá, tin cậy cho giới chuyên gia hoạch định chính sách, pháp luật, các nhà nghiên cứu khoa học, học viên, sinh viên và bạn đọc quan tâm khác sử dụng tham khảo trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và nghiên cứu khoa học pháp lý về di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, nghiên cứu này của tác giả mặc dù rất cố gắng nhưng khó tránh khỏi hạn chế bị giới hạn bởi khả năng của cá nhân về tầm nhìn, quá trình tham khảo ý kiến chuyên gia, khảo

149

sát thực địa công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên toàn bộ 63 tỉnh, thành ở Việt Nam. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo có thể tập trung theo hướng tiếp tục đánh giá định hướng mở rộng tầm nhìn, mở rộng khảo sát đánh giá của các đối tượng, chủ thể chịu tác động của các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể để phát hiện những vấn đề mới trên thực tế, từ đó ngày càng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam./.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ


1. Đỗ Thanh Hương (2016), Pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật ISSN 0866-74446 số 9 (341).

2. Đỗ Thanh Hương (2019), Some issues related to the law on intangible cultural heritage in Viet Nam currently, Culture and Social Heritage ISBN:978-83-952691-8-9, Printed in Zielona Góra, Poland.

3. Đỗ Thanh Hương (2020), Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở nước ta hiện nay, tapchicongsandientu@tccs.org.vn, 22:10, ngày 20-08-2020.

4. Thi Thu Thuy Nguyen, Thanh Huong Do (2020), Vietnamese Cultural Identity in the Face of Cultural Globalization. Future Human Image, Volume 14, 28-35. https://doi.org/10.29202/fhi/14/4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Văn kiện của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Quốc hội (2001), Luật Di sản văn hóa, Hà Nội.

7. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, Hà Nội.

8. Chính phủ (2002), Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa.

9. Chính phủ (2010), Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá.

10. Chính phủ (2010), Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.

11. Chính phủ (2012), Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 01/01/2012 sửa đổi, thay thế, hủy bỏ quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

12. Chính phủ (2012), Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

13. Chính phủ (2013), Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/3013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

14. Chính phủ (2014), Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

15. Chính phủ (2014), Nghị định số 123/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 về việc quy định xét tặng danh hiệu “nghệ nhân nhân dân”, “nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ.

16. Chính phủ (2015), Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 về việc hỗ trợ đối với Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn.

17. Chính phủ (2019), Nghị định số 11/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định có quy định thủ tục hành chính liên quan đến yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

18. Chính phủ (2021), Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/03/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.

19. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 22/11/2004 về việc thành lập và tổ chức, hoạt động của Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia.

20. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 28/2004/QĐ-BNV ngày 23/4/2004 Về việc cho phép thành lập Hội Di sản văn hóa Việt Nam.

21. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg ngày 24/02/2005 về “Ngày Di sản văn hóa Việt Nam”.

22. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày 19/08/2010 về việc phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.

23. Bộ Nội vụ (2004), Quyết định số 28/2004/QĐ-BNV ngày 23/4/2004 về việc cho phép thành lập Hội Di sản văn hóa Việt Nam.

24. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2009), Quyết định số 3885/QĐ ngày 27/10/2009 phê duyệt Dự án "Xây dựng các trạm vệ tinh của Ngân hàng dữ liệu di sản văn hoá phi vật thể các dân tộc Việt Nam".

25. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2012), Quyết định số 4137/QĐ-BVHTTDL ngày 30/10/2012 thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

26. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2012), Quyết định số 4138/QĐ-BVHTTDL ngày 30/10/2012 về Quy chế tổ chức và hoạt động Hội đồng thẩm định hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

27. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2013), Quyết định số 4063/QĐ-BVHTTDL ngày 18/11/2013 tổ chức “Ngày hội di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã đượcUNESCO vinh danh”.

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí